1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có thể chưa biết : Dịch học, khoa học của mọi khoa học, chân lí của vũ trụ !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi SuperThin, 19/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SuperThin

    SuperThin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2001
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    1
    Bạn có thể chưa biết : Dịch học, khoa học của mọi khoa học, chân lí của vũ trụ !

    Tại sao chúng ta khong thành lập câu lạc bộ để tìm hiểu dịch học nhỉ ? Qua nhiều năm đọc sách, tìm hiểu về KINH DỊCH, tôi thấy rằng đây là tinh hoa của loài người. Nó không phải là trò mê tín, mà lý giải vũ trụ, số, mệnh bằng những con số, phép toán rất nhiệm màu, phương Tây bây giờ cũng tin vào điều đó và nhiều người nghiên cứu dịch học. Bạn không tin Dịch học kỳ diệu ư ? Thế bạn có tin rằng tôi gieo quẻ và biết rằng sắp tới Mỹ sẽ tấn công Irắc, giá dầu sẽ tăng cao và có thể dẫn đến khủng hoảng năng lượng. Bạn có thể e-mail cho tôi để tôi nói chính xác ngày Mỹ sẽ tiến công Irắc.
    Các bạn nên tìm hiểu Dịch học, bạn sẽ sống tốt hơn, thọ hơn.

    SuperThin.

    Được sửa chữa bởi - milou vào 21/03/2002 00:11
  2. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    hô hô ! bác thin nói chí lí wá ! he he bác định thành lập 1 club dịch học hả?cho tui 1 chân nhé !!! a` mỹ tấn công i rắc vao ngày nào zậy????
    Attheng
  3. hahueanh

    hahueanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2001
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tính toán lâu lắm đấy, với máy tính chạy nhanh nhất thế giới thì cũng phải đợi đến ngày...... Mỹ tấn công Iraq đă :D
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Hãy thành lập hội của Dịch học, Lão học, Phật học... bác nào ở hội nào hãy chứng tỏ sức sống của các trường phái đó một cách thuyết phục. Nhiều điều vẫn cần tìm hiểu với mỗi chúng ta mà !
    Còn chuyện Khoa học, Khoa học của mọi khoa học, chân lí của vũ trụ em xin phép gọi là kiến thức khoa học. Còn khoa học là gì, giả khoa học là gì xin phép trích dẫn tại Box Học thuật !
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Biết thì không nói, mà kẻ nói thì không biết.
    Tôi thấy các bác tài thật. lại có người tự xưng là hiểu kinh dịch hic hic.
    Tôi cũng "nghiên cứu"( gọi thế cho oai) kinh dịch rất nhiều, và tóm lại, điều tôi tự hào là bây giờ có thể nói rằng, mình biết chắc chắn là mình chưa hiểu gì cả.
    Chỉ xin góp một ý kiến nhỏ xíu thôi ạ, nghe lọt tai thì xài, mà khônglọt thì coi như đồ bỏ, hay là thứ gì mất vệ sinh cũng đuợc , mà cũng không phải là ý kiến của em, em nhai lại của Lão tử thôi ạ:
    Đạo khả đạo, phi thường đạo
    Danh khả danh, phi thường danh

    V@
    [/size=4
  6. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bác mà cho Kinh Dịch là sách bói thì em e rằng bác tiêu rồi.
    Lại Nguyên, hanh, lợi,trinh của cụ Tú... rồi. Bác thử có ý kiến nghiêm túc xem mục đích của Kinh Dịch là gì em xin cố gắng theo bác ngay.
    À To Pagoda bác nói là không hiểu??? Thật không vậy???
    Nhưng dẫu sao nói như vậy đúng là bác có ý ko hiểu tinh thần của Dịch vậy
    Ít nhất là bác không hiểu được ở chữ NHU rồi. Cho dù bác có là Pagoda cao thủ của TTVNOL đấy.
  7. giaolong

    giaolong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Có một quyển sách dịch khá hay. Nhào rô
    http://home.talkcity.com/DharmaDr/anteo/dlnm/index.html
    Thân
    Giaolong
  8. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    *****perego: Đúng là tớ nhận thấy chưa bao giờ hiểu đuợc cái triết lý uyên nguyên của kinh dịch thật. Nhưng mà cái này thì tớ xin đảm bảo
    1/ Kinh dịch khởi nguyên đúng là một cuốn sách bói. Chỉ có điều nó đã được các nhà Khổng học nâng lên hàng "kinh", trở thành xuơng sống bản thể luận cho học thuyết của mình.
    2/ Hì, cái chữ nhu mà bác đề cập đến, chắc tại nó cao siêu quá nên tớ chưa hiểu được bác nói gì :-)
    Thân
    Còn cái trang dịch học bạn giaolong có nhã ý post địa chỉ lên cho mọi người tham khảo, tó xin có ý kiến cá nhân ( cá nhân thôi nhá - nghĩa là có thể hoàn toàn vô giá trị):
    1/ Nên đọc - đuợng nhiên, trừ sách bậy bạ, còn tất nhiên đọc thêm một cuốn sách, biết thêm mộtquan điểm không bao giờ thừa
    2/ Giá trị : CÁc tác giả này thì tó có đọc , nhưng là ở ngoài trứ không ở trên mạng. Cuốn sách của kẻ biết một mà viết mười nó khác các cuốn sách của người biết mười lẩy ra một để viết lắm.
    Cũng xin đóng góp một kinh nghiệm của tôi : Sách về dịch học bây giờ nhan nhản, nhưng mà trong mười cuốn đang bày trên thị trường không biết có lấy nổi 1 cuốn có giá trị thực sự hay không. Có một kinh nghiệm trọn sách mà chắc là ai cũng biết tôi cũng xin nêu ra đây : Xem kĩ tên tác giả - một học giả ( đặc biết là viết về triết học phương Đông ) - trước tiên phải là một nhân cách lớn. Những cái tên như Cao Xuân Huy, Nguyễn Hiến Lê, Phan Sào Nam, Ngô Tất Tố, Đoàn Văn Trúc, Nguyễn Đăng Thục. Đoàn Văn Kòn ... v.v thì cứ yên tâm mà đọc.
    Những cái tên như Phạm Mạnh Hùng, Lý Thôi Sinh, Hà Kiệt Tâm,... nói chung là nhan nhản thì xin e dè một chút.

    V@
    [/size=4
    Được sửa chữa bởi - pagoda vào 12/05/2002 20:28
  9. DBA

    DBA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Dịch học thời Phục Hy còn giữ được tính uyên nguyên. Khổng tử sau diễn giải thiên lệch đi nhiều, trọng dương khinh âm, khiến đạo chẳng còn hợp lẽ tự nhiên nữa. Hiện ở hiệu sách có bày bán 3 bản phổ biến là bản Chu Dịch của Phan Bội Châu, bản Kinh Dịch của Ngô Tất Tố và bản Kinh Dịch - đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê. Trong 3 bản này thì bản Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu là sâu sắc và đầy đủ hơn cả, tuy hơi khó đọc, vì cụ dùng nhiều từ cổ. Tuy nhiên, cụ Phan cũng trọng động, khinh tĩnh, trọng mạnh, khinh yếu, trong dương khinh âm, lại diễn giải thiên lệch theo thời thế, nên cũng xa đạo khá nhiều. Bản của Nguyễn Hiến Lê thì sơ sài và nhiều lỗi (do tác giả hiểu sai). Còn bản của Ngô Tất Tố thì tối tăm, không thể hiểu.
    Kinh Dịch tuy ban đầu chỉ là sách bói (chúng ta nên biết bói là cách để biết mệnh trời, tức là biết chiều hướng của tự nhiên, nên rất được các triết ra cổ đại xem trọng) nhưng sau đã trở thành nền tảng của vũ trụ học Nho giáo, ảnh hưởng khắp Đông Á, nên không thể nhìn nó như cuốn bói toán nhảm nhí được nữa.
    Chúng ta khó có thể nói hiểu Dịch hay không hiểu, vì Dịch không phải khoa học, không thể kiểm nghiệm bằng thí nghiệm hay quan sát, mà chỉ có thể chiêm nghiệm.
    Sorry,... lúc khác viết tiếp...
    D.B.A
  10. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, thưa bác DBA, có thể ( mà có thể gì nữa, chắc chắn rồi) do trình độ của em có hạn nên em không biết Nguyễn Hiến Lê có hiểu sai hay không. Nhưng em kính trọng thái độ học thuật của Nguyễn Hiến Lê. Đó thực sự là một nhân cách lớn làm nhiều học giả phải nghiêng mình. Tỉ dụ bản chú giải Kinh Dịch của ông, ông tự nhận mình là người không hiểu hết, nên ông chỉ rán góp nhặt những điều ông biết và những lời chú giải của các nhà chú giải Kinh Dịch mà biên soạn nên cuốn sách này thôi. Chỗ nào không hiểu thì ông thành thực nói là không hiểu và dẫn ra một số lời giải thích của các nhà nghiên cứu khác ( Hầu Ngoại Lư, Lưong Khải Siêu, Liu Kawhay ..) chứ ông nào dám nhận là hiểu mà có người đã vội trách ông hiểu sai. Em thì em nghĩ phải hiểu tường tận Kinh Dịch thì mới biết ngưòi ta chỗ nào sai chỗ nào đúng. Em thì chắc chắn chưa hiểu rồi.
    Cũng xin nói thêm là tuy em cũng chưa hiểu mà Nguyễn Hiến Lê cũng tự nhận là mình chưa hiểu. Nhưng hai cái chưa hiểu này nó khác xa nhau lắm. Cái chưa hiểu của Nguyễn Hiến Lê, thú thật là em thèm. CÁi chưa hiểu của một kẻ biết nghìn chữ vẫn thấy chưa đủ, vẫn rụt rè chưa dám. Đó là cái chưa biết của bậc đại trí vậy. Chỉ khổ một cái có nhiều ngưòi không nhận ra điều đó, thấy ông thú thật rằng ông chưa hiểu nhiều lắm thì vội chê bai ông là hiểu sai , không hiểu rõ ... Đó cũng là cái biết của kẻ không biết vậy.
    Biết mình không biết - đó là đại trí vậy
    Dám nhận là mình không biết - đó là đại dũng vậy.
    Xin kể góp vui một câu chuyện về Khổng tử. Có ngưòi chê Không tử khi làm lễ ỏ nước Vệ: "Kẻ kia bảo biết lễ mà sao làm cái gì cũng rụt rè sợ sệt vậy". Tử Cống mới trả lời: "Chính vì thầy ta biết lễ mà làm cái gì cũng cẩn trọng , sợ sệt vậy " ( Chẳng như kẻ không biết mà ngênh ngang).
    Thêm một chuyện nữa ạ : Ngày xưa, cái hồi tiền khởi của mạng TTVN , có một cậu post lên câu hỏi về sự hình thành và bản chất vũ trụ .v.v. Có một ai đó trả lời rất đầy đủ và cặn kẽ về các thành tựu từ vụ nổ lớn đến BigBang... Cuối cùng thì thêm một câu "Nói chung về vũ trụ, tôi cũng không hiểu bết nhiều lắm"
    Vài hôm sau thấy có lời chú thích thêm bên dưói của tiến sĩ Hà Huy Bắng : "Cái người nói rằng không hiểu biết nhiều lắm đó là GSTS Nguyễn Quang Riệu, giám đốc đài thiên văn Paris "
    Cũng là góp vui vậy thôi, có gì thất lễ mong mọi ngưòi bỏ quá cho ạ.

    V@
    [/size=4
    Được sửa chữa bởi - pagoda vào 15/05/2002 23:07

Chia sẻ trang này