1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có thể giúp tôi......

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi hantungphongthao, 14/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BasicInstinct

    BasicInstinct Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    562
    Đã được thích:
    0
    to falling_rain: Chè trái nhàu là chè trái nhàu, những người bị bệnh tiểu đường uống rất tốt.
    Khi mua chè nên lưu ý có hai loại, một loại là chè có cam thảo và một loại chè có cỏ ngọt. Loại chè có cỏ ngọt thích hợp hơn thì phải, cỏ ngọt đã được nói lên tivi hay trên báo một lần rồi, có chất đường nhưng chất đường đó không có hại. Cam thảo thì nhiều người bị tiểu đường nói là không uống được (thực ra cũng có 2 loại cam thảo Nam và Bắc, theo những người bán thuốc đông y thì chỉ có một trong 2 loại không uống được thôi). Có thể mua được chè này ở một siêu thị to to chỗ đường Nguyễn Chí Thanh, mấy mụ bán hàng trông rất điêu toa.
    A Different Beat
  2. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ hỏi có ai biết ông lang nào chữa bệnh trĩ khỏi hẳn không? Còn bệnh tiền đình nữa?
    Mẹ tớ hay bị ho lắm, ho suốt ngày suốt đêm, nghe rất khổ. Bị lâu lắm rồi, lần nào cũng ngậm kháng sinh mà vẫn không ăn thua. Có ai biết phải làm thế nào không?
    Cám ơn BI nhé.
    FR
  3. heo_may_gat_gu

    heo_may_gat_gu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Mẹ bạn em bị bênh tiẻu đường đã lâu, chữa trị mãi không khỏi . Có lần em nhớ đã xem trên truyền hình (VTV3 thì phải )chương trình giới thiệu về một thầy thuốc đông y mở phòng mạch tại gia chữa trị khỏi cho nhiều bênh nhân, có ai biết thông tin gì về phương thuốc chữa bệnh này tin cho em biết với em cam ơn nhiều ạ.
  4. BasicInstinct

    BasicInstinct Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    562
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường là thông tin dường như không chắc chắn lắm, nhưng khi nào bạn tìm được ông lang ấy thì re lại đây tôi chắc đó là một điều rất hay. Nói chung mọi người đều nói về tiểu đường như một bệnh về nội tiết (có liên quan đến insulin gì gì đấy) không chữa được khỏi hẳn nhưng có thể sống chung với nó một cách hoà bình nếu chúng ta muốn hoà bình
    Không biết mẹ bạn đã chữa ở đâu nhưng tôi biết một câu lạc bộ cho những bệnh nhân tiểu đường, ở đó họ chuyên chữa chỉ bệnh tiểu đường mà thôi. Xét về nhiều mặt thì chỗ này có vẻ tốt, vì họ chuyên chữa về bệnh này và số lượng người đến chữa rất đông, nhưng họ cũng không nói gì đến việc có thể chữa một lần và khỏi hoàn toàn. Ngoài ra còn có một ưu điểm là khi người mắc bệnh đến và thấy nhiều người cũng bị như mình nhưng vẫn sống bình thuờng thì sẽ cảm thấy vui và tư tin hơn.
    Địa chỉ: Bạn đi từ Láng hạ theo hướng ngược lên phía Láng Thượng, đến ngã tư cắt với Thái Hà thì rẽ trái đi vào đường Thái Hà, đến ngõ đầu tiên bên tay phải (cách có mấy chục mét) thì rẽ vào đi 150 m thấy cái biển đề rõ câu lạc bộ trị bệnh tiểu đường là đến, chỉ có một chỗ duy nhất thôi. Mở cửa từ 8h sáng, chủ nhật thì chắc chắn mở còn ngày thường thì tôi chưa kiểm tra.
    A Different Beat
  5. hantungphongthao

    hantungphongthao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Ngoài chè trái nhàu, bạn có thể mua dứa dại, loại quả nhỏ ( bạn có thể hỏi người bán hàng) uống kết hợp. Bệnh này nói chung phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống.
    To: FR: tớ biết một ông lang ở Ninh Bình, ngày xưa chữa hen cho tớ, nhưng cái ho của mẹ bạn chắc không đơn thuần là ho. Tớ nghĩ nó phải bắt nguồn từ bệnh nào đó....để tớ hỏi nhé.
    ==========
    Hư không là gì hư không nhỉ
    Là chút hồng phai chút hoài nghi
  6. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Mẹ tớ thì không phải bị hen. Tớ nghĩ mẹ tớ ho là do thời tiết khí hậu nhà mình. Tớ về cũng ho y như thế. Hồi tớ ở nhà đi khám ở bệnh viện VN Cuba thì họ bảo tớ bị Viêm họng hạt mãn tính, nhưng khi tớ sang bên này rồi thì không bị ho nữa.
    Dù sao thì cũng hỏi hộ tớ nhé. Lần nào mẹ tớ viêm họng và ho là mệt lắm. Mẹ tớ cũng bị cả tiền đình nữa, hay bị chóng mặt rồi nằm bẹp dí một chỗ. Tớ ở xa sốt ruột lắm
    Cám ơn HTPT nhé
    FR
  7. ngocanh277

    ngocanh277 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    To Loa_ken_den_si: Bọn mình rất cảm động tấm lòng của bạn, thật sự đó. Bạn quả là một người con trai tuyệt vời!! Nhóm pic bọn mình xin tặng bạn 25* ( của 5 thành viên )
  8. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Những ngộ nhận trong việc ăn uống của người bệnh tiểu đường




    DINH DƯỠNG.- Khổ qua, trái nhàu, kim thất, dây mắc cỡ, lá sầu đâu, đọt rau lang... chỉ hỗ trợ phần nào đó, nếu có tác dụng. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, tiểu đường là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh rối loạn chuyển hóa nhập viện, là một trong ba bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay (ung thư, tim mạch và tiểu đường), và cũng là một trong ?otứ chứng nan y? của thập kỷ này (HIV/AIDS, tiểu đường, béo phì và ung thư).


    Nguyên nhân chính gây mù lòa
    Số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM tháng 6-2001 cho thấy tỉ lệ tiểu đường là 3,7% chung cho TP và 3,9% ở nội thành.
    Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và quản lý tốt sẽ dẫn đến rất nhiều các biến chứng nguy hiểm trên mắt, tim mạch, thần kinh và thận. Tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở người tiểu đường tăng gấp 10 lần so với người bình thường. Tiểu đường là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người dưới 60 tuổi và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cắt cụt chi dưới mà không phải do tai nạn.
    ?oLệnh? cấm ăn đường đã được bỏ
    WHO và các viện dinh dưỡng cũng như các hiệp hội tiểu đường đã thống nhất mức sử dụng đường nên dưới 10% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Ví dụ: Một người có nhu cầu năng lượng là 1.800 kcal, năng lượng do đường cung cấp nên dưới 180 kcal, 1g đường cho 4 kcal, do vậy nên ăn dưới 180: 4 = 45g đường. Nên lưu ý đây là tổng số lượng đường đơn giản trong thực phẩm bao gồm cả đường trong rau, trái cây, bánh kẹo, nước ngọt, đường nêm nếm trong chế biến thức ăn và bỏ thêm vào thức ăn.
    Một tin vui đối với người bị tiểu đường là ?olệnh? cấm ăn đường ở người bệnh đã được tháo bỏ trong vòng 10 năm nay. Do vậy, người bệnh có thể chia sẻ các món ăn như canh chua, cá kho, thịt kho, nước mắm... (có nêm đường) với các thành viên khác trong gia đình. Đây là một yếu tố tâm lý rất quan trọng. Nên ăn đường trong bữa ăn cùng với các thực phẩm khác. Số lượng đường sử dụng cũng phải được tính toán trong tổng số carbohydrate. Ví dụ: Nếu lâu nay người bệnh không ăn đường, nay muốn ăn thêm đường chẳng hạn 20 g/ngày, thì bớt đi lượng tinh bột 20 g (tương đương 1/2 chén cơm).
    Điều quan trọng là xác định được tổng số lượng bột đường phù hợp đối với từng người; còn loại bột đường nào, số lượng bao nhiêu, cơm gạo hay khoai, mì, đường... tùy theo thói quen ăn uống, nếu ăn loại này thì bớt đi một lượng tương ứng loại khác để ổn định tổng số lượng.
    Việc dùng các loại ngũ cốc: gạo lức, đậu còn vỏ... có nhiều chất xơ cũng giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn ở khẩu phần có lượng bột đường khá cao!
    Nên ăn lượng đạm giống người không bệnh
    Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, có nhiều người cho rằng bị tiểu đường nên ăn nhiều thịt, trứng thay cơm. Thật ra thì lượng chất đạm nên ăn... giống người không bị bệnh. Ăn quá nhiều đạm động vật có bất lợi là làm tăng lượng acid béo no,
    cholesterol, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid và mắc ung thư. Lượng đạm quá cao còn có bất lợi là thúc đẩy tổn thương thận, tăng thải can xi gây loãng xương. Đối với đa số người bệnh, mỗi ngày nên ăn khoảng 50 g thịt, 70 g cá, 70 g đậu hũ, l/2 quả trứng, 30g đậu đỗ.
    Đường hóa học chữa bệnh tiểu đường?
    Cũng có nhiều người đồn rằng cỏ ngọt, đường hóa học trị tiểu đường. Đây chẳng qua là các chất tạo vị ngọt, hoàn toàn không có giá trị chữa bệnh. Khi nêm nếm vào thức ăn, chỉ cần số lượng rất nhỏ đã có vị ngọt, nên giúp những người bệnh quen ăn uống ngọt vẫn tiếp tục giữ khẩu vị của mình bằng các loại đường này, hoặc người giảm cân mà vẫn thích ăn uống ngọt nhiều có thể giảm năng lượng của khẩu phần bằng đường hóa học thay cho đường thường.
    Người không có nhu cầu ăn uống ngọt nhiều không cần thiết dùng các loại đường này. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng là an toàn ngay cả đối với phụ nữ mang thai. Một số loại thức ăn được tin tưởng chữa hết tiểu đường như khổ qua, trái nhàu, kim thất, dây mắc cỡ, lá sầu đâu, đọt rau lang... chỉ hỗ trợ phần nào đó, nếu có tác dụng.
    Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng nhấn mạnh: Chế độ ăn, thuốc và vận động là 3 thành tố cơ bản trong điều trị tiểu đường. Mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng đến đường huyết. Người bệnh có thể phát hiện được tác động này qua việc tự theo dõi đường huyết.


    HOÀNG NHẬT




    Các tin khác trong ngày : 15/01/2002



    Laser trong ngoại khoa thẩm mỹ


    Các số báo đã đưa : 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 2001 2002 2003 2004



    FONT CHỮ

    Unicode UTF8 Font VNI


    QUẢNG CÁO






    Đặt báo | Góp ý | Tìm kiếm | Liên hệ | Download font unicode


    Bản quyền Báo Người Lao Động năm 2001
    Phát triển bởi FPT Internet


    Lấy thêm tin trong này nhé

    Chân_Thiện_Mỹ
  9. hantungphongthao

    hantungphongthao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    FR à, mình chép ra cho bạn hai bài thuốc sưu tầm:
    1, Ho, khản tiếng: lấy hoa đu đủ đực, hấp với nước, uống dần
    2, Ho suyễn: Rễ chanh
    Rễ dâu
    Vỏ bưởi
    3 loại này sao lên làm chè, pha uống dần.
    Thân mến,
    ==========
    Hư không là gì hư không nhỉ
    Là chút hồng phai chút hoài nghi
    Được hantungphongthao sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 10/02/2003

Chia sẻ trang này