1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có tin rằng mình đã rành về vật lý phổ thông?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi DANGNHUTHIEN, 20/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANGNHUTHIEN

    DANGNHUTHIEN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bạn có tin rằng mình đã rành về vật lý phổ thông?

    Chào các bạn,mình là dân mới vào box.Mình thấy rằng chương trình vật lý phổ thông thiếu những ví dụ thực tế.Nếu như các bạn chỉ học những điều trong sách thì khi gặp những trường hợp thực tế sẽ rất bối rối đó.Mình sẽ cung cấp cho các bạn một số ví dụ thực tế như sau:
    VÍ DỤ 1:Bạn đã biết quy luật quán tính chưa?Nếu bạn cho rằng mình đã biết rõ về nó thì hãy tìm một ví dụ trái với quy luật quán tính xem.
    VÍ DỤ 2:Bạn đã biết rằng khi một bình chứa đầy nước,phía trên có một lỗ nhỏ(như ống kim tiêm vậy).Bạn học ở phổ thông rằng nếu lộn ngược lỗ nhỏ đó xuống phía dưới thì nước sẽ không chảy ra nhưng thực tế thì thế nào?
    VÍ DỤ 3:Nhà bạn chắc hẳn là có ổn áp,vậy bạn có biết rằng ngoài mục đích là 'ổn áp' nó còn có chức năng gì hữu ích nũa không? Lưu ý các bạn rằng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ổn áp giá khác nhau,đó là do đâu
    VÍ DỤ 4: Bạn đã biết bình Acquy ở phổ thông,hiện nay trên thị trường bạn có biết đến loại bình khô không,nó khác với bình thông thường như thế nào?
    Trên đây là một số ví dụ,có bạn nào có giải đáp cho những ví dụ trên không.Mình sẽ liên tục đem đến cho các bạn thêm nhiều nữa.Hẹn các bạn kỳ sau




    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 01:09 ngày 29/05/2003
  2. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    hê hê,trả lời 2 câu đã trả lời với cậu rồi đấy,còn 2 câu,không dám chắc.chỉ đoán thôi.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Về câu 2, tùy thuộc theo diện tích lỗ, nếu lỗ khá nhỏ thì nước sẽ không chảy ra ngoài, lỗ lớn hơn thì nước sẽ rỉ ra, tạo một khoảng trống phía trên lỗ, khi khoảng trống này đủ lớn thì một bọt khí sẽ hình thành, nổi lên trên, nước được đẩy xuống dưới và tiếp tục rỉ ra. Quá trình cứ như thế liên tục cho đến khi nước chảy hết. Với lỗ khá lớn, quá trình này xảy ra nhanh, ta có cảm tưởng nước chảy ra liên tục, thực ra bao giờ cũng có hai bước xen kẽ: nước chảy ra và bong bóng khi nổi lên.
    Nhưng lỗ "đủ nhỏ" là bao nhiêu, cái gì quyết định giới hạn "đủ nhỏ"? Đó là suất căng mặt ngoài của chất lỏng. Với chất lỏng siêu chảy, không có một lỗ nào giữ được nó trong bình, nó sẽ chảy ra với một dòng rất nhỏ và khí thì nổi lên liên tục.
    Một yêu cầu quá đáng hơn: mô hình hóa tất cả các hiện tượng trên bằng các công thức toán học như thế nào?...
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ 1: quy luật quán tính là gì thế ? có phải định luật 1 newton ko ? nếu là định luật 1 thì đúng là chưa gặp bao giờ, hay thật. Còn định luật 3 newton thì có phản ví dụ rồi.
    Ví dụ 2 : bác farmer nghĩ hay thật. Hình như đề bài có nói rõ lỗ nhỏ như kim tiêm rồi. Với cả không chơi đơn giản hoá bài toán quá mức và lý tưởng hoá quá mức. Em hoàn toàn quên hết tất cả kiến thức VL sơ cấp, cố gắng theo cảm tính vậy. Bởi vì có 2 loại vật liệu : dính ướt và không dính ướt (do tương quan suất căng mặt ngoài của vật liệu với chất lỏng, chất lỏng với không khí...). Loại bác bảo mà nó chảy xuống có vài nguyên do: 1-do vật liệu là loại dính ướt; 2-bề mặt vật liệu có vấn đề, tức là nó bị xước chẳng hạn, khi đó nước sẽ dễ bị chảy qua lỗ, ngay cả khi theo lý thuyết là nó không chảy qua được
    Em đoán lung tung thế thôi. 2 câu 3,4 thì thực tế quá, chịu thật. em thấy ngay cả sinh viên đại học năm 1 hoặc 2 mà mới học đại cương như em chắc đa số cũng tịt nốt, câu hỏi của bác rất hay nhưng khoai quá
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ngoài loại vật liệu dính ướt và không dính ướt còn có loại dính ướt một phần nữa, mà nước không khí với thủy tinh lại thuộc loại này. Hai nguyên do mà bác nói rất hợp lý, tôi chưa tính toán cụ thể bài toán này nên không dám nói chắc, nhưng thực tế quan sát thí nghiệm cho thấy như thế.
    Câu 3 thì theo tôi nghĩ ổn áp bao giờ cũng kèm theo tính năng tăng áp hoặc giảm áp. Các cuộc dây trong ổn áp làm nó có tác dụng như một tải có cảm kháng lớn. Ngoài ra nó còn có khả năng cách ly nguồn điện. Ở ngoài chợ có bán một cái biến thế gọi là biến thế cách ly. Biến thế này có số vòng trên hai cuộn bằng nhau, nó chỉ làm nhiệm vụ cách ly hoàn toàn về mặt điện giữa mạch tải với mạch nguồn. Người ta dùng biến thế này đề phòng trường hợp dây nóng chạm vỏ máy. Vì mạch tải và mạch nguồn đã cách ly nên khái niệm "dây nóng, dây nguội" không còn ý nghĩa, dù dây gì chạm vỏ máy thì cũng không gây điện giật.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là bài của bạn DANGNHUTHIEN đi lạc qua than phiền vừa được recover lại:
    Ví dụ 5: Bạn đã học về gia tốc(lớp 10).Vậy khi một vật vừa quay vừa chuyển động thì nó có những gia tốc gì?
    Ví dụ 6: Bạn đã nghe nói đến cá đuối điện (nó có thể phóng ra đến vài trăm vôn).Vậy tại sao bản thân nó không bị điện giật?
    Ví dụ 7: Cùng một độ cao 5 m,thả một con kiến và một con ngựa xuống đất thì con ngựa bị gãy chân còn con kiến thì không sao?
    Câu hỏi vui:Một thang máy rơi từ tầng 10 xuống đất,bên trong có 6 người.Khi mở cửa buồng thang máy ra người ta không thấy ai bị thương hết.???Tại sao???
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 22/05/2003
  7. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    ví dụ 5: vật vừa có gia tốc tịnh tiến và gia tốc góc. Có dính dáng gì đến con lắc hồi chuyển không nhỉ ? bác cho ý kiến dùm.
    ví dụ 6 : bị điện giật là vì có dòng điện chạy qua. Con cá đuối không bị điện giật là vì có sự cân bằng điện thế trên thân con cá đuối. Mình trả lời nghe chuối quá nhỉ. Đúng là chuối như con cá đuối
    ví dụ 7 : con kiến không sao bởi vì thực chất quá trình rơi bao gồm cả lực nhớt của không khí tác động lên vật rơi. Lực nhớt ngoài tỉ lệ với vận tốc còn tỉ lệ với tương quan gì gì đó giữa vật rơi và không khí. Đó là cái làm nên sự khác biệt giữa con kiến và con ngựa trong quá trình rơi. Ngoài ra xung lượng khi chạm đất cũng khác nhau.
    Mọi thứ em ghi ra ở đây chỉ là nhận xét chủ quan ban đầu, mong các bác góp ý.
  8. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    không ai bị thương có thể là do chết hết rồi hoặc tuỳ theo rơi kiểu gì nữa, tốc độ chậm quá thì cũng không sao. có thể là do họ rơi từ tầng 10 xuống nhưng chưa xuông đến đất thì đã được cứu ra và người ta tính theo đề bài là mở cửa ra ở dưới đất.
  9. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Về ví dụ 7, tôi cũng không trả lời rành mạch được, nhưng thường những con vật bé nhỏ có lực cơ bắp so với trọng lượng bản thân cao hơn. Đó là vì lực do cơ bắp sinh ra tỷ lệ với diện tích ngang của cơ bắp, trong khi trọng lượng cơ thể tỷ lệ với thể tích. Ngoài ra vận tốc chạm đất của con ngựa cũng cao hơn con kiến, vì trọng lượng cơ thể tỷ lệ với lập phương kích thước, trong khi lực cản không khí lỷ lệ với bình phương kích thước. Tất cả những yếu tố đó làm nên một thực tế là con kiến dù rơi từ độ cao nào cũng không chết, trong khi con ngựa rớt từ mái nhà xuống thì nát xương.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  10. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Để giải thích cho câu 7 tôi có một bài toán này các bác làm thử:
    Tại một triển lãm đồ công nghiệp, người ta trưng bầy một xe cần cẩu cẩu được tối đa 12 tầm bê tông. Tất cả chất liệu trong mô hình là 100% giống ngoài đời. Mô hình nhỏ hơn ngoài thực tế 12 lần. Hỏi xe cẩu thực tế cẩu được tối đa được bao nhiêu tấm bê tông.
    Trích trong từ một đề thi Vật Lý của Nga
    Còn gì vui thích bằng chúng ta cùng ăn kem sữa chua SUSU

Chia sẻ trang này