1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có tin rằng mình đã rành về vật lý phổ thông?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi DANGNHUTHIEN, 20/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Ấy ấy ..từ từ đã... khoan khoá chủ đề vội. Cho em tham gia với. Hic hic... bấy lâu em dán miệng không cám nói. Nhưng hum nay đọc thấy hay quá nên chợt nghĩ ra một bài toán rất hay gắn với câu hỏi 2 của bác Dangnhuthien.
    Thế này nhé. Em chẳng biết thực nghiệm như thế nào, nhưng nếu như các bác giải thích mà không cho thêm cái suất căng mặt ngoài vào là em ..ứ chịu. Hì hì hì. Vì dù gì đi nữa đó chính là tính chất mà ta cần tìm đến trong bài toán, ,hay nói dunsg hơn là câu hỏi ."Những lực gì sẽ thắng lực tạo ra bởi suất căng bề mặt để đẩy nước rơi xuống ?".
    Nếu như học colloid chem. thì sẽ thấy là suất căng bề ngoài cũng như dính ướt và không dính ướt hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng liên kết của các phân tử. (Cái này em học lâu lắm rồi, ,quê mất tiêu công thức), nhưng có một vài cái thì em nhớ trên định tính :
    Nhiệt độ tăng --> suất căng mặt ngoài giảm.
    Điện tích tăng (Điện thế) ---> suất căng mặt ngoài giảm
    ... Còn các cái khác quên mất roài ....hì hì hì
    Như vậy để nói là nước sẽ rơi xuống thì ..hơi khó đó. Em chỉ biết nếu như cái cột nước cao quá --> rơi xuống là cái chắc . Vì áp suất do cột nước tạo ra lớn hơn áp suất do sức căng mặt ngoài.
    Nhưng bài toán của em thế này nhé. Hê hê hê... cái này thì các bác đã học qua thì nên làm đinh tính. Nghĩa là nói xem hướng đi của bài toán. Còn những cậu em gà nòi của chúng ta, hay những người cảm thấy Vật lý cần tính toán (Hic hic hic...Năm ngoái khi đi thi nói, em lười không chịu tính toán cẩn thận chỉ nói hướng đi , bị giáo xạc cho một trận ... xém trượt .).
    Bài toán:

    Bỏ qua mọi tác động bên ngoài, cũng như các tác động làm giảm suất căng mặt ngoài. Coi suất căng mặt ngoài trong toàn bộ quá trình bài toán là không đổi và bằng (sigma). Chiều cao của cột nước là h lớn hơn chiều cao cần thiết để làm cho nước rớt xuống trên điều kiện lí tưởng như đã nói.
    Bán kính của đầu kim là r. (Cái này hình như có ai đó nói đến ..nếu như không hoàn toàn hình tròn thì sẽ gây ra hiệu ứng do dính ướt và không dính ướt mà nước sẽ chảy ra ngoài.).
    Hay tính xem nước sẽ chảy xuống đến chiều cao nào thì ngừng lại?

    Hê hê hê hê.... phen này mà bcá Đồn đọc phải bài này , ..chít bọn kia .... hí hí hí. Mà không, ít ra mà mình dạy chúng nó thì mình cũng sẽ ra một bài như thế này.... <---- khoái trá
    Ngoclong80
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cái hay ở các bài toán của bác DANGNHUTHIEN là ở chỗ nó thực tế, và nó là tổng hợp của nhiều vấn đề, không chỉ liên quan đến một lý thuyết nào riêng rẽ.
    Ở ví dụ 1: đáng ra nói là các ví dụ "có vẻ như" vi phạm định luật Newton thì rộng đường dư luận hơn. Cho đến nay, trong giới hạn cơ cổ điển, người ta chưa tìm ra được trường hợp nào vi phạm định luật Newton cả, nhưng các ví dụ "có vẻ như" vi phạm các định luật này thì vô thiên lủng, không nói đâu xa, chỉ cần các hiện tượng như: xe chạy luôn có vận tốc giảm dần, xe được đẩy càng mạnh càng chạy nhanh, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ v.v... cũng có vẻ như chống lại định luật này. Các ví dụ này hiển nhiên đến nỗi trong rất nhiều năm người ta nghi ngờ các định luật Newton
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 27/05/2003
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ở ví dụ 2: trong sách giáo khoa khi chứng minh là "nước không thể chảy ra" người ta đã chấp nhận một điều kiện lý tưởng: lỗ có kích thước không đáng kể. Trong thực tế thì kích thước lỗ "đáng kể" lắm, và còn tuỳ theo sức căng mặt ngoài nữa. Bài toán chỉ vậy thôi mà đã rất phức tạp. Bạn DANGNHUTHIEN còn đưa thêm hiện tượng thăng giáng của nhiệt độ nữa. Xét riêng ảnh hưởng của thăng giáng nhiệt độ có thể giải thích như sau: Nhiệt độ tăng lên, nước nở ra một lượng dV, lượng này lồi ra khỏi lỗ nhỏ. Vì lỗ khá nhỏ nên lượng dV này đủ tạo thành một giọt nước tròn, tách khỏi lỗ và rơi xuống, sau đó nhiệt độ giảm, mặt thoáng nước thụt vào dV, một bọt nước hình thành và nổi lên, quá trình cứ lặp lại như thế, nước cứ ra ngoài theo từng giọt. Đối với những ai yêu thích sự hoàn hảo, hãy xem xét bài toán dưới tác dụng của kích thước lỗ và sức căng mặt ngoài, sau đó kết hợp cả hai tác dụng lại...
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. DANGNHUTHIEN

    DANGNHUTHIEN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ 5 bạn nói có gia tốc coriolis là không đúng. Gia tốc coriolis là một thứ gia tốc sinh ra từ việc xét hệ quy chiếu quay (cũng giống như là gia tốc sinh ra từ hệ quy chiếu không quán tính -- Fqt không có phản lực), nó là một gia tốc thêm vào từ việc tính toán chứ không phải gia tốc "của vật".
    Nếu là vật rắn lý tưởng thì đã có định lý khối tâm rồi đấy thôi. Xem nào, nó quy về Xg, Yg, Zg, vec tơ vận tốc Vg, gia tốc Ag, vec tơ vận tốc góc Wg và gia tốc góc Zg (hết chữ rồi đành lấy Z :D).
    Về gia tốc Coriolis, tớ có bài toán thế này, lấy trong Cờ van ra :
    Cho một tấm phẳng có đặt trên đó một cục phấn to khối lượng m, ma sát muy (không có chữ muy ). Bắt đầu chuyển động tấm phẳng thằng vòng tròn bán kính R với vận tốc góc w.
    Hỏi vệt phấn để lại trên tấm phẳng sẽ có hình dạng như thế nào ?
    Ví dụ 7 thì làm tớ liên tưởng đến con mèo, nó rơi từ khoảng 5 mét xuống không bị làm sao cả !
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey

    Được Larra sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 28/05/2003
  6. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    hix, nhưng con kiến không có đuôi như con mèo.
  7. DANGNHUTHIEN

    DANGNHUTHIEN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Đó có phải là đường tròn Ơclic không
    Xin trả lời vi dụ 7 như sau: Trọng lượng của con vật tỉ lệ thuận với lập phương kích thước cơ thể,còn diện tích tỉ lệ thuận với bình phương.Do đó ,song song với kích thước cơ thể bị giảm đi,thể tích con vật giảm đi nhanh hơn so với diện tích .Lực cản đối với chuyển động ở trong không không khí phụ thuộc vào diện tích của vật rơi.Vì thế các động vật nhỏ bị một lực cản lớn hơn so với động vật lớn vì ở động vật nhỏ mỗi đơn vị trọng lượng ứng với một diện tích cản lớn hơn.Ngoài ra,vật có thể tích nhỏ khi va đập vào vật cản thì hầu như ngay lập tức tất cả các phần chuyển động của vật ngừng lại ngay ,và vào đúng lúc va chạm ,các phần của vật không đè ép lên nhau.Khi động vật lớn rơi,phần dưới của cơ thể lúc va chạm sẽ ngừng ngay chuyển động ,còn phần trên vẫ tiếp tục chuyển động và gây ra một áp suất lớn lên phần dưới. Đó chính là cái "sốc" làm gây ttổn thương động vật lớn.
  8. DANGNHUTHIEN

    DANGNHUTHIEN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tui không biết bạn có làm đúng hay không,nhưng tui đã làm hàng trăm lần rồi,có lần tui còn để cho máy bay trượt trên một ống dẫn nước từ lầu 4 xuống đất thì thấy nó bay dính vào ống nước và xoay tròn nữa,chỉ khi tui thay đổi cho máy bay sao cho độ hở giữa hai cánh là ít nhất thì mới có hiện tượng như bác nói.Tui giải thích như sau:đó là do định luật becnuli.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Gề, về cái máy bay ống nước. Hồi Huy Phúc học lớp 11, Huy Phúc làm một bài toán và tự giải đáp. Đây là tương quan nhiệt độ-áp suất-tốc độ-vận tốc-mật độ của khí lý tưởng giải thích bằng toán học. Trong khi đó điều đó ở phổ thông là mặc định: không giải thích.
    Kết quả: 5, 6 năm sau, Huy Phúc phổng mũi, khi đã chịu trách nhiệm về những bài toán khá lớn: mình giỏi wá wá wá. Còn thày giáo đó tức giận: không thuộc bài trừ điểm lý thuyết còn 4/10.
    Thực ra, một cái ống dài 1 met rơi thẳng đứng và cái ống dài 10 cũng rơi như thế thì cái 10 mét tỷ lệ năng lượng hao phí ít hơn. (10 thằng chung sức làm đỡ mệt chứ).
    Còn một máy bay bay sát một mặt: hiệu ứng đệm không khí. Do tốc độ không khí giữa hai mặt cao->áp suất ở đó giảm->máy bay lao lại gần->gần quá->luồng không khí bị đóng cửa->áp suất tăng(đệm không khí)->ra xa.
    Nên máy bay lượn vòng quanh cái ống tán tỉnh.
  10. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Không bạn ạ. Mà đường tròn Oclit là gì tớ cũng quên mất rồi. Bài này phải tính chứ ?
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey

Chia sẻ trang này