1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có tin vào khí công không ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Grant, 26/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Grant

    Grant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bạn có tin vào khí công không ?

    Bạn có tin là trong người của mình có cái gọi là Khí không !!? Tôi rất muốn biết ý kiến của tất cả các bạn về vấn đề này ....
  2. Grant

    Grant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Vào Google bấm vào hai chữ "Khí Cong" thì xuất hiện cả đống tài liệu ...đọc 1 hồi ..đỏ con mắt bên phải ... xanh con mắt bên trái ....cuối cùng tui cũng không thể tin được là có Khí tồn tại trong cơ thể con người .....nói về khí công thì hình như có quá nhiều lý thuyết ....hay nói đúng hơn là "Nói sạo rất hay " ..Vì nói sạo rất hay nên nói ra ai cũng tin được ...Tui cũng là người tập võ lâu rồi nhưng tui không tin là có khí công ....Tui chỉ tin vào cái Tinh thần mạnh mẽ của con người ....tui nghĩ có lẽ cái Tinh thần đó là điều cốt lõi tạo nên Khí ...Ý kiến của tui là như vậy ... các bạn thì sao ,có ý kiến gì hay hong ..
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Bạn có đọc tài liệu thêm 100 năm nữa thì bạn cũng sẽ không tin là có Khí tồn tại trong cơ thể con người. Hãy tập thử đi, khi đã có thành quả thì không còn khái niệm về tin hay không tin nữa.
  4. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy thỉnh thoảng có cái gì đó trong người xì ra - chẳng biết có phải là khí không??? Khó thật!!!
  5. Grant

    Grant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Quan65 .. bạn nói chuyện cho nghiêm túc 1 tí nhe.....
  6. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    O kia, dua dau. That day.
    Nhung chua tap thi lam sao thay ''xi''???
  7. Grant

    Grant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nè ,bạn tập thử cái này đi nhe ...Tập đi để coi nó có "xì" ra hông
    1. - TẬP THỞ
    Cách thức thi hành: Nằm ngay tay chân ra thở y như dưới đây, đúng 12 hơi, rồi sẽ nghỉ
    Cách thở:
    Ngậm miệng lại hít khí trời vô bằng lổ mũi, đem khí trời vô phổi, rồi dẫn đến rún tới đơn điền. Lúc đó cái bụng nó lớn ra trước, cái ngực nở sau không hít vô được nữa, thì nín hơi một chút xíu, năm ba giây đồng hồ rồi thở ra. Lúc thở ra bóp cái bụng vô và hà hơi ra bằng miệng. Khi thở ra hết rồi, tiếp tục hít vô như trước . Khi vừa sáng 5 giờ thì thật hành chậm rải cho đúng hơi thở
    Thánh giáo Đức Lý : "Hỏi ăn chi đặng sống?. Rằng Hớp khí thanh không."
    - Hít vào bụng phình ra
    - Tiếp tục hít vào, ngực nở nín thở năm ba giây
    - Thở ra, bụng thóp vào, ngực xẹp lại
    2. - VẬN ĐỘNG TAY
    Quăng tay về phía trước mặt, hai tay tréo nhau, đánh qua đánh lại 24 lần, làm cho chuyển gân tay. (cách này phải làm cho lẹ)
    Nên nhớ con số 12 là con số đặc biệt của Đức Chí Tôn. Trong đó 12 con giáp linh diệu cũng là Thập Nhị Thời Thần.
    * * *
    Nếu cố gắng luyên đặng các môn trong bài giải cách thức sau đây thành thục theo bậc Hạ Thừa cũng sẽ đặng trường sanh bất lao. Vì thân thể ta làtiểu thiên địa.
    A. - Đứng thẳng xuôi tay
    B. - Đưa 2 tay lên trước mặt ngang tầm vai.
    C. - Hai tay đánh qua đánh lại thật nhanh 24 lần.
    3. - VẬN ĐỘNG CHÂN
    Đứng trên chân trái, dở chân mặt co chân và duổi thẳng ra phía trước, hạ chân xuống gần sát mặt đất và co lại như trước giống như đạp xe máy.
    Khi co chân nhớ rút bàn chân thẳng lên và khi ngay chân ra phải duổi bàn chân thẳng ra để lắc léo chổ mắc cá được hoạt động đều.
    Tập chân mặt xong, sang chân trái, mỗi chân vận động như thế 12 lượt.
    4. - VẬN ĐỘNG XƯƠNG SỐNG
    Đứng thẳng 2 chân ra, hai tay dang thẳng ngang với nhau nghĩa là dang cho 2 vai ngang với 2 tay, rồi quay mình sang bên trái và sang bên phải. Lúc quay nhớ vận chuyển cho thắt lưng, xương sống và luôn cả 2 vai vì xương sống làchổ xuất phát nhiều dây thần kinh nhứt.
    Năng vận động làm cho các cơ quan bên trong được điều hòa. Quay tay lên xuống cho gần cận ngón chân cái. Cứ ngón tay bên kia gần giáp ngón chân cái bàn chân bên này. Rồi quay qua bên này, cũng phải gần giáp ngón chân cái bên kia. Mỗi bên 12 vòng hai bên là 24 vòng.
    5. - VẬN ĐỘNG TRỞ TAY CHÂN
    Phương pháp này chẳng những làm cho chuyển gân bàn chân mà nó cũng là phương pháp nín hơi chuyển cho dây thần kinh linh động.
    Quàng tay về phía trước ngực lên hai vai rồi ngồi xuống và đứng dậy cho đủ 12 lượt.
    6. - VẬN ĐỘNG DÂY THẦN KINH CỔ
    Quàng 2 tay nắm với nhau phía sau lưng cho cứng, rồi day mặt, hai cặp mắt dòm qua vai mặt, rồi xoay qua dòm qua vai trái.
    Thi hành như vậy mỗi bên 12 lượt. Chung bên mặt và bên trái 24 lượt.
    7. - VẬN ĐỘNG NGỰC VÀ DÂY THẦN KINH
    Cúi xuống đưa tay phía sau, đứng dậy, chấp 2 tay lại phía trước ngực làm như vậy đủ 12 lượt.
    Cũng như Nhật Bổn lạy mặt trời, mỗi buổi sáng làm cho luân chuyển hơi trong buồng phổi và ngực.
    DƯƠNG CUNG
    Cách thức cũng như mình cầm dây cung dương lên đặng bắn.
    Tay mặt 12 lượt. Tay trái 12 lượt.
    8. - VẬN ĐỘNG CHẢ VAI VÀ GÂN CỔ
    Lấy 2 bàn tay gõ nhẹ lên gân cổ và 2 vai.
    Mỗi phía 12 lượt.
    Xong bên trái qua bên phải.
    Giáp trạng tuyến là nơi tổ chức đầu nao của các hạch, tiết ra chất kích thích tố trong cơ thể. Kích thích tố được đầy đủ, hoạt động các cơ năng trong thân thể được điều hòa.
    Dùng bàn tay mặt xoa vào phía trước trái và dùng tay trái xoa vào phía mặt. Mỗi bên 12 lượt.
    VÂN ĐỘNG BỘ RẰNG
    Lấy tay đánh nhẹ cho hàm răng dưới nhịp hàm răng trên 36 lượt.
    Phương pháp này làm cho hai hàm răng chắc.
    9. - HẤP CẶP NHÃN
    Hai lòng bàn tay xoa với nhau cho nóng, háp sát vào mắt, rồi từ từ kéo ra 2 bên mí chót con mắt. Háp như vậy cho đúng 12 lượt, rồi lần nhắm mắt lại rồi kéo tay ra, bùng mí mắt ra tưởng một Thiên Nhãn ở trước mắt.
    Tinh thần phải mạnh dạn.
    VẬN ĐỘNG KHỚP XƯƠNG ĐẦU VÀ CỔ
    Bằng cách lắc lư cái đầu, từ trái qua mặt, rồi bên mặt qua bên trái 12 cái.
    Đông tĩnh chuyển xây
    10. - KÍCH ĐỘNG THẦN KHÍ
    Tay trái chống nạnh, tay mặt xòe ra để lên mõ ác Nê hườn cung, rồi xoay vòng tròn trên mỏ ác 12 vòng, chạy từ phía trái ra phía phải theo chiều kim đồng hồ.
    Vì làm việc bằng trí nhiều, dùng phương pháp này để bổ thần kinh.
    A. Tư thế này lúc thực hiện có thể dùng ghế ngồi thoải mái.
    B. Vổ đều khắp trán, tư thế này có thể ngồi ghế.
    11. - KÍCH ĐỘNG BỘ MÁY TIÊU HÓA
    Dùng tay xòe ra xoa bụng vòng tròn chung quanh rún, theo chiều kim đồng hồ, chay từ phải sang trái, chủ ý xoa đơn điền nằm dưới rún.
    Vận động này trừ được bịnh bón uất, hoặc ăn chậm tiêu hóa, lớn tuổi, cần biết rõ hiệu nghiệm, phải thi hành đúng 2 tháng thì sự tiêu hóa sẽ điều đặn.
    KÍCH ĐỘNG HAI THANH CẬT
    Bằng cách day tay ra phía sau lưng, cú ngay chổ eo ếch, xoa 12 cái.
    Phương pháp này trừ đau lưng.
    12. - HÔ HẤP CHO KHỎE RỒI NGHỈ
    Bằng cách quay vòng tròn vòng tay lên, rồi hít hơi bằng lổ mũi, rồi bỏ tay xuống thở ra bằng lổ miệng, đủ 12 cái rồi nghỉ.
    Phải suy nghĩ cho chơn chánh, tinh thần cho trong sạch.
    Kế đến giờ Cúng, khi Cúng xong là sáng, nhớ canh giờ cho đúng.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Lưu Ý Khi Thực Hành
    MƯỜI HAI BÀI TẬP KHÍ CÔNG, THỂ-DỤC, ĐẠO-DẪN
    Khi luyện-tập đầu óc phải yên-tỉnh, tư-tưởng phải tập-trung vào sự luyện-tập, tránh mọi tạp-niệm. Thực-hiện 12 bài tập như một thời công-phu thiền-định.
    - Cách thở (khí-công) phải đều, chậm, sâu, êm, nhẹ. Chỉ cần để ý hít dài hơi sâu xuống bụng dưới (đơn-điền) gọi là dùng ý để điều khí, còn mọi phản-ứng của cơ-thể đều để tự-nhiên. Nín thở chừng năm ba giây theo lời chỉ-dẫn của Đức Hộ-pháp là vừa với khoa luyện-tập nầy, không nên nín lâu hơn.
    - Các thức Đạo-dẫn (massage/xoa-bóp) thì ít có phản-ứng nghiêm-trọng, nguyên-tắc chung khi thực-hành phải chậm-rãi, đều-đặn, nhẹ-nhàng vừa sức mình.
    - Các thức thể-dục (vân-động gân cốt) : Vận-động phải khoan-thai, đừng hấp-tấp vụt-chạt. Nơi nào đang bị bệnh thì đừng tập những động-tác liên-quan đến nó, như đang bị bướu cổ thì đừng tập động-tác kích-động Giáp-trạng-tuyến, cũng như các bệnh cấp-tính thuộc gân xương thì cũng đừng tập những động-tác liên-quan đến vùng đó. Còn đối với các bệnh kinh-niên mãn-tính, đau nhức khi trở trời, thì tập rất tốt.
    - Các thức vận-chuyển đốt xương cổ cần phải thực-hiện rất chậm, đều và nhẹ-nhàng đừng quá ngưỡng chịu đựng, để tránh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn...
  8. sonata_buon

    sonata_buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    1
    Thật sự là có khí công đấy! Khí công là cách nói về cách luyện khí, người ta còn có gọi là nội công hay nội lực.
    Đây là phương pháp tập thở theo một phép tắc nhất định để có thể khơi động nguồn nội lực sẵn có của từng người.
    Ai cũng có sẵn một nguồn nội lực, có thể mạnh hay yếu tuỳ người. Khí công là cách tập để phát triển nguồn nội lực đó.
    Có nhiều cách để tập, nhưng phải có thầy giỏi hướng dẫn vì nếu tập không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, tốt nhất là không nên tự tập.
  9. kapapoo

    kapapoo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    hihi, không biết bác Grant có cách nào giúp em tập khí công trong vòng vài ngày (giống như mấy cuốn sách như: Internet trong 3 ngày, Japanese trong 7 ngày ...vv...vv... ấy), nếu được thì cám ơn bác trước, chứ cái bài bác đưa ra ấy, em còn không đọc nổi lấy hết cái thằng số 1 nữa.. ., chỉ mới đọc tới đây thôi:
    Thánh giáo Đức Lý : "Hỏi ăn chi đặng sống?. Rằng Hớp khí thanh không."
  10. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bạn nói về "cái tinh thần mạnh mẽ" thấy hay hay. Còn về việc tranh luận "có cái gọi là khí trong cơ thể hay không" thì chắc sẽ mãi không thể nào đến hồi nào kết luận được.
    Tôi xin trả lời tóm tắt thế này:
    1. Nếu bạn không tin về sự tồn tại của "khí", thì chắc bạn cũng đã tin vào châm cứu. Nguyên lý của châm cứu là dựa trên "khí" đấy!
    2. Bạn không cảm thấy có "khí" trong cơ thể bạn nên bạn không tin là nó tồn tại. Vậy thì RẤT CÓ THỂ bạn đã sai. Bạn có nhìn thấy hoặc cảm thấy electron bao giờ chưa, nhưng bạn vẫn biết và công nhận là nó tồn tại, vì bạn đã được HỌC về nó. Nhưng học khí công tuyệt vời hơn học về electron nhiều, vì bạn không những sẽ biết được sự tồn tại của "khí", mà còn cảm thấy nó một cách rõ mồn một. Còn electron bạn có thể học mãi mà chẳng cảm thấy được :-) hehehe...
    3. Tôi thấy hình như các môn võ cổ truyền đều có phần khí công, chứ không chỉ là quyền cước đấm đá đâu (như Thiếu Lâm chẳng hạn); Trong mộ số môn võ tôi có biết qua, khí công là phần luyện cao hơn quyền cước. Có thể bạn đã học võ lâu rồi nhưng chưa học lên mức cao hơn, hoặc chưa có duyên...
    4. Cũng như học võ, tôi thấy để học được khí công, cũng cần có cái duyên... Tôi hy vọng một ngày nào đó bạn sẽ gặp cái duyên đó (*_*)
    Chúc bạn ngày càng thành công trên con đường học.

Chia sẻ trang này