1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có về Việt Nam làm việc không?

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Khikho007, 07/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Ngoài lề chút.....
    Em đang ở Finland...
    Hôm nay nhân có lecture về business expatriates, prof hỏi cả lớp (đa số là exchange students từ các nước Châu Âu) bao nhiêu đứa muốn làm ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Các bác biết kết quả thế nào ko?? Tất cả các bạn giơ tay, em thì rụt rè , em sao cũng được Lý do các bạn đưa ra là , ví dụ, ở Mỹ nhiều cơ hội hơn, sống thoải mái hơn, etc, rồi ở Châu Á sẽ gain experience, learn new cultures.... Có vẻ chẳng ai đề cập đến gia đình. Nói như vậy ko có nghĩa tụi nó ko quan tâm, nêu giờ chúng nó married, có kids, thì sẽ consider nhiều thứ......Hix, có điều em hơi choáng vì cả lớp giơ tay Với cả tụi nó ngoại ngữ giỏi lắm, mỗi đứa cỡ fluent 3-4 languages....
  2. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Lấy vợ ở đâu thì ở đó chứ còn gì nữa. Đang muốn lừa vài cô Mỹ mà chưa được
  3. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    Du học trời Tây: Ai nên về, ai nên ở lại?
    Chủ đề du học sinh sau khi đi học nước ngoài nên về hay ở lại đã được thảo luận khá sôi nổi trên VietNamNet thời gian qua. Bài viết của tác giả Châu Hồng Linh sẽ góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ, có thể gây ra nhiều tranh luận. Nhưng, nhiều điều bạn Linh nói, chúng ta đã từng nghĩ đến, từng trăn trở băn khoăn.
    Để cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau, chúng tôi đưa ý kiến này, và mời các bạn cùng tranh luận với bạn Linh.
    Sống ở trên đời nên biết mình là ai
    Trước hết, các bạn lưu học sinh nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào? Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân.
    Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có người bảo: "Hỏi gì mà lạ thế?". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, theo nhiều cách: được mời đi do tài năng, do có "cách" xin học bổng, do cơ quan nhà nước hay trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.
    Nhưng dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng, rằng mình chỉ là người đi học. Học ở trường là bước đầu tiên nhằm cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận để sau này các bạn ra trường đi làm. Chứ không phải cứ tốt nghiệp, có cái bằng là các bạn đã thành nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép.
    Giữa học ở trường và thực tế là... khoảng cách
    Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là cả khoảng cách... một trời một vực.
    Để nhận xét đó có trọng lượng hơn, tôi sẽ đưa ra một ví dụ "trực quan sinh động". H., ông anh quen biết của tôi, được giải Toán quốc tế 1 năm nào đó (cũng lâu lắm rồi nên tôi không nhớ chính xác). Sau khi đoạt giải, anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D Kinh tế. Ngày đặt chân vào Harvard, anh tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của anh "trên mức tuyệt vời". Luận văn ra trường của anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa thán phục. Rất tự tin, anh ôm hồ sơ lên một công ty Thị trường chứng khoán của người Do thái ở New York để xin việc. Hôm phỏng vấn, anh được đưa một model - mà hàng ngày công ty vẫn dùng dự báo Chứng khoán - để phân tích. Lúc đó anh chưa nghĩ ra, ba ngày sau lên gặp họ lại vẫn nghĩ chưa ra. Tuy thế, công ty vẫn nhận với lý do "Dù anh nghĩ không ra, nhưng thấy anh có khả năng tư duy, nên chúng tôi tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy không lại được với những người kinh doanh trong thực tế, anh bỏ về Việt Nam kinh doanh, bây giờ là một triệu phú tiền "đôla" khá nổi tiếng.
    Thỉnh thoảng lại thấy có tin cậu sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc một nhóm công nghệ cao (hightech) nào đó. Nhưng các bạn cũng nên tỉnh táo để biết, dù có thực tập ở "trên trời" thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc nhỏ mà rất nhiều người làm được. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ. Cho nên, tự nghĩ, hoặc tự nhận mình là nhân tài, có sớm quá không?

    "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc"
    Ngay cả giáo sư đi làm dự án (project) cho Bộ quốc phòng hay các công ty công nghiệp để lấy "tiền tươi, thóc thật" cũng chưa phải ai cũng thành công. Như có một giáo sư làm hợp đồng nghiên cứu phần mềm điều khiển tên lửa để bắn máy bay chiến đấu. Kết quả, phần mềm làm chưa tốt, tốc độ quá chậm, nên hôm nghiệm thu chính ông đã bảo "Thôi, tên lửa này dùng để bắn... máy bay hành khách".
    Vì thế, đừng nên tự nghĩ mình là nhân tài khi mới học được ít chữ trong trường, được tấm bằng. Tại sao chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chưa nói là cho Tổ quốc, mới được các công ty nước ngoài chào mời công việc với lương mấy chục ngàn một năm, mà đã ra điều kiện về nước phải có chỗ làm thật tốt, được làm "lãnh đạo", đòi được đãi ngộ. Trong khi đất nước còn khó khăn, nhân dân còn nghèo... Phải chăng, chúng ta nên học theo cố Tổng thống Mỹ Kennedy "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc."
    Nếu học ở Tây về mà không thể tìm được việc gì "xứng đáng" để làm rồi phàn nàn là không có ai trọng dụng nhân tài, thì nên... ở lại Tây.
    Tất nhiên, du học có năm bảy đường, nên Về hay Ở cũng do quyết định của từng người, chứ không có câu trả lời duy nhất đúng cho ai cả. Tôi xin nêu một số ví dụ về các trường hợp nên ở hay nên về để các bạn tham khảo:
    I. Các trường hợp nên ở lại
    Những người vay mượn để đi du học tự túc: Có một số bạn không phải gia đình khá giả, vì lý do này khác không xin được học bổng, nhưng có ý chí phấn đấu, nên vay tiền đi du học tự túc. Số tiền có thể khá lớn, nếu về ngay mà không có việc làm tốt để trả nợ thì cũng... kẹt. Các bạn này nên ở lại đi làm kiếm tiền trả nợ, tích lũy lấy một số vốn rồi hãy về.
    Những người học những ngành quá "cao siêu": Những ngành như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, PLM/PDM software for enterprise, Super Computing, Robotics... thì có lẽ chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa có, chưa biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có đất để "dụng võ". Chưa kể, về một thời gian thì kiến thức sẽ bị mai một. Nếu đến lúc Việt Nam có nhu cầu phóng tên lửa, hoặc muốn làm máy bay... thì kiến thức của các bạn đã lạc hậu, sẽ không cống hiến được nữa.
    Những người không đủ khả năng: Nhiều người "kém cỏi" mà do may mắn, hoặc có "bí quyết riêng" nên được cử đi học thì nếu không thích có thể... ở lại, vì có về cũng chưa chắc đã đóng góp được gì cho đất nước.
    Những người "chưa thật biết rõ mình": Có những người đi du học, thậm chí tại những trường top của thế giới, nhưng thật ra năng lực chưa đủ, mà vì "Quỹ học bổng tài trợ cho họ xin + Điểm ưu tiên cho các quốc gia nghèo đói, kém phát triển + điểm khu vực. Ra nước ngoài, họ đã học rất chật vật, hết năm này qua năm khác. Để lâu quá sẽ tốn tiền học bổng nên rồi họ cũng được tốt nghiệp, dù có nhiều điểm phải "vớt". Nhưng họ lại không biết điều đó, vẫn nghĩ mình thật sự giỏi, vẫn đòi phải được "đãi ngộ" xứng đáng. Họ còn thích nói những chuyện "đao to búa lớn", chuyện quốc gia đại sự. Như thế, có về cũng thật khó tìm được chỗ làm... tương xứng.
    I. Các trường hợp nên về:
    Học ngành kinh tế: Đất nước đang thật sự phát triển kinh tế, và cần những chuyên gia giỏi. Đừng lo học kinh tế bên nước ngoài rồi về nhà không áp dụng được. Không áp dụng một cách máy móc, nhưng những nguyên tắc, quy luật, quy trình đều có những nét chung, đều có thể cải biến và ứng dụng một cách sáng tạo được.
    Học ngành Văn hóa: Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường... Chỉ như thế đã là đóng góp to lớn cho đất nước rồi.
    Học ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị: Các bạn nhất định nên về để cùng góp phần quy hoạch đất nước ta cho thật sự xứng đáng là "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ". Thật buồn khi quê ta có những kiến trúc kiểu "Em ơi Hà Nội chóp", dự án trùng tu bằng cách thay cột gỗ của Hoàng cung Huế bằng cột bê tông, hay có những ý kiến đòi thay nước Hồ Gươm, đòi đập khu phố cổ Hà Nội...
    Các bạn khá giả và có sẵn cơ sở kinh doanh hay những quan hệ tốt ở nhà: Bây giờ đang giai đoạn phát triển kinh tế, ai có cơ sở và quan hệ sẵn thì có thể kiếm tiền triệu (USD), nên về mà "tiếp bước bố mẹ", chứ ở lại làm gì?
    Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn những người cứ hô hào yêu nước thương nòi, hô hào hy sinh - cống hiến đi, có khi cũng nên bình tĩnh xem xét lại xem mình đã đóng góp được gì chưa? Bởi, giữa nói và làm vẫn còn nhiều khoảng cách.
    Châu Hồng Linh (Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ)
    ------------------------------------------------------
    ở đây có vài bác VEF, bác nào biết H là ai cho em hỏi phát để em lấy làm idol với
  4. ioVoi

    ioVoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn Linh hay quá là hay. Hay bởi vì bạn Linh nói toàn là lý thuyết, nói toàn chuyện chung chung. Lý thiết chung là về hay ở là do hoàn cảnh và điều kiện, sở thích của từng người. Nếu bạn nào về Vn mà có nhiều điều kiện thuận lợi hơn ở Mỹ thì ngu sao ở Mỹ
    Bạn Linh nói chung chung chuyện của người ta còn chuyện của mình về hay ở thì không nói. Nếu nhớ ko lần thì computerdeptrai định ở lại Mỹ vì kẹt trái tim thì phải.
    Hình như bạn Linh quên phân tích điều lợi hại giữa điều kiện sống, môi trường làm việc (cũng như môi trường kinh doanh) và tiền lương với việc quyết định về hay ở thì phải. Hình như cái này mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới quyết định về hay ở của du học sinh thì phải Kết quả là số lượng du học sinh ko về nước x% (ai biết thông tin mới nhất là X là bao nhiêu thì nói dùm với)
    "Thỉnh thoảng lại thấy có tin cậu sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc một nhóm công nghệ cao (hightech) nào đó. Nhưng các bạn cũng nên tỉnh táo để biết, dù có thực tập ở "trên trời" thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc nhỏ mà rất nhiều người làm được. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ. Cho nên, tự nghĩ, hoặc tự nhận mình là nhân tài, có sớm quá không?"
    Chòy, từ cái chuyện người ta đi thực tập ở chỗ "xịn" rồi chưởi con ngưòi ta là tự phụ, tự cho mình là có tài! Hì hì mà muốn thực tập những chỗ mày chắc điểm phải cao đây. Như vậy là giỏi rùi. Cho con người ta "nổ" tý chớ. Nhiều ngưòi cứ mong được cho đi thực tập những chỗ đó mà ko được đấy. Mà cái gì cũng phải từ từ, nhân tài cũng phải phát từ từ chớ. Có phải là nhân tài là khi đi thực tập là đã làm được những project mà mất ông cố tổ cố ngoại có 2,3 bằng Ph.D cộng mấy chục năm kinh nghiệm làm còn chưa ra đâu. Bạn Linh đánh giá cao sinh viên thực tập quá
    Vì thế, đừng nên tự nghĩ mình là nhân tài khi mới học được ít chữ trong trường, được tấm bằng. Tại sao chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chưa nói là cho Tổ quốc, mới được các công ty nước ngoài chào mời công việc với lương mấy chục ngàn một năm, mà đã ra điều kiện về nước phải có chỗ làm thật tốt, được làm "lãnh đạo", đòi được đãi ngộ. Trong khi đất nước còn khó khăn, nhân dân còn nghèo... Phải chăng, chúng ta nên học theo cố Tổng thống Mỹ Kennedy "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc."
    Sao than nghèo hoài vậy. Hình như các du học sinh đều nhận ra tại sao sau 30 năm đất nước ta còn nghèo thì phải
    Học ngành Văn hóa: Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường... Chỉ như thế đã là đóng góp to lớn cho đất nước rồi.
    Con lậy hồn. Để giáo dục dân chúng có ý thức công cộng tốt hơn mà cần tới "CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI" Mẹ #$%@!%#, mấy bố toàn làm những việc ko đâu> Cái nền giáo dục gì mà suốt 12 năm học ở trường ko dạy con ngưòi ta biết cư sử thế nào là văn minh lịch sự, toàn lo dạy con người ta những cái cao siêu như là làm thế nào để chống các thế lực thù địch ko hà. Về mảnh giáo dục ko dám có ý kiến luôn
    Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn những người cứ hô hào yêu nước thương nòi, hô hào hy sinh - cống hiến đi, có khi cũng nên bình tĩnh xem xét lại xem mình đã đóng góp được gì chưa? Bởi, giữa nói và làm vẫn còn nhiều khoảng cách.

    Cái này nói nghe được. Sau một hồi phân tích, kết quả thực tế là số lượng du học sinh về chỉ đếm đầu ngón tay
  5. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Hê hê, đọc cái đoạn này buồn cười nhưng mà đúng thật. Mấy cái Văn minh, Ý thức cộng đồng nên được rèn, và giáo dục từ bé, chẳng fải nhờ đến chuyên gia HỌC ở nước ngoài về (chứ ko fải CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI nhé).
    Kể ra đổ lỗi ko được dạy dỗ cũng ko đúng hoàn toàn vì em nhớ mấy sách Đạo Đức lớp1-2 nói nhiều lắm. Theo em, một fần do người lớn ko làm gương tốt cho trẻ em. Ví dụ 1 em bé ở trường được dạy fải dừng xe khi có đèn đỏ, thế nhưng chiều về ngồi sau xe papa, đèn đỏ mà papa cứ fóng vù vùHihihi, thế thì thôi roài......dạy dỗ gì nữa.....
  6. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    bác nhớ lầm rồi bác ạ , dù sao rất vui được quen bác
    Được Computerdeptrai sửa chữa / chuyển vào 08:41 ngày 10/10/2005
  7. Rommy

    Rommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn Voi thấy fun quá , nên cũng p hải vào đây bon chen một tí ,
    Dù sao cũng khá khen cho ban Linh gì đó đang o Illinois vì cũng mạnh dạn đưa ra một công thức để áp dụng cho nhiều người hehe , nhưng khó lắm bạn ơi, làm sao mà có được công thức như thế được hêh,
    Theo lý thuyết đấy thì chắc là mình nên ở lại Mẽo rồi :)),
    Bạn Voi nói đúng đấy, chuyện đi hay ở không phụ thuộc vào nghành nghề nhiều lắm , mà tuỳ thuộc vào môi trường, công việc, suy nghĩ và tình cảm của từng người .
    Túm lại chuyện đi hay ở có lẽ là chuyện tranh cãi không có hồi kết, hehe, có lẽ em chỉ đủ sức lo thân em thôi, cũng không màng thế sự làm gì , hêhhe,
    Chú Computerdeptrai khi nào xuống Florida thì bảo anh nhé, anh dẫn đi chơi Disneyland hi` hi` ,
    Bác Voi nhầm 100% rồi nhé, trái tim của chú computter đang treo lơ lửng ở giũa VN và US cơ :-)
  8. BupBeDepXinh

    BupBeDepXinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Bài của cô Linh này có những ý đúng như: du học sinh thì chưa thể gọi là nhân tài được vì chúng ta đều mới chỉ là ngồi trên ghế nhà trường, lĩnh hội kiến thức Tây học, chỉ khi nào đem được kiến thức đó ứng dụng ra thực tế, chinh chiến thành công được với cuộc đời, khẳng định được mình trong công việc thực tế thì lúc đó mới biết người nào có tài hay không???? Còn mới ngồi trên ghế nhà trường thì mới chỉ ở dạng tiềm năng mà thôi. Đâu phải cứ nhồi kiến thức Tây học 1 vài năm là thành người tài ????? Chưa kể du học sinh thì cũng có hàng trăm loại, từ những người cực giỏi cho đến những người cực dốt, cho nên càng không thể đánh đồng mà cần có những khái niệm thế nào là người tài để mà đánh giá đúng.
    NHƯNG, cô này cũng có nhiều ý vớ vẩn. Có vài ý thấy rất rõ là :
    1. Cô ý dẫn dắt cái câu "Đừng đòi hỏi tổ quốc " ----> SẾN. Mà nên đi vào cụ thể là nhà nước chắc chắn phải có những thay đổi trong quản lý hành chính ở mức vĩ mô để tiếp nhận lực lượng lớn du học sinh, ngoài ra còn phải tìm cách để lôi kéo, hấp dẫn được họ về bằng nhiều cách chứ không chỉ bằng khẩu hiệu "Đừng đòi hỏi tổ quốc...". Thời buổi này làm gì người ta cũng suy nghĩ cân nhắc thực tế chứ mấy ai vì khẩu hiệu ???
    2. Cô ấy cho rằng loại học hành làng nhàng, chật vật, kiếm được học bổng bằng "bí quyết" thì nên ở lại. Nói thật, ở lại được bằng con đường chuyên môn và tồn tại được trong môi trường cạnh tranh xứ người để họ sẵn sàng làm giấy tờ cho mình thì năng lực cũng phải khá chứ không phải dốt mà há miệng chờ sung rụng được, chưa kể còn phải năng động và có hướng phấn đấu mục tiêu rõ ràng.
    Còn cá nhân tớ, tớ đang muốn chuồn về cho nhanh, đơn giản, tớ là người rất AN PHẬN, bây giờ vẫn chưa quen được cuộc sống xa gia đình, càng không thể nghĩ cuộc đời mình lại vất vưởng ở bên này. Với lại, nghề của tớ ở VN thì không giàu nhưng dễ kiếm việc và không bị chết đói. Còn kiểu quan cách làm việc ở Việt Nam và cách mị dân của nhiều tầng lớp thì đúng là cũng khó chịu nhưng mà tớ cũng quen rồi nên LET IT BE.
    Được bupbedepxinh sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 10/10/2005
  9. Rommy

    Rommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Vote cho bạn Bup bê một phát ;), Giống mình quá, An phận, thích chuồn về cho nhanh, ko thích sống vất vưởng .
    Nhưng tiếc một cái là nghành của mình kiếm việc thì dễ , cực kỳ dễ là đằng khác, chỉ bùn là đồng lương chắc chỉ đủ mua một túp lều tranh, rồi đi hunting hai trái tim vàng thôi
  10. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    320
    Về việc ở hay về thì đúng là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng người! Nhưng mà theo em, ai ở được cứ ở! Có phải cứ về là mình có thể đóng góp cho đất nước được ngay! Mà nói đến việc đóng góp cho đất nước, yếu kém như em, cứ thấy nó to tát quá. Với em, bản thân mình, gia đình mình là dầu tiên, sau đó là những người thân thích! Nếu 1/3 cái xã hội này, hay 1 nửa số quan chức ở đất nước này có tâm niệm như thế thôi, chắc vị trí của chúng ta không phải như bây giờ! Nếu mới học xong, chân ướt chân ráo về nước, trắng tay, thân cô thế cô, thì có làm được gì đâu chứ nói gì đóng góp cho đất nước. Thiết nghĩ, nếu có cơ hội, ở lại làm việc, tích luỹ kinh nghiệm, tiền bạc, quan hệ, sau dăm bảy năm về nước lập nghiệp, từ đó gây dựng có khi tốt hơn nhiều! Còn việc môi trường làm ăn trong nước thế nào thì em chỉ có thể nói bằng hai từ Củ chuối, bác gì đó lấy Trương Gia Bình làm ví dụ điển hình trong trường hợp này, tớ cứ thấy buồn cưới! Bác này tài năng đến đâu, nhưng không phải là con cháu nhà bác Giáp, em đố bác ấy có được ngày hôm nay. Còn mấy ông đạt "Sao Vàng Đất Việt" với cả "Giải thường Sao Đỏ" này nọ, toàn tốn khối tiền cả đấy các bác ạ, em không nói ngoa, có lần em đi cùng ông chú cùng cơ quan, có gặp 1 vị vừa nhận giải thưởng Sao Đỏ, là người quen của ông chú này, ông ấy mới có câu khen "Chú đùng là tài năng lỗi lạc, nhận giải thưởng Sao đỏ danh giá" đại loại thế, em không nhớ chính xác! Và câu trả lời là thế nào các bác biết không, vị kia trả lời là "Em tốn cả núi tiền đấy anh ạ"....Đây ở VN là thế........
    Được tropical_jungle sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 11/10/2005

Chia sẻ trang này