1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bán côn nhị khúc gỗ Mun,gỗ Trắc,gỗ Cẩm Lai!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi luongthanhnam89, 20/08/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trongdieu

    trongdieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mấy cây côn của bạn đẹp thật đấy. Cây nhị khúc nếu làm bằng gỗ hương, nối bằng dây xích thì giá nhiêu hả bạn:)
  2. luongthanhnam89

    luongthanhnam89 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2012
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    20
    ah hiện tại gỗ hương mình ko có bạn.But giá cả như vậy giao động khoảng 250k.Còn tùy khớp nổi nữa.Đó là giá thị trường.Còn mình chỉ làm theo kiểu truyền thống là gỗ và dây dù ko thôi.thanks bạn quan tâm!
    p/s: nếu anh đợi được thì cho em yahoo hoặc điện thoại.Khi nào có đợt gỗ hương em sẽ liên hệ anh.anh còn nhu cầu em sẽ alo anh
  3. honggiakarate

    honggiakarate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    giá tiền thế nào bạn ơi
  4. binhkhigo

    binhkhigo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    kakaka,hàng của a Nam là hàng chất đó. mấy bạn cẩn thận những người mua bán không có lương tâm hay treo đầu dê mà bán thịt chó nha, mình bị lừa cũng không ít cho đến khi gặp anh Nam đo.
  5. luongthanhnam89

    luongthanhnam89 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2012
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    20
    thanks mọi người đã quan tâm.Đang trong giai đoạn hoàn thiện trang web để giới thiệu chi tiết với mọi người hơn.Còn vấn đề giá cả anh em nào quan tâm call trực tiếp sẽ tiện hơn.Vì em đang làm 1 cái bảng giá tổng quát.Chứ ko cụ thể được.Vì cùng 1 loại gỗ but phôi gỗ chất lượng khác nhau và giá tiền khác nhau.Chẳng hạn phôi gỗ cẩm lai.But là cẩm liên sớ dọc,lõi đồng đều thì sẽ khác với cẩm liên vừa giác vừa lõi.Hoặc tùy từng loại cẩm khác nhau mà giá sẽ khác nhau.Nên anh em nào quan tâm cứ alo sẽ tiện hơn.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi là thợ mộc, nên góp ý vài lời như sau:
    Mấy mẫu vừa rồi chỉ là gỗ xẻ bình thường.
    Muốn gỗ tốt, thì phải chẻ, không được xẻ.
    Chẻ thì có thể tốn gỗ hơn xẻ, nhất là khi cây
    gỗ vẹo, thớ chéo, chẻ ra bị thót đầu hay thót
    đuôi. Vì vậy, phải chẻ miếng to hơn nhiều so
    với thành phẩm. Sau đó đẽ đi nhiều, tốn gỗ
    hơn so với xẻ.
    Gỗ chẻ đương nhiên tốt hơn: chắc hơn, tỷ lệ
    gỗ không trong thớ nhỏ hơn, có thể 0%, trong
    khi gỗ xẻ thì tỷ lệ này luôn luôn lớn hơn 0%.
    Tuy vậy, gỗ chẻ thì chỉ có vân dọc, không có
    vân hoa, kém đẹp hơn gỗ xẻ.
    Làm thùng đựng rượu, đựng nước mắm, và làm
    đàn (Piano, Guitar, nhất là Violin) phải làm
    bằng gỗ chẻ.
    Ngoài ra, mái chèo (có thể dài 10 mét), dùi trống,
    đũa, côn, cán giáo, cũng phải bằng gỗ chẻ thì mới
    không gãy, chứ côn nhị khúc thì quá ngắn và mập
    không mấy khi gãy.
  7. huuan17

    huuan17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    [seonguyen] - Côn nhị khúc trước mình có tập giờ nhìn vẫn thích. giờ không cẩn thận chắc tập thì tự gõ vào đầu mất
  8. luongthanhnam89

    luongthanhnam89 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2012
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    20
    Thanks chú vì những góp ý khá hay và chi tiết[r2)]
    Trước cháu có thử theo kiểu thủ công.Chẻ gỗ,vuốt bằng miểng chai,xử lí bằng giấy nhám .Có 1 đều là thời gian gia công khá lâu,thẩm mỹ không cao,hao phí gỗ khá nhiều.Và rũi ro hư sản phẩm cao.Nhưng thỉnh thoảng vẫn làm theo phương pháp này khi có thời gian
    Thực sự anh em chơi binh khí gỗ mỗi người một mục đích.Nhiều người lại thích đẹp hoa văn để trưng làm hàng độc để tặng........... nhiều người dùng để va chạm trong thực tế.Nhiều người làm để bổ sung vào bộ sưu tập binh khí gỗ đa chủng loại gỗ nên vấn đề chẻ gỗ khó với các loại gỗ có hoa văn ,nhiều mắc,và những loại gỗ cứng như mun sừn.Dễ bị bể trong quá trình chặt.
    Vấn đề làm trên máy.Sẽ giúp rất nhiều trong quá trình hình thành biên dạng chuẩn như thiết kế.Còn sản phẩm như thế nào thì tùy phôi gỗ mình chọn thôi.Vì thế giá tiền cũng sẽ khác đi theo phôi gỗ,mẫu thiết kế,size côn .Để có 1 sản phẩm ok theo ý thích phù hợp rất nhiều vào duyên.[r32)]
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Côn, cán giáo, và kiếm gỗ để tập, thì phải làm gỗ chẻ,
    không thể làm bằng gỗ xẻ được, mặc kệ nó tốn hay đắt
    ra sao, vì gỗ xẻ không thể chịu được va chạm. Vì thế
    tôi mới nói côn 2 khúc làm gỗ xẻ cũng không sao. Trong
    dộ dài ít như thế, 100 côn, mới có không tới 10 cái
    sẽ bị gãy nếu đập thật mạnh vào góc tường xây gạch.
    Côn và cán giáo nếu bằng gỗ xẻ, thì tỷ lệ gãy lên tới
    90%, nhưng gỗ chẻ thì không. Kiếm tập mà bằng gỗ xẻ
    thì tỷ lệ gãy và sứt mẻ khi tập cũng 90%, nhưng bằng
    gỗ chẻ, thì chỉ có thể sứt những mảnh không ở trong thớ,
    chứ không thể gãy được.
    Thân của mũi tên, cũng phải bằng gỗ chẻ, vì nó quá nhỏ.
    Bắn tên vào tường đá, nếu bằng gỗ xẻ, thì tên gãy.
    Bắn tên trúng vào người, nếu gỗ chẻ, thì không bẻ được
    bằng tay, vì rất đau, mà phải cưa cắt bằng đồ.
    Đũa gỗ cũng phải bằng gỗ chẻ mới không gãy khi gắp thức
    ăn. Đũa bằng gỗ xẻ, khi gắp thức ăn rất dễ gãy.
    *
    Những đồ bằng gỗ chẻ, thường là gỗ Dẻ các loại. Ở Việt
    Nam, có chừng chục loại gỗ Dẻ, tiếng Tày là "Mạy Có."
    Ở Mỹ cũng có chục loại Sồi Dẻ, tiếng Anh là "Oak tree"
    nhưng hoàn toàn khác với Sồi Dẻ vùng Việt Bắc. Loại
    Sồi vàng mép thì gỗ nhẹ, mềm, trắng toát, có thể gãy
    nếu làm vũ khí. Loại Dẻ đỏ thì hơi cúng hơn, nếu non
    có thể bị mối mọt, rẻ tiền nhất, muốn làm vũ khí thì
    phải 50 năm trở lên. Các loại Dẻ khác rất cứng và chịu
    mối mọt, nhưng khá nặng. Lim, Nghiến, làm vũ khí rất
    tốt, nhưng quá nặng, sợ rằng làm côn hay cán giáo thì
    không tiện đánh nhau, bị kẻ địch có vũ khí bằng gỗ nhẹ
    đánh thua (trừ khi mình to lớn nặng ký). Trừ gỗ Dẻ, thì
    các loại gỗ khác rất khó chẻ, vì thớ không suông, nên
    chẻ rất tốn gỗ, và khó được khúc dài. Mái chèo bằng gỗ
    Dẻ đỏ hay xám dài 10 mét, chỉ người nặng 60-70 ký mời
    bê hay vác nổi. Thuở trẻ, tôi phải khiêng mái chèo,
    và mới chỉ thấy có 1 người vác được mái chèo lên thuyền
    trong khi mọi người trố mắt nhìn khâm phục. Tôi đã đặt
    thử nó lên vai, rồi bỏ xuống, không đủ sức đi được,
    đừng nói chuyện vác lên thuyền. Lúc ấy tôi 25 tuổi,
    nặng 57 ký, sung sức nhất. Tôi cũng đã cầm đao cán gỗ
    Lim trong chùa, thì thấy có thể vung được, nhưng không
    thể đánh nhau được. Nếu ra trận, sẽ bị chết trước.
    *
    Trong các biểu diễn võ, người ta đấm gãy thanh gỗ,
    nhưng gỗ chẻ đường kính 3 cm, ai đấm nó thì gãy xương,
    chứ không thể đấm đạp đá mà gãy được nó.
    *
    Muốn làm đồ gỗ chẻ, trước tiên, nếu có điều kiện, phải
    để nguyên cả cây gỗ, rồi chẻ ra bằng các cái chêm.
    Sau đó, tuỳ kích thước dồ làm mình muốn mà cắt ra. Ví
    dụ, làm mái chèo 10 mét, thì cây gỗ phải dài 11-13 mét.
    *
    Sau khi chẻ cây đường kính 30-40 ra 3 hay 7 mảnh, tuỳ
    theo có chẻ được không. Ví dụ chẻ ra làm 3 mà các mảnh
    đầu thót nhỏ quá, thì không thể chẻ nữa. Chẻ nữa, thì
    được các mái chèo ngắn hơn. Vì thế mái chèo dài thì
    đắt gấp nhiều lần mái chèo ngắn. Ví dụ trong 3 miếng
    chẻ, có miếng rất bự, nhưng rất thót đầu. Lấy nó mà
    đẽo làm mái chèo 10 mét thì mất 70% gỗ. Chẻ nó ra thì
    có thể được 3-4 mái chèo dài một nửa thôi.
    *
    Chẻ xong thì lấy rìu đẽo theo đường bật mực chính tâm
    của nó. Ví dụ một mảnh đầu A thót, đầu B bành, thì đầu
    A là đầu mái chèo, nhưng mảnh khác thì đầu A bành, mà
    đầu B thót, thì đầu B làm đầu mái chèo. Những mảnh đẽo
    có thể làm côn nhị khúc được, vì mảnh đẽo ra còn khá to
    và dài. Số mảnh đẽo có thể nhiều hơn số gỗ thành phẩm.
    Có nghĩa gỗ lấy được theo cách đẽo chưa được nổi 50%.
    May mắn cây gỗ xớ thẳng, và vật làm ngắn, thì tỷ lệ gỗ
    bị mất sẽ ít.
    *
    Đẽo xong thì bào thô, tức là bào sâu, vỏ bào dày, và
    xước khá sâu. Phải phơi vài ngày cho gỗ khô đi, thì mới
    bào tinh được. Bào tinh thì vỏ phôi bào rất mỏng, và
    không có xưóc. Bào xong thì nhẵn thín.
    *
    Với mái chèo thì thế là xong rồi, nhưng với đồ kỹ, thì
    còn phải nạo, và đánh giấy nháp hạt nhỏ nữa, rồi đánh
    vecni bằng cánh kiến hoà tan trong rượu cồn 90 độ. Nạo
    là một mảnh thép lưỡi cưa, mài sắc, rồi chà mạnh bằng
    đầu búa thép cho lưỡi sắc cuộn lên chứ không thẳng nữa.
    Tay cầm lưỡi nạo này mà nạo những vết khi bào 2 nhát
    bên cạnh nhau mà gây nên. Nạo là kỹ thuật đi kèm với
    đánh vecni. Thợ đánh vecni rất giỏi nạo, nhưng thợ mộc
    cao cấp mới nạo gỗ. Đồ thường thì bào là nhẵn quá rồi.
    *
    Công bào gỗ chể và bào gỗ xẻ không hơn kém nhau bao
    nhiều. Gỗ xẻ thì bào ra những thanh có 4 cạnh như thước
    kẻ, rồi bào ra 8 cạnh, rồi 16 cạnh, rồi mới bào tròn.
    Gỗ chể thì tuỳ theo hình dạng ban đầu mà đẽo ra thanh
    4, 5, hay 6 cạnh, rồi mới bào. Vì vậy, công đẽo thì
    nhiều, nhưng công bào thì ít hơn bào gỗ xẻ.
    *
    Bây giờ có máy tiện, để sức điện nó làm thay người,
    thì gỗ xẻ hay gỗ chẻ, đều mặc kệ máy nó làm. Sau khi
    tiện, thì có vết vòng tròn, phải nạo xong mới đánh giấy
    nháp cỡ mịn, rồi đánh vecni.
    *
    Cả ba cách gia công đều có đoạn cuối giống nhau là nạo,
    giấy nháp, và đánh vecni, nên thẩm mỹ chẳng khác gì nhau,
    và không thể nhìn mà biết được. Chỉ có nhìn thớ gỗ mới
    biết mà thôi, mà phải là nhà nghề mới nhìn được thớ gỗ.
    * * *
    Chuyên làm chỉ có côn 2 khúc thôi, thì cách tốt nhất như sau:
    *
    Cắt cây gỗ ra những đoạn chỉ dài hơn côn 1 centimet thôi.
    *
    Để khúc gỗ đó nằm thẳng đứng trên bệ mà xẻ thẳng xuống.
    Nếu khúc gỗ vẹo, thì kê sao cho đường xẻ gỗ thẳng nhất theo
    chiều căn bản của nó mà xẻ. Như vậy thì những thanh gỗ xẻ
    ra sẽ thằng thớ nhất. Nếu gặp phải mắt gỗ, thì phải chịu
    bỏ phí thanh đó, còn những thanh bên cạnh sẽ có vân rất đẹp.
    Tuỳ theo mạch cưa xẻ, và kỹ thuật có tốt hay không, mà kích
    cỡ của thanh gỗ xẻ phải lớn hơn cỡ côn muốn làm là 3-5 milimet.
    *
    Bào 4 mặt thanh gỗ, mỗi mặt bào chừng 1 milimet nếu xẻ chính xác.
    Sau đó bào ra 8 cạnh, 16 cạnh, rồi bào tròn, thì gỗ vẫn còn
    lớn hơn tiêu chuẩn gần 2 milimet nữa. Sau mấy năm, thì nó ngót
    lại và không nhỏ hơn kích thước mong muốn. Các xưởng gỗ Mỹ cho
    gỗ vào lò nung, độ ẩm tụt xuống đến mức gỗ không thể khô hơn
    được nữa, nên đồ mộc có thể làm tới kích thước thiết kế ngay.
    *
    Cách làm này tiết kiệm gỗ và tiết kiệm công hơn xài máy tiện
    mà không bào thô. Sau khi bào thô rồi, máy tiện chỉ chạy một
    nước tinh cuối cùng và đánh giấy nháp thôi. Ai chịu chơi,
    thì không đánh giấy nháp, mà chỉ nạo cho đồ trưng bày. Nếu là
    đồ tập luyện, thì không đánh giấy nháp và đánh vecni, vì tay
    cầm vào sẽ mất hết vecni, và có thể còn sần sẹo nữa.
    *
  10. luongthanhnam89

    luongthanhnam89 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2012
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    20
    Thanks chú về những kiến thức khá hay và chi tiết này.Có dịp cho cháu mời chú cafe nói chuyện về gỗ cho vui[r2)]Với cháu chơi gỗ là niềm đam mê nên mọi kiến thức mới coi như là từ khóa hữu hiệu để cháu nghiên cứu tìm tòi và trải nghiệm.
    Hiện tại cháu đang nghiên cứu các đặc tính lí hóa của gỗ loại 1 ,ứng dụng vào việc làm binh khí gỗ.Hiện tại khu vực trong Nam cháu muốn tìm các loại gỗ hơi khó,vì phải đi tương đối xa tới các tỉnh lân cận như Đồng Nai và các vùng ven thành phố mới có dịp lựa được các lóng gỗ ngon theo ý muốn.Tỉ lệ hư hao rất nhiều.Đồng thời các loại gỗ loại 1 thì việc áp dụng bằng chẻ gỗ như chú nói rất khó.(Cháu vẫn công nhận việc chẻ gỗ sẽ làm ra các sản phẩm tương đối ok).vì đa số gỗ loại 1 cháu nghiên cứu như cẩm lai,mun sừng,trắc đỏ,trắc dây ...... thì gần như ko áp dụng phương pháp chẻ được.Chỉ có gỗ trắc đen thì cháu áp dụng thành công và khả quan trên sớ dọc nhuyễn theo phôi.1 sản phẩm của cháu gồm các bước:
    _Săn gỗ.chọn gỗ đúng độ tuổi hoặc các lóng gỗ có sớ đặc biệt phù hợp với vật mình làm
    _Lựa và xẻ phôi theo nhu cầu món hàng mình làm.Sớ dọc cho vật dùng va chạm hoặc sớ hoa văn để sưu tầm làm đồ trưng bày
    _Xử lí thô trên máy chuyên dụng(tự chế).Việc xử lí này khắc phục được các sớ đang thuận rồi nghịch,phay các mắt gỗ mà ko bị ảnh hưởng tới thiết kế kích thước của sản phẩm
    _Cuối cùng là test sản phẩm và làm tinh.Việc làm tinh cháu sử dụng các giấy nhám theo số tăng dần.Gồm các lớp 100 320 400 và cuối cùng là giấy nhám nước 2000 để hoàn chỉnh
    *Ngoài côn nhị khúc cháu còn nghiên cứu làm thêm món này

    [​IMG]
    sắp tới cháu còn nghiên cứu các món binh khí gỗ khác nữa có j mong chú chỉ bảo thêm.
    Chúc chú vui vẻ!
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đây là thanh "bokken duyên" cháu rất quý.Làm thủ công theo phương pháp chẻ gỗ của chú.Mong chú góp ý
    [​IMG]

Chia sẻ trang này