1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn của bố, "bác" hay "chú" ?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hamhieubiet, 11/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hamhieubiet

    hamhieubiet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Lại chuyện đại từ nhân xưng tiếng Việt : ai cũng biết là với bạn của bố thì nếu người đó trẻ hơn bố thì mình gọi là "chú", nhiều tuổi hơn bố thì gọi là "bác". Đến đây có vấn đề nảy sinh là nếu bằng tuổi bố thì xưng là "chú" hay là "bác" :-w?
    Xin mọi người cho ý kiến [r2)]
  2. maluudan

    maluudan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    14
    Bạn = tuổi bố mà có con lớn hơn mình (kết hôn trước) thì nên gọi là bác.
  3. nhn183

    nhn183 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, trong xưng hô mà vai của bố mẹ phụ thuộc đầu tiên vào vai của con thì ngược đời ^:)^ [:D]
    Bình thường bạn của bố gọi là bác, bạn của mẹ gọi là cô.
    Nếu muốn rạch ròi ra như bác chủ topic thì trong trường hợp bạn của bố bằng tuổi, phải xét đến mẹ và bác/cô vợ của bạn bố. Nếu mẹ mình nhiều tuổi hơn thì mình gọi bạn bố là chú, ngược lại là cô.
    Trong trường hợp xét tuổi cả bố/mẹ đều bằng tuổi của bạn bố/mẹ thì mới xét đến tuổi con.
    Trong trường hợp cà con cũng bằng tuổi thì tớ cũng chịu, xin chỉ giáo của các bác ngôn ngữ học, văn hoá học :-??
  4. hamhieubiet

    hamhieubiet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn maluudan và nhn183, như vậy theo tôi hiểu thì :

    1/ So sánh tuổi bố và tuổi bạn của bố, nếu bằng nhau thì :
    2/ So sánh tuổi mẹ và tuổi vợ của bạn của bố, nếu vẫn bằng nhau thì :
    3/ So sánh tuổi mình và tuổi con của bạn của bố

    Xin các bác cho ý kiến bổ sung !
  5. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Đừng nên tự gây khó khăn cho mình như vậy, rất nhiều trường hợp phải xử lý tình huống tức thời (ví dụ việc chào hỏi khi khách tới nhà) nhưng việc tìm hiểu và xử lý các thông tin trong 1/ 2/ 3/ kia là rất khó khăn hoặc không có thì bạn định làm thế nào?

    Cách đơn giản nhất và dễ nhất (theo ý kiến cá nhân tôi) là cứ gội là 'bác' đã, người ta sẽ tự có điều chỉnh hợp lý cho cách xưng hô (VD tuy bạn gọi người ta là 'bác' nhưng họ lại xưng 'chú' thôi).

    Đừng nên nghĩ rằng người nếu người ta ít tuổi hơn cha mình thì có thể gọi người ta là 'chú' một cách tùy tiện và coi như đó là chuyện đương nhiên, ngược lại cũng có trường hợp người ta lớn tuổi hơn cha mình thật nhưng lại không thích được gọi là 'bác' mà lại thích được gọi là 'chú', thậm chí là 'anh' thôi.
  6. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Ôi, ghê quá, thấy chữ "tùy tiện" nữa chứ!

    Trời đất, đây không phải là người quen của các bạn mà là người quen của cha/mẹ các bạn, vậy chắc chắn cha/mẹ các bạn sẽ có lời giới thiệu, trong câu nói đó sẽ có chữ "bác" hay là "chú" để mà các bạn gọi theo! Vậy có gì mà sợ gọi sai nữa???

    Còn nữa, nếu lỡ không biết tuổi (mà nói thật, nếu không có người dặn từ trước, nhìn mặt mà biết tuổi thì quá xá là tài, chẳng lẽ 53 với 54 nhìn mặt khác nhau, hay 78 với 79 nhìn mặt khác nhau đến độ người ngoài nhận biết nổi!) thì gọi bằng gì mà chẳng được. Người kia khó chịu thì đã nói thẳng, còn họ không dám nói thẳng, trong khi mình chỉ vì không biết thông tin nên gọi lộn, chứ không cố ý, thì họ cũng quá kém (già hơn một thế hệ mà còn không biết nhắc người trẻ hơn mình xưng hô hợp lý) cho nên cũng đâu cần quan tâm.

    Có lần tôi vì không biết tuổi + không nhìn ra tuổi của 1 bác mà cứ "chú chú" mãi, hóa ra bác này hơn cha tôi cũng 10-15 tuổi, nhưng chả thấy bác khó chịu gì, vậy nên kệ thôi. Họ không chấp nhặt, thì mình làm sao cũng đặng. Họ đã có ý chấp nhặt, tự động họ sẽ sửa nếu mình xưng hô sai. Có gì ghê gớm quá đâu.

    Còn về câu hỏi "lý thuyết" là "Bằng tuổi cha mình thì gọi là bác hay chú?" thì tôi xin trả lời theo ý tôi: Sao cũng được. Tùy vào ý thích của người kia, mà ý thích này thì ta hoàn toàn có thể hỏi thẳng!
  7. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Cái 1/ 2/ 3/ ở trên chỉ có thể áp dụng trong phạm vi rất hẹp thôi (tức là đối với những người mà mình có thể có được nhiều thông tin đến mức đó), trong nhiều trường hợp khác thì bạn sẽ không có thông tin gì để mà so sánh 1/ 2/ 3/ đâu hoặc không biết so bằng gì, VD trường hợp bằng tuổi bố nhưng lại không/chưa có vợ hoặc có 2 vợ (đã ly hôn 1 bà cho đúng luật hiện hành) 1 vợ lớn tuổi hơn mẹ bạn, 1 vợ nhỏ tuổi hơn,v.v....[:P]

    Chính vì 'đây không phải là người quen của các bạn mà là người quen của cha/mẹ các bạn' nên mới càng không thể 'tùy tiện' được vì chuyện bạn làm bạn phải tự chịu là chuyện đương nhiên rồi nhưng trong trường hợp này việc bạn làm có thể có ảnh hưởng (tốt/xấu) đến người khác mà lại chính là cha/mẹ mình và họ có thể được khen/ phải chịu chê trách thì liệu bạn có cần/nên cân nhắc không?

    Trong gia đình, họ hàng, bạn có thể phải gọi những người ít tuổi hơn cha/mẹ mình (thậm chí có thể còn ít tuổi hơn mình) bằng 'bác' vì họ có thứ bậc cao hơn trong họ, việc xưng hô đó có làm cho bạn sang/hèn hơn hay lớn/nhỏ hơn được đâu, vậy thì đối với người không phải họ hàng cũng tương tự vậy thôi, có những người có thể ít tuổi hơn cha/mẹ bạn nhưng họ lại là cấp trên của cha/mẹ bạn, cha/mẹ bạn có thể gọi họ là chú/cậu và xưng 'anh/chị' với họ không?.

    Trong trường hợp bạn có thất thố gì trong khi giao tiếp với bạn của cha/mẹ thì họ cũng chẳng chê bạn là 'vô ý/vô lễ/...' mà người ta có thể chê cha/mẹ bạn dạy con 'không đến nơi đến chốn' (còn nhẹ) hoặc 'không biết dạy con' (nặng).
  8. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Ý bạn lehongphu quy lại ở chỗ: Sợ sự thất thố này ảnh hưởng đến cha mẹ mình.

    Ý tôi quy lại ở chỗ: Nếu sợ thất thố, thì cứ hỏi thẳng người kia. Người kia là người "lớn" (về nhân cách) thật thì họ sẽ hướng dẫn mình. VD: Chú lớn tuổi hơn ba con nhưng con cứ gọi chú là "chú" cho nó...trẻ [r32)] Còn cái loại người không muốn mở mồm hướng dẫn người nhỏ (vai vế) hơn nhưng trong bụng chỉ trích này nọ thì...kệ chúng nó. Chỉ lớn được cái tuổi chứ cách cư xử chẳng đáng làm người trên, chả phải ngại.

    Ghi chú thêm cho ai đọc bài là: Tôi sống ở TP HCM, gia đình thì gốc người Trung. TP HCM thì cuộc sống thoải mái rồi, chẳng mấy kẻ ưa chấp nhặt mấy chuyện như cách xưng hô đâu, nhất là khi người nhỏ hơn đã có thiện chí, chẳng qua là chưa biết xưng hô thế nào cho phải phép. Người Trung thì thẳng tính rồi, đứa nào không xứng đáng làm "người bề trên" thì mình ngoài mặt lẫn trong bụng cũng chẳng cần phải vờ vịt xem là người bề trên đâu.

    Mẹ tôi hay dạy: Không biết thì hỏi, hỏi xong thì suy nghĩ, cân nhắc rồi xử sự. Chứ mẹ tôi không dạy: Làm bất cứ điều gì cũng phải đúng, lỡ không đúng thì ngay lập tức người đối diện - thậm chí là người tốt - cũng sẽ chửi cha ****** thiếu dạy dỗ mày.

    =====

    Tôi nghĩ topic có 2 mặt:

    Mặt lý thuyết: Các bạn có đưa công thức tuổi vợ/chồng, tuổi con...để xác định ngôi thứ "bác/chú". Cái này tôi không có ý kiến, vì tôi quan trọng mặt thực tế hơn.
    Mặt thực tế: Cá nhân tôi thấy là: Không biết thì cứ lịch sự, lễ phép hỏi, chẳng có gì quá ghê gớm để phải dè chừng, nghi ngại.

    Tôi từng gọi nhiều "bác" là "chú" rồi, cười khì khì, 2 bên đều vui vẻ, chẳng ai khó chịu gì cả. Tôi thấy nhiều người TP HCM còn xưng hô với phụ nữ là "dì" nữa. Thậm chí gọi thẳng...bà bán hàng là "má", xưng "con".


    =====

    Sếp của tôi, trừ một lần là cô giáo cũ của tôi, tôi gọi là "Cô", còn lại thì tôi xưng tên, gọi là "anh", "chị". Với người nước ngoài thì dĩ nhiên xưng hô lối tiếng nước ngoài, chẳng cần quan tâm.

    Tôi từng gọi ông con là "anh" mà cả ông cha cũng là "anh" rồi. Ra ngoài xã hội, không có yếu tố gia đình, thì cứ ai dưới 60t thì tôi gọi là "anh", "chị" tất. Nếu trên 60t thì tôi cũng có thể cân nhắc gọi là "anh", "chị". Thời nay đi làm mà chú chú bác bác con con cháu cháu thì chỉ còn sót lại ở vài cơ quan nhà nước thôi, hoặc ở cty gia đình mà ông chủ cty cực kỳ gia trưởng.

    Tôi ghi thêm ra là để minh họa thêm về trường hợp cá nhân của tôi. Còn dĩ nhiên có nhiều nơi trên trái đất này mà uống rượu còn phải che miệng mới là lịch sự, phải phép mà. Mấy chỗ nghiêm ngặt thế, thì đúng là cả ngày phải đi soi ý "người trên" để làm vừa lòng họ rồi, không là họ sẽ nặng nhẹ sỉ vả chê trách cha mẹ, thầy cô...mình.
  9. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Nguyêntắc xưnghô của người Việt là "xưng khiêm hô tôn" (không phụthuộc vào tuổi). Vì vậy gọi là "bác" là phùhợp hơn. Nhưng nguyêntắc đó ngàynay hìnhnhư không còn hợplý nữa.

    Ngàyxưa: Hai người phụnữ nói chuyện với nhau gọi nhau bằng "chị" xưng "em". Không cần thiết phải hỏi tuổi. Chỉ gọi người khác bằng "em" khi người đó đáng tuổi... cháu mình.
    Ngàynay: Hai người phụnữ nói chuyện. Người thứ nhất gọi người thứ hai bằng "chị" thì người thứ hai gọi luôn người thứ nhất bằng "em". Khi hỏi tuổi thì té ngửa ra là người thứ nhấtlớn tuổi hơn người thứ hai.

    Ngàyxưa: Người đànông gọi vợ của bạn mình bằng "chị". Nếu người chồng của cô ấy nhỏ tuổi hơn mình thì gọi bằng "cô". Đó là cách mà ngườita tôntrọng chồng của người phụnữ.
    Ngàynay: Ngườita gọi vợ của bạn mình (thậmchí gọi là "bạn" chứ cũng chẳng thân lắm) bằng "em". Và giảithích rằng nhưvậy thânmật hơn. Nhưng họ không biết rằng đôi khi người đànông đó lấy vợ lớn tuổi hơn mình.

    Tôi không thuộc thếhệ cổ, nhưng cũng chẳng phải hạng thanhniên. Gọi vợ của bạn mình bằng "chị" thì nghe có vẻ câunệ quá nhưng chả dám gọi bằng em. Cái từ "em" là độcquyền của bạn mình. Đừng nên quá xâmlấn vào quyền sởhữu của người khác. Nên mặc dù "mày-tao" với bạn nhưng tôi phải gọi vợ bạn bằng tên của người đó. Nhưng đối với bạn sơgiao tôi nhấtquyết phải gọi vợ của họ bằng "chị" (dù nhỏ hơn tuổi của tôi).

    Ngàyxưa: Khi một người lớn tuổi xưnghô với một người nhỏ tuổi là "bạn-tôi" thì người nhỏ tuổi xưng lại là "anh-em" hoặc "chị-em". Cho dù người lớn tuổi có đồngý xưng "bạn-tôi".
    Ngày nay: Khi một người lớn tuổi xưnghô với một người nhỏ tuổi là "bạn-tôi" thì người nhỏ tuổi cảmthấy rất thích thú khi được xưnghô "bạn-tôi" lại.

    Thanhniên ngày nay cứ thấy ai gọi mình bằng anh/chị thì cũng xưng lại bằng anh/chị và gọi ngườita bằng "em" và coi đó như "lẽ côngbằng đươngnhiên".
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Bạn cho tôi hỏi: má của bà nội thì cháu bé phải gọi là bà cố gì ?

    1) Má tôi, chị gái tôi và vợ tôi cùng chung ý kiến là cháu bé phải gọi bằng bà cố ngoại, vì bà là bà ngoại của bố cháu.
    2) Tôi thì cho rằng cháu phải gọi là bà cố nội, vì bà là bà của bố cháu.

    Vậy gọi thế nào cho chính xác đây ?

Chia sẻ trang này