1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã bao giờ phát hiện ra chân lý? Hãy trở về với lẽ huyền bí nhiệm màu của Đạo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi attilathehun, 02/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. attilathehun

    attilathehun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã bao giờ phát hiện ra chân lý? Hãy trở về với lẽ huyền bí nhiệm màu của Đạo

    Tôi còn nhớ trong một cuốn sách đã có viết, đại ý như sau:
    Phương Tây ngày nay, mỗi khi xuất bản sách về Đạo Học , Lão Tử, hay Thiền Tông, Kinh Dịch... đều bán hết sạch. Các học giả phương Tây ngày càng nghiên cứu nền văn hóa Trung Ấn nhiều hơn. Phải chăng khi đạt đến cái dư thừa vật chất thì người phương Tây bắt đầu tìm lại cái chân lý, tìm lại bản thân mình qua tinh hoa của Đông Phương, của những nền văn hóa đã sớm vượt xa họ về tư tưởng. Trong khi đó Đông Phương ngày nay, nơi bắt nguồn của những tư tưởng tinh hoa nhất, như Đạo Giáo, Phật Giáo, có lẽ vì chưa hưởng thụ hết, chưa đủ choáng ngợp trước sự rực rỡ bề ngoài của văn minh vật chất Tây Phương, vẫn tiếp tục chạy theo cái cặn bã của họ. Ai đó đã nói: lẽ nào lấy cái Hoàng Hôn của người khác làm Bình Minh của mình?

    Bạn đã bao giờ bỏ thời gian ra để tìm hiểu, và rồi sung sướng trước những tư tưởng vĩ đại, đã xuất hiện từ cách đây hàng ngàn năm, của chính cha ông chúng ta để lại. Bạn sẽ thấy cái học nông cạn của Tây Phương. Sao bạn không hướng tầm nhìn lên, bao quát cái lẽ nhiệm màu của tự nhiên, bạn sẽ thấy lẽ sống chỉ có một, dù vào thời nào chăng nữa.

    Tất nhiên bạn khó có thể xa rời cái hiện thực, nhưng cũng có thể áp dụng các tư tưởng đó để đạt đến một sự thành công nhất định nào đó trong cuộc sống. Lấy Vô Vi làm chủ đạo, không tranh giành với ai mà đạt được thắng lợi, người tốt không yêu, người xấu cũng không ghét, bởi vì thực ra không có Thiện, Ác; không có Tốt, Xấu; tất cả đều là một; bỏ đi cái ác tập nhị nguyên, bạn sẽ đạt được cái Chân, Thiện trong cuộc sống.


    u?c RandomWalker s?a vo 12:36 ngy 02/09/2003
  2. attilathehun

    attilathehun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bạn hãy thử đọc một đoạn:
    Có nơm là vì cá; đặng (được) cá hãy quên nơm
    Có dò là vì thỏ; đặng thỏ hãy quên dò
    Có lời là vì ý; đặng ý hãy quên lời
    Ta tìm đâu đặng người biết quên lời,
    Hầu cùng nhau đàm luận!
    TRANG TỬ
    ??Trình bày một giáo lý nào, dù là sự trình bày ấy có thuận lợi cho giáo lý ấy đến đâu, cũng không có nghĩa là cầu mong nó được người thừa nhận. Chính các bậc uyên thâm về Đạo học, họ có cầu mong được như thế không? Tuyệt đối là không, vì sự truyền giáo là điều mà họ kỵ nhất?.
    Jean GRENTER
    TỰA
    Văn Minh mà thiên hạ ngày nay đang tôn sùng và đeo đuổi là một thứ Văn Minh lượng, lấy sự ?otiến bộ? làm lý tưởng; còn Văn Minh của Trang Tử chủ trương là một thứ Văn Minh phẩm, lấy sự ?otận thiện? làm lý tưởng. Hai thứ Văn Minh ấy có nhiều điểm bất đồng, rất khó mà dung hòa với nhau được. Cho nên, có kẻ cho rằng đem tư tưởng Trang Tử mà nói ra lúc này, phải chăng sẽ không bổ ích gì cho thiên hạ phần đông, có khi còn là một việc làm trái thời nữa là khác, cũng không chừng! Học thuyết Trang Tử không thể nằm cạnh một nên văn minh cơ giới tột độ như ngày nay.
    Những tư tưởng mà người đời phần đông ưa thích nhất là những tư tưởng thỏa được lòng dục vọng của họ. Người ta, ít có ai biết cần đến sự thật để sống. Cái gì trái với lòng ao ước của họ, là họ bác ngay, trước khi xem xét coi nó có đúng sự thật hay không? Đã chẳng những bác ngay, mà lại còn xem như thù địch. Những tư tưởng ủy mị, xu nịnh, vừa theo dục vọng của quần chúng, sẽ được họ tôn thờ như một cái gì ?othiêng liêng bất khả xâm phạm?. Thiên hạ rùng rùng nghe theo và xem đó như một Chân lý tuyệt đối, trong khi nó chỉ là một thỏa mãn của dục vọng nhất thời mà thôi.
    Một nhà xã hội học hiện đại Tây Phương có viết:
    ?oPhần đông quần chúng không bao giờ biết khao khát sự thật. Trước những sự thật hiển nhiên mà không vừa lòng họ, ho không thèm đoái hoài đến; trái lại họ chịu tôn thần thánh sự dối trá lạc lầm, nếu sự dối trá lầm lạc ấy khéo làm vừa lòng họ. Kẻ nào khéo ảo hoặc họ, sẽ làm chủ họ được ngay rất dễ dàng; trái lại, kẻ nào tìm cách phá tan ảo vọng của họ, sẽ bị họ tru diệt không sai?.
    Jésus bị treo lên cây thập giá, Socrate bị bắt uống độc dược, phải chăng là vì đã muốn làm cho thiên hạ tỉnh ngộ.
    Cléopâtre, hoàng hậu Ai Cập, muốn biết mình và nàng Octavie ai đẹp, hỏi tên đầy tớ ruột của bà: ?oCléopâtre và Octavie ai đẹp??, tên đầy tớ dại dột nói ?oOctavie?. Cléopâtre giận, mắng và đánh tên đầy tớ cho đến khi tên ấy chịu nói mình đẹp hơn.
    Tâm lý ấy là tâm lý thông thường của thiên hạ: ?oCứ nói láo đi, nếu anh muốn, nhưng hãy nói với em rằng: anh yêu em? (Mens si tu veux, mais dis-moi que tu m?Taimes). Cái tâm lý ấy cũng là cái tâm lý người bệnh hủi của Trang Tử:
    ?oNgười bệnh hủi kia, nửa đêm sanh đặng (được) đứa con. Bèn lật đật kiếm cho đặng lửa để xem, chỉ nơm nớp lo sợ nó không giống mình? (Thiên Địa)
    Óc bè đảng của con người cũng do đấy mà ra. Phàm những gì thuộc về bè đảng của mình đều được xem là hay, là đẹp. Không cần biết cái điều mình tin tưởng và cho là phải ấy, có thật là phải, có thật là đúng không: hễ giống với mình thì cho là phải, không giống với mình thì cho là quấy.
    ?oThiên hạ đều biết tìm cái mà mình không biết, nhưng chẳng ai, biết tìm cái mà mình đã biết, đều biết chê cái mà mình cho là không phải, mà chẳng ai biết chê cái mà mình đã cho là phải? (Khứ Cự)
    Hễ cùng một tôn giáo, cùng một đảng phái, cùng một quốc gia hay cùng một dân tộc, đều là phải cả. Dầu có sai lầm đến đâu cũng nhắm mắt bít tai. Cho là con ruột của mình không giống mình, cũng không được nhìn nhận, mặc dầu mình là ?okẻ hủi?? Là tại sao?
    ?oCon người ở đời đều thích người ta đồng với mình, mà rất ghét người ta khác với mình? (Tề Vật Luận).
    Phải chăng đó là căn bệnh nguy hiểm nhất của loài người, nhất là con người ngày nay!
    Ôi!
    ?oHạng thật mê, suốt đời không tỉnh. Hạng thật ngu, suốt đời không khôn. Ba người cùng đi, mà có một người mê, thì chỗ mình định nói còn có thể mong đạt tới được, là vì kẻ mê ít mà người tỉnh nhiều. Nếu ba người cùng đi mà có tới hai người mê, thì chỗ mình định nói đến không thể mong đạt tới được, là vì người mê nhiều mà người tỉnh ít. Nay, cả thiên hạ đều mê, ta dẫu có muốn chỉ đường cũng không thể được. Chẳng cũng xót xa lắm sao! Tiếng hát hay, không sao lọt được vào tai bọn dân quê: hát líu lo bậy bạ vậy, mà chúng náo nức vui cười! Thế nên lời nói cao, không thể vào được nơi lòng của chúng nhân. Lời hay không thể nói ra được, là vì lời thô rất nhiều, đầy lấp thiên hạ và được thế lực bè đảng ủng hộ. Lấy hai cái chình bằng đất, đánh to lên, thì nó lấp cả tiếng chuông đồng; vậy, cái chỗ mình định nói đến, làm sao nó đạt tới cho được?; mà gượng làm, đó lại còn mê hơn thiên hạ nữa. Cho nên, thà là bỏ đó mà chẳng suy cầu tới làm gì còn hơn? ?o (Thiên Địa)
    Trang Tử có nói: ?oĐồng với ta, cho ta là phải. Không đồng với ta, cho ta là quấy?. Mà đồng với ông và cho ông là phải chỉ có những hạng người ?ovô kỷ, vô công và vô danh? như ông. Và phần ấy chẳng phải là không có, tuy rất hiếm ở cái thời chuộng sự thành công bất cứ bằng phương tiện nào.
    Viết quyển sách này, tôi hết sức bất mãn về chỗ không thể nói hết được ý nghĩ của mình, và trình bày được hết mọi khía cạnh của nó. ?oThư bất tận ngôn; ngôn bất tận ý? (Sách, không diễn đạt được hết lời; Lời, không diễn đạt được hết ý). Tư tưởng của Trang Tử thật là sâu xa bao quát vô cùng. Các học giả chú giải hay nghiên cứu Trang Tử sở dĩ có chỗ không đồng nhau, là vì cái học của Trang Tử không thuộc địa phận của lý trí mà thuộc về khu vực của tâm linh trực giác.
    Trước hết ta phải xem nó như một tâm học (huyền học) hơn là một triết học suông, nghĩa là chẳng phải chỉ học nó như ta nghiên cứu học hỏi các học thuyết khác bằng Trí, mà phải dùng đến Tâm để ngộ nó, nghĩa là sống với nó. Nếu không ?osống với nó? thì học nó chẳng qua là cuộc mua vui cho trí não nhất thời, không bổ ích gì cho đời sống tinh thần, mà ta cũng không làm sao hiểu nó cho thấu đáo được nữa.
    Ở đây, tôi đâu dám tự hào là đã hiểu Trang Tử đến nơi đến chốn? Điều ấy nằm ngoài cao vọng của tôi. Tôi đã hết sức muốn gìn giữ địa vị khách quan, nhưng đối với một học thuyết nhất nguyên thì bảo bỏ phần chủ quan cũng khó mà thấy đặng chỗ thâm sâu của lẽ đạo nhiệm mầu; ta không thể tách mình ra khỏi sự vật mà hiểu theo quan niệm nhị nguyên cho đặng. Tôi đã nói: nó là Tâm học, cho nên chẳng những dùng Trí, mà phải dùng Tâm để đi ngay vào nó, đồng hóa với nó, hiểu nó và sống với nó. Chẳng phải kẻ đứng trên dòng sông xem nước chảy, mà là kẻ nhảy xuống dòng nước, bơi lội trong đó, để thí nghiệm cái chảy của nó.
    Nguyễn Duy Cần
    ( ?oTrang Tử Tinh Hoa?)
  3. attilathehun

    attilathehun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Nhất Nguyên, Nhị Nguyên
    Học thuyết của Trang Tử rất khó hiểu cho một phần đông người bấy giờ là vì nó thuộc về cái học Nhất Nguyên, mà phần đông chúng ta lại thường tư tưởng theo lề lối Nhị nguyên.
    Nhị Nguyên thì phân chia sự vật trong đời thành hai phần biệt lập: chủ quan và khách quan, phải và quấy, lành và dữ, tốt và xấu, vật và tâm, tịnh và động, v.v.. Hai lẽ tương đối ấy luôn tranh đấu, tiêu diệt lẫn nhau. Phải là phải mà quấy là quấy; tịnh là tịnh, mà động là động; vật là vật, mà tâm là tâm... Người ta không thể hiểu rằng phải và quấy, tịnh và động, tâm và vật có thể sống chung nhau, có thể dung hòa nhau mà tồn tại, hơn nữa tất cả đều là Một. Bởi vậy, họ mới lấy cái Phải mà trừ cái Quấy, lấy cái Động mà trừ cái Tịnh, lấy cái Tâm mà trừ cái Vật,... Bấy giờ người ta bày ra duy tâm duy vật, tư sản vô sản, chia phe chia đảng, , giết hại lẫn nhau để chứng minh cái phải của mình. Người ta không thể sống nếu không chống lại một cái gì đó: chống duy tâm hay chống duy vật, chống tư bản hay chống vô sản, phe nay chống lại phe kia. Đấy là cái chiều tự nhiên của những thứ thông thường. Kẻ nào nghĩ đúng theo ta, là bạn ta; kẻ nào nghĩ khác ta, là kẻ thù của ta. Đồng vơi ta, là Phải; trái với ta, là Quấy. Tư tưởng đó là tư tưởng có một chiều mà thôi.
    Trái lại, tam nguyên thì nhận rằng Tâm, Vật; Phải, Quấy; Tốt, Xấu;... là hai trạng thái của vạn vật. Sự vật đều do cọ xát giữa hai lẽ mâu thuẫn ấy mà có. Cặp tương đối mà mất đi một phần thì không có cái gì tồn tại cả. Nói theo Dịch học, thì Âm Dương là hai lẽ mâu thuẫn thường tại của mọi vật. Âm không phải thuần (hoàn toàn) âm, Dương không phải thuần Dương. Trong Âm có ẩn Dương, trong Dương cũng có ẩn Âm. Mà Âm cực thì Dương sinh; Dương cực thì Âm sinh, tạo ra sự có có không không liên miên bất tuyệt... Giữa hai lẽ âm dương mâu thuẫn ấy có một cái gì nắm giềng mối hai bên, bắt buộc nó không thể rời nhau, để nó biến hóa sinh tồn. Cái đó, Đạo Gia gọi là Đạo. Cái nguyên lý thứ ba này mà vắng mặt thì sự vật rời rã, tiêu tan tất cả. Cho nên gọi là Tam Nguyên.
    ...
    Trong Thái Cực Đồ, có hai phần bằng nhau, một phần Âm (màu đen) và một phần Dương (màu trắng) bao bọc trong một cái vòng. Cái vòng ấy gọi là Đạo, bao gồm và điều hòa hai lực lượng mâu thuẫn kia.
    Phần Dương (trắng) lại có một điểm Âm (đen). Phần Âm (đen) lại có một điểm Dương (trắng) ở giữa, để chỉ rằng tạo vật trong đời không có một yếu tố nào hoàn toàn thuộc Dương hay thuộc Âm cả. Âm và Dương tượng trưng cho tất cả lẽ tương đối trên đời: ngày đêm, nóng lạnh, phải quấy, tốt xấu, thiện ác, thật giả, tâm vật, tru diệt, thịnh suy, v.v... Hai nguyên tắc mâu thuẫn Âm và Dương hoàn toàn đồng đẳng; tự nó, không có nguyên tắc nào cần thiết hơn nguyên tắc nào.
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bạn viết bài này theo tôi chưa được khách quan cho lắm. Mỗi nền văn minh đều có cái hay cái dở. Tôi ko có đủ thời gian để phân tích hết các vấn đề bạn đề cập, nhưng chỉ nêu vài ý như sau.
    1. Bạn cần phải chú ý giai đoạn phát triển của từng xã hội. Khi mà xã hội dư thừa về vấn đề gì đó thì tức khắc sẽ có một trào lưu phía trong đi ngược lại. VD: Ở phương Tây có trào lưu chống ******** trước hôn nhân, và ở phương Đông thì có trào lưu ngược lại, quan hệ ******** trước hôn nhân. Nhưng cái tỉ lệ đó trong tỉ lệ chung thì nhỏ hơn rất nhiều.
    2. Thời kì này theo tôi có thể hiểu là văn hoá hai miền hội nhập, ko cái nào lấn át quá cái nào. Tôi từng đi tìm các hiệu sách ảo trên mạng, và thấy đa phần các cửa hàng sách thì số đầu sách về Đông Phương huyền bí cũng chiếm một vị trí rất khiêm tốn.
    3. VD: Phương Đông có những gì về Tử vi, về bói toán thì ngược lại ở Phương Tây cũng có Chiêm tinh học, bói bài.... Như vậy là có các hình thức khác nhau thôi.
    4. Tôi cũng thấy nhiều bài viết của chính người Phương Tây phê phán văn hoá phương Tây, nhiều bài viết người Châu Á phê phán văn hoá Châu Á và ngược lại nữa. Cho nên, ko thể tuyệt đối hoá một nền văn hoá nào.
    Hôm khác tôi sẽ trao đổi tiếp.
    Tức nước vỡ bờ
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn.
    Thưa bạn, phương Tây có hàng tỷ người, trong số đó chắc phải có đến vài triệu người ưa triết lý phương Đông( tỷ lệ chỉ khoảng 1/nghìn.)
    Như vậy, cái chuyện sách triết lý phương Đông bán chạy là bình thường.
    Nhân nói đến chuyện này, tôi có đọc một vài tác phảm của Osho, một triết gia bậc thầy của Ấn độ, được nhiều người phưong Tây coi là Thánh. Tất nhiên, tôi không dám đánh giá toàn diện, nhưng trên những điều tôi đã thấy, thì về cơ bản là gì:
    Thiền: từ vô ký ức ---->ký ức----->vô ký ức
    Tù không có gì về không có gì
    Nghĩa là đầu tiên nhận biết về các ý tưởng, thành phần cơ bản của tâm trí. Ý tưởng gồm hai loại chính:
    muốn làm
    muốn biết
    Cả hai đều không thực, chỉ là SP của ý tưởng, vậy thì nên bỏ qua
    (nhận biết một: khách thể)
    Tiếp đến, quan sát người quan sát, nghĩa là quán tưởng ý nghĩ xuất phát từ mình ntn. Sau khi quán xét, bỏ qua nốt chủ thể
    (nhân biết hai: khách thể, chủ thể)
    Tiếp đên, quán xét cả thời gian, hình thành nhận biết 3
    Khi bỏ qua cả thời gian, chúng ta ở trạng thái vô tâm trí, đó là thiền.
    Và mục đích của các bậc thầy là khơi gợi để con người đạt đến trạng thái đó.
    - Đặc điểm của triết gia này, cũng như nhiều triết gia khác, là tự đề ra giả thuyết, dựa trên một vài quan sát(không đủ lớn), rồi dựa tự biện, rất lo gic để triển khai ý tưởng của mình. Tất cả đều không qua kiểm chứng, không xét đến thực tế quan trọng: sinh lý của con người hoàn toàn khác nhau.
    - Tâm lý học hiện đại chỉ ra có nhiều kiểu tâm lý, trong đó có hướng ngoại, hướng nội.
    Hai kiểu này đi với 4 loại: tư duy, cảm giác, cảm xúc, trực giác hình thành nên nhiều kiểu người
    Kiểu người tư duy hướng ngoại thì quan tâm đến khách thể, nhưng không phải cái khách thể tác động, mà hình thành nên các dữ kiện về khách thể. Kiểu người này thích tìm hiểu thế giới bên ngoài, thích tìm ra các qui luật lý trí chi phối thế giới đó
    Kiểu tư duy hướng nội quan tâm đến các chủ đề bên trong, các ý tưởng trừu tượn, siêu hình, và nghiên cứu chúng. Có lẽ những người kiểu này sẽ khoái các tư tuởng phương Đông, và có lẽ chỉ có họ.
    Kiểu cảm giác thì thường là các nhà thơ, hoạ sĩ, ...họ cũng ít khi hứng thú với các triết lý kiểu trên
    Kiểu trực giác lại càng không quan tâm
    Vì vậy, nếu các triết thuyết trên co ý định như là chân lý, là đạo cho mọi người, nó hoàn toàn bất khả. Đó là hiển nhiên.
    Về phưong Tây, ngay cả nhà tâm lý rất gần với phương Đông như Jung cũng nhiều khi bị coi là thiếu khoa học, mặc dù ông cũng cố gắng đưa thực nghiệm vào nghiên cứu.
    Và ông chủ trương, nghiên cứu cái kiểm soát được, tác động được, để biết cái không tác động đến được.
    Và ngay như nhà tâm lý học Piaget, khi đưa ra mô hình giai đoạn cho việc hình thành ý thức trẻ em, mặc dù được nhiều nhà khoa học công nhận, nhưng cũng bị một thuyết song song là thuyết học tập XH, bác lại dựa trên mô hình S-R( simulate - response).
    Tuy nhiên, tôi đồng ý, các nhà tâm lý học phương Tây là một bước đi muộn so với tư tưởng phương Đông. Nhưng muộn không có nghĩa là kém. Trên thực tế, tâm lý học phương Tây đang phát triển mạnh và tiến rất xa. Đồng thời, nhiều triết gia phương Đông sau ày đã diễn giải lại tâm lý học phân tích cũng như phân tâm học và hình thành nên triết thuyết của mình.
    Và không ai phát triển những tư tưởng của Trang Tử, Mạnh Tử theo đường hướng chính thống.
    Và bất ngờ làm sao, một vài nhà triết học phương Tây hiện đại đã làm việc đó.
    Bạn có thể nói rõ hơn cái gì rác rưởi của phương Tây? Bạn có biết là những nhà tâm lý, các triết gia phương Tây đều hiểu rất rõ về thuyết âm - dương cũng như nghiên cứu phương Đông rất rõ. CÁc trường hầu như các trường Đại học ở Mỹ, Pháp,Thuỵ Sĩ.. đều có có khoa nghiên cứu phương Đông. Nếu bạn đọc Jung,nếu đổi thành Trang Tăng, có lẽ bạn nghĩ ông là một nhà khoa học Trung Quốc. quan điểm của Jung có cả duy tâm, siêu hình, cả thuyết luân hồi. Thậm chí Jung rất thích Kinh dịch...
    Những người nổi tiếng theo phương Đông ư: Madona, Richard Gere...
    Đa phần những người phương Tây theo chủ thuyết vô vi là bất lực một phần trước cuộc sống. Họ không hẳn là những người kém năng lực, nhưng rõ ràng họ gặp vấn đề khi đương đầu với cuộc sống.
    Họ có phải là những vĩ nhân?
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 03/09/2003
  6. attilathehun

    attilathehun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu kỹ đi rồi hãy nói nhé:D
    Thực ra tôi viết bài này vì thấy box Thảo Luận chúng nó cãi nhau ỏm tỏi qúa, mà cãi nhau chẳng ra đâu vào đâu cả. Không ngờ các anh mod lại chuyển qua đây thì còn ý nghĩa gì nữa, híc.
    Các bác tinh thông học thuật hãy truyền bá tư tưởng cho các box khác đi!
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn, tôi đã đề nghị với mod RW bên box Thảo luận, nếu bạn vẫn múôn chuyển lại Thảo luận thì cứ PM cho tôi, tôi sẽ làm theo yêu cầu.
    Tôi sẽ trao đổi tiếp với bạn về vấn đề này. Tôi nhận thấy rằng người Phương Tây hiện giờ có sự dư thừa về mức sống trong khi đó người Phương Đông lại có thể đầy đủ hơn về tinh thần. Triết học phương Tây hiện đại nhấn mạnh vào duy lý và vật chất(tôi nhấn mạnh vào hiện đại vì trước kia thì người Phương Tây cũng chỉ sống vào tôn giáo). Triết học Phương Đông thì nhấn mạnh nhiều đến yếu tố tinh thần. Phép thắng lợi tinh thần, mối quan hệ thân mật làng xóm?. Là những gì mà triết học phương Đông đem lại.
    Hiện nay, xu hướng mới là Triết học Phương Tây hoà hợp với Triết học phương đông, nhằm cho người ta đạt được xu hướng cân bằng động thích hợp nhất về cả vật chất lẫn tinh thần, nên chuyện người ta đi tìm hiểu văn hoá của nhau là đương nhiên. Nói một cách đơn giản, cậu có thích đi du lịch các nước Phương Tây ko để ngắm nhìn nên văn hoá của họ?
    Điều tôi muốn kết luận là, văn hoá Phương Đông và Phương tây đều có nhiều cái hay, tôi tin rằng, việc kết hợp hài hoà hai nền triết học lại sẽ cho ta một cuộc sống khá tốt đẹp.
    P/S: Các bác khác giỏi thì cũng tham gia nhiều box. Tôi thì biết ít, có gì nói nấy, ko dám đi nơi khác phát biểu sợ người ta chê kiến thức nông cạn.
    Tức nước vỡ bờ

Chia sẻ trang này