1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã biết nguyên tắc tính phí dịch vụ pháp lý

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi dieubaoanh, 29/08/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dieubaoanh

    dieubaoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2016
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    1
    Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nguyên tắc tính phí dịch vụ pháp lý, đặc biệt là tính phí thuê luật sư hình sự
    I. Thù lao luật sư
    Thù lao của luật sư là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho công sức lao động trí óc của luật sư. Thù lao luật sư được áp dụng trên cơ sở thoả thuận giữa luật sư (Văn phòng luật sư) cóvới khách hàng và được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa Văn phòng luật sư với khách hàng.
    1. Căn cứ tính thù lao luật sư
    Thù lao luật sư nói chun và thù lao của luật sư nói riêng được tính trên những căn cứ sau đây:
    - Mức độ phức tạp của công việc;
    - Thời gian của luật sư (hoặc 1 số luật sư) bỏ ra để thực hiện công việc;
    - Kinh nghiệm và uy tín của luật sư chính, của Văn phòng luật sư;
    - Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.
    Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc và yêu cầu của khách hàng, đặc biệt của công việc, luật sư thỏa thuận với khách hàng áp dụng một trong các cách thức tính thù lao sau đây:
    - Thù lao tính theo giờ làm việc (tùy thuộc vào uy tín và kinh nghiệm của từng luật sư);
    - Thù lao trọn gói theo vụ việc:
    2. Phương thức tính thù lao luật sư
    Khách hàng có thể tùy chọn 1 trong các phương thức tính thù lao sau:
    a. Mức thù lao cố định;
    b. Mức thù lao theo giá trị % kết quả đạt được;
    c. Mức thù lao có 1 phần cố định tính theo kết quả.
    [​IMG]
    II. Những chi phí
    Những chi phí bao gồm: Chi phí Văn phòng của Văn Phòng Luật Sư; chi phí đi lại, sinh hoạt, tạm trú của luật sư khi thực hiện công việc; chi phí liên hệ công tác; chi phí Nhà nước; Thuế.
    1. Chi phí Văn phòng: Đây là khoản tiền mà khách hàng phải trả để đảm bảo thực hiện các hoạt động Văn phòng liên quan đến công việc của khách hàng (giấy tờ, sổ sách, điện thoại, tín hiệu internet và những chi phí khác…). Khoản chi phí này thường không lớn và thông thường được tính gộp vào cùng với chi phí đi lại, tạm trú, liên hệ công tác. Tuy nhiên, nếu khách hàng có yêu cầu sẽ tính thành mục riêng.
    2. Chi phí đi lại, tạm trú, liên hệ công tác: Đây là khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho luật sư hoặc chuyên viên tư vấn, bao gồm những chi phí như vé xe ô tô, vé tàu hoả, vé máy bay, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ… ( Phí cho những phương tiện đi lại và ăn nghỉ mức trung bình ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn đến làm việc). Khách hàng có thể tuỳ chọn thanh toán chi phí đi lại bằng 1 trong 2 cách:
    a. Khách hàng và luật sư cùng ước tính chi phí và thống nhất thanh toán một lần (thông thường khách hàng chọn phương án này).
    b. Trước lúc đi công tác, luật sư thông báo và khách hàng tạm ứng chi phí với luật sư. hai bên sẽ quyết toán sau chuyến công tác.
    Thông thường, nếu như khách hàng thanh toán chi phí đi lại, tạm trú một lần thì khoản tiền này sẽ bao gồm cả chi phí Văn phòng.
    Không những thế, không phải trường hợp nào cũng thu khoản phí này mà có thể có một số dịch vụ hoặc công việc chúng tôi tính trọn gói vào thù lao hoặc có những dịch vụ chúng tôi không tính chi phí này, đặc biệt trong các trường hợp khách hàng thỏa thuận thù lao theo tỷ lệ thì khoản chi phí này sẽ được tính riêng.
    3. Chi phí Nhà nước: Đây là khoản chi phí Văn Phòng luật sư thay mặt khách hàng nộp vào Nhà nước, nó có thể bao gồm các lệ phí cấp phép, những khoản tạm ứng án phí, án phí, phí thi hành án, lệ phí …và nói chung những khoản tiền mà cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan tư pháp sẽ thu (có hoá đơn chứng từ). Thông thường, khoản chi phí này khách hàng tự nộp hoặc nhờ Văn Phòng luật sư nộp thay. Ngoài ra, cũng có thể có các ngoại lệ như trong các thoả thuận thù lao theo tỷ lệ hoặc trong những dịch vụ trọn gói khác thì Văn phòng sẽ thu khoản phí này và tự quyết toán với Nhà nước.
    4. Thuế: Theo thông lệ chung những báo giá dịch vụ đều không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Khách hàng có trách nhiệm thanh toán khoản tiền thuế này bằng 10% giá trị hợp đồng. Ngoài ra, mỗi 1 dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng cũng làm tăng số thuế thu nhập mà Văn phòng phải nộp theo quy định pháp luật…
    Xem thêm >>> Văn phòng luật sư

Chia sẻ trang này