1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã biết quy định khi ly hôn và quyền nuôi con chưa?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi dieubaoanh, 31/08/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dieubaoanh

    dieubaoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2016
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    1
    Liệu có được đơn phương ly hôn, hay làm thế nào để giành quyền nuôi con là những câu hỏi được đặt ra khi vợ chồng bạn đang có nhiều mâu thuẫn mà không thể chung sống được nữa. Hãy đọc bài viết về vụ án ly hôn dưới đây để hiểu rõ nhé.
    Thứ nhất, về địa điểm tiến hành ly hôn. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể lựa chọn địa điểm là Tòa án nơi vợ hoặc chồng đang cư trú. Còn nếu trong trường hợp tiến hành đơn phương ly hôn thì cần phải nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân nơi người vợ/chồng đang cư trú
    Thứ hai, nếu vợ/chồng không đồng ý kí vào đơn ly hôn thì Tòa án vẫn có thể xem xét giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu chồng/vợ có thể chứng minh được rằng đời sống hôn nhân của mình đang trong tình trạng “mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.
    [​IMG]

    Thứ ba, về quyền nuôi con. Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
    Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
    Xem thêm >>> Kết hôn có yếu tố nước ngoài

Chia sẻ trang này