1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bản thân chưa ??? (Những cây thuốc xung quanh chúng ta)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 01/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bản thân chưa ??? (Những cây thuốc xung quanh chúng ta)

    KINH GIặèI
    ( ELSHOLTZIA CRISTATA )

    [​IMG]

    - Tên cÂy : Kinh giỏằ>i, khặặĂng giỏằ>i, giỏÊ tô, nhỏÊ nĂt hom (ThĂi).

    - Mô tỏÊ : CÂy nhỏằ, cao 40 - 60cm. ThÂn vuông, có lông mỏằi. Hoa nhỏằ màu tưm nhỏĂt, hoỏãc hỏằ"ng tưa mỏằc thành bông lỏằ?ch ỏằY 'ỏĐu cành. QuỏÊ bỏ, thuôn nhỏàn. Toàn cÂy có mại thặĂm. Tưnh vỏằc uỏằ'ng. Sao 'en khi dạng 'ỏằf cỏ** mĂu.

    - Quy kinh: Phỏ và can

    - Công nfng: Trỏằô phong giỏÊi biỏằfu; Cỏ** mĂu

    - Chỏằ? 'ỏằn lỏĂnh, sỏằ't không có mỏằ" hôi. Kinh giỏằ>i phỏằ'i hỏằÊp vỏằ>i Phòng phong và KhặặĂng hoỏĂt.

    +)Chỏằâng biỏằfu phong nhiỏằ?t biỏằfu hiỏằ?n sỏằ't, 'au 'ỏĐu, 'au hỏằng, ra mỏằ" hôi ưt hoỏãc không ra mỏằ" hôi. Kinh giỏằ>i phỏằ'i hỏằÊp vỏằ>i Liên kiỏằu, BỏĂc hà và CĂt cĂnh trong bài NgÂn kiỏằu tĂn

    +)SỏằYi và phĂt ban trên da kăm theo ngỏằâa. Kinh giỏằ>i phỏằ'i hỏằÊp vỏằ>i BỏĂc hà, Thuyỏằn thoĂi và Ngặu bàng tỏằư 'ỏằf thúc cho ban mỏằc và giỏÊm ngỏằâa.

    +)CĂc bỏằ?nh chỏÊy mĂu, nhặ chỏÊy mĂu cam, ỏằ?a mĂu và 'Ăi mĂu. Kinh giỏằ>i phỏằ'i hỏằÊp vỏằ>i cĂc thuỏằ'c khĂc 'ỏằf cỏ** mĂu.

    Liỏằu lặỏằÊng: 3-10g

    --&gt; Lặu ẵ: Thỏưn trỏằng và chỏằ'ng chỏằ? 'ỏằ<nh: Ðỏằf cỏ** mĂu, thuỏằ'c cỏĐn 'ặỏằÊc sao tỏằ"n tưnh (hoỏãc sao cho 'ỏn khi thuỏằ'c ngỏÊ màu vàng và 'en).
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    HÚNG QUẾ
    (Ocimum basilic L. var. basiliccum)
    [​IMG]
    - Cây quế hay còn gọi là húng chó, húng giối, rau é, é tía, é quế, hương thái, pak bua la phe, phak, y tou(lào) mreas Preou(cămpuchia), grand basilic, basilic commun. Tên khoa học Ocimum basilic L. var. basiliccum. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae)
    - Mô tả cây: cay thuộc thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50-60cm. Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, có thứ màu xanh lục, có thứ màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tím, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh, với những hoa mọc thành vòng 5 đến 6 hoa một. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước nó có chất nhầy màu trắng bao quanh
    - Phân bố, thu hái và chế biến: người ta cho rằng cây này vốn nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu (như Pháp Đức các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý Tây Ban Nha?) Tại những nước này thường trồng với mục đích như hái lá và toàn cây cất tinh dầu làm thuốc hay trong công nghiệp chất thơm. Ở nước ta, tại miền Bắc trước đây chỉ thấy trồng lá và ngọn làm gia vị. Từ năm 1975, tại một số tỉnh đã trồng trên qui mô lớn để cất tinh dầu húng quế trong công nghiệp chất thơm ở trong và ngoài nước. Ở miền Nam, ngoài mục đích làm gia vị như ở miền Bắc, người ta còn thu hoạch quả (gọi nhầm là hạt-Fructus Ocimi) để ăn cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é. Để làm thuốc, người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa (Herba Ocimi) phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu người ta hái toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất.
    - Thành phần hoá học: Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu. Tuỳ theo nơi trồng, các chỉ số hoá lý có thay đổi. Ví dụ tinh dầu húng quế của Pháp, Đức, Angiêri, Tây Ban Nha có tỷ trọng 0,904-0,930, aD từ -66o đến 22o, chỉ số khúc xạ 1,481 đến 1,425, chỉ số axit dưới 3,4 chỉ số este 1 đến 15, tan trong 1 đến 2 thể tích cồn 80o. Tinh dầu của cây trồng ở đảo Reuynion có tỉ trọng 0,945 đến 0,987, aD =+ 0,36o đến +12o, chỉ số khúc xạ 1,512 đến 1,518, chỉ số axit dưới 3, chỉ số ete từ 9 đến 22. Tinh dầu húng quế tại Việt Nam cất tại một số địa phương chứa tới 80 đến 90% metylchavicola. Tinh dầu của Liên Xô cũ có tỷ trọng 0,905 dến 0,930, aD -6o đến 22o. tinh dầu của những nước châu Âu chứa từ 30 đến 57% estragola hay metychavivola, linalola, xineola (1,5-2%), xinamat metyl, eugenola (0,3-2%), sesquitecpen chưa xác định dược(5-9%). Trong khi đó thì Iskenderov (1938) cho rằng thành phần chủ yếu của tinh dầu Ocimum basilicum Liên Xô cũ có 32% tymola, 48% dipenyten, 7% p. xymen, 1% andehyt và 8% ancola chưa xác định. Tinh dầu Ocimum của đảo Rêuynion không chứa linalola mà lại chứa camphora quay phải, xineola, pinen? Tinh dầu các loài Ocimum khác như Ocimum viride có thành phần chủ yếu là xinamat metyl, 35 đếnn 65% tymola, Ocimum sanctum có thành phần chủ yếu là lilalola hoặc xineola (14-15%), các phenola (7-22%) chủ yếu là chavibetola và các têcpen không xác định, Ocimum gratissimum có thành phần chủ yếu là eugannola hoặc là tymola, Ocimum canum hay Ocimum americanum có thành phần chủ yếu hoặc camphoma mà không có tymola hoặc chủ yếu tymola và không có camphora hoặc nữa chủ yếu là xitral với một ít xitronelola , mycxen và oxymen; Ocimum piloxum có thành phần chủ yếu là xitrala? Ngay trong loài Ocimum bacilicum có thứ var. nisatum hay baisilic anisé hay basilic à odeur anisé (basilic mùi hôi) và có thứ trồng ở đảo Reuynion không chứa linalola mà lại chứa chủ yếu là camphora quay phải, xiniola và pinen?Qua thành phần thay đổi này chúng ta thấy tuy cùng mang tên tinh dầu Ocimum (Oleum Ocimi) nhưng do loài rất khác nhau cho nên thành phần không giống nhau , công dụng cững không giống nhau và giá trị kinh tế cũng không giống nhau Thành phần chủ yếu của tinh dầu húng quế Việt Nam làmetychavicola. Quả húng quế (thường gọi là húng quế, hạt é) chứa chất nhầy, khingam vào trong nước sẽ nở ra bao quanh hạt thành một màng nhầy trắng.
    - Công dụng và liều dùng: ở nước ta trước đây húng quế chỉ thấy được trồng làm gia vị. tại Miền Nam, ngoài công dụng làm gia vị người ta còn thu hoạch hạt để ăn cho mát, hơi có tác dụng chống táo bón: Cho từ 6 đến 12g hạt vào nước thường hay nước đường. Đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống. Tại các nước khác người ta trồng húng quế chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh dầu, hoặc lấy cây sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu lấy nước xúc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng. Mỗi ngày uống từ 10 đến 25g dưới dạng thuốc sắc hay pha. Hạt có thể dùng đắp lên mắt đau đỏ. Từ năm 1975, tại miền Bắc một số tỉnh đã trồng húng quế với mục đích trồng cây cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm trông nước và xuất khẩu
    Ngoài ra còn bổ xung thêm 1 số thông tin về cây húng quế để bạn có thể hiểu biết thêm về loài cây này:
    - Nguồn gốc: Người ta không rõ nguồn gốc. Ðược trồng và mọc tại các nước vùng ôn đới và trở nên hoang dại, là cây một năm.
    - Chiều cao: Từ 20 ?" 60 cm, mọc thành bụi, bốc hương thơm.
    - Hoa: Hoa có màu trắng hoặc hồng ?" tím
    - Thời gian trổ hoa: Cây húng trổ hoa vào khoảng tháng 7 ?" 9
    - Nơi mọc: Những vùng có nhiều ánh nắng và ấm, ít gió.
    - Gieo giống: Thông thường bằng hạt giống. Có một vài loại như ?zafrican blue?o có thể trồng bằng cây giống
    - Ðất trồng: Ðất sét trộn cát, có nhiều chất mùn
    - Phân bón: Ít đòi hỏi phân, nên sử dụng phân xanh hay phân chuồng bón là tốt nhất
    - Chăm sóc: Không cần chăm sóc nhiều, nên tưới với nước ấm (tại những vùng lạnh)
    - Thâu hoạch: Có thể cắt làm hai giai đoạn, trước khi trổ hoa. Lá tươi có thể hái suốt mùa. Sau khi hái, húng sẽ hết thơm sau một thời gian ngắn.
    - Công dụng: Trong ngành thuốc cây húng có tác dụng giảm đau, giảm cảm giác hồi hộp, nhức đầu hay ói mửa.
    +) Ngoài ra còn làm người ta ăn ngon hơn. Một vài loại có khả năng xua đuổi côn trùng.
    - Sử dụng: Ăn tươi hoặc hái và ngâm vào dầu ăn. Là loại rau gia vị không thể thiếu tại vùng Ðịa Trung Hải. Có thể dùng trong các món cà chua, phô mai, soup, rau, đậu trắng, thịt, xúc xích. Ðặc biệt cho các loại pate gan, hay ragouts.
    +)Húng quế tại Việt Nam là một loại gia vị, lọai rau không thể thiếu được trong rất nhiều món, đặt biệt là món phở ở miền Nam Việt Nam.
    +)Ở miền Bắc Việt Nam có một ngôi làng tên Láng chuyên trồng ra một lọai húng quế đặc biệt, cây chỉ cao 5 đến 7 phân, lá nhỏ như lá bạc hà, thân to bằng que tăm có màu tím đỏ, mùi thơm rất đặc biệt, bứt một lá nhỏ vò nát trên tay sẽ cho một mùi hương vừa nồng vừa day dứt rất khó tả. Cây húng chỉ trồng trên đất làng này mới cho mùi thơm như thế, nếu mang trồng sang vùng đất khác thì lại trở thành cây húng quế bình thường.
    +)Húng quế kèm theo vài lọai rau gia vị khác tạo thành một món salad mà người Việt dùng rất thường xuyên trong bữa cơm cũng như trong các món nước.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 02:53 ngày 03/11/2006
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    TÍA TÔ
    [​IMG]
    - Tên khoa học:
    1.Perilla ocymoides L. = Tía tô ta.
    2.Perilla frutescens var acuta (Thunb) Kudo = Tía tô tàu (Trung Quốc), đều thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
    - Tên khác: Tử tô. (Trung Quốc) - Mắng la (HMông) ?" Cùng pô (Dao) ?" Perilla (Leaf, Stem) (Anh).
    Tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P. Loại thực vật này không chỉ được dùng làm hương liệu để chế biến đồ ăn mà còn có rất nhiều tính năng chữa bệnh.
    - Bộ phận dùng:
    +)Lá tía tô bánh tẻ tươi hoặc đã chế biến khô (Folium Perillae) gọi là Tử tô diệp hay tô diệp (Trung Quốc). Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963),(1997).
    +)Thân cành tía tô (Caulis Perillae) gọi là Tử tô ngạnh hay tô ngạnh (Trung Quốc). Đã được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1997).
    +)Quả tía tô già phơi khô (Fructus Perillae) gọi là Tử tô tử hay tô tử (Trung Quốc), ta vẫn gọi nhầm là hạt tía tô. Đã được ghi vàoDược điển Trung Quốc(1963).
    - Mô tả cây: Cây tía tô là một loại cỏ mọc hàng năm, cao 0,5-1m, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa rõ rệt, màu tím hay xanh tím, trên có lông. Hoa nhỏ, màu trắng hay tím nhạt, mọc nhỏ, vẫn gọi nhầm là hạt, hình cầu độ 1mm, màu nâu nhạt.
    - Có 2 loại:
    +)Perril ocymoides var purpurecens, lá màu tím hung.
    +)Perril ocymoides var bicolor, lá màu lục, chỉ có gân màu hung.
    Tía tô được trồng ở khắp nơi và mọc hoang một số nơi vùng núi cao mát (Sa Pa, Tam Đảo) trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc, trồng bằng hạt tháng 1-2. Tránh nhầm lẫn với tía tô dại (Hytis Suaveolens (L.) Poit, cùng họ Hoa môi. Lá cũng có một ít tinh dầu, một số nơi dùng chữa cảm mạo (nhưng chưa được chính thức)).
    - Thu hái chế biến:
    1).Lá tía tô thu hái khi cành lá đang phát triển tốt, hái lấy những lá bánh tẻ, phơi nắng thật nhanh rồi phơi trong bóng râm cho khô.
    +)Lá tía tô có mùi thơm đặc biệt, vị hơi cay, hơi ngọt.
    +)Loại lá bánh tẻ, khô, to màu tím, không vụn nát, mùi thơm đậm, không lẫn cành lá và tạp chất, không sâu mốc, vụn nát ép phẳng là tốt.
    Thuỷ phần dưới 13p.100.
    Tỷ lệ tạp chất dưới 2p.100.
    Độ vụn nát (qua rây số 36) dưới 5p.100.
    2).Thân cành tía tô thu hái vào hai mùa hạ, thu. Cắt lấy phần cây trên mặt đất, loại bỏ nhánh nhỏ, bứt lá để riêng chỉ lấy cành to đem phơi khô.
    +)Thân tía tô mùi thơm đặc biệt, vị nhạt.
    +)Loại thân cành khô, màu tím, ít phân nhánh, mùi thơm đậm, không lẫn tạp chất, không sâu mốc là tốt.
    3).Quả tía tô thu hái vào mùa thu. Khi qủa chín già, cắt lấy cả thân cây lẫn chùm quả, gõ cho rụng quả, sàng sẩy loại bỏ tạp chất, rồi đem phơi khô (tránh phơi nắng to).
    +)Quả tía tô bóp có mùi thơm đặc biệt, vị hơi cay. Loại quả nhỏ, đều, mập, màu xám tro, già bóp có nhiều dầu, không lẫn tạp chất là tốt.
    - Thành phần hoá học: Toàn cây lá tía tô có chứa 0,5p.100, tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là I.Perilla aldehyd C[sub][/sub]10H1[sub][/sub]4O (55p.100), I-limonen (20-30p100) µ - pinen và dihydrocumin C[sub]10[/sub]H[sub]14[/sub]O (55p.100). Chất I-perilla aldehyd làm cho lá tía tô có mùi thơm đặc biệt - chất máu tím trong đó tía tô perrillanin là do este của chất cyanin chloridC[sub]27­­[/sub]H[sub]31[/sub]O­[sub]16[/sub]Cl. Ngoài ra trong lá tía tô còn chứa adenin và arginin.
    +)Hạt tía tô còn chứa 45 - 50p.100 chất dầu lỏng, màu vàng là một loại dầu khô.
    - Công dụng:
    +)Lá tía tô: theo Đông y, tô diệp vị cay, tính ấm vào 2 kinh Phế, Tỳ. Có tác dụng trừ cảm lạnh, làm ra mồ hôi, giúp hô hấp, giúp tiêu hoá, giải độc thức ăn do cua cá. Dùng chữa các chứng bệnh cảm lạnh, ho hen, đau bụng, đầy hơi tức ngực.
    ---&gt;Liều dùng: 5-10g. Sắc uống.

    +)Thân cành tía tô: Theo Đông y, tô ngạnh vị cay, tính ấm có tác dụng điều hoà, hô hấp, an thai. Dùng chữa các chứng bệnh đau bụng, hơi đưa ngược lên, hen suyễn, động thai.
    ---&gt;Liều dùng: Từ 5-10g sắc uống.
    +)Quả tía tô: Theo Đông y, tử tô tửvị cay, tính ấm vào kinh phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (hạ khí). Dùng chữa các chứng bệnh ho hen, hơi đưa ngược lên, tiêu đờm.
    ---&gt;Liều dùng: 5-10g, sắc uống (có thể sao nhẹ tới khi quả hơi phồng, bốc mùi thơm là được).
    ----&gt; Lưu ý: Người khí nhược mà không ngoại cảm, phong hàn, ho khan, ho ra máu: không được dùng.
    - Ngoài ra cây tía tô có tác dụng để chữa một số bệnh sau:
    1). Chữa vết mụn trên da và chữa rụng tóc
    - Nghiền lá tía tô lấy nước, hoặc đun lá tía tô thành đồ uống. Kiên trì uống nước lá tía tô trong một thời gian dài.
    2). Chữa vết thương và chốc đầu
    - Vắt lá tía tô lấy nước rồi bôi lên chỗ vết thương hay chốc đầu. Làm nhiều lần vết thương sẽ mau lành.
    3). Chữa ngộ độc cá hoặc cua
    - Ăn sống lá tía tô hoặc nấu tía tô lấy nước uống.
    4). Chống ho
    - Để chống ho, lấy lá tía tô tươi nghiền nhỏ làm nước uống, hoặc nấu lá tía tô với rễ cây Cát Cánh.
    - Ngoài ra có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, gạo nếp rang và vỏ quýt để nấu cháo. Món ăn này cũng có công dụng chữa ho rất tốt.
    5). Chữa cảm
    - Thông thường, để chữa cảm, tía tô hay được cho vào cháo ăn. Nhưng cũng có thể lấy 3g lá tía tô nấu với 4g quýt hoặc vỏ quýt làm nước uống trong một ngày. Chú ý không dùng quýt có phun thuốc trừ sâu.
    - Bên cạnh đó, thường xuyên ăn các món ăn có tía tô cũng giúp chữa bệnh chán ăn, kiện vị, lợi tiểu và an thần.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 02:50 ngày 03/11/2006
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 03/11/2006
  4. Aus_Hanoi

    Aus_Hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bì viết của bạn hay quá.
    Cho mình hỏi cây diếp cá có chữa bệnh gì ko nhỉ vì mình khoái ăn sống nó với giá
  5. anhpharm

    anhpharm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    484
    Đã được thích:
    0
    Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb. Họ Lá Giấy (Saururaceae)
    Tên khác: Cây lá giấy ?" Rau giấy cá ?" Rau diếp tanh ?" Ngư tinh thảo (TQ) ?" Râu trầu (H?TMông) - Chờ mờ mía (Dao) ?" Co vầy mèo (Thái) ?" Heartleaf Houttuynia Herb (Anh)
    Bộ phận dùng: Cả cây (trừ rễ) tươi hay đã chế biến khô (Herba Houttuyniae cordatae). Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), Dược điển Trung Quốc (1997).
    Mô tả cây: Cây diếp cá thuộc thảo, nhỏ, thân mọc đứng cao 20 ?" 40cm, sống lâu năm ưa chỗ ẩm, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn, phiến lá gần giống lá trầu không, dài 4 ?" 8cm, rộng 2,5 ?" 6cm, khi vò có mùi tanh tanh, nhai chua chua.
    Hoa nhỏ mầu vàng nhạt, mọc thành bông, bao bởi 4 lá bắc mầu trắng, hoa nở mùa hạ (tháng 5 - 8), qảu nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa quả: tháng 7 ?" 10.
    Rau diếp cá được trồng khắp nơi làm rau ăn, ở vùng núi cao mát như Sâp (Lao cai), diếp cá mọc hoang dài hàng kilômet ven suối.
    Thu hái chế biến: Hái lúc đang tươi tốt (chưa ra hoa), dùng tươi hay phơi sấy khô. Thuỷ phần dưới 13p100. Tỉ lệ vụn nát dưới 5p100.
    Thành phần hoá học: Trong cây diếp cá có tinh dầu, một alcaloid gọi là cordalin, trong tinh dầu có methylnonylceton (gây mùi tanh), chất myrcen, acid caprinic, và laurylaldehyd.
    Lá chứa quercitrin mà không chứa isoquercitrin.
    Hoa và quả lại chứa isoquercitrin mà không chứa quercitrin.
    Dược điển Việt Nam quy định tỉ lệ tinh dầu trong diếp cá (khô) ít nhất phải đạt 0,08p100.
    Công dụng: Theo Đông y, diếp cá vị cay, tính lạnh hơi có độc, vào kinh Phế.
    Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi niệu.
    Ngoài ra diếp cá có tác dụng kháng sinh rất rõ rệt, nhất là đối với trực khuẩn mủ xanh mà các kháng sinh thông thường (Gentamycin...) không có hiệu lực.
    Dùng chữa các chứng bệnh viêm mủ màng phổi (phế ung), đờm nhiệt nhiều, ho khạc ra đờm vàng, hôi có khi lẫn máu mủ, lao phổi, ho gà, ho ra máu, chữa tả ly do thấp nhiệt, trĩ, đi đại tiện ra máu, lòi dom, táo bón, loét dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm thận, uống sau phẫu thuật phòng và chữa bội nhiễm các loại khuẩn yếm khí.
    Liều dùng: 15 ?" 30g (khô) không đun lâu, nên hãm thì hơn. Dùng tươi có thể lên 80 ?" 100g. Dùng ngoài da: tuỳ ý. Đáp chỗ viêm tẩy, apxe, nhọt, hoặc tắm chữa rôm, sảy, đắp chỗ bị trĩ.
    Lưu ý: Rễ diếp cá cũng dùng làm thuốc. Rễ diếp cá tươi 60g ?" Giã dập, tẩm bằng nước vo gạo sạch, trong 60 phút, gạn bỏ bã, uống. Ngày 2 lần, uống liền 2 ngày. Chữa bí đái do nhiệt và viêm tuyến tiến liệt cấp tính.
    - Tránh lẫn cây diếp cá suối (gymnotheca chinensis Decne ?" Cùng họ lá giấp) có mọc hoang ven suối vùng núi Lạng Sơn, Ninh Bình (Cúc Phương), nhân dân dùng chữa sốt nóng, mụn nhọt lở loét.
    Bài thuốc:
    Bài số 1: chữa viêm màng phổi có mủ, nhiều đờm ho, lao phổi:
    Diếp cá tươi 60g
    Hoa phù dung tươi 30g
    (không có hoa dùng lá 60g)
    60g
    sắc uống.
    Bài số 2: Chữa tả ly do thấp nhiệt, trĩ ra máu:
    Diếp cá tươi 60g
    (khô thì dùng 20g)

    Sắc uống (sôi 1 phút thì tắt lửa)
    Bài số 3: Chữa bí đái do thấp nhiệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
    Diếp cá tươi60g

    khô 20g
    Hạt mã đề15g
    Kim tiền thảo30g

    Sắc uống

    Theo sách "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược" - Nhà xuất bản Y học

  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Cây rau diếp cá mà bạn Aus_Hanoi hỏi thì bạn anhpharm đã có câu trả lời thoả đáng.
    Mình cũng mong bạn anhpharm và các bạn sau này ủng hộ box này phát triển hơn nữa. Và các bạn viết bài thì nhớ post ảnh lên nữa để còn minh hoạ cho bà con còn biết nhé.
    Cảm ơn các bạn. tiến tới mình sẽ cho ra mắt các bạn 1 vài box có ý nghĩa thực tiễn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng chúng ta
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh minh hoạ mình xin phép bổ xung thêm về cây diếp cá:
    Phân loại khoa học
    Giới (Kingdom): Plantae
    Ngành (Division): Magnoliophyta
    Lớp (Class): Magnoliopsida
    Bộ (Ordo): Piperales
    Họ (Familia): Saururaceae
    Chi (Genus): Houttuynia
    Loài (Species): H. cordata
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 02/11/2006
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    LÁ LỐT
    [​IMG]
    - Lá lốt còn gọi là lá tất bát. Tên khoa học là: Piper lolot C. DC... thuộc họ Hồ tiêu Piperaccac.
    - Lá lốt là cây thảo sống lâu, cao khoảng 30-40cm, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có năm gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có bẹ ở gốc ôm lấy thân. Cụm hoa là một bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt.
    - Lá lốt mọc hoang và cũng thường được trồng lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng mấu thân, cắt thành khúc 20-25cm, giăm vào nơi ẩm ướt.
    - Có thể thu hái cây quanh năm, đem rửa sạch, phơi nắng hay sấy ở 40-500 C đến khô.
    - Lá và thân chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat.
    - Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống (giảm đau).
    - Lá lốt có tác dụng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sinh bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.
    - Nước sắc toàn cây trị đầy bụng nôn mửa; ngày dùng 10-20g. Nước sắc rễ chữa tê thấp đau lưng; ngày dùng 8-12g; thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác như dây đau xương, rễ cỏ xước, củ cốt khí... Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng, rắn cắn.
    - Người ta còn dùng lá lốt nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh thấp đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 02/11/2006
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY RIỀNG
    Phân loại khoa học
    Giới (Kingdom): Plantae
    Ngành (Division): Magnoliophyta
    Lớp (Class): Liliopsida
    Bộ (Ordo): Zingiberales
    Họ (Familia): Zingiberaceae
    Phân họ (Subfamilia): Alpinioideae
    Chi (Genus): Alpinia
    L.

    [​IMG]
    - Riềng còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương. Cây riềng mọc hoang và được trồng để làm gia vị và làm thuốc, thu hoạch quanh năm nhưng tối nhất là vào mùa thu, mùa đông, đầu mùa xuân trước khi có mưa phùn để dễ phơi, sấy khô.
    - Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi thì thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola...
    - Riềng có tác dụng: ôn trung, tán hàn, hết đau, tiêu thực. Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền để làm thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chữa đầy hơi, các chứng đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy. Riềng có tác dụng chữa khi bị sốt rét do hàn hoặc sốt rét, sốt nóng, đau răng và các chứng trúng gió, làm ấm tỳ vị và đi lỵ lâu ngày, thổ tả, chuột rút.
    Các đơn thuốc có riềng:
    - Chữa đau dạ dày do hư hàn: Đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm. Dùng tâm hợp thang gồm: Cao lương khương, hương phụ mỗi vị 6-10g; bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g; ô dược 9-12g; đinh hương 6-9g; sa nhân 3-6g. Sắc uống.
    - Chữa đau dạ dày cấp: Đau đớn khó chịu, nôn oẹ, ăn uống kém. Dùng các vị sau: cao lương khương (chế với đại hoàng), thanh bì, trần bì, mộc hương, thạch xương bồ mỗi vị 6g; đinh hương 4g; sơn tra 15g. Sắc uống ngày một thang.
    - Chữa đau dạ dày: Đau dữ dội, trằn trọc không yên, chân tay lạnh, môi tái, bụng trướng. Dùng thang gia vị thược dược cam thảo: Bạch thược sao 30g, cam thảo chích 10g, cao lương khương 10g, tô mộc 10g, bạch chỉ 15g. Tán bột, uống với nước lã đun sôi, hoặc sắc uống ngày một thang.
    - Chữa đau bụng do lạnh, nôn mửa: Cao lương khương 8g, đại táo 5g. Sắc với 300ml còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.
    - Chữa sốt rét kém ăn: Cao lương khương tẩm dầu vừng sao 40g, can khương nướng 40g, hai vị tán nhỏ dùng trư đảm hòa vào rồi viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 15-20 viên.
    - Chữa đau bụng, đau hai bên sườn, sôi bụng, tiết tả: Cao lương khương 12g, hương phụ 12g. Tán bột, viên hoặc sắc uống sẽ hành khí giảm đau.
    - Để chữa đầy bụng, nôn mửa, lấy riềng củ, gừng khô, củ gấu phơi khô lượng bằng nhau đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6 g.
    - Củ riềng và quả hột riềng đều vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc. Liều dùng 3-10 g đối với củ, hoặc 2-6 g đối với quả.
    Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:
    - Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy: Riềng, củ gấu, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 g, ngày uống 3 lần.
    - Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6-10 g.
    - Chữa hắc lào: Củ riềng già 100 g, giã nhỏ, ngâm với 200 ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi vài lần.
    - Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY ĐINH LĂNG
    [​IMG]
    Theo Phạm Hoàng Hộ ở Việt Nam có các loài Đinh lăng sau:
    - Đinh lăng lá nhỏ thường gọi là cây lá gỏi. Tên khoa học: Polyscias fruticosa L Harms- Nothopanax fruti cosus (L) Miq. Tieghemopanax fruticosus Vig.
    - Đinh lăng lá tròn: Polyscias balfouriana Baill.
    - Đinh lăng trổ: còn gọi là Đinh lăng viền bạc: Polycias guilfoylei (Cogn Marche) Baill.
    - Đinh lăng lá to: còn gọi là Đinh lăng ráng Polyscias filicifolia (Merr) Baill.
    - Đinh lăng đĩa: Polyscias scutellarius (Burm f) Merr- lá to tròn.
    - Đinh lăng răng: Lá 2 lần kép, thân màu xám trắng. Polyscias serrata Balf.
    Có tài liệu nói: tất cả các loài Đinh lăng đều được dùng làm thuốc.Tài liệu nghiên cứu cây Đinh lăng lá nhỏ làm thuốc của tác giả Việt Nam (Viện y học Quân sự- Đại học Dược Hà Nội- Viện nghiên cứu Đông y- Viện chống lao Trung ương) chứng minh nhiều tác dụng quý để bảo vệ sức khoẻ con người của cây Đinh lăng lá nhỏ.

    Sinh thái: Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 250C (từ giữa thu đến cuối xuân) Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành. Có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là giữa xuân.
    Chọn hom giống- Ươm cây giống: Chọn cành (cây 2 năm tuổi trở lên) có đường kính trên 15mm. Cắt thành đoạn 10-15cm. Đầu dưới chấm tro bếp. Đặt vào bầu ươm, vùi đất 2/3 hom. (Dùng túi PE thủng đầu, cho đất khô đập nhỏ trộn với phân chuồng hoai mục vào để làm bầu). Tưới nước, ấn cho chặt đất. Để nơi râm mát, che chắn không cho người và gia súc đụng vào. Khi cành lá phát triển khoảng 5-10cm thì đem trồng.

    Cách trồng: Có hai cách.
    1. Kết hợp làm cảnh và thu dược liệu: có thể trồng từng hốc hoặc từng hàng thẳng tắp hoặc theo hình dáng tuỳ thích (như hình thoi, vòng tròn, vòng ô voan...)
    a. Trồng từng hốc: đào hốc có đường kính 1m, sâu 35-40cm. Lót đáy hố bằng miếng PE hay nilon cũ ( để rễ cây tập trung trong hố, khi thu hoạch sẽ lấy gọn cả bộ rễ một cách dễ dàng). Trộn đất với phân chuồng hoai mục (10kg) cho đầy hố, nén đất xuống rồi trồng cây đã ươm vào- ba cây một hố theo hình tam giác đều, cây cách cây 50cm. Tưới nước và ấn chặt đất xung quanh gốc, rồi vun đất tạo thành vồng có rãnh thoát nước xung quanh. Nếu có bèo tây ủ vào gốc để giữ ẩm là tốt nhất.
    b. Trồng theo hàng thẳng hoặc tạo hình dáng: Đào băng rộng 40cm, sâu 35-40cm, rồi lót nilon cũ hoặc PE cũ xuống đáy và trồng cây như trên (không đặt cây theo hình tam giác đều mà chỉnh theo hàng thẳng hoặc hình dáng định trồng)
    2. Trồng trên diện tích lớn: làm luống rộng 60cm, cao 35-40cm, bổ hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm. Cho phân hoai mục xuống, lấp đất mỏng, đặt cây đã ươm vào trồng. Tưới nước rồi ấn chặt đất quanh gốc. Nếu trồng trên đất dốc phải làm luống theo đường đồng mức để tránh trôi màu, thoát nước quá nhanh sau khi mưa.

    Chăm sóc: Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.
    Thu hoạch: Lá: khi chăm sóc cần tỉa bớt lá chỗ quá dầy, khi thu vỏ rễ, vỏ thân thì thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can). Cuối cùng sấy cho thật khô.
    - Vỏ rễ, vỏ thân: có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất). Rễ và thân cây rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước (khi bóc vỏ rất dễ) để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không bóc vỏ. Loại đường kính dưới 5mm để riêng. Phơi, sấy liên tục đến khi khô ròn là được.

    Phân loại:
    - Loại I: vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên.
    - Loại II: vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm).
    - Loại III: các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm.

    Bảo quản: nơi khô, sạch, chú ý phòng ẩm và mối mọt dễ phát sinh. Vỏ rễ, vỏ thân thời hạn sử dụng 2 năm. Nếu chế thành cao lỏng, dung môi rượu 450 sẽ bảo quản được lâu và tiện sử dụng hơn. Lá thời hạn sử dụng 6 tháng.
    Tính chất dược liệu: có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, được dùng với các dạng như sau:
    Ngâm rượu: Rễ Đinh lăng khô, sao khi đã thu hái "không sao tẩm" 150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35-40o trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút.
    Thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm (150gr) tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 0,5 đến 1gr. Trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50gr. Ngày uống 2-4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút.
    Thuốc hãm: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm (10-15gr) hãm với nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Nói chung rễ Đinh lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.
    Trong y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ Đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
    Lá Đinh lăng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, chống bệnh co giật cho trẻ em. Lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30gr, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày) cúc tần - cam thảo dây. Đinh lăng còn được dùng để chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ. Phối hợp với sữa ong chúa làm thuốc bổ là rất tốt.
    Chú ý: Không được dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.
    Lá non Đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.
    Xin giới thiệu một vài đơn thuốc chúng ta có thể chế biến từ cây đinh lăng để sử dụng thông thường hàng ngày như sau :
    Thứ nhất : Đơn thuốc bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng
    Cách làm : Lá đinh lăng tươi từ 150-200 g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
    Thứ hai : Chữa tắc tia sữa ( ở phụ nữ )
    Cách làm : Rễ đinh lăng 40 g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
    Thứ ba : Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng
    Cách làm : Lá đinh lăng khô 80 g, đổ 500 ml nước sắc còn 25 0ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
    Thứ tư : Ho suyễn lâu năm
    Cách làm : Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8 g, củ xương bồ 6 g; Gừng khô 4 g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
    Thứ năm : Phong thấp, thấp khớp
    Cách làm : Rễ đinh lăng 12 g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8 g; Vỏ quít, quế chi 4 g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 02/11/2006

Chia sẻ trang này