1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bản thân chưa ??? (Những cây thuốc xung quanh chúng ta)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 01/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    MƯỚP ĐẮNG
    Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Plantae

    Ngành (divisio): Magnoliophyta

    Lớp (class): Magnoliopsida

    Bộ (ordo): Cucurbitales

    Họ (familia): Cucurbitaceae

    Chi (genus): Momordica
    L.

    [​IMG]
    Momordica charantia); tk. ổ qua, khổ qua. Họ Bí (Cucurbitaceae).
    Cây leo bằng tua cuốn. thân có cạnh, lá mọc so le, có 5 ?" 7 thuỳ, gân lá có lông ngắn. hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹt, có màng bao quanh.
    Mướp đắng có các tác dụng dược lý sau:
    - Mướp đắng có tính hàn, có tác dụng trừ nhiệt, thanh tâm, sáng mắt. quả có vị đắng, tính mát, giải nhiệt, tiêu đờm, làm sáng mắt, nhuận tràng, bổ gan thận, lợi tiểu, trừ độc. kết quả nghiên cứu dược lí thực nghiệm cho thấy dịch quả có tác dụng hạ đường huyết kiểu insulin.
    - Dùng quả làm thuốc hoặc ăn để chữa ho, giải nhiệt, người có bệnh gan mật, đái đường. Còn dùng tươi, giã nát, xát ngoài da chữa rôm sẩy ở trẻ em. Ở Trung Quốc còn dùng Mướp đắng chữa viêm hầu, miệng, bệnh herpes loang vòng. Hoa, lá, rễ dùng chữa tả lị, kể cả lị amip. Ở Ấn Độ còn dùng làm thuốc bổ giúp tiêu hoá và điều trị tê thấp.
    - Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
    - Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
    - Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
    - Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá(uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).
    +)Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.
    - Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.
    +)Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.
    Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được).
    ---> Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
    Ngoài ra bạn còn có thể tìm hiểu thêm 1 số thông tin về cây mướp đắng được trích từ website: www.khoahoc.net
    INSULIN TRONG RAU QUẢ (*)

    Cách trị liệu bệnh tiểu đường đầy hứa hẹn này cũng có thể làm chậm việc tăng mỡ và giúp loại trừ ung thư vú.

    Cái vị của nó có thể đắng nhưng cái lợi của nó thì ngọt. Khổ qua hay cũng gọi là mướp đắng có tên khoa học Momordica charantia là một loại cây leo cao đến gần 2 mét trồng ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Nó cho quả màu vàng cam, ăn như một thứ rau mà trong dân gian dùng làm thuốc để trị nhiều tình trạng bao gồm ho, cảm, nhức đầu, sốt, các vết thương, trỉ, rối loạn tiêu hóa, bướu, và tiểu đường. Hiệu quả về bệnh tiểu đường và một số loại ung thư đã được kiểm chứng, mặc dù còn trong vòng nghiên cứu sơ khởi.

    Họ Hàng Với Hóa Chất

    Tất cả các thành phần của mướp đắng, nhưng đặc biệt là quả mướp, chứa các hợp chất giống với insulin về mặt hóa học. Đây là cái hóc-môn nó cho phép đường trong máu (glucose) từ dòng máu đi vào trong các tế bào. Trong bệnh tiểu đường cơ thể không chế tạo đủ chất insulin hay các tế bào trở nên kháng cự lại tác động của nó. Dù cách nào thì đường vẫn tiếp tục ở trong máu, và mức glucose tăng lên. Việc chữa trị bao gồm những thay đổi về chế độ ăn uống, bổ sung insulin và/hoặc các thứ thuốc làm giảm đường trong máu.

    Vài cuộc nghiên cứu về thú vật cho thấy rằng những hợp chất giống như insulin trong mướp đắng làm giảm đường trong máu và giúp trị bệnh tiểu đường. Viết trong báo định kỳ Journal of Ethnopharmacology, các nhà nghiên cứu ở Đại Học Mumbai, Ấn Độ, đã cho các con chuột bị bệnh tiểu đường uống chất trích từ mướp đắng. Chất này làm giảm đường trong máu của chuột khoảng 48 phần trăm, một hiệu quả có thể so sánh với hiệu quả của thuốc glibenclamide (Glyburide, Micronase) được các bác sĩ cho toa rộng rãi.

    Một cái hấp dẫn có tiềm năng khác của mướp đắng là ảnh hưởng của nó lên cholesterol, một yếu tố trong bệnh tim. (Những người bị tiểu đường loại 2 có nguy cơ gấp hai lần phát triển bệnh tim so với những người không bị bệnh tiểu đường.) Trong một cuộc nghiên cứu tại Đại Học Miyazaki, Nhật Bản, các nhà nghiên cứu cho chuột ăn chất trích từ mướp đắng và ghi nhận một ?osự giảm sụt đáng kể? về cholesterol.

    Tình trạng béo phì làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tuy nhiên mướp đắng cũng còn có thể có công dụng ngăn chặn trước bệnh này. Trong một phúc trình công bố trong báo định kỳ The Journal of Nutrition của Đại Học Hồng Kông, các nhà nghiên cứu cho chuột ăn theo chế độ cao mỡ có hay không có chất trích từ mướp đắng. Các con thú nằm trong nhóm có dùng chất trích ấy ít lên cân hơn và tích lũy ít mỡ trong cơ thể hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mướp đắng ?ochống trả mãnh liệt các tác dụng [có hại] của chế độ thực phẩm cao mỡ.?

    Dường như nó cũng gia tăng số lượng kháng thể interferon tăng cường hệ miễn nhiễm và các chất chống oxy-hóa (antioxidants) như glutathione và superoxide dismutase, điều này có thể giải thích những cuộc nghiên cứu của người Nhật và Ấn cho thấy mướp đắng có liên quan đến việc làm sụt giảm các bệnh ung thư vú và bao tử.

    Liều Lượng

    Trong khi các cuộc nghiên cứu với thú vật không chứng minh rằng mướp đắng chữa trị bệnh tiểu đường của con người thì loại trái cây làm thuốc này thấy có vẻ làm giảm đường trong máu của con người, và nhiều thầy thuốc chữa bệnh bằng các loại cây thuốc (herbalists) khuyên các bệnh nhân bị tiểu đường dùng mướp đắng. Nếu dùng như thuốc bổ (supplement) thì liều lượng thông thường là 1.000 đến 2.000 mi-li-gam mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường dùng mướp đắng nên báo cho các bác sĩ của mình biết, theo dõi đường trong máu của mình một cách kỹ lưỡng, và sẵn sàng giảm bớt liều lượng insulin và các thứ thuốc khác. Không có báo cáo đã được phổ biến nào về những phản ứng phụ nghiêm trọng ở những người lớn được khuyên nên dùng những liều lượng mướp đắng; tuy nhiên, bao tử bị rối loạn (upset stomach) có thể xảy ra, và các bệnh nhân có bệnh gan nên tránh dùng nó.
    (*) Herbal Insulin by Micheal Castleman, Natural Health, June 2006
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Mong các bạn ủng hộ Box này. Sau khi tôi phát triển được Box "Cây thuốc Nam xung quanh chúng ta_Phần I" tôi sẽ tiến hành phát triển 1 Box mang nội dung "Sơ cứu khi bạn hoặc người thân gặp phải chấn thương" Mong các bạn bình chọn và ủng hộ.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY HOÀNG TINH
    ( Marantaceae)
    [​IMG]
    [​IMG] Hoàng tinh hoa đỏ
    Phân loại khoa học
    Giới (Kingdom): Plantae
    Ngành (Division): Magnoliophyta
    Lớp (Class): Liliopsida
    Bộ (Ordo): Zingiberales
    Họ (Familia): Marantaceae

    - Có nhiều cây thuộc chi Polygonatum được gọi là cây Hoàng tinh. Vị thuốc Hoàng tinh được ghi trong Dược điển Việt nam III là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Điền hoàng tinh (Polygonatum kingianum Coll.et Hemst.), cây Hoàng tinh (Polygonatum sibiricum Red.), cây Hoàng tinh nhiều hoa (Polygonatum cyrtonema Hua), họ Tóc tiên (CONVALLARIACEAE). Cây Hoàng tinh còn gọi là Củ cơm nếp.
    - Theo tài liệu của GS Đỗ Tất Lợi, trong củ Hành tinh có chất nhầy, tinh bột và đường. Cây mọc hoang ở những nơi ẩm như Lào cai, Sơn La, Lai Châu. Thu hái gần như quanh năm. Cây có thể trồng được ở vùng núi cao, khí hậu mát, trồng bằng các mẩu thân rễ.Thân rễ Hoàng tinh có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau và có tên gọi khác nhau:
    - Thân rễ Hoàng tinh cắt bỏ rễ con, rửa sạch ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô, dược liệu gọi là Hoàng tinh.
    - Thân rễ Hoàng tinh sau khi rửa sạch, trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun trong cách thuỷ để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô, dược liệu gọi là Tửu hoàng tinh.
    - Thân rễ Hoàng tinh sau khi rửa sạch thêm nước vào, đun cạn, đem ra phơi, lại thêm nước vào đun cạn rồi lại đem phơi, làm như vậy cho đến khi củ mềm, mặt ngoài và trong có màu đen, vị thuốc gọi là Thục hoàng tinh.
    - Theo Dược điển, Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình tác dụng vào các kinh tỳ, phế, thận.
    +)Công năng: bổ khí dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận.
    --> Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.
    --> Người phế vị có đờm thấp nặng không nên dùng.

    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 03:02 ngày 03/11/2006
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY NGHỆ
    [​IMG] Củ nghệ vàng
    - Tên khoa học: Curcuma longa L. họ Gừng (Zingiberaceae).
    - Tên khác: Khương hoàng (TQ) ?" Turmeric (Anh) ?" Safran du Indes ?" Curry (Pháp) ?" Khá lằng (H?Tmông).
    - Bộ phận dùng: Thân ?" rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô (phơi hoặc đồ chín rồi sấy khô) của cây nghệ vàng (Rhizoma currcumae longae).Đã được ghi vào DĐVN (1983), DĐTQ (1997).
    - Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1m. Thân rễ phát triển phình rộng thành củ hình khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ, rễ to mọc từ rễ củ hình trụ hay cầu dài 2 -5cm, đường kính 1 ?" 3cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng nhạt, nhăn nheo, có những đường vòng sít nhau, dôi khi còn lại vết tích của các nhánh và rễ phụ. Chất chắc và nặng. Cắt ngang thấy rõ 2 vùng: vỏ ở ngoài mầu vàng nhạt hơn và trụ giữa mầu vàng sẫm hơn, chiếm 2 phần 3 bán kính. Mùi thơm hắc, đặc biệt, vị cay. Lá mọc so le, có hẹ, lá to, rộng. Hoa mầu vàng xếp thành bông trên ngọn. Qủa hình cầu có 3 ô.
    - Nghệ được trồng khắp nơi làm gia vị.
    - Thu hái chế biến: Mùa thu hoạch ?ocủ? nghệ tháng 8 ?" 9. Đào lên, rửa sạch, cắt bỏ hết rễ để riêng, đem đồ chín nguyên củ trong độ 5 ?" 8 giờ, sau đem phơi nắng hoặc sấy khô.
    - Thủy phần dưới 12p100.
    - Tạp chất dưới 1p100.
    - Dược liệu phải chứa ít nhất 1,5p100 tinh dầu.
    Thành phần hóa học: Trong nghệ có:
    - Chất mầu Curumin 0,3p100, tan trong nước.
    - Tinh dầu, 1 ?" 5p100 trong đó có tumeron, zingibéren, cineol.
    - Tinh bột, calci oxalat.
    - Công dụng: Theo Đông y, nghệ vị cay, đắng, tính âm. Vào 3 kinh Tâm, Can, Tỳ.
    Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ, hành khí, giảm đau.
    Theo Tây y, nghệ có tác dụng: kích thích tiết mật, thông mật, giảm cholesterol huyết, chống viêm, giảm huyết áp.
    Chữa các chứng bệnh: Phụ nữ tắc kinh, đau bụng, ứ huyết sau khi đẻ, huyết cục không ra, các bệnh do khí trệ, huyết ứ như đau vùng tim, dạ dày, sườn, đau vai, đau lưng do phong hàn, chấn thương máu tụ tím.
    Liều dùng: 4 ?" 8g (sắc, tán bột, làm viên).
    -->Lưu ý:
    - Người không có ứ, trệ không được uống.
    - Phụ nữ có thai không được uống.
    - Theo Dược điển Việt Nam, rễ cây nghệ vàng phơi khô hoặc đồ chín rồi phơi, sấy khô gọi là Uất kim (Radix Curcumae longae).
    Nhưng theo tài liệu Trung Quốc thì Uất kim là rễ của cây nghệ trắng (Curcuma aromatica Sulisb), rễ của cây nghệ vàng là Hoàng ty uất kim (uất kim tơ vàng), rễ của cây nghệ xanh (Curcuma zedoaria Roscoe) là Lục ty uất kim (uất kim tơ xanh).
    Ở miền Nam (Cần Thơ) ta còn có cây nghệ rễ vàng (Curuma Xanthorrhiza Roxb) còn gọi là nghệ cà ri.
    Một số bài thuốc về cây nghệ:
    Bài số 1: Chữa phụ nữ lạnh tử cung, kinh nguyệt không đều, bụng đau nhói.
    Nghệ vàng 5g

    Hồng hoa 5g

    Xuyên khung 5g

    Bạch thược 10g

    Nga truật (nghệ đen) 5g

    Quế tâm 5g

    Đương quy 10g

    Mẫu đơn bì 10g

    Tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, với nước còn âm ấm. Cũng có thể sắc uống.
    Bài số 2: Chữa ứ huyết sau khi đẻ, máu cục không ra, đau bụng:
    Nghệ vàng 10g

    Quế tâm 5g

    Tán bột, mỗi lần uống 5g. Ngày 2 lần.
    Bài số 3: Chữa sơ gan:
    Nghệ vàng 5g

    Sài hồ 5g

    Mộc hương 5g

    Bạch thược 15g

    Cam thảo 3g

    Uất kim 5g

    Liên kiều 5g

    Đương quy 15g

    Bạch truật 15g

    Sắc uống.
    Bài số 4: Chữa đau dạ dày:
    Nghệ vàng 10g

    Ô dược 5g

    Cam thảo 3g

    Tán bột, uống. Mỗi lần 3g, ngày 3 lần.
    Bảo quản: Khô mát, thoáng.
    Biệt dược (phối hợp): Cao dán nhọt ?" Cholestan ?" Cynabile ?" Fortizym ?" Hepatoxane ?" Pancurme ?" Sirnakarang ?" Vitazym.
    --> Một số phương thuốc dùng nghệ trong Nam dược thần hiệu :
    - Phòng và chữa các bệnh sau đẻ: Dùng 1 củ nghệ nướng, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh).
    - Chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở: Dùng nghệ 1 lạng, giã nát, hòa với đồng tiện, vắt lấy nước cốt uống.
    - Chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái rắt: Dùng nghệ và hành sắc uống.
    - Trị chứng điên cuồng, tức bực lo sợ: Nghệ khô 250 g, phèn chua 100 g, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước chín (có thể uống mỗi lần 4-8 g), ngày uống 2 lần.
    - Chữa đau trong lỗ tai: Mài nghệ rỏ vào.
    - Chữa trị lở, lòi dom: Mài nghệ bôi vào.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 02/11/2006
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    NGẢI CỨU
    [​IMG]
    Tên khoa học: Artemesia vulgaris L., họ Cúc (Asterraceae).
    Tên khác: Cây thuốc cứu ?" Armoise commune (Pháp) ?" Argy Worm wood leaf (Anh).
    - Bộ phận dùng: Lá cây ngải cứu (Folium Artemisiae) phơi khô gọi là ngải điệp.Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) ?" Dược điển Trung Quốc (1963), (1997) ghi dùng Folium Artemisiae argyi là lá cây Ngải cứu bạc (Artemisia argyi Levl et Vant, cùng họ).
    - Mô tả: Cây ngải cứu là một cỏ sống lâu năm, cao 0,04 ?" 1,5m, lá mọc so le, rộng, không có cuống (những lá phía dưới cây thường có cuống), lá xẻ nhiều kiểu, từ lối xẻ lông chim đến lôi xẻ từng thùy theo đường gân. Mặ trên lá tương đối nhẵn, màu xanh lục, mặt dưới màu tro trắng do có rất nhiều lông nhỏ. Trắng, khi khô lá mặt trên hơi xám nâu, nhưng mặt dưới vẫn trắng. Hoa mọc thành chùm, xim, rất nhiều đầu trạng. Mùa hoa tháng 10 ?" 11.
    - Cây ngải cứu mọc hoang và được trồng ởkhắp nơi trong nước ta. Trồng bằng những đoạn gốc thân già, đã ra rễ. Cây ngải cứu là 1 trong số 16 cây vận động trồng ở xã.
    - Thu hái chế biến: Thu hái lá vào hai mùa xuân, hạ (thường hái vào dịp Tết Đoan ngọ, mồng 5 tháng 5 âm lịch). Khi hoa chưa nở, lá đang tươi tốt, cắt lấy lá đem phơi khô trong râm thì được Ngải điệp.
    - Thủy phần dưới 13p100.
    - Tỷ lệ thân cành dưới 35p100.
    - Tỷ lệ vụn nát (qua rây số 27) dưới 5p100.
    - Dược liệu phải dưới ít nhất 0,25p100 tinh dầu. Lá ngải khô vò ra hay tán nhỏ, rây bỏ xơ cuống, lấy phần lông trắng và tơi thì được Ngải nhung (còn gọi là Thục ngải) dùng làm môi cứu.
    -Lá ngải mùi thơm dễ chịu, vụ đắng, cay.
    -Loại lá ngải khô, mặt dưới màu vàng trắng tro, có nhiều lông nhung, mùi thơim đậm, không lẫn cành già, không lẫn tạp chất, không mốc vụn là tốt. Lá ngải phải là toàn lá hoặc chỉ lẫn ít cành non, nhỏ, đường kính dưới 2mm.
    - Theo kinh nghiệm nhân dân, lá ngải càng để lâu càng tốt.
    --> Tránh nhầm lẫn với:
    1. Cây ngải dại (Artemisia Vulgaris L Var Indica) mọc hoang nhiều ở vùng Tây Bắc, lá dòn, có mùi thơm, nhưng mặt dưới lá không có nhiều lông nhung trắng, nên không dùng để làm mồi cứu trên huyệt được, tác dụng an thai cũng chưa rõ. Tinh dầu chứa nhiều azulen.
    2. Cây trứng ếch còn gọi là Cúc liên chi dại (Partheniun hysterophorus Linn, cùng họ) mọc hoang ven đường, lá không có mùi thơm, mặt dưới không có lông nhung trắng, hoa tự hình đầu, tụ thành chùy trông giống như trứng ếch, nhân dân thường lấy làm phân xanh.
    Thành phần hóa học: Lá ngải cứu chứa tinh dầu (trong đó chủ yếu là Cineol, a ?" thuyon). Ngoài ra còn có tanin, một ít adeni, cholin.
    Có tài liệu ghi: - Arteminsia vulgaris chứa 0,05 ?" 0,2p.100 tinh dầu, trong đó chủ yếu là thuyon, cineol.
    - Artemisia argyi chứa 0,2 ?" 0,33p100 tinh dầu trong đó chủ yếu là absinthol, cadinen, thuylalcool...
    --> Công dụng: Theo Đông y, lá ngải vị đắng, cay, tính hơi ấm vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận. Có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu.
    Dùng chủ yều làm thuốc chữa các bệnh của phụ nữ: kinh nguyệt không đều, chảy máu tử cung (băng lậu), khí hư, tử cung lạnh không thụ thai, động thai, đau bụng do lạnh, đi lỵ lâu ngày ra máu, chảy máu cam, đau xóc.
    - Liều dùng: 3 ?" 10g. Sắc uống, dùng sống hay sao đen, (cho 1kg lá ngải vào chảo, sao cho thấy đen thêm 150g dấm vào, trộn đều rồi sao cho khô).
    Dùng ngoài da làm mồi cứu để kích thích các huyệt, thường dùng ngải nhung vê thành mồi hoặc dùng lá ngải khô cuộn lại thành điếu mà đốt. Nước sắc lá ngải cứu dùng rửa mặt làm cho da dẻ hồng hào tươi đẹp, dùng để tắm chữa lở ghẻ, mần ngứa. Nhân dân ta thường cài lá ngải lên đầu cho khỏi đau nhức.
    Có tài liệu giới thiệu ở Đức dùng rễ ngải cứu trị chứng động kinh kết quả tốt (Bột Brumser).
    --> Lưu ý: Người âm hư, huyết nhiệt không được dùng. Lá ngải kích thích tử cung nhưng không kích thích tử cung có thai nên không gây sẩy thai.
    Một số bài thuốc:
    Bài số 1: Chữa có thai 2 tháng bị động thai:
    Ngải diệp 8g
    Đương quy 4g
    A giao 4g
    Sinh khương 4g
    Đan sâm 4g
    Nhân sâm 4g
    Cam thảo 4g
    Đại táo 8g
    Sắc uống.
    Bài số 2: Chữa đau bụng khi hành kinh:
    Ngải điệp 8g
    Xuyên khung 4g
    Ngô thù 4g
    Đương quy 4g
    Thục địa 8g
    Bạch thược 4g
    Hương phụ 4g
    Tục đoạn 8g
    Hoàng kỳ 4g
    Chế thành thuốc viên, uống mỗi lần 3 ?" 6g.
    Bài số 3: Chữa tạng độc (phân ra xong thì ỉa ra máu):
    Lá ngải tươi 16g
    (Lá ngải khô thì dùng 10g)
    Gừng sống 10 lát
    Nước 600ml
    Sắc lấy 100ml, chia làm 2 lần uống.
    Bài số 4: Chữa động thai, tử cung xuất huyết:
    Ngải điệp 6g
    A giao 12g
    Sắc uống.
    - Bảo quản: Lá ngải cần để nơi khô ráo, râm mát, tránh làm nát vụn.
    Biệt dược (phối hợp): An thai thang, Cao ích mẫu, Juvenol.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 02/11/2006
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    MỒNG TƠI
    [​IMG][​IMG]
    Mồng tơi vốn là loại rau mọc hoang dại và đã được sử dụng làm thuốc từ thời xưa. Cây còn có tên là "tơi tía". Sách thuốc của Tuệ Tĩnh gọi mồng tơi là "tầm tơi".
    Theo Đông y, mồng tơi có vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm.
    Trong cây mồng tơi có chứa chất antioxidant alpha carotene lutein, zeaxanthin rất tốt dể ngừa bệnh cườm, và bệnh thoái hóa hoàng điểm võng mạc mắt. Potassium, vitamin K, folate, đều rất hữu ích để ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol, giảm bệnh trầm cảm và luôn cả bệnh lú lẫn Alhzeimer nữa. Có một điều bất lợi nhỏ là rau mồng tơi có quá nhiều oxalic acid, có thể gây sỏi thận
    Sau đây xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh bằng cây mồng tơi.
    - Chữa chứng táo bón : Nếu bị táo bón, lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sách, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội ngày uống 1 lần.
    Sau vài lần uống đại tiện sẽ dễ. Để hiệu nghiệm hơn thì sau khi uống thuốc 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang luộc.
    Trong thời gian này kiêng các thứ nóng, cay: rượu, ớt, hạt tiêu... Ngoài ra, người bị táo bón có thể dùng rau mồng tơi nấu canh ăn hàng ngày sẽ hết táo bón.
    - Chữa chứng đi tiểu nóng buốt : Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
    - Chữa bệnh trĩ : Nếu trĩ bị sưng đau lấy lá mồng tơi rửa sách, giã nhuyễn đắp vào chỗ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi với cá diếc (ăn cả cái và nước) rất hiệu nghiệm.
    - Chữa khó chịu, hơi thở nóng : Khi người khó chịu, mũi thở ra hơi nóng thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ với cua đồng giã nát ăn vào các buổi trưa, rất công hiệu.
    Ngoài ra còn có một số bài thuốc có sử dụng mồng tơi:
    - Đại tiện táo bón: Dùng mồng tơi 500g, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm; sau vài ngày đại tiện sẽ thông.
    - Đại tiện xuất huyết kinh niên: Rau mồng tơi 30g, gà mái già một con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút là được.
    - Tiểu tiện không thông suốt, đái dắt, đái nhỏ giọt: Dùng rau mồng tơi tươi 70-100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
    - Chảy máu mũi do huyết nhiệt: Dùng mồng tơi tươi giã nát, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.
    - Ngực bồn chồn, đầy tức: Rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng và uống, uống ấm.
    - Khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50-100g, móng chân giò một cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hằng ngày.
    - Chữa bỏng: Dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.
    - Lợi sữa: Phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.
    - Chữa đinh nhọt: Dùng lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2-3 lần.
    - Ngoại thương xuất huyết: Dùng rau mồng tơi trộn với đường phèn giã nát đắp vào chỗ bị thương.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 02/11/2006
  7. Aus_Hanoi

    Aus_Hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Những cây này mình cũng hay ăn nhưng cũng ko biết tác dụng của nó.
    Tiếp tục đi bạn nhé, mình cũng ko đóng góp đc gì về Vđ này vì ko...biết
    Dạo này ko vote đc ***** để ủng hộ
  8. boysolo83

    boysolo83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, để mình áp dụng một số bài trong đây xem thế nào.
    Cảm ơn bạn
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY RAU NGỔ
    Tên khoa học: Enydra fluctuans Lour..
    Tên tiếng Anh Limnophyte ?
    Họ Cúc Asteraceae
    [​IMG]
    Rau Ngổ còn được gọi là rau ngổ thơm, ngổ trâu, rau ôm... thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng; vị chua cay, hơi se, tính mát, thơm. Nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, đái ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bệnh ngoài da.
    Trong y học, rau ngổ có tính mát, vị thơm, thành phần có chứa: 93% nước, 2,1% protit, 1,2% gluxit, 2,1% xenluloza, 0,29% vitamin B, có ít tinh dầu và mùi thơm, vitamin C...
    Rau ngổ có những công dụng sau :
    + Trị nhiễm độc thức ăn, dị ứng các thức ăn do chất tanh, lạnh: dùng ngổ tươi từ 40 gr - 80 gr rửa sạch, ăn sống.
    + Trị rắn cắn: Dùng cả thân và lá ngổ tươi (từ 40 gr - 80 gr) sắc uống hoặc nhai nhuyễn, uống nước, còn xác thì đắp lên chỗ vết cắn.
    + Trị lở ngứa, sần da: Lấy lá và ngọn ngổ tươi giã nát rồi đắp lên chỗ ngứa sẽ khỏi.
    +Trị sỏi thận: Rau ngổ 20-30 g, giã nát, cho thêm nước sôi nguội, chắt lấy nước uống hằng ngày
    +Trị sổ mũi, ho: Rau ngổ 15-30 g sắc lấy nước uống hằng ngày
    [​IMG]
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 02/11/2006
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn các bạn đã ủng hộ.những lời động viên của các bạn là liều thuốc tinh thần giúp chúng tôi ngày một hăng hái hơn vì một cộng đồng người Việt thông minh, khoẻ mạnh và văn minh

Chia sẻ trang này