1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bản thân chưa ??? (Những cây thuốc xung quanh chúng ta)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 01/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    RAU NGÓT
    [​IMG]
    - Tên khoa học: Sauropus androgynus (L) Merr., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
    - Tên khác: Bồ ngót ?" Bù ngót ?" Hắc diện thần (Trung Quốc) , cây mì chính.
    - Bộ phận dùng: Lá của cây rau ngót. (Folium Sauropi).
    - Mô tả cây: Cây nhỏ, cao tới 1,5 ?" 2m, thân nhẵn, nhiều cành, mọc thẳng ?" Vỏ thân xanh, lục, rồi nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 ?" 5cm, cuống ngắn có 2 lá kèm nhỏ. Phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
    Rau ngót, là loại rau ăn lá dễ trồng và trồng quanh năm. Rau ngót trồng được ở mọi nơi, có thể trồng tập trung ngoài ruộng, trồng trong vườn, trồng ở hàng rào... đều có thể cho thu hái. Cây rau ngót sinh trưởng và cho thu hái quanh năm. Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trong cây rau ngót cao gấp 2 lần các loại rau khác, chứa nhiều vitamin C và A.
    - Theo Đông y, rau ngót vị ngọt, tính mát, hơi lạnh có công dụng giải độc, giải nhiệt, bổ huyết mạch, sát khuẩn, tiêu viêm loét và ngăn chặn chứng táo bón.Lá rau ngót dùng để nấu canh ăn rất ngon, bổ và dùng chữa bệnh rất công hiệu nhất là các bệnh của phụ nữ.
    - Thu hái chế biến: Hái lá tươi dùng ngay. Thường hay chọn những cây trẻ 2 tuổi trở lên để làm thuốc.
    - Thành phần hóa học: Mới biết rau ngót chứa 5,3p100 protid, 3,4100 glucid, 2,4100 tro trong đó có calci 16mgp.100, phospho 64,5mgp.100, Vitamin C 185mgp.100. Rau có nhiều acid amin, 100g rau có: lysin 0,16g, methionin 0,13g, tryptophan 0,05g, phenylanalin 0,25g, treonin 0,34g, valin 0,17g, leucin 0,24g và isoleucin 0,17g.
    Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng rau ngót :
    - Công dụng: thường dùng lấy lá nấu canh. Dùng lá chữa sót nhau và đánh tưa lưỡi trẻ sơ sinh.
    - Chữa sót nhau: - Chữa sót rau sau sảy, đẻ : Sau sảy đẻ nếu còn sót rau sẽ gây rong huyết kèm đau bụng nhẹ. Nhân dân có kinh nghiệm lấy 1 nắm lá rau ngót giã nát đắp vào gan bàn chân buộc lại cho người bệnh nằm yên một lúc. Nếu dùng nhiều lần như thế mà không kết quả thì kết hợp dùng lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát thêm 1 chén nước sôi để nguội vắt lấy nước uống 2 lần cách nhau 10 phút sẽ hiệu nghiệm. Tuy nhiên với những trường hợp sót nhiều gây băng huyết cần kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng trong sản phụ khoa và phải do bác sĩ chuyên khoa sản thực hiện. Trong nước ép rau ngót có nhiều vitamin K có tác dụng cầm máu và vitamin C có tác dụng bền vững thành mạch.
    - Chữa tưa lưỡi: Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
    --> Lưu ý: Rau sắng (chùa Hương) Phyllanthuselegans L. cùng họ với rau ngót, có tỉ lệ protid ao hơn rau ngót (6,5p100) và acid amin cũng cao hơn. Trong 100g rau sắng có: lysin 0,23g, methionin 0,19g, tryptophan 0,08g, phenylanalin 0,25g, treonin 0,45g, valin 0,22g, leucin 0,26g và isoleucin 0,23g.
    - Chữa nứt núm vú: Phụ nữ cho con bú nhất là phụ nữ sinh con lần đầu, da vú chưa đàn hồi tốt nên thường hay bị nứt núm vú gây đau mỗi khi trẻ bú. Lấy lá rau ngót tươi giã nát vắt lấy nước thấm vào vết nứt sau mỗi lần trẻ bú, có tác dụng dịu mát chỗ nứt và chống nhiễm khuẩn.
    - Chữa sưng vú: Rau ngót tươi 20g, lá cây tu hú 20g, phèn chua 4g, cho tất cả vào giã nát, đắp lên nơi vú sưng.
    - Chữa chứng bí tiểu, tiểu đường : Người mắc phải chứng tiểu đường hoặc đi tiểu bí thì lấy 1 nắm rau ngót tươi sắc, ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối) uống liên tục đến khi bệnh lui.
    - Chữa đau mắt đỏ : Khi mắt bị đau sưng đỏ và nhức có thể dùng bài thuốc sau: rau ngót tươi 50g, lá chanh 10g, rau má, lá tre, cà gai, lá dâu, cỏ xước, mỗi thứ 30g. Cho tất cả các vị trên vào ấm sắc uống nhiều lần trong ngày.
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY ỔI
    [​IMG] Hoa và búp ổi
    [​IMG] Chùm quả ổi
    - Tên khoa học của ổi là Psidium guajava L., trong dân gian còn gọi là phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử...
    Ổi gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ (Brazil hoặc đảo Anti) hiện đã thích nghi được và trồng phổ biến ở tất cả các xứ nóng. Hơn nữa nó đã thành cây nửa dại, và ở một số nơi nó là một thứ cỏ dại cần phải phá bỏ.
    Ở Việt Nam đâu đâu ổi cũng mọc, trừ những núi cao. Ở đồng bằng cũng như miền núi, miền Nam cũng như miền Bắc, không hiếm những rừng ổi, rặng ổi hoàn toàn không được chăm sóc và mùa mưa tháng 8 có nơi quả chín nhanh và nhiều đến độ hái không kịp.
    - Thành phần hóa học, quả và lá đều chứa Sitosterol, Quereetin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin; lá còn có Volatile oil, Eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các Polysaccharide như Fructose, Xylose, Glucose, Rhamnose, Galactose...; rễ có chứa Arjunolic acid; vỏ rễ chứa Tanine và Organic acid. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.
    Tác dụng dược lý :
    - Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết...
    Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:
    * Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: (1) Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần; (2) Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống; (3) Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.
    * Cửu lỵ: (1) Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; (2) Lá ổi tươi 30-60g sắc uống; (3) Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
    * Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
    * Tiêu chảy: (1) Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống; (2) Búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần; (3) Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống; (4) Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch non 20 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần; (5) Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày; (6) Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
    * Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
    * Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm.
    * Tiểu đường: (1) Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày, (2) Lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.
    * Ðau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
    * Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn.
    Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
    * Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
    * Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
    * Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.
    --> Ðiều cần lưu ý là với những người đang bị táo bón hoặc bị tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết, không nên dùng các bài thuốc chế từ những bộ phận của cây ổi.
    *Nước ăn chân: bạn hãy lấy búp ổi giã nát, trộn với muối, xát vào chỗ bị nước ăn chân mỗi ngày 2-3 lần.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY GỪNG (Gừng vàng)
    [​IMG]
    Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
    Tên khác của cây gừng : sinh khương, can khương, co khinh (Thái), sung (Dao).
    * Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ dạng củ, phân nhánh. Phần trên mặt đất mọc hàng năm vào mùa mưa, cao 0,5 - 1m. Lá mọc so le, hình dải, có bẹ ôm lấy thân. Hoa màu vàng, pha xanh tím, tụ tập thành bông, mọc từ gốc. Quả nang. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, gừng có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho. Gừng được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn
    * Mùa, Hoa quả : Tháng 5 - 8.
    * Phân bố : Cây trồng khắp nơi, làm gia vị và thuốc.
    * Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hoạch vào mùa đông. Muốn giữ tươi lâu, đặt gừng vào chậu, phủ cát lên. Gừng tươi là sinh khương, gừng khô là can khương.
    * Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu trong có D-camphen, (-phellandren, zingiberen, sesquiterpen, alcol, citral, borneol, geraniol và nhựa, chất cay gingeron, shogaol, gingerol.
    * Công dụng : Kháng khuẩn, giúp tiêu hóa. Chữa đau bụng lạnh, đầy trướng, không tiêu, kém ăn, nôn mửa, ỉa chảy, lỵ ra máu, nhức đầu, cảm cúm, chân tay lạnh, mạch yếu, ho mất tiếng, ho suyễn, thấp khớp, ngứa dị ứng, băng huyết. Ngày 3 - 6g, dạng thuốc sắc, bột, viên, rượu thuốc.
    - Tiên khương (Sinh khương): Gừng tươi. Là thân rễ (còn gọi là củ) của cây gừng vàng được khai thác vào mùa hè, thu; Rửa sạch đất cát, để ráo nước rồi bảo quản nơi ẩm mát dùng làm thuốc quanh năm (Củ gừng tươi có sức sống kỳ lạ, nếu môi trường bảo quản không quá ẩm ướt hoặc quá khô sẽ tươi và giữ được tiềm năng tái sinh). Trong các bài thuốc Ðông y có gừng, sinh khương chiếm tới hơn 60%. Sinh khương vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh: phế, tỳ, vị; Có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa; Tiêu nước, dịu ho. Sinh khương được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn.
    - Khương bì: Vỏ gừng tươi, vị cay mát, có tác dụng hành thủy (dẫn nước) chủ trị các chứng phù.
    - Ổi khương: Gừng sống vùi nhẹ lửa cho chín (hoặc nướng chín), có tác dụng ấm bụng, trừ hàn.
    - Can khương: Thân rễ phơi sấy khô của cây gừng, khai thác vào mùa đông. Can khương vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung (ấm cơ thể) trừ hàn, hồi dương, thông mạch, dịu ho, cầm tả, cầm mửa, cầm máu; được xếp vào nhóm thuốc trừ hàn.
    - Bào khương: Can khương thái phiến, đem sao cho phồng rộp rồi phun nước cho nguội.
    - Thán khương: Còn gọi là hắc khương hoặc gừng cháy. Đây là can khương thái phiến dày, sao cho cháy đen bên ngoài nhưng bên trong còn màu hồng sẫm (gọi là đốt tồn tính). Có tác dụng cầm máu trong các bài thuốc trị băng huyết, thổ huyết, tiêu ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu...
    Trong y học cổ truyền phương Ðông, ở các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ, Việt Nam v.v... các lương y đã dùng gừng làm thuốc từ hơn 2.000 năm. Ngày nay nhiều kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền đã là những đề tài nghiên cứu có giá trị của y học hiện đại nhằm chứng minh cơ chế tác dụng đối với cơ thể của gừng Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng gừng xin giới thiệu để các bạn tham khảo:
    - Trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã nát lấy 30 ml nước, đổ từng thìa vào miệng nạn nhân. Bã gừng đắp hoặc xát vào lòng bàn tay, bàn chân.
    - Nôn mửa không cầm (kể cả phụ nữ có thai): Gừng tươi 10 g, bán hạ 10 g, sắc lấy nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
    - Băng huyết, thổ huyết, tiểu ra máu (do hư hàn): Thán khương tán bột, mỗi lần uống 3-4 g, uống với nước còn ấm.
    - Mạch yếu, tứ chi lạnh (dương hư): Can khương 12 g, phụ tử chế 10 g, cam thảo chích 3 g. Sắc uống.
    - Phòng chống nôn khi đi tàu, xe: Nhai 1 miếng gừng tươi cạo vỏ (15 g) trước khi lên xe 40 phút. Khi lên xe, ngậm và thỉnh thoảng nhấm nhẹ 1 miếng gừng to.
    - Viêm thận cấp ở trẻ em: Vỏ gừng tươi 5 g, ma hoàng 3 g, liên kiều 13 g, xích tiểu đậu 40 g, sắc nước uống ngày 1 thang.
    - Đau bụng do cảm lạnh: Gừng nướng 50 g lót giấy hoặc vải, đắp phía dưới rốn.
    - Ngoại cảm phong hàn: Gừng sống 10 g, lá tía tô tươi 30 g, phòng phong 10 g, sắc 2 lần lấy 1 bát thuốc (250 ml), chia làm 2 lần uống trong ngày. Hoặc: Gừng sống thái chỉ 10 g, tía tô thái nhỏ 40 g, hành tăm xắt nhỏ, tất cả cho vào bát to, đập 1 quả trứng gà tươi rồi dội cháo loãng đang sôi lên cho trứng chín, đảo đều, ăn nóng mỗi ngày 1 lần.
    - Phòng cảm lạnh: Người yếu, người cao tuổi trước khi ra ngoài hoặc tắm gội lúc trời lạnh nên cắt 1 lát to gừng tươi (15 g), cạo sạch vỏ, nhấm nhẹ cho tiết chất cay. Khi quen cay thì nhai nuốt luôn (có phản ứng nấc là tốt).
    - Tả: Nướng củ gừng tươi (50 g) vừa chín, cạo vỏ, giã nát, vắt nước, thêm nước sôi để vắt được 30 ml. Uống bằng nước cháo hoặc nước cơm.
    - Chữa dị ứng do cua, cá biển (các loại hải sản): Gừng tươi giã nát 20g. Tía tô thái nhỏ 50g, sắc lấy 100ml thuốc cho bệnh nhân uống rồi sắc tiếp nước thứ 2 cho bệnh nhân uống 2 giờ sau.
    - Chữa động kinh mãi không tỉnh: Gừng tươi 10g giã nát. Sinh bạch phàn (phèn chua cục) 9g, trộn kỹ thành hồ rồi thêm 20ml nước đổ vào miệng nạn nhân.
    - Chữa teo não lan tỏa: Gừng tươi 10g, quế chi tiêm 20g, đương quy 20g, ngưu tất 20g, hoàng kỳ 15g, đại táo 5 quả, bạch thược 50g. Sắc uống ngày 1 thang.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY Bí NGÔ
    [​IMG]Qủa Bí Ngô
    [​IMG]Hạt Bí Ngô
    1) Tên khoa học: Cucurbita pepo L. họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
    2) Tên khác: Bí đỏ - Nam qua (Trung Quốc) - Phặc đeng (Tày) ?" Courge ?" Citrouille ?" Potiron (Pháp) ?" Pumkin (Anh)
    - Bộ phận dùng: Hạt quả bí ngô đã già, chín và đã chế biến khô (Semen Cucurbitae) còn gọi là Nam qua tử - Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983)
    - Mô tả cây: Cây thảo, sống hàng năm, thành dây bò, leo, có những tua cuốn, lá đơn, cuống dài, phiến lá to chia thuỳ, lá và thân nhiều lông, hoa mầu da cam, quả to, tròn, hơi bầu dục dài, cuống quả hình 5 cạnh, khi non quả mầu xanh, khi chín mầu đỏ da cam, vỏ cứng, bên ngoài có lớp phấn sáp. Quả nặng từ 5 ?" 15kg (cá biệt tới hơn 100kg). Hạt mầu ngà, hình trứng dẹt, dài 15 ?" 20mm, rộng 8 ?" 12 mm, dày 2 ?" 4mm, bóc vỏ cứng bên ngoài, đến màng lụa xanh và nhân, bùi, béo, có dầu.
    + Bí ngô được trồng khắp nơi, nhất là những bãi ven sông và nương đồi. Mùa quả chín tháng 8 ?" 10
    + Cây bí đỏ nhưng quả lõm, hơi dẹt là bí rợ: Cucurbita maxima Duch, cũng dùng như bí ngô nói trên.
    - Thu hái chế biến: Bổ quả chín già, lấy hạt rửa qua rồi phơi, sấy khô.
    - Thành phần hoá học: Hạt bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các chất khoáng P, Mg, Ca, K. Hoạt chất là một alcaloid: cucurbitin trong phôi và vỏ lụa (có tác dụng tẩy giun sán).
    - Cùi quả bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các acid amin (arginin, adenin?) các chất khoáng P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, As,? các vitamin B1, C, caroten.
    - Công dụng:
    + Đặc biệt ở quả Bí Ngô còn có một số hoạt chất có khả năng giải trừ tác hại của một số nông dược, các nitrit...trong thức ăn hàng ngày.
    + Theo Đông Y học: Bí ngô có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế, tiêu viêm, giảm đau. Hạt bí ngô có tác dụng trừ giun sán, ức chế sự phát triển của sán máng còn gọi Huyết hấp trùng (schistosomiase). Bí ngô là món ăn tốt, tuy nhiên ăn quá nhiều có thể sinh thấp trệ.
    Toàn bộ cây bí ngô, từ quả cho đến hạt, lá, dây và rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Sau đây là một số bài thuốc cụ thể mà ta có thể áp dụng ngay trong điều kiện gia đình:
    + Cùi quả bí ngô được coi như có tác dụng bổ não,.....
    Một số bài thuốc về cây Bí Ngô như sau:
    1/. Phương pháp tẩy giun bằng hạt bí ngô
    - Tẩy giun đũa: Hạt bí đỏ nấu hoặc rang ăn. Trẻ em mỗi lần 40-60g, ăn vào lúc sáng sớm khi đói bụng.
    - Tẩy sán dây: Nhân hạt bí tươi 40-60g, giã nát, thêm lượng nước vừa đủ làm thành chất sữa. Mỗi lần uống thêm mật ong hoặc đường phèn, uống khi đói.
    Hạt bí, vỏ rễ thạch lựu mỗi loại 30g, tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống ba lần với nước sôi, uống trong hai ngày.
    Hạt bí 50-100 hạt. Rang chín, để cả vỏ nghiền, thêm mật ong vào uống, mỗi ngày hai lần.

    - Trùng hút máu: (huyết ấp trùng) hạt bí rang vàng, nghiền bột, mỗi ngày uống 60g, chia làm hai lần, uống với nước đường, 15 ngày là liệu trình.
    - Giun kim: Hạt bí đỏ 30-50g. Giã nát uống với nước sôi, mỗi ngày uống hai lần, uống liền trong vòng 7 ngày.
    - Giun móc: Hạt bí đỏ, cau mỗi loại 120g. Tất cả nghiền bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, liền trong 3 - 4 ngày.
    2/ Một số bệnh khác sử dụng cây Bí Ngô:
    - An thai: phụ nữ có mang thai động không yên: lấy 3-5 cuống dưa đem rửa sạch, cho nước vào sắc kỹ, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

    - Phòng sẩy thai: Lấy cuống Bí ngô cho vào nồi đất thiêu tồn tính, nghiền mịn. Sau khi có mang, kể từ tháng thứ 2, mỗi ngày uống 3-5g bột trên, chiều bằng nước ấm.

    - Chữa nấc, trẻ em nôn mửa: Lấy 4 cuống Bí ngô sắc uống, liên tục 3-4 lần

    - Chữa đầu vú bị nứt, ngứa âm nang: Cuống Bí ngô phơi khô, sao tồn tính, tán mịn, trộn với dầu vừng bôi vào chỗ có bệnh.

    - Chữa quáng gà: Hoa Bí ngô 50g, gan lợn 200g cùng nấu lên ăn liên tục trong một số ngày.

    - Chữa viêm da thần kinh (neurodermatitis,Trung Y gọi là ?ongưu bì tiên? vì ngứa gãi nhiều lần làm da xù xì như da trâu): lấy lá Bí ngô tươi sát vào chỗ ngứa.

    - Trị ho lâu ngày không khỏi: lấy dây Bí, cắt thành từng đoạn, cắm một đầu vào lọ để cho nước chảy xuống; sau 1 ngày lấy nước đó hoà nước sôi uống.

    - Lao phổi: Lấy dây Bí ngô 60g sắc đặc, thêm đường vào uống hàng ngày. Trong quá trình điều trị bằng YHHĐ, sử dụng thêm phương thuốc này sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt đối với cơ thể người bị lao phổi.

    - Phụ nữ sinh con lần đầu, sữa không ra, trẻ mút vào đau đớn: lấy một nắm dây Bí ngô, thêm chút muối vào giã nát, sắc nước uống.

    - Chữa đau răng: Lấy 20-30g rễ Bí ngô sắc nước uống.
    - Sản hậu chân tay phù thũng: Hạt bí ngô 60g, sao chín rồi thêm nước vào sắc uống.
    - Bệnh tiểu đường: Hạt bí đỏ 50g, rang chín, giã nát, vỏ bí đao 100g, sắc lấy nước, mỗi ngày uống hai lần, dùng thường xuyên.
    - Thiếu dinh dưỡng, sắc mặt vàng nhợt: Cùng ăn các loại hạt bí đỏ, lạc nhân, hồ đào nhân.
    - Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.
    - Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.
    - Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.
    - Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 23:47 ngày 04/11/2006
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY TỎI
    [​IMG] Củ tỏi
    1) Tên khoa học: Alliun satium L.họ Hành (Liliaceae).
    2) Tên khác: Đại toán (TQ), Ail (Pháp), Garlic (Anh).
    - Bộ phận dùng: Thân dò của cây tỏi (củ tỏi) (Bulbus Allii sativi).
    - Mô tả cây: Tỏi là cây nhỏ có ?ocủ? (thân dò) trồng làm gia vị, khắp nơi trên thế giới từ rất xa xưa, Những thợ xây dựng Kim tự tháp Gizeh ở Ai Cập đã ăn rất nhiều tỏi.
    - Thu hái chế biến: Khi tỏi già, lá bắt đầu vàng úa, thì thu hoạch cắt bỏ phần lá, giữ lại một đoạn thân, phơi khô vài nắng, rồi để khô trong bóng râm là được.
    - Thành phần hóa học: Trong tỏi có ít Iode (sát trùng) và tinh dầu (100kg tỏi cho 60 đến 100g tinh dầu).
    +) Chất kháng sinh trong tỏi là alicin (C6H10OS2). Ðó là một hợp chất sulfua diệt khuẩn rất mạnh đối với staphylococus (tụ cầu khuẩn), thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, bạch hầu...
    +) Alicin kết hợp với một axit amin có gốc SH thì sẽ cho xystein có tác dụng ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.
    +) Nước tỏi 5% ức chế hoạt động của amíp (loại ký sinh trùng thường gây bệnh kiết lỵ và gây áp - xe gan).
    +) Lỵ a míp gặp nước tỏi sẽ co tròn lại và không sinh sản nữa. Ở Trung Quốc tỏi chữa khỏi 80% lỵ amíp. Chữa lỵ trực trùng cũng đạt kết quả tương tự. So với sulfaguanidine (thuốc đặc trị lỵ trực trùng) thì kết quả chữa bằng tỏi cũng tương đương. Trong ống nghiệm, nước tỏi 3% diệt được cả enterocoli

    +) Vitamin B2 trong tỏi khác với vitamin B2 về hoá chất thông thường, nó chứa các loại axít hoàng tố đơn hạt và hoàng tố nhị hạt, là chất men chuyển đổi chất protein cần thiết, sự chuyển đổi này ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da, giữ cho da bạn đẹp hơn.
    +) Vitamin E trong tỏi có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, chống bệnh hoại huyết, giải độc, ức chế sinh hắc tố và lắng đọng các sắc tố khắc thường. Tỏi có thể phòng ngừa da già mốc, da đồi mồi. Tỏi có tác dụng làm mềm da, chống nắng, tẩy vết đốm, làm trắng da, chống bạc tóc, rụng tóc.
    +) Ngoài ra còn một chất men (enzym) gọi là alliinase, một số vitamin A, B1,?.
    - Công dụng: Theo Đông y, tỏi là vị cay tính ấm, vào 2 kinh: Tỳ, Vị, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
    ---> Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía).
    * Có tác dụng: giúp tiêu hóa, giúp hô hấp, giải độc trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun.
    * Theo Tây y, tỏi có tác dụng: Các nhà nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và giảm huyết áp, lợi niệu, kích thích hệ miễn dịch, ngoài ra tỏi còn có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số loại vi khuẩn.
    * Dùng chữa các bệnh: tiêu hóa kém, ho, viêm phế quản mãn tính, ho, tăng huyết áp, lỵ, ngộ độc do ăn cua, thủy thũng, tiểu tiện khó?
    --> Nói chung: ăn tỏi có lợi cho sức khỏe, nhất là cho những người bị lao phổi, AIDS - HIV phối hợp với các phương pháp, điều trị khác. Đã được áp dụng ở một số nơi làm thí điểm.
    +) Liều dùng: 5 - 15g
    --> Lưu ý: Nếu nấu chín, tỏi sẽ giảm hoặc làm mất tác dụng chữa bệnh, tỏi cần đập dập giã nát trước khi sử dụng (giải phóng các chất trong tỏi).
    Một số bài thuốc có sử dụng tỏi là thành phần chính:
    - Bài số 1: Chữa giun kim, giun móc, viêm âm đạo do trùng roi, gây ngữa âm hộ, hậu môn:
    +) Tỏi 100g bóc vỏ giã nát, thêm một lít nước vào ngâm 24 giờ lấy nước. Buổi tối trước khi đi ngủ, rửa ngoài âm hộ, hậu môn.
    +) Để riêng 10ml, nước tỏi để thụt hậu môn, làm liên tục trong 7 ngày.
    - Bài số 2: Chữa chứng lỵ amíp và lỵ trực tràng:
    +) Ăn tỏi sống độ 15g. Lấy nước tỏi ngâm (5g tỏi + 100ml nước) mà thụt.
    ---> Hoặc sử dụng cách sau để điều trị lỵ amíp và lỵ trực tràng:
    +) Giã nát tỏi cho vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 5% và 10%, ngâm trong vòng 2 giờ rồi đem lọc qua gạc, thụt trong 2 ngày đầu với dung dịch 5% (100ml), sau đó dùng dung dịch 10%, ngày thụt 1 lần, kết hợp uống 6g tỏi chia làm 3 lần trong ngày. Ðợt điều trị kéo dài 5-7 ngày.
    +) Tuy nhiên tỏi cũng làm ta phiền toái: ăn tỏi bị hôi miệng, thụt tỏi hơi rát hậu môn.
    --> Cách khắc phục: nhai một nhúm trà rồi nhổ đi sẽ hết hôi miệng. Cho ngâm nước ấm sau thụt sẽ hết rát hậu môn.
    - Bài số 3: Trừ đờm, chữa ho, ho gà, lao phổi:
    Tỏi 3g
    Bách hộ 30g
    Tử uyển 30g
    +) Giã ép, tỏi lấy nước, bảo quản nơi mát lạnh. Lấy bách bộ tử uyển sắc lấy nước, thêm đường, cô đặc thành xirô, thêm nước tỏi uống trong 3-4 ngày.
    - Bài số 4: Chữa tăng huyết áp:
    Tỏi 10g
    Cồn 60o vđ 50g

    +) Ngâm sau 24 giờ có thể lấy dùng.
    +) Mỗi ngày uống 20 - 40 giọt (chia làm 20 - 30 lần).
    --> Bảo quản: Để nơi khô mát.
    +) Biệt dược (phối hợp): Achiofil - Allchol - Eeisen - Garlic - Geriforte - Kwai - Liveractin - Thirial - Ranbaxy s Garlic Pearls - Ranbaxy?Ts - Venomin
    ---> Hoặc sử dụng phương pháp sau để chữa bệnh tăng huyết áp:
    +) Lấy 500 g tỏi, bóc vỏ, cho 50 g muối để muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp. Huyết áp sẽ hạ xuống một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm khí quản mạn tính và ho lâu ngày.
    *) Ngoài ra còn có 1 số mẹo sau:
    - Say nắng hôn mê: Giã nát tỏi, vắt lấy nước nhỏ vào mũi, kích thích niêm mạc mũi cho hắt hơi, sẽ tỉnh.
    - Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.
    - Viêm, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.
    - Chảy máu cam: Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.
    - Sưng vú: Dùng 50-100 g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ 1 ngày sẽ giảm.
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, mình rất vui khi các bạn đã vào box này. Mình mong sẽ giúp được 1 điều gì có ích cho các bạn.Và cũng mong các bạn xây dựng box này phát triển hơn.Cảm ơn nhiều!
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY GẤC
    [​IMG] Quả gấc xanh
    [​IMG] Quả Gấc khi chín
    - Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng. họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
    - Tên khác: Mộc miết (TQ) ?" Muricic (Pháp) ?" Cochinchina Momordica (Anh).
    *) Bộ phận dùng:
    1. Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử (TQ) là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen Momordicae) đã bóc vỏ màng và chế biến khô. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963),(1997).
    2. Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1997).
    3. Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.
    - Mô tả: Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.
    - Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta...Trồng bằng hạt hay giâm cành vàp các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả.
    - Thu hái chế biến: Mua thu hái từ tháng 8 - 9 đến tháng 1 - 2 năm sau. Quả chín hái về đem bổ, vét hạt với cả màng đỏ. Nếu để nấu xôi thì dùng tươi trộn với gạo (có thể thêm ít rượu). Nếu để chế dầu gấc thì phải sấy hay phơi khô tới khi không còn dính tay, bóc lấy màng đỏ tươi rồi lại phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (60-70oC). Tán nhỏ màng rồi áp dụng một trong hai phương pháp sau:
    1.Chiết bằng dung môi: Lấy kiệt bằng ete dầu hoả. Sau đó thu hồi ete bằng đun cách thủy trong khí Nitơ hay khí carbonic. Cặn còn lại là dầu gấc. Để lâu dầu này sẽ để lắng một lớp tinh thể caroten thô ở dưới, bên trên là lớp dầu no caroten. Tỷ lệ dầu trong màng đỏ là 8p100. Trung bình 100kg quả gấc cho độ 1,9l dầu gấc.
    2.Ép như dầu lạc: màng đỏ đã sấy khô, tán nhỏ, đem đồ lên rồi ép lấy dầu. Để lâu cũng sẽ phân làm 2 lớp như trên.
    Dùng cồn 95oC, loại acid tự do trong dầu chế theo 2 phương pháp trên thì được dầu chế trung tính.
    - Dầu gấc: Dầu sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, vị béo, không khé cổ. Tỉ lệ caroten trên 0,15p100. Nếu có cặn phải là cặn caroten tinh thể. Dược điển Việt Nam (1997) quy định dầu phải chứa ít nhất 0,1p100 b-caroten.
    - Hạt gấc: Khô, già, vỏ ngoài cứng đen, chắc, nặng, mép có răng cưa tù và rộng, trong có nhân trắng ngà, có dầu, không bị thối đen. Nguyên hạt, không vỡ nát, không thối nhân, không lẫn tạp chất là tốt.
    --> Hiện nay, ta chưa có tiêu chuẩn chất lượng về rễ gấc.
    *) Thành phần hoá học:
    - Dầu gấc: 1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A.
    - Hạt gấc: Trong nhân hạt gấc có chất momordin (là một loại saponin), 6p100 nước, 2,9p100 chất vô cơ, 55,3p100 chất béo, 16,6p100 chất protid, 2,9p100 đường toàn bộ, 1,8p100 tanin, 2,8p100 cellulose và 11,7p100 chất không xác định được.
    - Ngoài ra còn có các men phosphatase, invectase và peroxydase.
    *)Công dụng:
    - Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.
    - Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách b caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn, trong bệnh khô mắt, quáng gà.
    +) Liều dùng: Dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bôi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng).
    - Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh,trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.
    - Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam.
    - Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy.
    Một số bài thuốc có sử dụng Gấc:
    - Chữa sưng vú: giã nhân hạt gấc với ít rượu đắp chỗ sưng đau.
    --> Lưu ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm.
    - Bài thuốc chữa phong thấp, sưng chân: dây gấc (phía gần gốc), phối hợp với đơn gối hạc, mộc thông, tỳ giải, mỗi vị 15g, sắc uống ngày 1 thang hoặc ngâm bài thuốc vào rượu xoa bóp.
    - Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: dùng nhân hạt gấc, mài với nước bôi
    - Chữa trĩ, lòi dom: hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng một miếng vải, đắp để suốt đêm.
    - Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu ấm uống lúc đói.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 08/11/2006
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY LÔ HỘI (NHA ĐAM)
    [​IMG]
    - Tên khoa học Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae).
    - Trong dân gian, lô hội còn có nhiều tên gọi khác nhau như Du thông, Tượng tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo, Lưỡi hổ.... Một số sách cổ như Khai bảo gọi nó là lô hội hay Nô hội, Quỷ đan... -
    - Theo nghĩa Hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh.
    SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CÂY NHA ĐAM Ở VIỆT NAM
    Vào cuối thế kỷ XIII. Một du khách người Ý tên là Macro Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Hoa Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này chúng ta gọi là Nha đam. Từ Trung Hoa cây Nha đam được di thực sang Việt Nam.
    Nha đam thuộc chi Aloe - họ Huệ Tây (Liliaceae) cũng có sách phân vào họ Agavaceae. Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill và Aloe vera L (hoặc Aloe barbadensis Mill).
    Theo sách "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ thì chi Aloe ở nước ta chỉ có một loài là Aloe barbadensis Mill. var. sinensis Haw tức là cây Nha đam (có nơi gọi là Lô hội, Lưu hội, Long thủ...).
    Ở nước ta Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rãi rác khắp nơi trên nước ta để làm thuốc hoặc làm cây cảnh.
    Chi Aloe gồm những cây sống được nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên lá tập trung thành hình hoa thị. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá. Lá có hình mũi mác dày, mọng nước. Trong lá có chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn.
    CÁC THÀNH PHẨN HIỆN DIỆN TRONG LÁ NHA ĐAM
    Rạch một đường giữa lá Nha đam tươi rồi dùng thìa nạo ở giữa lá Nha đam ra, ta sẽ có một chất gel trong suốt. Gọi là Lô hội vì lô là đen, hội là tụ lại, tức là nhựa của Nha đam khi cô đặc lại sẽ có màu đen (còn gọi là Aloès). Phân tích thành phần gel lấy từ lá Nha đam. Các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất sau:
    1. Hợp chất Anthraquinon: Đây là thành phần có tác dụng của Nha đam bao gồm: - Aloe Emodin (chất này không có trong dịch tươi Nha đam). Trong nhựa khô, Aloe Emodin chiếm 0,05%-0,5% chất này tan trong Ether, Cloroform, Benzen. - Barbaloin: Chiếm 15-30% thành phần nhựa của Nha đam. Chất này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng. Tan trong nước, cồn, Aceton, rất ít trong Benzen và Chloroform. - Aloinosid A, Aloinosid B, Anthranol...
    2. Glycosid, Aloezin, Aloenin...
    3. Chất nhựa: Esther của acid Cinnamic.
    4. Chất hữu cơ: Monosaccharide, Polysacharide, Cellulose, Mannose, L-Rhamnose...
    5. Các vitamin: gồm B1, B2, B6 và acide folic.
    6. Các Enzym: Oxydase, Lipase, Amilase, Catalase, Allnilase...
    7. Các nguyên tố khoáng vi lượng: Zinc, Potassium, Magnesium, Chromium, Manganese, Calcium...
    NHỮNG TÁC DỤNG THẨN KỲ CỦA NHA ĐAM
    1. Trong dược phẩm và thực phẩm
    a. Tác dụng kháng khuẩn
    - Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel Nha đam có tính sát khuẩn và gây tê.
    - Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu.
    - Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng.
    - Gel Nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt).
    - Nhũ dịch được bào chế từ Nha đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụt chốc lỡ, làm mau kéo da non ở vết thương.
    - Dịch tươi Nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
    b. Tác dụng xổ, nhuận trường
    Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
    - Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
    - Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
    - Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.
    c. Những tác dụng tuyệt vời
    - Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá Nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).
    - Trị bệnh ngoài da: Dịch Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...
    - Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
    - Trong thực phẩm, lá Nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá Nha đam để nấu canh. Ngoài ra gel Nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.
    -Trị đỏ mắt : dùng phần thịt cắt từng lát mỏng, nhỏ đáp lên mi mắt, ngày 2-3 lần.
    - Tiểu đường: Lá lô hội 20 g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
    - Tiểu đục: Lô hội tươi 20 g giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa lô hội 20 g nấu với thịt lợn ăn.
    - Nôn ra máu: Hoa lô hội 20 g, sắc với rượu.
    - Ho đờm: Lô hội 20 g bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
    - Ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12-20 g khô, sắc uống ngày một thang.
    - Đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20 g, hoa đại 12 g, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    - Tiêu hóa kém: Lô hội 20 g, bạch truật 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    - Viêm loét tá tràng: Lô hội 20 g, dạ cẩm 20 g, nghệ vàng 12 g (tán bột mịn), cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10 g, chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là một liệu trình.
    - Bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 20 g, nghệ đen 12 g, rễ củ gai 20 g, tô mộc 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    - Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
    - Viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
    - Quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20 g sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    - Viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30 ml).
    - Đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi giã nát, đắp vào chỗ sưng đau; kèm theo lá lô hội 20 g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
    - Táo bón: Lá lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20 g xay nhỏ với 0,5 lít nước; chia uống 2-3 lần trong ngày.
    - Mụn nhọt: Lá lô hội tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt.
    - Trứng cá: Lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
    **) Sách Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư còn giới thiệu một số bài thuốc chữa các bệnh ung thư có lô hội như sau:
    - Phòng bệnh ung thư: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
    - Chữa ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.
    - Chữa bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
    - Chữa u não: Lô hội 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất cả các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
    -->>>Lưu ý:
    - Lô hội có tác dụng tẩy mạnh; vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
    - Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.
    - Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
    - Trẻ em dưới 13 tuổi
    - Với những người bị bệnh trĩ, nếu đang dùng thuốc tây cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
    2. Trong mỹ phẩm
    Do những đặc tính kỳ diệu trên. Các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ phẩm được chế tạo từ gel Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel Nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ acid của da.
    Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera làm tên thương mại cho những loại kem chống nắng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu... Không những được làm mỹ phẩm, cây Nha đam cũng đóng góp một phần đáng kể trong lĩnh vực... mỹ thuật.
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY HƯƠNG NHU
    [​IMG]
    I) Phân biệt:
    1- Cần phân biệt với cây Húng giổi (Ocimum basilicum Linn) thuộc họ (Lamiaceae) (Xem: Cửu Tằng Tháp).
    2- Ở Trung Quốc, người ta còn dùng cây Elshotzia patrini Garcke để làm vị Hương nhu.
    3- Ngoài cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum Linn) vừa mô tả ở trên ra, người ta cũng còn dùng cây Hương nhu tía hay É tía, É rừng, đó là cây Ocimum sanctum Linn. Thuộc cây nhỏ, sống hàng năm, có thể cao tới 0,5-1m. Thân vuông màu xanh nâu hoặc tím nhạt, lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng hay hình mác, dài 1-5cm, mép có răng cưa. hai mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 chiếc, ít phân nhánh. Lá hoa khi vò có mùi thơm của Đinh hương. Mùa quả vào tháng 5-7. Cây được trồng làm thuốc khắp nơi.
    -->> Thường thường Hương nhu tía và Hương nhu trắng dùng cùng chung một công dụng, trong tây y thường dùng nó để kết tinh dầu dùng trong Nha khoa (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
    II) Xuất xứ:
    - Danh Y Biệt Lục.
    III) Tên khoa học:
    - Ocimum gratissmum Linn.
    IV) Họ khoa học:
    - Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
    V) Tên Hán Việt khác:
    Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo Đồ Kinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục) Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng (Hòa Hán Dược Khảo) Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).
    VI) Mô tả:
    Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7.
    VII) Địa lý:
    Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thường gặp ở các bãi cỏ ven đường. Cây còn được trồng ở đồng bằng và miền núi.
    VIII) Thu hái, sơ chế:
    Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi.
    IX) Phần dùng làm thuốc:
    Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).
    X) Mô tả dược liệu:
    1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.
    2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
    XI) Bào chế
    + Bỏ rễ, để cành lá, chặt đoạn, phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận).
    + Khi cây nở hoa thu hái phơi âm can dùng (Bản Thảo Cương Mục).
    + Dùng tươi: rửa sạch, vắt lấy nước, uống.
    + Dùng khô: rửa sạch, thái khúc 2-3cm, phơi trong râm cho khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
    XII) Bảo quản:
    - Để nơi khô ráo, thoáng mát.
    XIII) Thành phần hóa học:
    + Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%, g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15% (Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).
    + Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).
    XIV) Tác dụng dược lý:
    - Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
    - Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
    - Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
    - Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973, (1): 44).
    - Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
    XV) Tính vị:
    + Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).
    + Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).
    + Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
    + Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    XV) Quy kinh:
    + Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
    + Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
    + Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).
    + Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Vào Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    XVII) Tác dụng, Chủ trị:
    + Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
    + Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
    + Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
    + Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    --> Liều dùng: 8 ?" 20g.
    -->>>Kiêng kỵ:
    + Uống hiều bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu).
    + Không có biểu tà không nên dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
    + Vì tính của Hương nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục).
    + Người trúng nhiệt: kiêng dùng. Người chân khí hư yếu: không nên uống nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Mồ hôi nhiều, biểu hư: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    **) Đơn thuốc kinh nghiệm:
    + Trị tâm phiền, hông sườn đau: Hương nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nước cốt uống (Trủu Hậu phương).
    + Trị lưỡi chảy máu như bị đâm: Hương nhu ép lấy một chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).
    + Trị miệng hôi: Hương nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phương).
    + Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt: Hương nhu 480g, Hậu phác (sao nước gừng), Bạch biển đậu (sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nước, nửa chén rượu, sắc lấy 1 chén, để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hương Nhu Ẩm- Hòa Tễ Cục phương).
    + Trị chảy máu cam không dứt: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục).
    + Trị phù thủng: dùng bài ?~Hương Nhu Tiễn?T của Hồ Hạp cư sĩ: Hương nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nước ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại cho tới khi viên được. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là được (Bản Thảo Đồ Kinh).
    + Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù: Hương nhu 1 cân, đổ nước nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong, rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho đến khi lợi tiểu là được (Nhu Truật Hoàn - Ngoại Đài Bí Yếu).
    + Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rượu nóng (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
    + Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo, bôi hàng ngày vào đầu (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
    + Trị da đầu lở: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo và Hồ phấn, bôi (Tử Mẫu Bí Lục).
    + Trị thủy thủng: Hương nhu làm quân, hợp với Nhân sâm, Truật, Mộc qua, Phục linh, Quất bì, Bạch thược, Xa tiền tử, rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
    + Trị vào mùa hè bị thương thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi: Hương nhu 8g, Hậu phác 8g, Biển đậu 12g. sắc uống (Hương Nhu Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    + Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ: Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    + Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít: Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    + Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít: Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    + Trị nôn mửa, tiêu chảy: Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    + Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ: Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    Tham khảo:
    + Hương nhu thuộc Kim và Thủy nó có công dụng đíều hòa suốt từ trên xuống dưới, ở trên thì thanh được phế khí, trị được chứng trúng nắng, trừ được phiền nhiệt, trị Phế uất làm cho trọc khí bốc lên gây nên chứng miệng hôí. Trị khỏi chứng chảy máu cam, lưỡâi chảy máu, ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu được phù thủng, khoan khoái trường vị, tiêu thức ăn, hạ được khí xuống, những chứng bụng đau, thổ tả, vọp bẻ thì Hương nhu là một vị thuốc cốt yếu vậy. Người bị đứt tay, đứt chân, dùng Hương nhu nhai đắp vào rất chóng khỏi (Đan Khê Tâm Pháp).
    + Hương nhu tán phong nhiệt, bệnh đột nhiên, vọp bẻ, sắc đặc. Mỗi lần uống nửa chén, hoặc tán nhỏ, trộn nước uống trị chứng chảy máu cam (Thực Liệu Bản Thảo).
    + Hương nhu có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, chữa nôn nghịch do khí lạnh (Đại Minh Chư Gia Bản Thảo).
    + Mùa hè sắc uống thay nước chè thì không bị bệnh thử, có tác dụng điều trung, hòa vị, súc miệng trị miệng hôi thối (Vương Đình Minh).
    + Chữa cưđc khí, sốt rét (Bản Thảo Cương Mục).
    + Hương nhu có vị cay, tính tán, ôn thông cho nên giải được bệnh thử, hàn, uất nhiệt, hoắc loạn, phúc thống, thổ tả vọp bẻù, do mùa nắng ăn nhiều thức ăn sống lạnh mà gây bệnh. Vị của Hương nhu cay ấm, có tác dụng thông khí, hòa trung, giải biểu. Nhờ công dụng trừ thấp, lợi thủy, nên tán được thủy thủng (Bản Thảo Kinh Sơ).
    + Các thầy chữa thương thử đều dùng Hương nhu, không biết rằng Hương nhu là một vi tân ôn phát tán, nếu ăn uống thức ăn lạnh, dương khí bị âm tà uất át, rồi phát nóng, sợ rét, đau đớn, phiền khát hoặc hoắc loạn, thổ tả, uống Hương nhu thì rất hay. Nếu do khó nhọc quá mà bị thương thử, mồ hôi ra nhiều, suyễn, khát, nên dùng bài ?~Thanh Thử Ích Khí Thang?T, hoặc nóng lắm, khál lắm, nên dùng bài ?~Nhân Sâm Bạch Hổ Thang?T. Nếu dùng lầm Hương nhu làm chủ, biểu khí hư thêm, lại nóng thêm nữa. Hương nhu là vị thuốc giải biểu về mùa hè, không có biểu tà, thì không nên dùng, tính nó lại ấm nóng, bệnh thuộc về ?~dương thử?T cũng cấm dùng, nó kỵ cả lửa và cả nắng (Bản Thảo Đồ Giải).
    + Hương nhu được Biển đậu thì có tác dụng tiêu thử (Xích Thủy Huyền Châu).
    + Được Hậu phác trị thương thử, hàn chứng. Được Bạch truật trị thử thấp, thủy thủng (Đắc Chân Bản Thảo).
    + Dùng Hương nhu để làm thuốc giải biểu về mùa nắng, cũng như mùa đông dùng vị Ma hoàng, người khí hư không nên dùng nhiều. Hương nhu lại có công chữa bệnh thủy thủng rất hiệu quả. Có một phụ nữ mặt và từ lưng trở xuống đều bị thủng trướng, khó thở muốn chết, không nằm sấp được, tiêu chảy, tiểu ít, uống nhiều thuốc không khỏi. Lý Thời Trân xem mạch thấy mạch Trầm mà Đại, mạch Trầm chủ về bệnh thủy, mạch Đại chủ về bệnh hư (bệnh ?~đậu mạo phong''), do vừa khỏi bệnh lại cảm phong, liền cbo uống bài ?~Thiên Kim Thần Bí Thang?T, chứng suyễn bớt được một nửa. Lại dùng bài Vị Linh làm thang uống với bài ?~Nhu Truật Hoàn?T, trong 2 ngày, đi tiểu được nhiều, xọp bớt 7 - 8 phần, cứ thế mà uống thêm mấy ngày thì xọp hẳn. Vị Hương nhu cay ấm, phát tán, tiết được nước đọng ở trong mình ra. Trị mùa hè khí bế, không mồ hôi, khát, dùng Hương nhu phải kèm Hạnh nhân, vì Hạnh nhân có vị đắng, tính giáng xuống và tiết được khí. Vì Hương nhu có vị cay ấm, khí thăng, uống nóng dễ nôn mửa nên phải thêm các vị đắng mà giáng như Hạnh nhân, Hoàng liên, Hoàng cầm thì không mửa (Lâm Chứng Y Án).
    + Ma hoàng là thuốc giải biểu, cần phải phối hợp với Quế chi mới có tác dụng phát hãn. Hương nhu là thuốc giải biểu, bản thân vị thuốc này đã có tác dụng phát hãn, thường dùng vào mùa hè (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Thạch hương nhu và Hương nhu cùng là 1 vị. Hương nhu mọc ở vùng đất bằng, lá to. Thạch hương nhu mọc ở khe đá trên núi nên lá nhỏ, công dụng mạnh hơn Hương nhu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Hương nhu dạng thuốc sắc, nên uống nguội, uống nóng dễ gây nôn mửa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi mình không có thời gian để post bài lên, vì vậy mình viết vài dòng để up lại bài này lên hy vọng các bạn cùng chia sẻ thông tin cùng mình.Cảm ơn các bạn nhiều.

Chia sẻ trang này