1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bản thân chưa ??? (Những cây thuốc xung quanh chúng ta)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 01/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngay8thang6

    ngay8thang6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Thông tin hay và bổ ích. Đã vote ***** tặng Bác
  2. odc

    odc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Công nhận bài bác việt thật chi tiết.
    Nhân tiện hỏi bác một số thứ
    Em đang uống thuốc bắc gồm
    20g Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo
    và 40g Bán chi liên
    cho mỗi lần sắc uống trong một ngày.
    Chả là em bị lên mấy cái hạch ở dưới hàm, đi khám các nơi, sinh thiết ở K đều bảo viêm hạch nhưng uống thuốc kháng sinh vẫn không khỏi.
    Hôm vừa rồi em về quê, mọi người mới mách cho em cái bài thuốc này, nghe đâu nó chữa được các bệnh về ung bướu.
    Em uống muốn hỏi bác là uống liên tục thời gian dài thang thuốc này thì có vấn đề gì không
    Mông nhận được tư vấn của bác. Cảm ơn bác
  3. ngay8thang6

    ngay8thang6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán Chi liên là 2 loại cỏ. Có tác dụng tiêu độc thì phải. Có lẽ chỉ nên uống trong một thời gian nhất định thôi.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Thành thật xin lỗi các bạn bởi vì thời gian vừa qua mình bạn quá không có thời gian để post bài nên để các bạn tham khảo.Mong các bạn thông cảm cho.
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Theo câu hỏi của bạn odc thì mình xin phép trả lời như sau: 2 vị thuốc bạn đưa ra thì đúng là 2 vị đó có khả năng giải độc, chống viêm.
    về bài thuốc để chữa viêm hạch thì bạn có thể tham khảo như sau:
    Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược). dùng để trị ung nhọt, u bướu.
    Hoặc nếu không thì bạn có thể sử dụng bài thuốc sau:
    Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
    Ngoài ra bạn cần chú ý:Nếu bạn đã có gia đình và trong thời kỳ bạn muốn có con thì nên dừng uống thuốc này trong khoảng 1 thời gian trước đó khoảng 1-2 tháng.Bởi vì (bạch hoa xà thiệt thảo) có trong thang thuốc này có khả năng ức chế quá trình sản sinh ra tinh dịch chứ không phải vô sinh đâu nhé.
    Cái hay của việc uống thang thuốc này là nó có khả năng phòng chống bệnh ung thư và 1 số bệnh khác.Vì vậy đối với những người cao tuổi không còn quan tâm đến việc sinh nở thì uống nó rất tốt cho sức khỏe và uống với hàm lượng ít hơn.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 01:25 ngày 02/12/2006
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
  7. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    hi hi bài viết của bác rất hay và có ích, cảm ơn bác nhé. Vote bác 5 *
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (Herba Oldenlandiae Diffusae)
    [​IMG]

    Bạch hoa xà thiệt thảo dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Quảng tây Trung dược chí" là toàn cây phơi hay sấy khô của cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa (Willd) Roxb.).
    Cây mọc chủ yếu ở các vùng thuộc các tỉnh phía Nam sông Trường giang Trung quốc.
    Ở nước ta chưa có sách ghi chép về cây này.
    Bạch hoa xà thiệt thảo còn có tên là Cây Xà thiệt thảo, Nhị diệp lục.
    Tính vị qui kinh:
    Vị hơi đắng, ngọt tính hàn.
    Qui kinh Vị, Đại tràng, Tiểu tràng.
    Theo sách: " Quảng tây Trung dược chí": Vị đắng, ngọt tính ôn, không độc, qui kinh Tâm Can Tỳ".
    Thành phần chủ yếu:
    Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanoic acid, beta - sitosterol, p - coumaric, beta - sitosterol - D - glucoside.
    Tác dụng dược lý:
    A.Theo Y học cổ truyền:Thanh nhiệt giải độc tiêu ung kháng nham, lợi thấp. Chủ trị các chứng ung nhọt, sang độc, trường ung, yết hầu, sưng đau, rắn độc cắn, ung thư, nhiệt lâm, tiểu tiện khó.
    B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
    Tác dụng kháng khuẩn của thuốc in vitro không mạnh. Có tác dụng yếu đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn lî, dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với viêm ruột thừa thực nghiệm trên thỏ. Tác dụng kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào . tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu. Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng võ tuyến thượng thận nhờ vậy mà có tác dụng chống viêm.
    Thuốc có tác dụng chống ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt rõ so với lô chứng, cũng có tác giả cho rằng thuốc chỉ có tác dụng ở nồng độ cao và có tác dụng không đặc hiệu.
    Thuốc có tác dụng ức chế sinh sản sinh tinh dịch: Theo dõi 102 ca kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc phát hiện có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc.
    Chích nước sắc chiết cồn của thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc.
    Tam thảo thang (Bạch hoa xà thiệt thảo, Hạ khô thảo, Cam thảo theo tỷ lệ 2:2:1), có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật.
    Ứng dụng lâm sàng:
    1.Trị viêm ruột thừa cấp đơn thuần và viêm phúc mạc nhẹ:Dùng 60g thuốc sắc chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Bệnh nặng phối hợp thêm Hải kim sa đằng, Dã Cúc hoa hoặc thêm Đại hoàng Mẫu đơn thang, Long đởm tả can thang, Tiên phương hoạt mệnh ẩm gia giảm. Theo báo cáo của nhiều tác giả ở Trung quốc đã dùng trị trên 1000 ca kết quả tốt ( dăng trong sách " Dược lý và ứng dụng trung dược do Nhà xuất bản Vệ sinh Nhân dân xuất bản năm 1983).
    2.Trị rắn cắn: Dùng thuốc 20g sắc với rượu trắng 200ml uống trong 1 ngày, dùng 2/3 thuốc chia 2 - 3 lần uống và 1/3 đắp vào vết cắn, trị 19 ca đều khỏi ( Tạp chí Y học Quảng đông - Bản Y học Tổ quốc 1965,2:11).
    3.Trị chứng tích nước bìu dái (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh) dùng thuốc 30g sắc chia 3 lần uống (có thể hãm nước sôi). Trị 38 ca có kết quả 34 ca (Báo cáo của Vạn hiếu Tài, Tạp chí Y học nông thôn 1987,2:11).
    4.Trị viêm gan: dùng bài Tam thảo thang (Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g chế thành sirô trị viêm gan cấp, vàng da, có kết quả 100%, ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày ( Theo Báo cáo của Khoa nhiễm Bệnh viện trực thuộc số 2 Học viện Y học Hà nam - Bản thông tin Trung dược thảo 1978,7:28)
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    RAU MÙI
    [​IMG]
    Toàn cây dùng làm thuốc. Cây rau mùi ( Coriandrum sativum L.) thuộc họ Hoa tán ( Umbelliferae) . Vị cay tính ấm mùi thơm qui kinh phế vị.
    Thành phần chủ yếu
    Quả mùi có tinh dầu (0,3 - 1,0% ), chất béo (13 - 20%), protein (16 - 18%), chất xơ ( 38%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Linalola quay phải ( 70 -90), còn gọi là Coriandrola. 5% d.pinen, limonex, tecpinen, mycxen, phelandren, một ít geranioa và bocneola. Trong lá thân cũng chứa trên dưới 1% tinh dầu.
    Tác dụng dược lý:
    Theo Y học cổ truyền thuốc có tác dụng phát tán thấu chẩn ( giúp sởi đâïu chóng mọc), giảm độc làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân ( nhất là đối với bệnh sởi trẻ em), kiện vị tiêu thực.
    Tây y chưa có báo cáo về nghiên cứu rau mùi.
    Ứng dụng lâm sàng:
    1.Chữa bệnh sởi trẻ em: Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
    Dùng ngoài: Hạt rau mùi tươi ( hoặc cả thân lá) 100 - 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ ( theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Hoặc dùng Hạt mùi 80g tán nhỏ trộn với rượu 100ml và nước 100ml đun sôi lọc bỏ bã phun vào người bệnh nhi trừ mặt ( để nước thuốc hơi ấm mà dùng).
    Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 - 2 lần.
    2.Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy đau do thực tích: Dùng bài: Hồ tuy 8g, Đinh hương 4g, Quất bì 4g, Hoàng liên 4g, sắc nước uống.
    3.Kinh nghiệm trị những chứng khác:
    Phụ nữ sau đẻ cạn sữa:Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.
    Trị da mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.
    Trị lòi dom: Quả mùi đốt hun khói xông hâïu môn.
    Trị lãi kim: Hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ.
    Trị buồn nôn ợ hơi: dùng hạt Hồ tuy, hạt củ cải, mỗi thứ 40g, tán bột mịn trộn lẫn, mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 lần.
    Phòng bệnh sởi: sắc nước rau mùi cho trẻ uống trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi trong 7 - 10 ngày.
    Liều lượng thường dùng:
    Uống trong 4 - 8g.
    Dùng ngoài không hạn chế.
    Chú ý lúc dùng thuốc:Không dùng thuốc lúc sởi đã mọc đều, thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Không dùng đối với bệnh nhiễm mồ hôi ra nhiều, cơ thể suy nhược, bệnh nhân có lóet dạ dày không dùng uống trong.
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    RAU MÁ
    [​IMG]
    Tên khoa học:
    Centella asiatica (L.) Urb., họ Cần (Apiaceae).
    Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
    -Bộ phận dùng:
    Cả cây (Herba Centellae), dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
    -Thành phần hoá học chính:
    Saponin, tinh dầu, alcaloid, flavonoid, chất đắng...
    -Công dụng:
    Giải nhiệt, giải độc, thông tiểu. Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da, mụn nhọt...
    -Cách dùng, liều lượng:
    Ngày dùng 30-40g cây tươi giã, thêm nước uống hoặc sắc. Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gẫy xương, bong gân, ung nhọt.
    Rau má được dùng trong thực phẩm như một loại rau gia vị (ăn sống), rau ăn (luộc, nấu canh) hoặc nước giải khát (cả cây giã nhuyễn với nước và đường). Ðặc biệt ở miền Nam, nhân dân rất ưa chuộng rau má, nhiều người ăn quen đâm nhớ.
    Khi bị sốt nóng, nhức đầu, rôm sảy, mụn nhọt, kiết lỵ ra máu, lấy rau má (30g) để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hòa 10g bột sắn dây, thêm đường, uống.
    Rau má 30g phối hợp với rau sam 30g, rễ sắn dây 20g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần trong ngày chữa cảm sốt, khát nước, đi đái nước tiểu đỏ, mẩn ngứa, táo bón. Trong trường hợp bị đái rắt, đái buốt, đái ra máu, có thể dùng rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.
    Ðể chữa ngộ độc lá ngón, nấm độc, say sắn, đồng bào Thái (Tây Bắc) thường dùng rau má 50-100g giã nát, hòa với nước chè đặc, thêm đường thật ngọt, uống làm một lần.
    Toa căn bản (phương thuốc phổ biến vào năm 1950 ở miền Ðông Nam Bộ) có rau má 8g, rễ cỏ tranh 8g, cỏ mần trầu 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo nam 8g, ké đầu ngựa 8g, lá muồng trâu 4g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g, gừng tươi 2g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày. Thuốc điều hòa cơ thể với 6 tác dụng chính là nhuận gan, nhuận tiểu, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc và kích thích tiêu hóa.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 02/01/2007

Chia sẻ trang này