1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bản thân chưa ??? (Những cây thuốc xung quanh chúng ta)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 01/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Cây hoa "*** lợn"
    Chú ý: Tránh nhầm với cây ngũ sắc cũng được gọi là cây *** lợn.
    [​IMG][​IMG]
    Cây "*** lợn" còn có tên gọi hoắc hương kế, bạch hoa thảo, bạch hoa hương thảo, cỏ hôi, tiêu viêm thảo. Tên khoa học là ageratum conyzoides L, thuộc họ cúc asteraceae. Là cây thảo sống hàng năm, cao 30-50cm, thân thẳng, phân nhánh; lá mọc đối, có lông trắng; hoa màu tím hoặc trắng. Thường mọc hoang ở nhiều nơi. Ðược dùng toàn cây làm thuốc.
    Theo đông y, cây *** lợn có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi. Thường được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, băng lậu, sỏi thận, sỏi bàng quang. Ðược dùng chữa một số bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Dùng ngoài để chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau đẻ... Nhân dân ta thường dùng cây này nấu nước gội đầu cùng với bồ kết. Sau đây là một số bài thuốc thường dùng để chữa bệnh:
    Chữa viêm họng: cỏ *** lợn 20g, kim ngân hoa 20g, lá giẻ quạt 6g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    Chữa viêm đường hô hấp: cỏ *** lợn 20g, lá bồng bồng 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    Chữa sỏi tiết niệu: cỏ *** lợn 20g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    Chữa phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: cỏ *** lợn 30-50g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
    Chữa viêm mũi dị ứng: cỏ *** lợn tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, nhét vào lỗ mũi. Có thể chế thành thuốc sắc sẵn để dùng.
    Chữa eczema, chốc đầu: cỏ *** lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.
    Chữa viêm xoang: cỏ *** lợn 30g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    Chữa ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: cỏ *** lợn 20g, cỏ nhọ nồi 30g, kim nữu khấu 30g, dạ hương ngưu 30g, các vị giã nát, thêm nước cây ma phong 15ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần. (Theo tài liệu của Trung Quốc).
    Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
    Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây *** lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 20:55 ngày 07/01/2007
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 07/01/2007
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    QUẢ XOÀI
    [​IMG]
    Cây xoài có tên khoa học Mangifera indica L., thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae).
    Cây to cao 15-20m. Lá nguyên, mọc so le, đơn, thuôn dài, nhẵn, bóng dài 15-30cm, rộng 5-7cm. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, thành chùy ở đầu cành. Quả hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng trên có những thớ sợi khi nẩy mầm thì hơi mở ra. Hạt có lớp vỏ mỏng, màu nâu, không phôi nhũ, lá mầm không đều.
    Thành phần dinh dưỡng
    Chứa đường, đạm, cellulose, flavine, acid folic, calci, phosphor, sắt, beta caroten, vitamin B1, B2... Còn có các acid, saponin.
    Tác dụng thực dưỡng
    Quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông... Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất thô trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: saponin trong xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngăn ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn staphylococus, escherichia coli.
    Ứng dụng thực tế
    1. Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Quả sống 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ, ngày 3 lần.
    2. Đầy bụng, ăn không tiêu: Quả sống một quả, ăn cả vỏ, sáng chiều 1 lần.
    3. Chảy máu chân răng: Quả sống 2 quả, dùng cả vỏû, mỗi ngày 1 lần.
    4. Viêm tinh hoàn: Hột xoài 15g, hột nhãn 15g, cùng giã nhuyễn, thêm táo đỏ 5 quả, hoàng kỳ 15g, sắc uống, mỗi sáng chiều 1 lần.
    5. Thủy thũng: Vỏ quả xoài 15g, hột xoài 30g, sắc uống, mỗi ngày 1 lần.
    6. Say tàu xe: Nhai ăn xoài hay nấu nước uống.
    7. Viêm họng mạn tính, khan tiếng: xoài với lượng vừa, sắc nước uống thay trà, dùng nhiều lần.
    Bổ dưỡng sắc đẹp
    1. Viêm da, chàm: vỏ quả 150g, nấu nước rửa tại chỗ, ngày 3 lần.
    2. Sinh tố làm đẹp da: xoài chín 1/2 quả, chanh 1/2 quả, bưởi 1/2 quả, mật ong 1/2 muỗng nhỏ, sữa chua 1/2 ly, nước đá 1-2 lát, tất cả cho vào máy xay sinh tố rồi dùng.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ðậu xanh
    [​IMG]
    Ðậu xanh tính mát, vị ngọt, không độc, có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thủy. Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt đậu xanh.
    Ðậu xanh còn gọi là lục đậu, thanh tiểu đậu. Là hạt của cây đậu xanh, thực vật thuộc họ đậu. Tính mát, vị ngọt, không độc.
    Thành phần chính có: anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, calci, phốt-pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. 100g có thể cho 332 kcal nhiệt lượng. Anbumin chủ yếu là anbumin khối, một số ít a-xít a-min an-by-mu-nô-ít, try-tô-phan, ty-rô-sin, a-xít ni-cô-ti-níc và a-xít béo có phốt-pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.
    Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thủy. Chủ yếu dùng chữa cảm nắng, phù thũng, tả lị, nên mụn độc, bạc nước, giải độc do thuốc. Cách dùng: ăn, đun thành canh. Nghiền bột hoặc xay hạt sống lọc lấy nước. Chữa bên ngoài: nghiền nhỏ mà đắp. Kiêng kị: Tì vị hư do hàn, hay đi ngoài thì không nên dùng.
    Chữa trị:
    - Chữa cảm nắng: Ðậu xanh lọc sạch cho vào nồi đổ thêm nước. Ðun cho sôi. Chắt nước có mầu trong xanh để nguội uống. Nước có mầu đục thì thuốc không tốt. Giải khát, đi tiểu bình thường. Ðậu xanh 60g lọc sạch cho vào 1.000ml nước đun nhừ, chắt nước uống sáng và tối trước lúc ăn cơm mỗi lần 200ml.
    - Ði lỵ đỏ mạn tính: Ðun đậu xanh nhừ, ăn tùy thích. Viêm tuyến mật: Ðậu xanh tươi 60g. Bỏ vào nồi đun cho nhừ, cho lõi bắp cải 2-3 cái, đun thêm 20 phút. Chắt nước ra uống. Ngày một, hai lần. Nếu phát hiện bệnh sớm, uống ngay thời kỳ đầu thì hiệu quả càng tốt hơn.
    - Nhiễm độc chì: Mỗi ngày dùng 120g đậu xanh, 15g cam thảo, đun thành canh, chia làm hai lần uống với 300mg vitamin C. 15 ngày là một liều chữa trị. Nói chung liên tục điều trị hai liều là cơ bản có thể chữa được bệnh.
    - Nóng sốt với viêm ruột: Vỏ hạt đậu xanh 15g đun với nước cho thêm 15g đường trắng mà uống cho đến khi hết bệnh.
    - Bị phong cảm: Ðậu xanh 30 g, ma hoàng 9g. Ðun với nước uống; Ðậu xanh 30 (giã nát), lá chè 9g (bỏ vào trong túi vải). Một bát to nước lã đổ vào nấu. Khi còn nửa bát, lấy túi chè ra, cho đường đỏ vào mà uống.
    - Ðề phòng nóng sốt: Ðậu xanh, rễ cỏ gianh tươi 30g, song hoa 15g, cho hai bát nước vào đun đến khi còn một phần hai bát thì uống. Ngày ba lần, uống liên tục trong ba ngày.
    - Ðau bụng nôn ọe: Ðậu xanh 100g hạt, hồ tiêu 10 hạt, cùng nghiền bột nhỏ, rót nước sôi vào ngâm mà uống; hoặc đậu xanh, đường phèn, mỗi loại 16g đun với nước mà uống.
    - Viêm niệu đạo: Giá đậu xanh 500g, ép lấy nước cho đường trắng vào uống.
    - Nhiễm độc 666: Ðậu xanh, đậu tương mỗi thứ 125g, cũng xay bột uống với nước cơm.
    - Trúng độc thuốc nông dược lân hữu cơ: Ðậu xanh bốn phần, cam thảo một phần. Ðun sôi cho vào rửa ruột.
    - Bị bỏng: Vỏ đậu xanh 30g, sa hoàng, thêm một ít băng phiến. Nghiền nát thành bột, đắp vào chỗ bỏng. Ít sữa: Ðậu xanh, đường đỏ vừa đủ. Ðun thành canh uống thay chè.

    - Bệnh đái đường: đậu xanh 200g, lê hai quả, củ cải xanh đun chung cho chín mà ăn.
    - Giải cảm nhiệt, phòng cảm nắng, tiêu phù thũng, chữa cao huyết áp, bớt mỡ trong máu, viêm túi mật: Ðậu xanh 100g, mơ chua, đường trắng mỗi thứ 50g. Ðun đậu xanh và mơ chua cho nhừ, cho đường vào khuấy đều. Ðể nguội rồi ăn; Ðậu xanh gạo cũ mỗi thứ lượng vừa đủ, cùng đun thành cháo, cho thêm ít đường phèn mà ăn. Viêm gan mạn tính: Ðậu xanh 100g, táo tầu 10 quả... Cho nước vừa đủ đun thành cháo. Mỗi ngày ăn một lần.
    - Bạch đới quá nhiều: Ðậu xanh 500g, mộc nhĩ đen 100g, cùng rang vàng, nghiền thành bột nhỏ. Mỗi ngày hai lần. Mỗi lần 15g, ăn cùng với cơm hoặc nước cháo.
    - Huyết áp cao: Ðậu xanh, rau sen, đường phèn mỗi thứ 100g. Ðun nước uống. Mỗi ngày hai lần.
    - Ho lao: Ðậu xanh 200g, rong biển 50g, đường trắng vừa đủ. Cho nước vừa đủ đun đậu chín nở. Rong biển ngâm cho mềm rửa sạch cắt thành sợi nhỏ, cho lên trên đậu, rồi rải một lớp đường trắng lên trên, làm lại ba lớp như thế. Cho vào nồi chưng lửa nhỏ trong 30 phút. Mỗi ngày ăn từ hai đến ba lần.
    - Viêm vòm họng, vòm họng bị lở loét: Ðậu xanh 20g, trứng gà tươi một quả. Ðập trứng vào trong bát đánh kỹ. Ðun đậu xanh cho chín tới (không đun quá kỹ). Lấy nước đun đậu đánh trứng vào mà húp. Mỗi ngày hai lần vào sáng và tối.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bí đao

    [​IMG]
    Bí đao là thứ thức ăn mát, bổ, rẻ tiền, rất thông dụng trong các mùa Thu, Đông. Trong quả bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý. Trong 100g thịt quả bí đao có: Protein O,4g, các chất đường bột 2,4g, canxi 19mg, phôtpho 12mg, sắt 0,3mg, carôten 0,01mg, vitamin B1 0,01 mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,3mg, vitamin C 16mg và nhiêu hoạt chất sinh học khác. Đại bộ phận quả bí đao là nước và không có chất béo. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy: Trong bí đao hàm lượng natri rất thấp, nên có tác dụng trị liệu tốt đối với những bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp, viêm thận, phù thũng...
    Đặc biệt, bí đao còn là một vị thuốc với tên là "đông qua", đã được sử dụng từ rất lâu đời trong Đông y học. Tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của bí đao đã được ghi lại trong Thần Nôn bản thảo kinh - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học, được viết ra từ đầu Thiên niên ky thứ nhất. Toàn bộ cây bí đao -thân, lá, quả, vỏ quả, hạt - đều là những vị thuốc. Theo Đông y học: Thịt quả bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, v.i, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, dùng để chữa các chứng: Phù thũng, ho suyễn, tiểu tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường... Hạt bí đao có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, tiêu thũng dùng để chữa các chứng: Sưng phổi (phế ung), ho nóng nhiêu đờm (đờm nhiệt khái thấu), thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,... Vỏ quả bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phê; có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, dùng chữa chứng: Ung thũng, thủy thũng, ỉa chảy... Lá bí đao dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc... Dây bí đao (thân) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh, hòa khí huyết, trừ phong thấp...
    Một số tác dụng cụ thể:
    - Chữa đái không thông do bàng quạng nhiệt, hoặc đái đục ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông (theo Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh).
    - Chữa phù thũng (cả mình mẩy và mặt đều phù): Bí đao, hành củ, nấu với cá chép ăn thì sẽ khỏi (Nam Dược Thần Hiệu)
    Cũng có thể làm như sau: Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 - 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ (Thực vật dược dụng chỉ nam).
    - Chữa ung nhọt ở phổi hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống (Tổ thực phổ hòa Trung thảo dược phương).
    - Chữa chín mé đầu ngón tay sưng đau: Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay (kinh nghiệm dân gian).
    - Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ (Thực vật dược dụng chỉ nam).
    - Ho gà, viêm chi khí quản: Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường cùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 - 3 lần (Tố thực phổ hòa Trung tháo dược phương).
    - Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường - Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt quả bí đao 30g, yỏ quả bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống (Thực vật dược dụng chỉ nam).
    - Chữa hen suyễn: Lấy quả bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín (Sách Trung y bí nghiệm phương hối biên nói rằng ăn 4 - 5 quả sẽ khỏi; có thể thử dùng).
    - Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).
    - Thuốc làm đẹp da mặt: Bí đao 1 quả rượu 1500g, nước 1000g, mật o­ng 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào
    lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều. Chú ý: Không cho thuốc tiếp xúc với đồ sắt, làm mất tác dụng (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).
    - Khi trúng, độc do ăn cá nóc, tôm và các loại cá khác: Lấy bí đao tươi giã nát, vắt lấy nước, uống thật nhiều (Thực vật dược dụng chỉ nam)...
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ích mẫu
    [​IMG][​IMG]
    Còn gọi là Ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn.
    Tên khoa học Leonurus Heterophyllus Sw.
    Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae)
    Cây ích mẫu cung cấp cho ta 2 vị thuốc:
    1, Ích mẫu hay ích mẫu thảo (Herba Leonuri) là toàn bộ phận trên mặt đất phơi bày hay sấy khô của cây ích mẫu.
    2, Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu. Nhiều người vẫn gọi nhầm là hạt ích mẫu.
    Mô tả cây:
    Cây ích mẫu có tên như vậy vì có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Tên Leonurus do chữ Hy Lạp leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là có hình dạng biến đổi, vì cây ích mẫu giống đuôi con sử tử có là hình dạng thay đổi. Ích mẫu là một loại cỏ sống 1-2 năm, cao 0,6m đến 1m. Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa cây hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Quả nhỏ, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu.
    Ngoài cây ích mẫu mô tả trên, cần chú ý phát hiện và phân biệt cây ích mẫu Leonurus sibiricus L. (tạm gọi là cây ích mẫu hoa to) vì cây này khác cây ích mẫu nói trên ở hoa to hơn, dài hơn, lá phía trên vẫn chia làm 3 thùy. Ta có thể tóm tắt sự khác nhau giữa 2 cây như sau:
    1, Lá trên cùng không chia thùy, tràng hoa dài 9-12mm, môi trên, môi dưới gần bằng nhau... Leonurus heterophyllus
    2, Lá trên cùng xẻ 3 thùy, tràng hoa dài 15-20mm, môi dưới ngắn hơn môi trên... Leonurus
    Phân phối thu hái và chế biến
    Ích mẫu hiện nay chủ yếu mọc hoang, thường thấy ở ven suối, ve sông nơi đất cát, còn mọc hoang ở ruộng hoang, ven đường. Hiện nay nhu cầu ích mẫu lớn hơn chỉ trông vào thu hái ích mẫu hoang không đủ.
    Thành phần hóa học
    Cây ích mẫu Leonurus heterophyllus chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ chúng tôi thấy phản ứng ancaloit và tanin (7-8%), flavonozit.
    Tỷ lệ ancaloit cao nhất vào tháng 5, sau đó giảm xuống. Ngoài ra trong cây ích mẫu còn có tanin, chất đắng, saponin và 0,03% tinh dầu.
    Hoạt chất của ích mẫu như thế cũng chưa được xác định chắc chắn, nhưng trên cơ sở dược lý người ta thấy trong ích mẫu có 2 loại hoạt chất: Một loại hoạt chất tan trong ête có tác dụng ức chế tử cung, một loại hoạt chất không tan trong ête có tác dụng kích thích tử cung.
    Gần đây người ta thấy trong ích mẫu có 3 flavonozit, một trong số flavonozit được xác định là rutin, một glucozit có cấu tạo steroit, một ít tanin, trong toàn cây có leocacdin cùng cấu trúc với stachyrin, một ít tinh dầu. Ancaloit không có tác dụng chữa bệnh.
    Tác dụng dược lý
    1, Tác dụng trên tử cung. Nước sắc ích mẫu Leonurus sibiricus 1/5000 hay 1/1000 có tác dụng kích thích đối với tử cung cô lập của thỏ cái (dù có thai hay không có thai cũng vậy).
    Thỏ cái tác gây mê bằng urêtan rồi cho uống nước sắc ích mẫu cũng thấy có tác dụng kích thích trên tử cung tại chỗ của thỏ.
    Dung dịch nước 10% ích mẫu khô tác dụng trên tử cung mạnh hơn là dung dịch rượu 20%.
    Tác dụng của ích mẫu trên tử cung cũng giống như tác dụng của cựa lõa mạch (Claviceps purpurea).
    Điều đáng chú ý là dung dịch rượu hay dung dịch nước ích mẫu tác dụng lên tử cung thì bắt đầu có một giai đoạn hưng phấn.
    Nếu trước khi sắc ích mẫu, dùng ête để loại phần tan trong ête đi thì hiện tượng ức chế tử cung không thấy nữa.
    2, Tác dụng trên huyết áp: Nước sắc ích mẫu tuy không tác dụng trực tiếp trên huyết áp nhưng làm giảm tác dụng của adrenalin trên mạch máu. Cao ích mẫu làm giảm huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp.
    3, Tác dụng trên tim mạch: Loài ích mẫu Leonurus quinquelobatus và Leonurus cardia có tác dụng tốt trên tim mạch và đối với cơ tim có bệnh.
    4, Tác dụng đối với hệ thần kinh của ích mẫu Leonurus sibiricus mạnh hơn tác dụng của Vlerian và của Muyghe (Convallaria maialis).
    5, Tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng ngoài da. Theo Trung Hoa bì phụ khoa tạp chí một số tác giả nghiên cứu thấy nước chiết ích mẫu 1:4 có tác dụng ức chế với trình độ khác nhau đối với một số vi trùng gây bệnh ngoài da.
    6, Tác dụng trên viêm thận và phù cấp tính. Trên lâm sàng, ích mẫu chữa khỏi một số trường hợp viêm thận và phù (Trung y tạp chí và Trung y dược)
    Công dụng và liều dùng:
    Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều. Còn dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tim hẹp nhẹ (stenocardie); chữa lỵ.
    Quả ích mẫu dùng với tên sung úy tử làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống (glôcôm)
    Dùng ngoài thân và quả ích mẫu giã đắp hay sắc lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.
    Theo sách cổ, ích mẫu có tính chất: vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, những người có đồng tử mở rộng không dùng được.
    Liều dùng hàng ngày tử 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dùng với liều 6 đến 12g dạng thuốc sắc.
    Đơn thuốc có ích mẫu:
    Cao ích mẫu: Cây ích mẫu nấu với nước, cô đặc thành cao mềm. Trong nhân dân trước đây thường dùng loại cao này. Cao ích mẫu bán trên thị trường hiện nay thường không phải chỉ có vị ích mẫu, mà thường phối hợp nhiều vị khác nhau vì vậy khi dùng và theo dõi kết quả cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
    Cao ích mẫu hiện nay được thống nhất theo đơn: Ích mẫu 800g, ngải cứu 200g, hương phụ 250g, tá dược (xirô, cồn 15o) vừa đủ 1000g.
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    MỘC NHĨ
    Tác giả : GS. ĐỖ TẤT LỢI
    [​IMG]
    * Hỏi: Mộc nhĩ thường dùng làm thức ăn. Nhưng cha ông ta cũng dùng để chữa lỵ, táo bón và rong huyết. Xin bác sĩ cho biết cách dùng.
    (Nguyễn Thái Sơn - Đà Nẵng)
    Trả lời: Còn gọi là nấm tai mèo. Tên khoa học Auricularia polytricha Sacc. Thuộc họ mộc nhĩ Auriculariaceae.
    Mô tả cây
    Loại nấm mọc trông giống tai người (mộc: gỗ, nhĩ: tai) mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm. Thể quả chất keo, thời kỳ đầu hình chén, dần dần biến thành hình cái tai, hoặc hình lá, đại bộ phận phẳng, nhẵn, rất ít khi có nếp nhăn. Bộ phận gốc thường có nếp gấp màu xám đỏ, nhiều khi màu tím. Đường kính có thể tới 15cm.
    Phân bố, thu hái và chế biến
    Mọc hoang trên những cây, cành gỗ mục, ở trong rừng hay ở vùng đồng bằng trên một số cây như cây sung, cây duối, cây sắn, hòe, dâu tằm. Hiện được sản xuất công nghiệp. Hái về phơi hoặc sấy khô. Khi dùng làm thuốc thì sao cháy.
    Công dụng và liều dùng
    Ngoài công dụng làm thức ăn, mộc nhĩ được dùng làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón và rong huyết. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc bột (sao cháy, tán bột), chia làm nhiều lần trong ngày
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Rẻ Quạt (Rhizoma Belamcandar Chinensis)
    [​IMG]
    Cây Rẽ quạt còn gọi là Xạ can, Biển trúc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Rẽ quạt (Belamcanda sinensis (L) DC. ) thuộc họ Lay ơn (Iridaceae), có mọc khắp nơi ở nước ta.
    Tính vị qui kinh: Vị đắng, tính hàn. Qui kinh Phế.
    Theo các sách cổ:
    Sách Bản kinh: vị đắng tính bình.
    Sách Trấn nam bản thảo: tính hơi hàn, đắng cay, có độc ít.
    Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Phế, Can, Tỳ.
    Sách Bản thảo kinh thư: nhập thủ thiếu dương, thiếu âm, quyết âm.
    Thành phần chủ yếu:
    Trong Xạ can có Glucozit: Belacandin (C24H24O12), tectoridin (C22H22O11), Iridin (C24H28O4), Magiferin và Shekanin (Xạ can tố).
    Tác dụng dược lý:
    A.Theo Y học cổ truyền:
    Xạ can có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, khu đờm lợi yết, trị các chứng hầu họng sưng đau, đàm thịnh ho suyễn.
    Các sách cổ ghi:
    Sách Bổn kinh: " Chủ khái huyết thượng khí, hầu tý yết thống khó thở. Tán kết khí, phúc trung tà nghịch, ẩm thực đại nhiệt".
    Sách Danh y biệt lục: " trị huyết cũ ( huyết ứ) tại tâm tỳ, ho, mồm hôi, tán nhiệt khí trong ngực".
    Sách Dược tính bản thảo: " trị hầu tý thủy tương bất nhập thông nữ nhân nguyệt bế, trị chủ khí ( mệt mỏi), tiêu ứ huyết".
    Sách Nhật hoa tử bản thảo: "tiêu đàm, phá trưng kết, hung cách mãn, phúc trướng, khí suyễn khai vị hạ thực, tiêu thủng độc, trấn can minh mục".
    Sách Bản thảo cương mục: " giáng thực hỏa, lợi đại trường, trị ngược mẫu".
    B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
    Thuốc có tác dụng chống nấm ngoài da và chống virut đường hô hấp.
    Ứng dụng lâm sàng:
    1.Trị viêm đường hô hấp trên cổ sưng đau: có thể dùng độc vị hoặc phối hợp thêm các vị thuốc nhuận phế hóa đàm lợi yết như: Hoàng cầm, Cát cánh, Cam thảo, Khoản đông hoa.
    Xạ can 6 - 16g, sắc uống, ngoài dùng Xạ can tươi giã nát đắp ở cổ trị viêm họng cấp.
    Xạ can, Hoàng cầm, Cát cánh mỗi thứ 12g, Cam thảo 8g, sắc nước uống.
    2.Trị viêm phế quản thể hen hoặc hen phế quản: thuốc có tác dụng hóa đàm bình suyễn.
    Xạ can Ma hoàng thang (Kim quỷ yếu lược): Xạ can, Ma hoàng mỗi thứ 8g, Khoản đông hoa 12g, Tử uyển 12g, Khương bán hạn 8g, Tế tân 4g, Ngũ vị tử 6g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 3 quả sắc nước uống. Trị hen thể hàn tốt.
    3.Trị Chyluria (chứng đái đục): Mỗi ngày dùng Xạ can 15g, sắc nước uống gia đường vừa đủ chia 3 lần uống hoặc làm thành viên uống 10 ngày là 1 liệu trình. Trường hợp bệnh đã lâu gia Xuyên khung 9g, Xích thược 12g, nước tiểu có máu gia Sinh địa, Tiên hạc thảo mỗi thứ 15g. Tác giả đã trị 104 ca, tỷ lệ khỏi 90,4% (Tạp chí Trung y 1981,5:364). Một tác giả khác, Tống kiến Hoa dùng Xạ can mỗi ngày 12, 15, 20, 25g, sắc nước chia 3 lần uống. Trị 87 ca, kết quả khỏi 85,1% (Tạp chí Trung y 1986,11:66).
    ***Liều thường dùng: 6 - 10g.
    >>> Ghi chú:Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi: " Xạ can được coi là vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú, tắt tia sữa, chữa kinh nguyệt đau, thuốc lọc máu. Có nơi dùng chữa rắn cắn: nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn".
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY MẮC CỠ
    [​IMG]
    Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.
    Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Minosaceae).
    Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
    Bộ phận dùng: Cành lá, rễ.
    Thành phần hoá học chính: Alcaloid.
    Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần.
    Rễ chữa nhức xương, thấp khớp.
    Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ.
    Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống, ngày dùng 100-200g
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    CÂY SEN
    [​IMG]

    Một số bộ phận của cây sen dùng làm thuốc
    - Hạt sen (còn gọi là Liên nhục, Liên tử) vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm cố tinh sáp trường. Hạt sen là một vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, được dùng trong nhiều đơn thuốc. Ðặc biệt hạt sen còn dùng chữa trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Hạt sen cũng là một loại thực phẩm quý, thường dùng nấu chè, làm mứt, chế biến thành nhiều món ăn ngon. Xin nêu một vài đơn thuốc có hạt sen:
    1. Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: bài Cố tinh hoàn
    Liên nhục 2kg.
    Liên tu 1kg.
    Hoài sơn 2kg.
    Sừng nai 1kg.
    Khiếm thực 0,5kg.
    Kim anh 0,5kg.
    Các vị tán thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10-20g.
    2. Chữa tiêu chảy mạn tính
    Liên nhục 12g.
    Ðảng sâm 12g.
    Hoàng liên 5g.
    Sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10g.
    3. Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: bài Táo nhân thang
    Táo nhân 10g.
    Viễn trí 10g.
    Liên tử 10g.
    Phục thần 10g.
    Phục linh 10g.
    Hoàng kỳ 10g.
    Ðảng sâm 10g.
    Trần bì 5g.
    Cam thảo 4g.
    Sắc uống ngày 1 thang.
    - Tâm sen (còn gọi là Liên tử tâm): Vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác như cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3g.
    - Tua sen (Liên tu): Vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen. Liều thường dùng 1,5-5g.
    - Gương sen (Liên phòng): Vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu... Thường dùng để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-10g.
    - Lá sen (Hà diệp, Ngẫu diệp): Vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết. Dùng trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao. Chữa các chứng cảm sốt mùa hè rất tốt. Ðã ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ.
    + Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: bài Tứ sinh thang
    Sinh địa tươi 24g.
    Trắc bá diệp tươi 12g.
    Lá sen tươi 12g.
    Ngải cứu tươi 8g.
    Nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
    + Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: Ðây là một công dụng mới phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen. Có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.
    - Ngó sen (Ngẫu tiết): Là một món ăn ngon, ngoài ra còn dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Liều dùng 6-12g.
    (Theo Y học cổ truyền Việt Nam)
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    em up nó lên để anh em cùng tham khảo

Chia sẻ trang này