1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bản thân chưa ??? (Những cây thuốc xung quanh chúng ta)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 01/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NoNameAtAll

    NoNameAtAll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết của bác thật bổ ích! hôm nay mình xin giới thiệu một địa chỉ chuyên giới thiệu những bài thuốc làm từ những loại cây thốc này
    http://www.suckhoe360.com/chuyen-muc-ve-thuoc/nhung-bai-thuoc-hay.php
    Tham khảo nhé
  2. chichchoe82

    chichchoe82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Topic này thật bổ ích, cá nhân tôi có thêm nhiều kiến thức về cây cỏ xung quanh. Cảm ơn bạn rất nhiều. Cho phép tôi lạc đề một chút nhé. Bạn cho tôi biết về tác dụng của mật ong và sữa ong chúa được không?
  3. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    lý do bị treo nick là gì vậy bác ?
  4. NoNameAtAll

    NoNameAtAll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Mật ong là một dạng thuốc bổ nhưng tính nhiệt, người ta thường dùng mật ong quậy chung với nước cam. Uống cái đó nhiều thế nào cũng lên ký. Còn phụ nữ thì thường dùng mật ong để làm đẹp da.
    Ngoài ra mật ong còn giúp sáng mắt, tăng tuần hoàn máu ..., chi tiết bạn nên coi ở trang này nè
    http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Cac-benh-khac/5-cach-chua-benh-bang-mat-ong-2.php
  5. BH2006

    BH2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Em chao bac binhnguyengiatrang, lau chua thấy bác hoạt động ở vùng này. Bác up thông tin tiếp đi. Bác có cây bạc hà không, mang lên đây trồng cho em ngắm với ạ.
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Chào bác BH2006.EM xin cảm ơn sự quan tâm của bác và mọi người đến topic này.Trong thời gian gần đây do công việc của em hơi bạn 1 chút nên ko thường xuyên như trước được.Đáp lại sự nhiệt tình của Bác và các bạn em xin post thông tin về cây bạc hà mà bác yêu cầu
    ==================================================
    CÂY BẠC HÀ
    Tên khoa học: mentha piperita L, hoặc Mentha arvensis L., họ Hoa môi (Labiatae).
    Tên khác: Bạc hà nam ?" Nhân đơn thảo (Trung Quốc) ?" Mentha (Pháp)- Peppermint (Anh).
    Bộ phận dùng:
    1 - Cả cây bạc hà bỏ rễ, gốc (Herba Menthae), dùng tươi hoặc đã chế biến khô.
    Đã được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1963), (1997), Dược điển Việt Nam (1983) ghi dùng 2 loài: mentha piperita L, hoặc Mentha arvensis Linn.
    2 - Lá bạc hà (Folium Menthae) dùng tươi hay khô, gọi là bạc hà diệp.
    3 - Tinh dầu bạc hà (Aetheroleum Menthae) cất từ cây bạc hà. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1997).
    4.- Chất đặc, trắng, chiết từ tinh dầu bạc hà, gọi là Bạc hà não (Mentholum).
    Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1997).
    Mô tả: Cây bạc hà là cây cỏ sống lâu năm, cao 10 - 70cm hay hơn, thân vuông màu tía, mọc đứng hay chơi hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân và lá có nhiều lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, cuống dài, rộng 2 - 3cm, dài 3 - 7cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều có lông che chở và lông bài tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi, màu tím hay hồng nhạt, có khi màu trắng. Mùa hoa tháng 7 - 10, ít nhất có quả và hạt, tất cả thân, cây, lá, hoa đều có mùi thơm.
    Cây bạc hà được trồng nhiều ở Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội). Ngoài ra, bạc hà mọc hoang nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh phúc).
    Cây bạc hà thường được trồng bằng ách giâm cành, tốt nhất ở nơi đất có nhiều mùn, sau đến chỗ đất cát. Tốt nhất là trồng vào mùa xuân (tháng 3 - 4) sau 3 tháng có thể thu hoạch đợt đầu. Có thể trồng thêm một vụ vào mùa thu (tháng 8 - 9) nhưng chủ yếu là để giống cho chính vụ mùa xuân.
    1. Bạc hà Việt nam và Trung Quốc (Mentha arvensis L) hoa mọc vòng ở kẽ lá tinh dầu mùi thơm hắc.
    2. Bạc hà Châu Âu, Châu Mỹ (Menthapiperita L.), hoa tự mọc thành bông ở ngọn hay đầu cành, tinh dầu mùi thơm mát.
    Loài Mentha Piperita nguồn gốc vùng Mitcham (Anh) được ưa chuộng nhất, Bạc hà châu Âu có 2 dạng:
    a) Dạng pallescens có thân và lá màu xanh nhạt, hoa màu trắng nở rất rõ.
    b) Dạng rubescenss có thân và lá điểm tía, hoa màu đỏ nâu nở không rõ.
    3. Lục bạc hà (mentha viridis L, mentha spicata L, mentha citrata Ehrh) có lá màu lục sẫm, hoa tự mọc thành bông ở ngọn hay đầu cành. Loài này cho tinh dầu Lưu lan hương (Aetheroleum Menthae viridis) chủ yếu dùng trong hương liệu, ít dùng làm thuốc (không chứa menthol).
    Cần phân biệt, tránh nhầm lẫn với cây bạc hà núi hay Sơn bạc hà Trung Quốc). Caryopteris incana Miq họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) ?" lá có lông màu trắng tro,dùng cả cây uống giải cảm, chữa ho.
    Thu hái chế biến: Thường một năm có thể cắt 2 hay 3 lần: lần thứ nhất vào tháng 6-7, khi hoa chưa nở thì cắtcả cây, sau đó cần vun xới và bón phân thì 2 tháng sau, vào cuối tháng 9 hay đầu tháng 10, lúc cây đang ra hoa nhiều, lại hái lần nữa với hiệu suất cao hơn và chất lượng cũng tốt hơn. Nếu muốn hái 3 lần thì có thể hái lứa đầu vào tháng 5, lứa thứ 2 vào tháng 7, lứa thứ 3 vào tháng 9-10. Khi trời khô ráo, cắt lấy đoạn thân, bỏ gốc, bỏ rễ, theo kích thước đã quy định. Đem phơi nắng dịu hay phơi nơi râm mát, thoáng gió cho đến khô hoặc sấy ở 40-45oC. Hiệu suất trung bình 10-12 tấn cây tươi/hecta.
    Cần thu hái kịp thời, để muộn thì lá rụng nhiều, sản lượng thấp, ít tinh dầu, thu sớm, hái non tuy sản lượng cao nhưng tinh dầu không tốt. Chỉ cần cắt phần cành có lá, bỏ phần thân vì tinh dầu tập trung ở lá nhiều. Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, tránh làm nhầu nát.
    Bạc hà mùi thơm, vị cay mát.
    Bạc hà khô, lá có màu xanh nhạt, ít cành, không lẫn rễ, ngửi có mùi thơm mát, không mục nát, không có lá sâu hay úa vàng là tốt. Chỉ lấy thân và cành cây có nhiều lá bánh tẻ, dài dưới 30cm (đo từ ngọn trở xuống) bỏ gốc và rễ, bó thành từng bó nhỏ. Thuỷ phần an toàn dưới 12p100. Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5p100 tinh dầu (Dược điển Việt Nam - 1983).
    Còn Dược điển Trung Quốc 1997 quy định tỉ lệ lá không được dưới 30p100, tỉ lệ tinh dầu không dưới 0,8p100.
    Thành phần hoá học: Hoá chất chủ yếu trong cây bạc hà là tinh dầu bạc hà (tỷ lệ thường từ 0,5 đến 1p100) (tính trên cây đã trừ độ ẩm). Trung bình ở nước ta 1 tấn bạc hàtươi cất được 1 lít tinh dầu.
    Tỷ trọng tinh dầu Bạc hà D15=0,895 ?" 0,915. Trong tinh dầu bạc hà, chủ yếu là menthol và menthon, ngoài ra còn có các chất camphen, limonen. menthol C10H19O tỷ lệ 10-20p100 trong tinh dầu bạc hà.
    Trong loài Lục bạc hà, tỷ lệ tinh dầu Lưu lan hương là 0,2 ?" 0,5p100, thành phần chủ yếu là chất carvon C10H14O (tỷ lệ 45-60p100) không có menthol, ít dùng làm thuốc, chủ yếu dùng trong hương liệu.
    Công dụng: Theo Đông y, bạc hà vị cay, tính mát, không độc, vào 2 kinh Phế và Can.
    Có tác dụng trừ phong nhiệt, làm ra mồ hôi. Dùng chữa các chứng cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau sưng cuống họng, ho có đờm, đau răng. Ngoài ra còn dùng làm thuốc cho thuốc thơm dễ uống, giúp tiêu hoá, chữa nôn mửa, đau bụng đi ngoài.
    Liều dùng: 3-4g hãm hay sắc uống.
    Tinh dầu bạc hà và menthol có tác dụng sát khuẩn, gây cảm giác mát và tê tạichỗ, thường dùng làm thuốc sát khuẩn, chữa bệnh ngứa, bệnh về tai mũi họng, xoa bóp nơi sưng đau. Theo Tây y, bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau dây thần kinh, hạ sốt, làm lỏng chất nhầy, giúp tiêu hoá, kích thích tiết mật, dùng trong khoa tai mũi họng, bệnh về hô hấp (cúm, viêm hầu họng...), rối loạn tiêu hoá.
    Lưu ý: Không dùng dầu bạc hà, dầu cù là và thuốc có menthol cho trẻ em ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ vì tinh dầu bạc hà và menthol có thể gây hiện tượng ức chế, dẫn tới ngưng thở và ngừng tim đột ngột, gây tử vong.

    Liều dùng:
    0,02 ?" 0,2ml tinh dầu bạc hà và 1 lần, 0,06-0,6ml 24 giờ (menthol dùng nửa liều tính ra gam).
    Tây y thường chế dưới dạng cồn bạc hà, kẹo thuốc (pastille), dầu cao Sao vàng, dầu nước Cửu Long... Trong công nghiệp, dùng chế thuốc đánh răng.
    Bài thuốc:
    Bài số 1: Chè chữa cảm mạo, nhức đầu:
    Lá bạc hà 6g.
    Kinh giới 6g.
    Phòng phong 4g.
    Bạch chí 4g.
    Hãm nước sôi 20 phút, uống nóng.
    Bài số 2: Dùng chữa các chừng cảm mạo mới phát, mà có phong nhiệt thuộc biểu.
    Bạc hà 6g.
    Thuyền thoái 9g.
    Thạch cao 18g.
    Cam thảo 4g.
    Sắc uống.
    Bài số 3: Chữa sốt sợ nóng, mồ hôi không toát ra được, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.
    Bạc hà lá 1,5g.
    Thạch cao sống 30g.
    Nghiền thành bột mịn đều. Mỗi lần uống 1,5 ?" 2,0g. Mỗi ngày 3 lần, uống với nước đun sôi còn nóng. Sau đó nhiều nước nóng.

    Bài số 4
    : Dùng chữa các chứng đau đầu, đỏ mắt, họng sưng đau...do phong nhiệt:
    Bạc hà 3g.
    Cát cánh 6g.
    Kinh giới 6g.
    Phòng phong 9g.
    Tằm vôi (bạch cương tàm) 9g.
    Cam thảo 6g.
    Sắc uống
    Ngoài ra còn có 1 số thông tin khác về cây bạc hà:
    Một vài đặc điểm cần lưu ý đối với cây Bạc hà
    Bạc hà là cây thân thảo, ngắn ngày. Trong Đông y, thân lá của nó được dùng trong các thang thuốc xông, thuốc chén để trị các chứng cảm mạo phong hàn, nói chung là được dùng trong mảng thuốc Nam tự túc ở tuyến y tế cơ sở, với số lượng dược liệu không lớn. Trong công nghiệp, tinh dầu Bạc hà được dùng vào việc chế biến dầu xoa, cao xoa, bánh kẹo, rượu mùi, xà phòng, kem đánh răng, dầu gội đầu, trà Bạc hà, cà phê Bạc hà... với số lượng rất lớn. Trong trồng trọt đại trà, yếu tố cấu thành năng suất của Bạc hà là tinh dầu và Menthol. Mọi biện pháp kỹ thuật đều xoay quanh sản phẩm của nó là tinh dầu và Menthol, cho nên việc chọn giống có năng suất thân lá cao, hàm lượng tinh dầu và Menthol nhiều là khâu đầu tiên phải làm.
    Bạc hà là cây ưa ẩm, không chịu được hạn và cũng không chịu được úng lụt, cho nên phải chọn đất trồng ở nơi cao ráo, thoát nước và gần nguồn nước tưới.
    Bạc hà là cây phàm ăn, tinh dầu của nó nằm ở trong các lông tiết hai bên mặt lá, cuống lá và thân non. Muốn có nhiều tinh dầu phải có nhiều lá nên phải chọn nơi đất tơi xốp, sâu màu và tất nhiên phải đầu tư phân hữu cơ, phân đạm nhiều hơn cây trồng khác.
    Bạc hà là cây chiếm đất canh tác nông nghiệp nên đương nhiên nó phải cạnh tranh với các cây trồng khác hợp với thổ ngơi ở đó. Nó phải cho thu nhập kinh tế cao thì mới tồn tại vì nông dân bây giờ được giao đất, giao rừng; khuynh hướng làm ăn có kinh tế bây giờ là lẽ thường tình, khác với thời kỳ bao cấp, chỉ cần trên giao nghĩa vụ là bà con phải trồng.
    Ngày nay, người nông dân, để có sản phẩm nhiều, sản phẩm tốt, phải lao động kỹ thuật, khác với lao động thông thường vì vậy phải có cán bộ khoa học xuống hướng dẫn, huấn luyện và chỉ đạo thường xuyên, phải coi sản phẩm của bà con là sản phẩm của chính mình thì mới thu được kết quả tốt, mới tránh được thiệt hại không đáng xảy ra.
    Bạc hà cho sản phẩm cuối cùng là tinh dầu và Menthol, người nông dân không thể ăn, hoặc đem ra chợ bán, càng không thể tự mình xuất khẩu. Cho nên công ty kinh doanh phải ký hợp đồng nghiêm chỉnh và bảo đảm tiêu thụ triệt để sản phẩm của người sản xuất. Rút kinh nghiệm mới gần đây: Công ty chè Kim Anh vận động huyện Đông Anh trồng hoa nhài nhưng không thu mua hết sản phẩm. Đài truyền hình Trung ương đã phát những thước phim trên màn ảnh nhỏ, nhìn cảnh bà con Đông Anh đổ hoa nhài xuống sông mà xót thương cho người sản xuất.

    Về mặt kỹ thuật
    Muốn thâm canh tăng năng suất, phải có một kỹ thuật liên hoàn nhưng xin nêu ba khâu cần chú ý nhất.
    Một là thời vụ: Bạc hà có nhược điểm là gặp thời tiết nắng nóng thì sớm phát dục mặc dù bộ lá chưa được là bao, cho nên phải điều chỉnh vụ trồng sao cho từ lúc trồng đến lúc thu hoạch, Bạc hà có thời gian sinh trưởng dài nhất. ở mỗi vùng có khí hậu khác nhau thì thời vụ khác nhau. Vì vậy trước khi trồng đại trà nên trồng thử nhiều công thức thời vụ để tìm ra thời vụ tối ưu. Ngoài ra, khi đã kết luận được thời vụ tốt nhất, nên chủ động trồng ruộng giống, tương tự như ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bào thường có một ruộng dây khoai lang để có giống dây khoai lang trồng chính vụ, gọi là ?ogơ dây lang?.
    Hai là chăm sóc, tưới cây: Đây là khâu khá quan trọng để cho Bạc hà sinh trưởng mạnh, cho ra bộ lá xum xuê. Vì là cây lấy lá, nên ngoài việc bón lót bằng phân chuồng hoai mục, khi tưới cây có thể pha loãng phân đạm ?omột lá? hoặc phân urê.
    Ba là thu hoạch: Không nên thu hoạch sớm quá (lúc chưa ra nụ hoa) và cũng không nên thu hoạch muộn quá (lúc hoa rụng và cây bắt đầu tàn lụi). Thời gian thích hợp nhất để thu hoạch là lúc nụ hoa bắt đầu nở. Đặc biệt là không nên thu vào ngày mưa, hàm lượng tinh dầu sẽ bị giảm.
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0

  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    lâu lắm rùi em mới lại vô đây. Xin phép các bác cho em up nó lên 1 cái để chuẩn bị post tiếp
  9. vithuxinhxan

    vithuxinhxan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    An toàn thực phẩm khi du lịch




    Mùa hè, các gia đình thường cố gắng tạo điều kiện cho cả nhà đi du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo sức khoẻ là một mối quan tâm đầu tiên đối với mọi người. Bạn sẽ dễ dàng giải quyết những loài côn trùng nhỏ mà mắt thường có thể nhìn thấy được nhưng những sinh vật vô hình trong thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thì khó hơn. Sau đây là vài lời khuyên bổ ích.
    Vi trùng gây ra ngộ độc thực phẩm phát triển nhanh ở nhiệt độ từ 18 đến trên 40 độ C. Bạn đừng nên để những thực phẩm chuẩn bị sẵn vào những nơi "nguy hiểm" hơn 2 tiếng đồng hồ. Khi nhiệt độ ngoài trời đã cao hơn 36 độ C thì thời gian để thực phẩm bên ngoài chỉ giới hạn 1 giờ mà thôi. Và đối với những thứ đã bị ôi thiu thì bạn đừng nên tiếc rẻ mà không vứt đi.
    Chờ tới trước giờ khởi hành hãy cho thực phẩm giữ lạnh vào hộp chứa riêng và đảm bảo có thật nhiều đá để đảm bảo độ tươi ngon cho đồ ăn.
    Mang theo hai hộp giữ lạnh - một cho đồ uống, một cho thực phẩm dễ hỏng. Bằng cách đó, không khí nóng cũng không thể làm hư hại đồ ăn hay thức uống.
    [​IMG]
    Khi trời nóng bức hãy để hộp giữ lạnh trong xe hay nơi có điều hoà chứ không nên để sau cốp xe. Khi đến nơi du lịch, thùng thực phẩm cần đặt vào nơi có bóng mát.
    Rửa tay sạch sẽ sau khi lấy hoặc cất thực phẩm. Xà phòng và nước ấm là chất vệ sinh lý tưởng nhất. Bạn hãy mang theo một bình nước, một bánh xà phòng, khăn giấy đề phòng nơi đến không có sẵn. Khăn giấy ướt đóng gói sẵn cũng là một gợi ý cho sự thuận tiện.
    Gói riêng gà và thịt sống trong những túi kín hay hộp chứa và đặt vào đáy thùng giữ lạnh. Tuy nhiên, các bạn nên chế biến chúng trong vòng 1 tiếng sau khi rời nhà.
    Khi nướng, hãy dùng nhiệt kế để đảm bảo thịt ở nhiệt độ an toàn. Phần ức gà nên chế biến ở nhiệt độ 85 độ C, còn những phần khác là 90 độ C. Thịt bò, cừu bít tết hoặc nướng chín tái tốt nhất ở 70 độ C và chín kỹ ở 75 độ C.


    Theo VTV

Chia sẻ trang này