1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã, đang và sẽ làm gì cho Quê Hương ........

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ajisai, 26/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Cái topic hay thế này để chìm lâu quá, các bác có thời gian vào box thì vào đây ủng hộ vài ý kiến giúp cho xứ Thanh đi. Tuy có thể chúng ta chưa làm được điều chúng ta muốn ngay lâp tức nhưng "cái gì vô lý nhắc đi nhắc lại nghìn lần là có lý" mỗi ngày chúng ta "nhắc lại" cái chúng ta muốn làm cho xứ Thanh mỗi lần thì cũng có lúc chúng ta đạt được điều đó
    Theo các Bác thì trong giai đoạn hiện nay tỉnh ta nên phát triển theo hướng nào? thành lập các khu công nghiệp nặng, các nhà máy sản xuất? các khu công nghệ cao? khai thác tiềm năng du lịch? xuất khẩu giáo dục (xây dựng các trường học đạt chất lượng quốc tế và đón du học sinh từ... lào, campuchia...).... còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa, các bác, ai đã nghiên cứu về cái này thì post lên cho anh em cùng thảo luận nhé
  2. Thainam11

    Thainam11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Việc quy hoạch, phát triển ở tầm vĩ mô chúng ta chưa đủ trình độ để bàn.
    Theo tôi nghĩ, ai cũng có điểm mạnh nhất định, có nghiên cứu hoặc làm việc trong một công việc cụ thể do đó có suy nghĩ và tầm nhìn về vấn đề của mình.
    Một người dù rất giỏi cũng không làm tốt được tất cả, hiểu biết của nhiều người mới là tập hợp tri thức lớn
    Trong topic này có nên mỗi tuần hoặc mỗi tháng chúng ta nói lên suy nghĩ, hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó. Như thế sẽ cặn kẽ và tập trung hơn. Ví dụ tháng này chúng ta sẽ post bài về vấn đề nông nghiệp chẳng hạn. Ví dụ làm thế nào để nông nghiệp nông thôn hiện đại, sản xuất theo quy mô tập trung. Cứ manh mún thế này thì chúng ta dù phát triển công nghiệp-dịch vụ thì vẫn kéo theo cái rơmóoc nặng nề. giống như cái kiểu gắn động cơ cho ......xe trâu
  3. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Đúng là một cá nhân duy nhất không thể đủ trình độ để bàn về kiến trúc vĩ mô cho sự phát triển tỉnh nhà Tuy nhiên kiến trúc vĩ mô cũng chỉ là sự cấu thành từ các thực thể vi mô, và các thực thể vi mô hoàn chỉnh đó tuy có vẻ như là độc lập nhưng trong kiến trúc tổng thể nó lại ràng buộc chặt chẽ với nhau và có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, và dĩ nhiên, tác động đến toàn bộ kiến trúc tổng thể vĩ mô... Do vậy cho dùng chúng ta mỗi người đưa ra ý kiến riêng của mình cũng nên dựa vào sự ràng buộc chung bác ạ tức là không nên bỏ qua sự xem xét vĩ mô đối với mỗi vấn đề vi mô... mỗi chúng ta vào đây xem như một thực thể vi mô đại diện cho một góc tri thức hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, mỗi người cùng bắt tay thảo luận đưa ra các quan điểm mạnh, đúng đắng của mình chắc cũng sẽ cấu thành được một cái vĩ mô tổng quát cho sự phát triển của quê hương chúng ta. Vì vậy em mong các bác cùng vào thảo luận thật sôi nổi...
    Bác nói rất chí lý, và em nghĩ chúng ta nên bàn theo hướng này tuy nhiên em rất mong nếu có ai đó có thể phân tích tổng quan (vĩ mô) về chiến lược phát triển kinh tế cho tỉnh nhà:-) về cái nông nghiệp mai em lên công ty sẽ scan một số hình ảnh tài liệu và sẽ có một bài về cái này theo những hiểu biết thiển cận của mình và mong muốn được học hỏi thêm nhiều từ các bác...
  4. tuxedo2110

    tuxedo2110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    0
    trước hết muốn làm gì và trao đổi trên diễn đàn này thì cần có rất nhiều thành viên tham gia. Nhiều cái đầu hơn ít cái đầu, Theo tôi nghĩ anh em trao đổi trên đây thì cũng chưa vỡ ra hết các vấn đề cần quan tâm. Điều quan trọng cần làm bây giờ là phát triển box Thanh thì mới nãy sinh ra lắm cao kiến đc. Vì vậy, chất lượng BOX Thanh nâng cấp lên, và thái độ người tham gia topic này phải có cái nhìn và bài viết nghiêm túc.
    em chỉ phát biểu như vậy, Thanh Hoá đông dân nhân sỹ cũng nhiều, chắc gì lãnh đạo đã biết có những diễn đàn này trên mạng
  5. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Chính xác là như vậy, tuy nhiên chúng ta không có ai chịu nêu vấn đề ra rồi ngội đợi nhau thì cũng không nên dẫu sao vẫn cần vài ba cái đầu tầu để dẫn dắt, thúc đẩy và định hướng cho vấn đề cần thảo luận...
    Mình cũng mong các bác có tâm huyết sẽ vào đây tham gia thảo luận góp chút gì đó cho xứ Thanh, chí ít cũng giúp được các doanh nghiệp, những nhân sĩ muốn xây dựng xứ Thanh giàu đẹp tìm ra con đường phù hợp Từ xưa đến nay, trên khắp thế giới các thành phần cá nhân góp phần quan trọng trong sự phát triển của một thể chế chính trị và mỗi quốc gia, mỗi chế độ bao giờ cũng rất xem trọng các thành phần tư nhân (cá nhân) đó, sẽ có lúc các bác lãnh đạo sẽ tham khảo các ý kiến tâm huyết của mọi người tại đây
  6. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Các bác có lẽ bận quá nên không thấy vào đây thảo luận, thôi thì em mở màn cái bài viết về nông nghiệp vậy
    1. Tổng quan về nông nghiệp:
    Khi nhắc đến nông nghiệp, tức là bao gồm các nhân tố: Người nông dân, đất đai, khí hậu, cây trồng - vật nuôi. Các nhân tố này chịu tác động của một pháp chế nhà nước gọi là các chính sách nông nghiệp của chính phủ, tạo thành một nền nông nghiệp đặc thù của mỗi quốc gia, mà ở phạm vi hẹp hơn là của một địa phương, hoặc một tỉnh nào đó trong một nước. Trên thế giới, các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hầu hết là các quốc gia mạnh, đặc biệt là công nghiệp và cơ giới hóa mà tiêu biểu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Israel... Sự phát triển bùng nổ của nền nông nghiệp ở các quốc gia này thậm chí còn gây ra cuộc khủng hoảng thừa gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế (từ đây chúng ta nhận thấy sự phát triển quá mạnh đến mức cung vượt cầu gây ra khủng hoảng thừa cũng rất tai hại) đối với các quốc gia này, sự hậu thuẩn của chính phủ đối với nông dân bằng các chính sách bảo trợ bao tiêu sản phẩm cũng như bảo trợ giá cả các sản phẩm nông nghiệp... Bước sang thế kỷ XXI vấn đề về sản xuất thừa vẫn là cái mà người nông dân các quốc gia có nên nông nghiệp phát triển phải đương đầu, khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, các máy móc ứng dụng cho nông nghiệp ngày càng hiện đại hơn, các giống cây trồng vật nuôi ngày càng tốt hơn, cho năng suất cao hơn, phân bón, tưới tiêu và kiểm soát sâu bệnh càng hiệu quả hơn vì vậy năng suất nông nghiệp càng trở nên vượt trội làm hạ giá thành sản phẩm đáng kể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận canh tác của người nông dân (tiêu biểu là khủng hoảng thừa). Vì vậy, người nông dân, nhìn chung đều muốn giảm bớt sản lượng nông sản để chống đỡ lại giá cả thì họ lại do dự trong việc thu hẹp sản xuất của chính mình.... Tuy nhiên viễn cảnh đó vẫn quá xa vời đối với nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Thanh Hóa nói riêng
    2. Khái quát nền nông nghiệp VN
    Việt Nam là quốc gia mà cách đây vài năm vẫn chiếm trên 80% dân số là nông dân (chả biết đúng không) nền nông nghiệp của chúng ta là nhỏ lẻ, tự phát nó bắt nguồn từ truyền thống nông nghiệp vốn đã "nhỏ lẻ và tự phát" từ thời các vua hùng khai vương lập quốc, các tộc người kinh sống ven sông hồng khai hoang làm ruộng nhưng chưa bao giờ phát triển theo quy mô tập trung và trên diện rộng, chủ yếu vẫn là các hộ gia đình cá thể làm nông nghiệp theo phương thức thủ công thô sơ "nhỏ lẻ và tự phát" cho đến tận bây giờ. Tuy trong thời gian chiến tranh chống Mỹ và sau khi hòa bình, nền nông nghiệp được chính phủ quy hoạch tập trung (theo dạng hợp tác xã) và có ứng dụng các kỹ thuật mới như ứng dụng cơ khí hóa nông nghiệp, hóa chất diệt trừ sâu bệnh, phân bón hóa học... và cũng đạt được một số thành tựu trong sản xuất nông nghiệp (nhất là việc xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới) Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ đô thị hóa đến mức chóng mặt (tương tự Nhật Bản sau chiến tranh thế giới) người dân càng ngày càng "ít thích" làm nông dân, trong khi các mô hình kinh doanh nông nghiệp theo kiểu trang trại chưa được triển khai và thu hút đầu tư.. vì vậy có thể nói nông nghiệp VN càng ngày càng teo đi thậm chí có thể nói, nếu với xu thế "sính công nghệ cao" và tốc độ phát triển các khu đô thị mới, KCN, KCX thì nền nông nghiệp của VN sẽ không trụ được lâu nữa
    ...
    Còn nữa
    Được www.truongsinh.vn sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 03/07/2007
  7. Thainam11

    Thainam11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản? Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá?
    Nước ta là một nước đang phát triển, nông nghiệp mới bắt đầu có sự chuyển dịch từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa. Là nước đi sau, chúng ta có thuận lợi là có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của những nước đi trước trong khu vực và trên thế giới về con đường phát triển nông nghiệp trong thời đại hiện nay, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt, tránh được những sai lầm của các nước đi trước trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp.
    Bước vào thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo con đường nào để thu hút được hiệu quả kinh tế- xã hội tối ưu, với tốc độ nhanh trong điều kiện điểm xuất phát thấp và cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ sản xuất nông sản hàng hoá chưa cao?
    Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững.
    Theo đó, trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:
    Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức sản lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5-6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi.
    Về cây công nghiệp ngắn ngày : Không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc (đậu phụng), đậu tương (đậu nành), vừng (mè), hướng dương?để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi như bông, dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu để giảm lượng thuốc lá nhập khẩu.
    Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà phê với mức 400.000 ha cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện tích lên 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha cao su hiện có, mở rộng vườn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao su mủ khô/năm. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su. Chè là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng 100.000 ha với công nghệ thâm canh để đạt sản lượng 100.000 tấn chè các loại/năm.
    Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu?là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long?
    Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: phát triển các loại tre, trúc, keo, thông, các loại bạch đàn?làm nguyên liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ?Phát triển các loại quế, hồi?,các loại cây gỗ quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch?các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.
    Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con bò sữa, trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.
    Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong ngành nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh). Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 100.000 ha, sản lượng 300.000 tấn/năm. Đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.
  8. bothangjun

    bothangjun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    281
    Ờ, số liệu của bạn Thái nam 11 hay lắm. nhưng có thể cụ thể hơn không ? Ví dụ 100.000 tấn chè/năm tương đương bao nhiêu tiền ? xuất khẩu bao nhiêu ? đứng thứ mấy thế giới, khu vực. Tổng sản phẩm nông nghiệp cả nước bao nhiêu ? Thanh Hoá thì như thế nào ?
    Ngoại đạo như bọn tui thì chẳng biết 300.000 tấn sữa tươi, 600.000 tấn cao su mủ khô, 300.000 tấn tôm,...lớn bằng mức nào cả. Vậy bình luận cái gì bây giờ ?
  9. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Các số liệu của bác Thainam11 đưa ra thật ấn tượng nhưng em nghĩ chỉ vẫn là "số liệu" thôi. Hiện nay các chỉ số về sản lượng nông sản đều suy giảm nghiêm trọng, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực như: chè, cafe, cao su, điều... Hoạ chăng, lâu nay chỉ là ngành thuỷ sản có sự tăng trưởng mạnh nhưng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản vẫn chưa quy mô, khoa học nên năng suất vẫn kém xa cac nước khác Bác nào có số liệu cụ thể về sản lượng nông sản của các năm gần đây chỉ việc đưa ra là nhìn biết ngay thôi
    ...
  10. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Em tiếp nhé
    Nền nông nghiệp của VN vẫn là đặc thù của "văn minh lúa nước" nên nó là "nông nghiệp lúa nước" và "cây lúa" với sản phẩm "gạo" vẫn là sản phẩm tiêu biểu nhất của nông nghiệp VN. Tuy nhiên các cây trồng cho sản phẩm phục vụ công nghiệp và chế biến như Thông, Cao Su, Chè, Thầu Dầu, Bông, Đay, Dâu tằm ...đã xuất hiện từ rất sớm nhưng đến bây giờ càng ngày càng thu hẹp về diện tích trồng trọt cũng như sản lượng hàng năm. Đặc biệt là cây chè, sau khi Liên Xô tan rã, liên hiệp các xí nghiệp chè VN cũng tan rã theo vì không tìm kiếm được thị trường đầu ra (Thị trường của chè của VN trước đây chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, Khi Liên Xô tan rã chúng ta tìm kiếm thị trường sang Irac, Ấn độ, một số nước châu phi và khi Irác có chiến tranh thì chúng ta mất hẳn thị trường ) Thanh Hoá là địa phương có rất nhiều nông trường Chè, Cao Su nhưng sau khủng hoảng về "Chè" thì gần như tê liệt hoàn toàn, nếu không giải thể thì cũng sát nhập vào công ty cao su Thanh Hoá (trực thuộc tổng công ty cao su VN). Tiếp đến, khoảng từ năm 98, hàng loạt các nước có sản lượng cafe lớn như Mexico, Aux... phá hàng loạt các diện tích trồng cũ để đổi sang giống mới, và vùng tây nguyên VN có một diện tích trồng cafe tương đối lớn, thế là với việc giá cafe thế giới tăng đột biến hàng loạt các "tỉ phú nông dân" xuất hiện, đánh giá thấy hiệu quả cao của giống cây trồng này, tỉnh ta cũng xúc tiến trồng đại trà cafe trên diện rộng, tuy nhiên chúng ta chưa có lịch sử về trồng cafe trên địa phương nên việc thuỷ nhưỡng khí hậu phù hợp với cây trồng vẫn là vấn đề cần thời gian mới tìm ra được giống cây phù hợp, đồng thời sau khi trồng mới đến giai đoạn hiện nay các nước mạnh về cafe họ lại đã "mạnh hơn" do cải thiện về giống và cây trồng mới cho năng suất cao vì vậy cafe lại... "thất bại" Gần đây, do giá đường tăng đột biến (chả hiểu sao tự nhiên nó tăng ác thế không biết) chúng ta lại nỗi lên phong trào trồng.. mía + xây dựng nhà máy đường, vì thế hàng loạt diện tích đất đai xưa kia trồng cafe, chè, cao su được chuyển hoá sang.. mía tuy cũng thu được kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn chưa gây được bước đột phá và cuối cùng, hiện nay, lại đang tiếp tục quay về với cây cao su, nhưng...
    Còn nữa

Chia sẻ trang này