1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã đọc ai trong số các triết gia này của nhân loại ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yuyu, 10/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Bạn đã đọc ai trong số các triết gia này của nhân loại ?

    Tôi thấy các bạn bàn về triết học mà hình như các bạn chưa được học triết  thì phải, hoặc nếu có thì chỉ biết mỗi Mác-Lê là hết, còn các triết gia cổ kim đông tây hầu như chưa ai đuợc học, thậm chí , có lẽ chưa nghe nói đến tên ? Nên quanh đi quẩn lại chẳng thấy có gì mới ngoài mấy thuật ngữ, khái niệm nghèo nàn của Mác-Lê...?
    Vậy xin hỏi các bạn trong diẽn đàn này, trong số nhưng triết gia hay tác phẩm tiêu biểu dưới đây, thì các bạn đã đọc nhưng ai rồi ?
    Phần triết học châu Âu thì tôi không kể tên tác phẩm vì quá nhiều. Ngoài ra cũng bỏ qua triết học Ấn Độ, Do Thái, Arab, Thiền Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam v.v....
    A. Triết Học Trung Hoa : - Nho Gia ( Khổng Tử -Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hệ Từ )- Đạo Gia ( Đạo Đức Kinh- Lão Tử, Nam Hoa Kinh-Trang Tử, Liệt Tử )- Mặc Gia ( Mặc Tử )- Pháp Gia ( Thương Uởng, Thân Bất hại, Hàn Phi Tử, Thận Đáo..)- Danh Gia ( Huệ Thi, Công Tôn Long )- Âm Dương Ngũ hành Gia (Trần Diễn)- Tạp Gia ( Cáo Tử, Trần Trọng Tử, Hoài Nam Tử, Thận Đáo v.v...)- Hán Nho ( Đổng Trọng Thư )- Lý hoc Tống Nho ( Trình Di, Trình Hạo, Chu Hy )- Minh Nho Vương Dương Minh v.v....B. Triết Học Âu châu :1. Hy-La cổ đại : Socrate, Platon, Aristote, Epicure, Lucrèce, Epitere, Marc Aurèle2.Trung Cổ : Saint Augustin, Saint Thomas d''Aquin3. Phục Hưng : Machiavel, Montaigne, Bacon4. Cổ điển : Hobbes, Descartes, Pascal, Spinoza, Locke, Malebranche, Leibniz5. Ánh Sáng : Montesquieu, Hume, Rouseau, Voltaire, Diderot, 6. Cận đại : - Critique : Kant- Idéalisme : Fichte, Schelling, Hégel, Comte- Socialisme : Fourier, Proudhon, Marx- Nihilisme ( hư vô): Schopenhauer, Kierkegaard, Nietzche7. Hiện đại :- Intuitionnisme ( lý hội trực giác): Bergson- Psychanalyse ( Phân Tâm học): Freud, Durkheim- Phénoménologie ( Hiên Tượng Học) : Husserl- Existence ( Hiện Sinh) : Jaspers, Marcel, Sartre, Camus- Structure ( Cấu trúc): Saussure, Strauss, Lacan- Analytique : Rusell, Wittenstein, Carnard, Austin8. Đương đại :Alain, Bachelard, Canguilhem, Popper, Morin, Foucault, Deleuze, Derrida9. Hậu Hiện Đại :Adorno, Habermas, Arendt, Rawls, Jankelévich, Ricoeur, Jonas .....
    (Phần triết học châu Âu là nội dung chủ yếu của môn triết năm thứ 3 Université Sorbonne Paris, vốn bắt đầu được học từ trung cấp )
    Vậy các bạn biết gì về triết học thế giới và hiện nay tư tưỏng nhân loại đang ở đâu ?

  2. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Ở trên ghế nhà trường chúng ta chỉ được học kỹ về triết học Mác Lê Nin. Các triết học khác đuợc gói gọn trong một môn là Lịch sử Tư tưởng. Môn này thì lại ít người quan tâm, cho nên đa phần những người học ở VN chỉ biết đến chủ nghĩa Mác cũng là điều dễ hiểu.
    Tôi còn nhớ khi học môn lịch sử Tư tưởng, chúng ta luôn đứng trên quan điểm của triết học Mác Lê để đánh giá các tư tưởng khác. Tôi nhớ là có các loại duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan, duy vật không triệt để, duy vật triệt để, và kết luận triết học Mác với phép biện chứng duy vật là tiên tiến nhất. Với những đầu óc còn non nớt, thì sẽ dễ dẫn đến thái độ phủ nhận các tư tưởng không phải của Mác . Tôi đã từng như vậy, và tôi nghĩ nhiều người cũng thế.
    Đến bây giờ thì tôi cũng đã nhận ra được rằng mọi tư tưởng đều có giá trị, nếu không nói là rất có giá trị. Chẳng hạn như tư tuởng duy tâm khách quan của Lão tử đã là cảm hứng cho rất nhiều môn nghệ thuật phương Đông: võ thuật, thư pháp, hội hoạ.. tư tuởng của Freud và Jung cũng giúp chúng ta có một hiểu biết sâu hơn về những gì xảy ra trong tiềm thức của mình, từ đó có thể hiểu mình sâu sắc hơn...
    Tôi nghĩ ở diễn đàn này không có ai nghiên cứu về triết học, mà chỉ bàn về triết học qua những vấn đề thực tế mà mình gặp phải. Tôi đồng ý với bạn là chúng ta cần phải tìm hiểu thêm những hệ tư tưỏng khác, nhằm mở rộng tầm nhìn, và hơn hết là cho ta những phương tiện tư duy mới,
    Tuy vậy, cũng không phải vì thế mà ta phải đọc hết tất cả mọi hệ tư tưởng. Cuộc sống là đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó. Khi nào gặp những bế tắc, con người sẽ đi tìm những phương tiện để giải quyết, hoặc giải thoát, và anh ta sẽ tìm thấy ở một hệ tư tưởng nào đó. Vì vậy ý của bạn rất đúng, nhưng bài viết của bạn chưa trọn vẹn. Tôi không phải là MOD, nhưng cũng đề nghị bạn viết thêm về các hệ tư tưởng mà bạn thấy rất có ích, thiết thực cho chúng ta.
    Thân.
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
  3. denebplus

    denebplus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Bạn yuyu là người đặt vấn đề, xin mời bạn yuyu kể trước...
    Xem cách bạn sắp xếp các nhà triết học của thế kỷ 20 thì tôi cũng có thể đoán một phần về bạn.
    Tuy vậy theo lý do mà đã nói ở trên, tôi xin nhường lời cho bạn...
    Em ơi! Buồn làm chi...
    Deneb+
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bác yuyu, trong số hệ thống triết học của bác yuyu có nói thì phần triết học Trung Hoa thì tuy em chưa nghiên cứu kĩ, nhưng cũng có thể coi là có biết chút ít rồi.
    Các phần triết học khác thì cũng được đọc qua, hiểu được tư tưởng chung của các tác giả.
    Phân tâm học thì đã từng nghiên cứu còn triết học của Satre thì cũng có nghe qua.
    Tất nhiên nói là biết chứ ko được đầy đủ nhất là phần triết học hiện đại, đương đại và hậu hiện đại. Giá mà bác yuyu có thể ngồi giới thiệu thì hay quá. Em tuy ko biết gì nhưng sẽ luôn lắng nghe.
    Bác cũng ko nên trách là chỉ vì ..... mà các ngùôn triết học mới ko được phổ biến ở VN. Nói chính xác hơn là người VN cũng chẳng ham thích gì đến triết học cả.
    To bác kehanhhuong, tôi cũng ko phải là người nghiên cứu nhiều về triết học, chỉ biết sơ qua về triết học cổ và gầnh như chưa biết gì về triết học hiện đại.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  5. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    bạn thân mến!
    xin bạn đừng có vơ đũa cả nắm như thế chứ? cái từ "các bạn" của bạn ở đây là bao gồm những ai thế? ("Tôi thấy các bạn bàn về <STRONG>triết học</STRONG> mà hình như các bạn chưa được <STRONG>học triết</STRONG> thì phải, hoặc nếu có thì chỉ biết mỗi Mác-Lê là hết, còn các triết gia cổ kim đông tây hầu như chưa ai đuợc học, thậm chí , có lẽ chưa nghe nói đến tên " )
    tôi chừa ra cho bạn một trường hợp rằng: bạn diễn đạt chưa chính xác, còn nếu bạn đã cố ý nói như thế, cũng đòng nghĩa với việc chỉ có một kẻ là bạn biết về triết học thôi thì phải?
    sở dĩ mọi người đều bàn về triết học Marx - Lenin chưa hẳn đã phải là vì hiểu biết của họ nghèo nàn, học thuật của họ kém cỏi
    ( bạn cứ thử vào để tranh luận với họ thử xem? ) mà triết học Marx - Lenin là tư tưởng cốt lõi để XD CNXH, đó chẳng phải là vấn đề quan tâm vào loại bậc nhất của lý luận chính trị đó sao?
    Kết qua? cuối cu?ng mới la? quan trọng
  6. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    mình cung đã và đang tìm hiểu về các nền triết học nhưng mà hầu như có rất ít sách ngoài Max .còn lên thư viện quốc gia thì chưa có thẻ .vậy thì phải làm sao?
    xin mọi người cho một ý kiến
  7. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    có nhiều cách đấy bạn thân mến ơi!
    vì số người nhận ra giá trị của triết học không hiếm, bạn thử vào các mục rao vặt để đăng tin trao đổi ( cho mượn lẫn nhau) xem
    vả lại các hiệu sách cũ tôi thấy cũng không hiếm sách triết đâu
    đưng ai mong chờ thư viện cập nhật sách mới giúp mình, chỉ có chờ dài cả cổ ra mà thôi, vì các vị ấy lười lắm
    ngay trong diễn đàn này cũng có nhiều người biết về các sách của những nhà hiện sinh, bạn thử hỏi họ xem, còn về phân tâm học thì bạn vào đây:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Tu-sach/page_6.asp
    nói chung là các sách về triết học rất hiếm, nó xuất bản để phục vụ một số ít những người quan tâm mà thôi
    bạn thử mail cho địa chỉ này mà hỏi các sách về triết học của họ xuất bản thì sẽ được bày bán ở đâu:
    sach32bt@hn.vnn.vn
    "Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại" của Nguyễn Hào Hải được xuất bản bởi nhà sách này đấy
    Kết qua? cuối cu?ng mới la? quan trọng
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Ở Việt Nam thì tôi nghĩ rằng rất khó tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng của nhân loại, nhất là những trào lưu cận đại và hiện đại, bởi mẫy lẽ sau :
    1/ Chủ trương của Đảng ta là làm cho " chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành tư tưởng thống soái trong đời sống xã hội, văn hoá, tư tưởng Việt Nam ". Vì thế các tư tưởng khác đều bị loại ra khỏi giá sách của các thư việnchỉ ngoại trừ một số rất ít các tư tưởng khác không quan trọng lắm hoặc các tư tưởng cổ điển mà thôi. Không biết ở các viện nghiên cứu lớn về tư tưởng, triết học hay xã hội học như thế nào, chứ ngay cả Thư Viện Quốc Gia cũng khó mà tìm được sách của các vị cận hiện đại mà tôi kể trên.
    2/ Đọc được ngoại ngữ đã khó mà kiếm sách rồi, huống chi chỉ đọc qua bản dịch thì quá nghèo nàn và nhiều cuốn sai lầm thảm hại.
    Chẳng hạn tôi có đọc thử cuốn Từ Điển Triết Học của tác giả Cung Kim Tiến ? NXB KHXH 1996. Mà thật là cười ra nước mắt, đối với những phần về triết học phuơng Tây. Ngó phần sách tham khảo, dịch thuật, thì là các cuốn Từ Điển của Liên Xô xuất bản mới nhất là từ 1983 !
    Vì thế chẳng hạn nếu bạn muôn tìm hiểu xem Duy Vật Biện Chứng là gì thì thì sẽ được giải thích một hồi và kết luận chắc như đinh đóng cột là " đó là phương pháp tư duy đúng đắn nhất ". Cũng vậy, tìm từ " Xã Hội Chủ Nghĩa " thì được thuýet giảng một hồi như sách và vẫn khẳng định như tư duy của năm 1983 " XHCN là nhân tố quyết định sự phát triển của XH loài người ". Chẳn hạn gở mục từ " Kinh Thánh " thay vì được biết nội dung Kinh Thánh viết gì thì lại được liệt kê khá đầy đủ những chô Kinh Thánh viết sai hoặc mâu thuẫn nhau giữua đoạn này với đoạn kia v.v.....
    Tóm lại khi độc giả tra cuốn gọi là Từ Điển Triết Học này, để biết những khái niệm, từ ngữ, nội dung v.v...của một vài lĩnh vực tư tưởng ,triết học, tôn giáo, thì người ta lại giảng rằng Duy Vật và CHXH là đúng còn duy Tâm và Kinh Thánh là sai v.v....
    Tôi không bàn tính đúng sai của những thứ này. Nhưng mọt Từ Điển thì nhiệm vụ duy nhất của nó là giải nghĩa và cung cấp thông tin cơ bản , đại cương về những từ, khái niệm hay lĩnh vực nào đó, mà không được giải thích là nó đúng sai, hay dở ra sao. Vịec đó là của những cuốn sách nghiên cứu.
    Một cuốn từ điển xuất bản vào năm 1996 mà còn không có tính khoa học như thế thì làm sao độc giả Việt Nam có thể hỉểu đúng về tư tưởng nhân loại ?
    Ngoài ra các sách dịch về triết gia thê giới hầu như không thấy có mấy. Trong số nhưng người tiêu biểu tôi kể tên trên kia, phỏng có những ai được dịch ra tiếng Việt ?
    Nói tóm lại thì ở Việt Nam tôi nghĩ là rất khó có thể tiếp cận tư tưởng hiện đại của thế giới, nếu không đọc được ngoại ngữ và mua sách từ nước ngoài.
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bác yuyu chú ý một chút là ngay cả SGK còn viết sai và thiếu chứ đừng nói sách đọc thêm. Ko nên cứ nhìn quá phiến diện là Sách triết học ko đuợc phát triển ở VN chỉ vì vấn đề Triết học Mark Lenin, mặc dù có thể nó có một phần ảnh huởng nhất định.
    Còn bác bàn về phần từ điển thì em ko có ý kiến vì em chưa đọc.
    Tức nước vỡ bờ
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:24 ngày 13/12/2003
  10. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    vừa rồi tôi có viết bài trả lời bạn, nhưng không hiểu sao đến khi gửi đi thì lại mất liên kết cho nên bài viết này sẽ không thể có giá trị như bài viết trước được
    bạn nên hiểu một điều rằng: LX, TQ, VN tiến lên CNXH với một mức xuất phát nào?
    chỉ riêng nói về VN thôi, khi mà tư tưởng của Marx và Lenin đặt chân đến VN, và chính thức được nhập quốc tịch VN, thì khi đó 95% dân số mù chữ, còn lại vẫn còn đang mơ màng mấy cái tư tưởng Nho - Phật - Lão. trình đọo công nghiệp thì ở mức lấy cuốc để cuốc than, lấy rìu để chặt củi, lấy dao để cắt cây lấy nhựa. những con n gười như thế lại có đủ trí tuệ sáng suốt để tiếp nhận một cách triệt để và sáng tạo triết học Marx thì quả thật là lạ! với những cái đầu như thế, làm sao có thể xây dựng được thành công CNXH?
    Karl Marx chưa bao giờ nói rằng: chúng mày phải nghe lời tao cả. bạn chưa hiểu nhiều về cuộc đời nghiên cứu triết học, hay nói đúng hơn là khoa học, của Marx thì phải?
    từ chỗ đã không thể hiểu một cách sáng tạo và cũng không đủ trình độ để sáng tạo cho nên mới dẫn đến chỗ tung hô vạn tuế nó, mà đó là điều Marx và Lenin chẳng muốn tí nào, và nếu mà họ có thể biết được cái mô hình tuyệt diệu để XD XHXHCN vừa qua như thế nào thì e rằng họ đã chết rồi cũng đành phải sống lại vì không thể nào mà chịu đựng được một sự sỉ nhục nặng nề đến thế
    những người LX chỉ chú ý đến chạy đua vũ trang, tranh giành quyền lực chính trị mà quên đi những việc cần thiết để XD CNXH, vì thế nên họ không thể thành công được, nhưng đó không phải là lý do duy nhất về sự sụp đổ của LX
    còn VN, sau khi đã cho chủ nghĩa Marx nhập quốc tịch rồi, nhưng những năm dài chiến tranh đã ngăn cản sự cống hiến thực sự của nó cho một Tổ quốc mới, chủ nghĩa Marx chưa bao giờ là hoàn chỉnh cả, nhưng lại không có mấy ai cho nó cái cơ hội để hoàn chỉnh hơn nữa
    những cái đầu ấy chỉ biết tung hô nó một cách vạn tuế cũng chẳng khác gì những kẻ duy tâm kêu cầu Thượng Đế cho nên họ đau còn thời gian rảnh rỗi để mà để ý xem bạn châm biếm hay đánh giá gì về họ, và rồi "người ta" còn tự cho mình cái quyền quyết định đưa ra phán xét rằng chủ nghĩa Marx có phải là "bất khả xâm phạm" hay không, có phải là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại hay không thay cho những người khác
    và nữa, thật chán ngán tội nghiệp cho những cái đầu non nớt nhưng trong sáng phải học một thứ lịch sử rằng chỉ có sự lãnh đạo của "người ta" thì mới đi đến hết thắng lợi này đến thắng lợi kia, thậm chí lúc này họ còn cho rằng có khi họ giỏi hơn cả Marx nữa, vì họ đã công nhiên "làm phản" lại lời nói của Người ( nội dung: vĩ nhân chỉ là kẻ chèo lái lịch sử, còn quần chúng mới là người làm nên lịch sử ), thế là lịch sử đã được dạy rằng hãy quên đi vai trò của quần chúng, và chỉ có vai trò của "người ta" mà thôi
    nhưng người ta lại chưa đủ tự tin để xây dựng CNXH, "người ta" sợ rằng những cái đầu khác có thể còn mông muội hơn cái đầu của mình, nên làm sao "người ta" dám cho bạn học các thứ triết học khác ngoài chủ nghĩa Marx?
    sách triết học thì không hiếm, có nhiều đề tài đấy, nhưng nó lại chỉ được viết để phục vụ số ít những nhà thông thái chứ đâu có phục vụ bạn? bạn đã biết hết các đầu sách triết học đã xuất bản chưa? nếu quả bạn đã biết rồi thì tôi chấp nhận lời bạn nói, còn nếu chưa thì đừng có nói gì trước khi đưa ra được dẫn chứng
    nếu bạn không thể hiểu được một cách khách quan các triết học khác thông qua những người dịch thì làm sao tôi có thể tin tưởng bạn có đủ khách quan để đánh giá được triết học khi mà bạn không thể dánh giá được đâu là chân lý?
    Kết qua? cuối cu?ng mới la? quan trọng
    Được DatTinh sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 13/12/2003

Chia sẻ trang này