1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn đã đọc ai trong số các triết gia này của nhân loại ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yuyu, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Hì hì, anh bạn này có vẻ câu nệ về chữ nghĩa, tác phong xưng hô nhỉ ? Được ý thì quên nhời đi chứ ? Triết gia gì mà hay bắt bẻ tiểu tiết thế
    Ở Việt Nam tôi thực chưa nhìn thấy cuốn triết Tây nào ngoài những sách của Marx, Lenine, Elgels, Stalin ....Những sách cũ thời VNCH cũng mới chỉ thấy dịch vài tác phẩm của Sartre .....Nếu bạn đã đọc rồi hoặc ít ra đã nhìn thấy những cuốn nào thì liệt kê đầu sách lên đây, như tôi đã làm, để xem xem " thị trường " tư tưởng của Việt Nam có những món hàng gì ?
  2. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    yuyu nói thế là nhầm đấy. Ở thị trường sách VN, các sách về triết học cổ phương Đông thì khá nhiều: Đạo đức kinh, Nam Hoa Kinh, các sách về Khổng tử, Mạnh Tử ... đều có cả
    Sách của tác giả Tây phương không nhiều nhưng không phải là không có. Sách về Sigmun Freud có khá nhiều ở các hiệu sách tại HN. tôi nhớ là có cả sách của Hegel và Nietzche, thực sự tôi cũng không để ý lắm nên không nhớ hết.
    Đấy là các sách tiếng Việt. Còn trên tầng 2 hiệu sách ngoại văn ở Tràng Tiền thì có thể tìm thấy bản tiếng ANh, tiếng Pháp các tác phẩm của Rouseau, J.P Sartre và Freud. Nếu bạn ở HN cứ thử đi kiểm chứng xem.
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Có một vài thắc mắc nhỏ muốn thỉnh giáo bác yu:
    - Cơ sở nào bác đưa phân tâm học của Freud là triết học. Hay Freud , ngoài là nhà phân tâm, còn là một nhà triết học ...Nếu thế, em mới nghe lần đầu đó
    - Triết học hiện sinh bác kê cả Satre hay Camus. Nhưng theo em biết hai ông này là nhà văn thì đúng hơn. Đặc biệt Camus thì không thể nói là người triết, bởi vì các tư tưởng của ông thường được thể hiện trong các tiểu thuyết như Người xa lạ, Dịch hạch. Nếu coi thế cũng là triết học, có lẽ phải kể thêm rất nhiều người khác như Kafka, Kundera...
    - Bác yu có thể nói căn cứ vào đâu để phân chia như vậy, và điểm chính làm căn cứ phân biệt các thời kỳ triết học. Trong hội hoạ hay văn học hiện đại cũng có rất nhiều cách phân chia, có thể áp dụng cách phân chia của chúng cho triết học. Hay có thể tiếp cận tư tưởng triết học qua chúng kô?...
    - Em nghi ngờ là không ai có thể lĩnh hội được 1/3 lượng kiến thức bác kê. Em ở Việt Nam, chỉ tiếp cận được đến như Kant hay Nietchze thôi cũng thấy để hiểu hết của hai vị này cũng đủ mệt. Thêm nữa, rất nhiều người triển khai từ một nền theo những hướng khác nhau theo cùng 1 trường phái , có cần phải nghiên cứu hết họ
    - Bác có thể giói thiệu cho em thêm chút vê Durkheim, Foucault được không. Lý hộik trực giác là gì (Bergson)
    - Nếu có tài liệu dịch hay bản tiếng Anh, ở Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận được tới những trường phái hiện đại nhất. Tất nhiên, với điều kiện , đọc cũng phải là đọc theo kiểu sáng tạo, triết lý đồng thời cùng bản dịch hay bản gốc...
    - Có thể tìm thấy vị trí của tư tưởng thế giới thông qua các tác phẩm, các bài luận về văn chương, hội hoạ của Cao Hành Kiện (nhà văn Trung Quốc), mà đặc trưng bởi sự tìm tòi phía bên kia của sự sống. Sự vứt bỏ diễn giải để đi đến sự phân rã và tích hợp của các biểu hiện, hình thức của sự sống...
    Cảm ơn bác yu trước!!
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Freud có thể coi là một nhà triết học cũng được. Vì bản thân ông là cha đẻ học thuyết Phân Tâm học về vấn đề Tâm lý học, là một trong ba vấn đề quan trọng nhất của triết học là vật chất, ý thức và xã hội.
    Satre thì tôi chưa đuợc đọc về tác phẩm của ông. Nhưng đa số nguời tôi quen đều gọi ông là nhà triết học. Một trong các cuộc tranh luận về triết học của ông là với nhà triết học của VN(bác yuyu bổ sung hộ em nhé). Kết quả là Satre thua hôm đầu tiên và ko có hôm thứ hai vì sau đó nhà triết học VN đã đi về VN để phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc VN.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  5. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    tôi đang yêu cầu bạn chứng minh thì bạn lại bắt tôi phải chứng minh giúp bạn sao?
    sao lạ vậy ta?
    nếu tôi có không biết đi chăng nữa thì điều đó đồng nghĩa với việc không có sách về triết học nước ngoài à?
    tôi không có phát ngôn bừa bãi như bạn, và cũng không bắt bẻ chữ nghĩa, trước khi viết những bài viết như thế, trong đầu bạn có gì thì tự bạn biết, tôi xin lặp lại một lần nữa bạn nói bnạ đúng thì bạn hãy chứng minh nó đi
    Kết qua? cuối cu?ng mới la? quan trọng
  6. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Mình sẽ giả nhời mấy câu hỏi của Dumb. Nhưng hiện nay chưa có thời giờ, vì đang mải đọc Habermas - một trong những triết gia hàng đầu của tư tưỏng phương Tây thời Hậu Hiện Đại . Nếu dịch xong vài tài liệu, tớ sẽ post lên cho các bạn đọc.
  7. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    mình ko biết nhiều
    và cũng ko rỗi để đọc mấy quyển sách triết
    mình chỉ biết mọi thứ qua cuộc sống
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
    thảo luận về box mới ở đây nè , link
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000/
  8. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Jean Paul Sartre là Giáo sư Triết (http://www.ac-strasbourg.fr/pedago/lettres/lecture/Sartrebio.htm), ông cũng là nhà triết học hiện sinh (http://mper.chez.tiscali.fr/auteurs/Sartre.html).
    Bạn cũng có thể tham khảo thêm trang của Yahoo! Encyclopdie về J. P. Sartre (http://fr.encyclopedia.yahoo.com/articles/ma/ma_2197_p0.html), trong đó câu đầu tiên là:
    "Philosophe et écrivain français (Paris, 1905 ?" id., 1980)"
    Hì, J. P. Sartre là người tôi yêu mến và ảnh hưởng đên cuộc sống của tôi không ít.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Tôi thích từ điển Triết học của Nguyễn Khắc Viện biên soạn hơn, không biết bạn yuyu đã coi chưa?
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    1/ Freud không những được xếp trong hàng triết gia mà còn thuộc loại triết gia quan trọng, vì những nghiên cứu trong bộ môn Phân Tâm Học của Freud có những ý nghĩa triết học to lớn. Kể từ Descartes, đây là lần đầu tiên trong lĩnh vực Tâm Lý - Tư Duy, Freud đã làm lung lay chủ nghĩa Duy Lý vốn coi con người là một Chủ Thể Tư Duy và tin rằng con người có thể hiểu được thế giới khách quan bằng lý trí của mình. Freud cho rằng Hiện Thực không phải được phản ánh đúng như Lý Trí của con người đã tưởng , mà nhiều khi nó chỉ là ảo ảnh của Vô Thức, và chính Vô Thức mới là ông chủ ẩn diện, điều khiển hành vi con người....
    2/Lý Hội Trực Giác chính là dịch từ chữ Intuitionnisme ( có gốc là chữ Intuition - Trực Giác ). Bergson là người nên ra học thuyết này ở châu Âu , với tư tưởng Chân Lý không thể Nhận Biết được bằng Lý trí mà chỉ có thể bằng Trực Giác. Điều này thực ra không có gì mới so với các tư tưởng phương Đông. Nếu nói theo kiểu Thiền thì có nghĩa là Chân Lý không thể Biết ( Giác) được mà chỉ có thể Ngộ được.
    3/ Cách phân chia các thời đại, trào lưu v.v...của triết học cho đến Cổ điển là dựa vào yếu tố thời gian ( Cổ Đại, Trung Cổ ) và tên đặc điểm của thời đại ( Phục Hưng, Cổ Điển, Ánh Sáng ) v.v...Cách này các nhà sử triết đều nhất trí.
    Đến thời kỳ cận đại và hiện đại việc phân chia có rắc rối hơn, thường là dựa vào tính chất các học thuyết ( Phê Phán, Lý Tưởng, Ảo Tưởng, Phân Tích, Hoài Nghi, Bi Quan v.v...) hoặc các trào lưu tư tưỏng như Hư Vô, Hiện Sinh, Cấu Trúc , Tân Thực Chứng, Hậu Hiện Đại v.v...Nhưng càng gần hiện đại càng dễ có những bất dồng trong việc phân loại. Những phân loại như trên là theo cách của bộ môn Triết đại học Sorbonne, Paris.
    4/ Camus không những viết văn mang tư tưởng triết học như L''Etranger( 1942) , La Peste ( 1947) mà cũng viết nhiều thể nghiệm triết học, trong đó chất văn nhẹ hơn chất triết như trong Le Mythe de Sisyphe ( 1942); l''Homme revolté( 1951) ; Réflexions sur la peine capitale ( 1957) . Còn Sartre thì dĩ nhiên là có viết nhiều sách triết học như L''Être et le Néant ( 1943), Critique de la raison dialectique ( 1960), Cahier pour une morale ( 1983), làm báo triết ( Le Temps Moderne) và tranh luận triết học ( trong đó có cả tranh luận với Trần Đức Thảo ) thời 1945-1946..
    5/ Về Durkheim, Foucault , Bergson v.v...Mình sẽ viết giới thiệu lần lượt, tuỳ thời gian cho phép ....

Chia sẻ trang này