1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bán đàn VIOLIN Trung Quốc mới 100% giá chỉ 580k

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ngquang35haonam, 20/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arjava

    arjava Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Sách hay về violin: http://www.bryansmusic.com/violinmastery.htm
  2. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Uh ...đúng như các bác nói ,mình đã đi hơi xa, quay về thôi
    Ví dụ bây giờ mình chơi nhạc nhảy Cha cha cha ,tới khúc cuối bài phải chơi 3 nốt cha cha cha thì bác kéo-đẩy-kéo hay kéo-kéo-kéo bác.
    Bác bác ...mình có nên "tự chế" ra các cách chơi không bác :
    < kéo - đẩy - kéo> hay <đẩy - kéo - đẩy> thì em đã biết.
    Còn <kéo-kéo-kéo> hay <đẩy - đẩy - đẩy > ấy :
    <kéo-kéo-kéo>
    Cách 1 : kéo nhát 1 xong , nhấc vĩ lên , đưa lên trở lại vị trí đầu tiên lúc nãy , kéo xuống nhát 2 , rồi lại nhấc vĩ lên , đưa trở lại vị trí đầu , kéo xuống nhát 3.Cách này chậm rì .
    Cách 2 là : kéo xuống , ngừng , kéo xuống tiếp , ngừng , kéo xuống tiếp.Cách này nhanh hơn cách 1 nhưng vẫn chậm hơn kéo đẩy kéo
    Đẩy- đẩy -đẩy : cũng có 2 cách như kéo - kéo - kéo nhưng ngược hướng với kéo - kéo - kéo.
    Tất nhiên là cha- cha- cha là 3 nốt thì không thể kéo 1 nhát liên tục hay đẩy 1 nhát liên tục được vì nó sẽ thành 1 nốt Chaaaaaaaaaaaaa.
    1 lần đưa vĩ khác với 1 nhát vĩ phải không bác .Cái kéo - kéo - kéo cách 2 của em ấy : là 1 lần đưa mà được tới 3 nhát ấy.
  3. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bác chủ topic ơi, cho mình xin cái báo giá về các loại dây ở cửa hàng bác đi
    Nhân tiện, các bác cho em hỏi, em mới tập violin thì nên mua dây (dự trữ) loại nào ạ? Đồ xịn, tiếng hay cho đỡ nản...Hay dây thường thôi cho nó kinh tế?
  4. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Bạn mua dây xịn đi , đàn xịn dây xịn , kéo nghe hay phết , càng kéo càng khoái , tập đàn xịn dây xịn sẽ tiến bộ nhanh vù vù , còn xài dây thường thì nhiều khi tiếng dở "wóa" , nản "wóa" muốn "dzục" cây đàn đi luôn cho nó "phẻ" , mua cây Hamonica thổi vừa hay , vừa dễ , vừa gọn , vừa rẻ , vì vậy cho nên bạn nên mua đàn 300 USD , dây 300 k , ngựa 300 k .
    Bác quang35haonam báo giá list đàn xịn , dây xịn và cầu xịn đi bác .
    Em đặt hàng bác con đàn 300 USD , 3 năm sau em sẽ lấy hàng , , do 3 năm sau em mới đổi đàn
  5. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bạn mua dây xịn đi , đàn xịn dây xịn , kéo nghe hay phết , càng kéo càng khoái , tập đàn xịn dây xịn sẽ tiến bộ nhanh vù vù , còn xài dây thường thì nhiều khi tiếng dở "wóa" , nản "wóa" muốn "dzục" cây đàn đi luôn cho nó "phẻ" , mua cây Hamonica thổi vừa hay , vừa dễ , vừa gọn , vừa rẻ , vì vậy cho nên bạn nên mua đàn 300 USD , dây 300 k , ngựa 300 k .
    Bác quang35haonam báo giá list đàn xịn , dây xịn và cầu xịn đi bác .
    Em đặt hàng bác con đàn 300 USD , 3 năm sau em sẽ lấy hàng , , do 3 năm sau em mới đổi đàn
    [/quote]
    Cảm ơn bạn đã chỉ bảo. Nhưng tớ có đàn rùi mà....Đàn của tớ 30$ thôi, gắn dây 300K vào sợ không dám... kéo... vì lo đứt dây
    Ý mình muốn hỏi là dây Violin thì có những loại nào? Người mới học thì nên dùng loại nào? Có phân biệt các lọai dây khi chơi cổ điển và khác cổ điển không?....
  6. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Mình mới vừa nghĩ ra 1 cách : có đàn Violincello (Cello) thì hẳn phải có Guitarcello , vậy thì chúng ta chế ra cây này , rất dễ , bạn lấy đàn guitar , chế ra con ngựa giống giống ngựa cello hay đi mua ngựa cello về gắn vào guitar , rồi chăng dây lên , và lấy vĩ violin kéo , vậy là bạn đã có 1 nhạc cụ kéo kiểu mới , 6 dây .Phần tay trái là bấm y hệt guitar , còn khi chơi thì dựng đứng như cello và kéo kéo , vậy là chuyển từ khảy , móc sang kéo , đẩy ...
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn Aiphivi giống tính tôi: thích chơi mà không chịu chơi. Tôi
    mua đàn thì phải được vợ cho phép, mà mua cung, giây, cầu
    cũng tương đương với giá trị đàn, chứ không dám chơi trèo.
    Tôi chỉ nghiên cứu giá cả thật kỹ trước khi mua đàn, chứ chẳng
    bao giờ nghiên cứu giá trước mấy năm cả . Chẳng may kinh tê
    xuống, đồng tiền bị phá giá, cứ theo giá cũ mà mua đàn, thì đàn
    sau lại dở hơn đàn trước sao? Hoặc là nhà nước bất chợt đổi
    tiền, thì làm sao mua đàn mới?
    Bàn về kỹ thuật kéo cung violin:
    Cách kỹ thuật đều đã được các bậc thày chơi cả rồi, bạn có sáng
    ý đến đâu cũng không qua được họ đâu . Ví dụ, bạn mới nói một
    bow chơi vài nốt, thì hết năm đầu tiên, học trò đã kéo được một
    bow cả chục nốt rồi. Nếu bạn không có thày, thì cũng nên tập
    theo một giáo trình (course), trong đó các kỹ thuật được học từ
    dễ đến khó, chứ không phải học tủ, học nhảy cóc, học tắt để
    khoe dỏm đâu. Đến khi đủ tài biểu diễn (như tôi chẳng hạn,
    bằng học trò năm thứ ba) thì không thèm theo thày theo sách
    nữa, mà tự nghĩ ra cách kéo cung khác (thì mới chơi loè người
    khác được) chứ theo đúng kỹ thuật thì sức mấy mà chơi nổi?
    Bạn nên tự xác định mình nên học đỉnh cao nhất đến lớp mấy
    thì tốt nghiệp, xuống núi giang hồ, mà theo thày theo sách cho
    đến nơi đến chốn. Nói một cách khác, chừng nào bạn không
    theo thày theo sách nữa, là lúc trình độ bạn ngừng lại ở đó.
    Nếu bạn là thiên tài, thì lúc đó là lúc trình độ bạn bay bổng khỏi
    trần bay của loài người, và sách vở thêm trang mới của bạn.
  8. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Hm, câu này của bác CoDep rất đáng suy nghĩ, cân nhắc...Mặc dù lúc đầu thấy nó rất thấm thía (với cá nhân tôi)
    Nhưng mà bác Codep nói logic quá, hehe, không theo thầy, ko theo sách, tức là không còn tìm hiểu học hỏi thêm nữa thì kiến thức dừng lại là đúng mà. Nhưng liệu một người bình thường, khi không học hỏi thêm các kỹ thuật mới, mà chỉ tự luyện tập (theo hứng, theo sở thích..v..v..), tức là ko learning nữa mà chỉ có practising thôi, thì trình độ của họ liệu có dừng lại không?
  9. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Công nhận bác Codep tài thật , cái cây đàn của em , hôm qua em mới vừa tháo ra lắp dây lại ,lần này không làm như các lần lên dây trước mà thử làm theo 6 nguyên tắc lên dây của bác , lên dây xong xuôi rồi kéo thử , thì tiếng đàn khác hẳn , không còn tiếng kèn nữa mà vang vọng tiếng Violin hẳn hòi , tiếng vang tốt hơn và hay hơn nhiều so với tiếng đàn cũ lúc trước ,trong khi con ngựa vẫn để lại ở vị trí cũ , vậy là hóa ra là do lên dây , lúc trước ,khi lên dây ,mình chỉ chú trọng lên sao cho đúng âm chuẩn thôi chứ không quan tâm tới thứ tự dây nào mắc vào chốt nào và cuộn lên hay cuộn xuống ,cứ mắc đại , có lẽ chính vì vậy mà ra tiếng kèn , giờ thì tiếng ngon lành , đây cũng là kinh nghiệm phổ biến cho các bạn mới học lưu ý khi lên dây đàn , nhớ đúng 6 nguyên tắc của bác Codep , tiếng đàn sẽ tốt hơn nhiều !
    -----------------------------------------------
    Xin trích dẫn 6 nguyên tắc lên dây của bác Codep :
    Nguyên tắc
    1- Núm vặn bên nào lắp giây bên ấy
    2- Giây GIỮA núm vặn ngoài đầu
    3- Sau khi vặn xong thì có chừng 4 vòng giây
    4- Vặn lên về phía đầu đàn
    5- Giây chồng hay đè lên nhau làm tiếng rè
    6- Cắt hết giây thừa hơn 2 centime
    -------------------------------------------------------------------
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Có gì đâu mà tài? Đó là bài bản bước đầu thôi mà .
    Có điều, bài đó không dạy cho học trò nhỏ mấy năm đầu.
    Người lớn có kinh nghiệm tay chân thì có thể học bài này ngay
    từ năm đầu tiên được . Chẳng hạn, cha tôi không dạy tôi lắp
    giây và lên giây violin . Sau khi dạy tôi hơn 1 năm thì cha tôi hết
    vốn, cũng không dạy tôi kỹ thuật này . Đến khi tôi lớn lên, tính ra
    5 - 6 năm sau, cũng chưa biết lên giây, mặc dù cha tôi vẫn lên
    giây trước mặt tôi . Lúc đó cha tôi đang trong trại tập trung cải
    tạo, nên tôi phải đi làm kiếm sống, và làm nghề thợ mộc . Tôi
    phải mày mò nhớ lại cha tôi mắc giây và lên giây để lên giây đàn
    cho mình . Tay nghề thợ mộc cũng giúp nhiều, nhất là một
    người bạn tôi làm thử một cây violin. Cây này đạt mặt kỹ thuật,
    nhưng tiếng thì chẳng ra sao cả . Sau này tôi mới biết đó là tại
    gỗ.
    Còn về chuyện luyện tập nâng kỹ thuật thì cũng đúng, nhưng về
    lý thuyết thôi . Thực tế, những người học đàn hay học nghề mà
    chưa đến đỉnh cao đã bỏ ngang, thì không có ý chí tập nâng kỹ
    thuật đâu . Khi bỏ ngang, kỹ thuật, hay khả năng, tài năng của
    mình chỉ đến chừng đó mà mình đã chán nản rồi, mà muốn
    luyện thêm thì đòi hỏi phải tấn công vào cái khả năng của mình,
    rất vất vả, hiệu suất không cao, không có khuyến khích, rất khó
    tiến lên được nữa. Ví như tôi đã chơi violin từ lúc học cấp 2, đến
    bây giờ 4 chục năm rồi, mà giở sách cũ cha tôi dạy tôi ra, rất
    khó tập thêm bài mới . Trong sách dạy và học, bài mới tức là
    trình độ cao hơn. Tuy vậy, bài cũ tôi chơi khá hơn ngày xưa rất
    nhiều . Ngoài ra, tiếng đàn của tôi cũng tình cảm hơn học trò
    mới học mấy năm, kể cả violin lẫn piano . Khi biểu diễn, tôi
    thường cải biên bản gốc đi để chơi cho dễ hơn, nên người
    ngoài nghề hay có ấn tượng tôi chơi giỏi hơn học trò cùng trình
    độ . Người ta chỉ nghe cái ý chính của bài mình chơi, chứ đâu
    có đủ trình độ so sánh với bài gốc, nhanh chậm, mạnh nhẹ, kéo
    đứt, kéo giật, hay kéo liền, vân vân được. Được như ngày nay,
    một phần vì mình cũng yêu nhạc, một phần nhà thờ và bạn bè
    đòi hỏi mình chơi Violin, nên mới tập luyện mà nầng tay nghề
    thêm chút đỉnh, chứ cứ ở ViệtNam lam lũ quần quật cả ngày đủ
    kiếm một kilôgam gạo như ngày xưa thì làm sao chơi được
    violin? Ngay ở Mỹ, học trò học 3 năm violin rồi bỏ, có thấy tôi
    chơi, cũng than thở họ không thể chơi được bằng năm thứ hai.

Chia sẻ trang này