1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BẠN ĐANG HỌC HOẶC THÍCH THÚ VỚI THUỐC MEN TRỊ BỆNH HÃY VÀO ĐÂY

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi dothanh, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dothanh

    dothanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    BẠN ĐANG HỌC HOẶC THÍCH THÚ VỚI THUỐC MEN TRỊ BỆNH HÃY VÀO ĐÂY

    Mình đang tìm bài viết về điều chế thuốc. Không biết có ai biết trang web nào giới thiệu về nó không? Hay bạn biết chút gì về công việc này hãy liên hệ với minh qua mail hoặc cho mail mình sẽ liên hệ với bạn.
    Mong các bạn sẽ hồi âm cho thông tin của mình
    Cảm ơn vì sự quan tâm của bạn đến thông tin của mình
    Hãy gửi mail cho mình qua <dothanh0202@yahoo.com>

    Được Milou sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 05:34
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thứ hai, 26/2/2001, 14:59 (GMT+7)
    Chàng dược sĩ chân đất
    Người dân vùng Đồng Tháp Mười thường gọi dược sĩ Nguyễn Văn Bé bằng ??obiệt danh??? đó. Với cái quần cộc, áo ngắn tay, mũ vải rộng vành, anh lặn lội từ sáng đến tối mịt trong rừng tràm Long An, tìm và chiết xuất ra nhiều loại thuốc như Garlic Film, Ladi, Ninon, Tragutan.
    Năm 1980, tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM, được giữ lại trường giảng dạy nhưng chàng dược sĩ quê Bến Tre này lại gắn bó với xí nghiệp Dầu tràm Mộc Hóa (Long An). Ở cương vị quản lý xí nghiệp, anh tự mình thiết kế, thi công hệ thống mương và đê bao để bảo vệ, khai thác và tái sinh khu rừng tràm. Vào thời điểm ấy, việc làm của anh bị nhiều người cười chê vì Nhà nước chưa có chủ trương khai hoang Đồng Tháp Mười. Các chuyên gia Pháp, Hà Lan sau khi đi khảo sát đã đánh giá đây là vùng đất chết, đầu tư chỉ tốn kém.
    Bỏ ngoài tai những lời cười nhạo, Nguyễn Văn Bé cứ âm thầm làm. Từ 1,5 triệu đồng (sau đổi tiền chỉ còn 150.000 đồng), anh và đội ngũ công nhân đã bảo vệ được 700 ha rừng tràm nguyên sinh, xây dựng hệ thống mương, đê bao hoàn chỉnh phục vụ sản xuất cây dược liệu, xuất khẩu hàng loạt sản phẩm chế biến từ tràm sang Đông Âu như dầu cao xoa, dầu cù là Con Mèo, Bồ Câu.
    Anh cũng tham gia với Viện Công nghiệp Dược VN hoàn thành công trình nghiên cứu ??oChiết xuất artémicinine từ cây thanh hao hoa vàng???, phục vụ việc bào chế thuốc trị bệnh sốt rét. Sau đó, đích thân anh còn phổ biến cách trồng và điều chế thuốc từ cây thanh hao cho bà con tại đảo Thổ Chu, Phú Quốc. Tuy nhiên, chàng dược sĩ luôn trăn trở ??onếu hái lá cây sắc uống thì phiền phức quá, chi bằng cứ chiết ********* dược của các loại dược thảo, cô lại thành viên nhỏ, cho vào vỉ như thuốc tây để bà con tiện sử dụng???.
    Anh lại bắt tay vào xây dựng một khu tinh chế dược liệu giữa rừng tràm xã Bình Phong Thạch, huyện Mộc Hóa. Và từ đây, một loạt sản phẩm thuốc đã ra đời. Thuốc Garlic Film (chiết xuất từ tinh dầu tỏi và nghệ) có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống sinh huyết khối, điều hòa huyết áp. Thuốc Ladi (chiết xuất từ cây ích mẫu) có tác dụng điều kinh, chữa đau bụng kinh của người phụ nữ. Hoặc với ba thứ lá tràm, củ gừng, rau tần dày lá, anh chiết xuất ra thuốc Tragutan có tác dụng sát trùng đường hô hấp, trị các chứng ho khan, ho kèm theo cảm cúm. Đặc biệt, chỉ với củ gừng, anh bào chế thành loại thuốc viên Ninon trị chứng trướng bụng, nôn mửa, say tàu xe.
    Hiện nay, chàng dược sĩ chân đất này đang dự định sản xuất thực phẩm sức khỏe (health food) cho nhân dân, nhất là người nghèo để cung cấp cho họ những bữa ăn có đủ các chất đề kháng, phòng chống bệnh tật. Mô hình cuộc sống mới bao gồm: nhà nổi, nuôi cá, trồng lúa, hoa màu và chế biến tại chỗ với những tiêu chí hàng đầu: sạch, xanh, phòng bệnh, sức khỏe cũng đang được dược sĩ Nguyễn Văn Bé xây dựng ở khu rừng tràm Mộc Hóa.
    (Theo Tuổi Trẻ Chủ nhật, số 7).

  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    VNEXPRESS
    Nhiều chất độc được sử dụng trong bào chế dược liệu
    Mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện một số cửa hàng đông dược ở Hà Nội, Lạng Sơn dùng chì để đánh bóng tam thất. Các nhà khoa học cũng tìm thấy thủy ngân và thạch tín trong nhiều vị thuốc khác với hàm lượng cao gấp 300-500 lần tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
    Các vị thuốc được phát hiện chứa nhiều thủy ngân là chu sa, kinh phấn, thăng dược. Còn thạch tín có mặt trong nhiều mẫu thuốc hùng hoàng, thư hoàng, dự thạch...
    Trong một hội thảo được tổ chức tuần qua, Viện Dược liệu cho biết, hầu hết các gia đình sản xuất đông dược được kiểm tra đều dùng diêm sinh (hợp chất có thành phần chủ yếu là lưu huỳnh) để sấy khô dược liệu, chống nấm mốc, sâu bọ, làm sáng, đẹp sản phẩm. Tuy sấy dược liệu bằng lưu huỳnh là một phương pháp truyền thống nhưng việc không kiểm soát chặt chẽ hàm lượng chất này sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
    Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng, người sản xuất đã quét sulfua kẽm (một chất độc) lên bề mặt của vị thuốc nhục thung dung. Vị thuốc này rất hay bị mốc; nhưng trong 2-3 năm trở lại đây, các mẫu nhục thung dung trên thị trường có thể để cả năm cũng không mốc.
    Một nghiên cứu mới đây do Đại học Dược Hà Nội và Công ty Traphaco tiến hành cho thấy, rất nhiều vị thuốc, bài thuốc cổ truyền đang được lưu hành chứa những chất có thể gây ung thư, trụy tim mạch. Những chất này xâm nhập dược liệu trong quá trình trồng, sơ chế, bảo quản. Theo thống kê của Viện Dược liệu, 30% dược phẩm đang được lưu hành chứa nấm mốc, nhất là aflatoxin (một tác nhân gây ung thư). Độc tố này rất bền (có thể tồn tại ở nhiệt độ 160-170 độ C), tích tụ dần dần trong cơ thể nếu uống hằng ngày. Nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn các hộ nông dân không thực hiện đúng hướng dẫn khi sử dụng thuốc trừ sâu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm dược liệu.
    Trước thực trạng này, Viện Nghiên cứu Ứng dụng cây, con làm thuốc đã tổ chức chương trình hành động ??oDược liệu sạch và môi trường??? với hai mục tiêu: nâng cao hiểu biết, thay đổi về hành vi của người dân đối với dược liệu sạch; có được những địa chỉ cụ thể (vùng, cơ sở, cá nhân) sản xuất dược liệu sạch.
    Ngoài ra, Viện Dược liệu cũng đang triển khai một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước với nội dung xây dựng một số quy trình sản xuất dược liệu sạch, áp dụng cho đương quy, bạch chỉ, ngưu tất, tam thất.
    Sài Gòn Giải Phóng
  4. cong_alnonestar

    cong_alnonestar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    bác Milou nói dài quá,em sợ uống thuốc rùi nè
    yêu là khổ
    sw
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    to Milou:
    bác M này đừng có kéo bài lê thê ra thế,.... bác tạo link hộ tôi,
    bài trên đã có ở bản tin rồi cơ mà!!
    nhờ bác trong vòng 72h tới tạo link nhé và xóa bài đã post đi nhé bác,
    thanks,

    BachHop
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thưa cô Mod box này, các bài này vì không thích hợp trong chủ đề của cô nên tôi xoá trong đó rồi .
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    ui chà, cám ơn bác nhé, hì, đáng lẽ tôi phải vào đọc lại ai ngờ bác đã ra tay hộ, hì,
    may quá, có gì nhờ bác Milou giúp đỡ...

    BachHop

Chia sẻ trang này