1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn eurơca cho hỏi về cái cân đĩa

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Thohry, 28/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Bạn vẫn nợ một câu hỏi.
    Còn cái cân hình C cũng không khác gì một cái cân khác, loại trừ có thêm hệ treo để đảm bảo 2 đĩa cân luôn ở vị trí thẳng đứng. Dao cân vẫn phải ở trục trên (trục chính), còn các trục khác chỉ mang tình hỗ trợ, không được làm theo kiểu dao cân. Hơn nữa cân C vẫn có trọng tâm thấp hơn trục chính. Cân kiểu C chỉ làm chính xác tới cân kỹ thuật là cùng (khoảng 1-100gram). Trước đây tôi cũng có một cái của TQ, mua đâu có 100k. các trục phụ ở dưới hoàn toàn lỏng lẻo chỉ có tác dụng định hướng mà thôi. Một điều chăc chắn rằng trọng tâm của nó ở phía dưới dao cân.
    Mình nghĩ đây là một việc không cần phải bàn cãi nữa. Không thể tồn tại bất cứ một hệ treo nào có trọng tâm cao hơn điểm treo mà hệ đó lại có thể dao động tắt dần được (hay nói cách khác có cân bằng bền). Chúng ta luôn thấy các cân cơ học bao giờ cũng dao động nhẹ nhàng trước khi dừng lại ở vị trí ổn định.
    Các cân có độ chính xác cao không bao giờ có thêm trục phụ. Điểm treo thường được làm bằng thép cứng gối lên đá mã não , thậm chí có thể là đá saphia hay corundi để tăng độ cứng nhằm làm giảm ma sát. Các cân đĩa trong PTN mà bị mòn dao coi như không thể sử dụng được.
  2. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Từ từ, từ từ nhé...!!!
    Ở cái cân hình C đó, nếu vật cân và quả cân đủ nặng thì trọng tâm của 2 vật này sẽ nằm trên gối tựa ( không nên gọi là điểm treo ). Lúc này sẽ có 2 cách tạo cân bằng động như mình đã nói ở trên ...
    Hơi khó một chút, thử nghĩ tiếp xem...
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Bác Nitarid có thể tham khảo hình vẽ dưới đây. Tôi minh hoạ 2 trường hợp. Bên trái : cân bình thường, có trọng tâm mầu đỏ nằm dưới trục treo mầu lam. Bên phải trọng tâm ở bên trên.
    I/ Khi ko có gì, coi 2 bên là cân bằng (mặc dù ở bên phải là ko bền, nhưng cứ giả thiết là đạt được). Đường thả dây dọi đi qua 2 điểm.
    II/ Ta bỏ một vật (nhỏ) lên đĩa cân bên trái, hệ thiết lập một trọng tâm mới (mầu xanh lơ). Xem hình.
    III/ Cân bên trái sẽ nghiêng về bên trái sao cho đường thả dây dọi đi qua điểm treo cân và trọng tâm mới. Cân sẽ dao động nhẹ nhàng trước khi dừng lại hẳn.
    Cân bên phải cũng nghiêng về trái, nhưng càng nghiêng, trọng tâm (mầu xanh lơ) càng xa đường thẳng đứng và cân sẽ kịch hẳn về bên trái (nếu coi ma sát không đáng kể).
    [​IMG]
    Tôi khẳng định lại, không thể tồn tại một hệ treo có trọng tâm cao hơn điểm treo mà lại có cân bằng bền (dao động tắt dần quanh điểm cân bằng). Bạn Nitarid tìm được một ví dụ chứng minh điều ngược lại thì mới thuyết phục đuợc mọi người

    (Thế này mà đòi vlv làm được !!!)
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Chắc là vlv cũng quanh quẩn đâu đây. Tôi cho là cậu ta cũng đọc những dòng giải thích ở trên và đã hiểu ra vấn đề.
  6. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
  7. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Àh quên !!!
    NITARID vừa mới chụp cái ảnh xong tặng bạn !!!
    [​IMG]
    Không cho mọi người biết đâu nhé ...
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đúng rồi, nếu cái trục dưới mà cố định thì trọng tâm của hệ luôn rơi ra ngoài trục thẳng đứng, và cân chổng ngược ngay vì hệ thanh biến hình tức thời. Lúc mới xem hình vẽ của bác haidelft em tưởng trục này cố định nên không hiểu cân thế nào được.
    Còn cái cân phía dưới của Nitarid tớ đã nói nguyên lí từ trước rồi mà!
  9. vatlysocap

    vatlysocap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Cả 2 đều đúng 1/2 !
    Về nguyên lý cân, 2 bác haidelft và dangiaothong giải thích rất chính xác, nhưng thực tế kỹ thuật mặt dao cân không "bén" tuyệt đối mà là mặt cong có bán kính R xác định. Cái này Nitarid đúng !
    Mặt dao " bén" sẽ rất dễ hỏng (vỡ). Cân cấp chính xác càng cao , bán kính cong này càng bé .
    Khi tính toán cần phải thêm sự thay đổi chiều dài 2 cánh tay đòn do thay đổi điểm tựa trên mặt cong của dao cân. Và do đó vạch chỉ thị là chính xác ! Cái này bác "gái" hơi bị sai !
    Tớ đã mòn tay chỉnh cân PT 4 chữ số nên cũng biết chút chút góp vui cùng các bác.
  10. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái cân này không đúng đâu, lệch một chút là kịch kim ngay !!!
    [​IMG]

Chia sẻ trang này