1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn gái say rượu có phải là một vấn đề lớn?

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi vet_loe_loet1986, 12/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trant5

    trant5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ con gái uống rượu không có gì là xấu cả! Chỉ cần biết dừng đúng lúc thôi! Nói ra xấu hổ! Hồi ở nhà đến bia cũng không được đụng! Qua đây, em uống rượu hai lần rồi! Vì lúc đó nhớ nhà quá! Uống 2 ly, em đi ngủ luôn, chẳng làm phiền ai hết!!!
  2. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Lâu rồi, không có time để vào đây nhí nhố chuyện bia rượu hay chí choé với các bác chuyện con gái rượu say thì có seo kô?
    Tớ thì tớ vẫn giữ nguyên quan điểm của mình rằng : con gì cũng là con cả. giai gái gì say cũng.....như nhau hết
    thế nên, chuyện cần lăn tăn là chuyện uống ở đâu, uống như thế nào để say rồi thì....ra làm sao
    Cơ mà thôi, chuyện đấy ta ....... bàn tán sau. hôm nay tặng mọi người cái này để thấy thật ra rượu nó chả có lỗi gì cả. chúng ta hiẻu thêm về rượu, cứ yêu rượu rồi chúng ta ....say (với) nhau
    Trước hết là tặng em Vẹt , lâu rồi không gặp em,
    Thứ đến tặng cả nhà, chúc cả nhà mình vui say,
    Đôi chút tản mạn về rượu:
    Brandy: Brandy theo nghĩa rộng nhất là loại rượu mạnh được chế biến từ sự chưng cất của rượu vang hay từ trái cây nghiền nát rồi ủ lâu trong thùng gỗ. Thùng gỗ cho phép ôxy hoá nhẹ brandy, brandy ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách và hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ. Khi brandy đủ tuổi, nồng độ sẽ được giảm bằng cách cho thêm nước cất. Brandy có thể chia làm 3 nhóm chính:
    Brandy nho: Được chế biến từ nước nho lên men, nước nho ép chứ không có thịt hay vỏ quả nho. Loại rượu này thường có thời gian lưu trữ khá dài trong thùng gỗ sồi để lên màu thêm mùi vị và trở nên ngon hơn.
    Brandy táo: (Loại Grappa của Italia và Marc của Pháp là hai điển hình của loại brandy này) là loại brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước, do đó có vị gắt nên phải thời gian ủ khá dài. Brandy táo thường có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu nên có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến đã bị mất đi ở brandy ủ lâu năm trong thùng gỗ.
    Brandy hoa quả là tên gọi chung cho tất cả các loại brandy lên men từ các loại trái cây nói chung trừ nho. Brandy hoa quả, trừ loại làm từ dâu, thường là làm từ các loại quả dùng để lên men rượu. Dâu không đủ độ ngọt để làm ra vang có đủ nồng độ cồn cần thiết để chưng cất và vì vậy thường được ngâm trong rượu mạnh để chiết lấy vị dâu và hương thơm.
    Mỗi loại brandy mang đặc trưng của từng vùng. Vì thế người ta đặt tên cho loại brandy theo tên của vùng đó. Ví dụ: Cognac là tên một thị trấn ở Pháp, đồng thời là tên loại brandy của vùng. Những vùng sản xuất brandy nổi tiếng, đặc biệt ở Châu Âu thường rất khác với các vùng khác ở loại nho trồng ở đó.
    Brandy của Pháp gồm hai loại nổi tiếng nhất là Cognac và Armagnac
    Cognac là loại brandy tốt nhất trên thế giới, là brandy chuẩn của các loại brandy. Vùng Cognac nằm ở phía Tây bờ biển Atlantic của Pháp, phía Bắc của Bordeaux, trong vùng Charente và Charente- Maritime. Vùng được chia thành 6 tiểu vùng : Grande Champagne, Petite Champagne, Bois Ordinaries, Borderies, Fins Bois and Bons Bois. Chất lượng của Cognac không chỉ đặc biệt ở từ quá trình chưng cất rượu mà còn từ sự kết hợp lớp đất trồng tốt, khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. Loại nho được dùng để sản xuất Cognac là Ugni Blanc, Folle Blanche và Colombard. Nho được hái, ép, lên men. Sau đó cho vào bình chưng cất đậy nút, để vỏ và cuống. Qua hai lần cất, độ rượu đạt 70%, được cho vào thùng chứa làm bằng gỗ cây cao su lấy từ rừng Limousin hoặc Troncais. Các thùng gỗ này phải để ngoài trời khoảng 4 năm để chất tannin trong gỗ giảm bớt. Thời gian cho rượu Cognac trưởng thành dài hay ngắn tuỳ theo chất lượng yêu cầu của Cognac sản phẩm. Tối thiểu là 18 tháng, tối đa thì vô kể, có khi tới 50 -70 năm. Loại Cognac lâu năm nhất, quý nhất được để ở các vị trí đặc biệt trong hầm gọi là ?othiên các? (lầu trời - paradis).
    Cuối cùng Cognac được đem ra hoà trộn và đóng chai. Bất cứ loại Cognac nào cũng được hoà trộn bởi các loại Cognac năm tuổi khác nhau, vụ nho khác nhau, loại nho khác nhau. Bởi vì không có gì xác định rõ được tuổi của Cognac, ngành công nghiệp này đã sử dụng một số từ ngữ để phân loại Cognac. Cần chú ý rằng các từ ngữ này không mang tính pháp lý chuẩn xác.
    V.S - Very Superior: Loại cao cấp, chất lượng rất tốt
    V.S.P - Very Superior Pale: ít nhất 2 năm tuổi trong thùng gỗ
    V.S.O.P- Very Superior Old Pale: Loại vang trộn ít tuổi nhất trong đó phải ít nhất 4 năm tuổi, loại vang trộn còn lại khoảng 10 đến 15 năm.
    X.O - Extra Old hay Luxury: Loại vang trộn trong đó ít nhất phải 6 năm tuổi, loại vang trộn còn lại khoảng 20 năm hoặc hơn nữa. Tất cả các nhà sản xuất Cognac đều giữ một danh sách các vụ nho sản xuất các loại vang trộn trong đó để theo dõi. Loại Cognac đến tuổi được đem ra khỏi các thùng gỗ đúng hạn và chứa trong các bình thuỷ tinh lớn để tránh bay hơi và hạn chế sự ngấm gỗ quá mức và se mùi. Cognac Luxury là Cognac thuộc loại tốt nhất của mỗi nhà sản xuất.
    Armagnac là loại Brandy cao tuổi nhất ở Pháp. Theo các tài liệu còn lưu lại thì Armagnac được chưng cất từ đầu thế kỷ 15. Vùng Armagnac nằm ở trung tâm tỉnh Gascony cổ kính ở cực Tây Nam nước Pháp. Cũng giống như Cognac, có các tiểu vùng: Thượng Armagnac, Hạ Armagnac và Tenareze.
    Phần lớn các loại Armagnac đều là pha trộn, song không giống Cognac, người ta vẫn có thể tìm thấy loại Armagnac làm từ một vụ nho duy nhất hoặc một vườn nho đồng nhất. Người ta cũng phân loại Armagnac tương tự như Cognac. Tuy nhiên Armagnac pha trộn thường có tỷ lệ vang lâu năm nhiều hơn Cognac, có chất lượng cao hơn đủ thuyết phục những khách hàng khó tính nhất.
    Armagnac ba sao (Three Star): Armagnac ba năm tuổi
    V.S.O.P : ít nhất 4 năm tuổi trong thùng gỗ
    Extra, napoleon, x.o: Loại 5 năm tuổi trong thùng gỗ
    Hors d?T age: Loại đã ít nhất 25 năm tuổi
  3. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Rum có một lich sử rất rực rỡ, bắt nguồn từ Châu Á, theo chân con người trong cuộc hành trình về phương Tây. Cây mía được Columbus mang đến Châu Mỹ, Cu Ba và Rum xuất hiện đầu tiên tại vùng này. Rum ngày nay hiện diện ở những nơi có trồng mía. Theo định nghĩa Rum là rượu chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (siro mía, mật mía). Khi cất xong, rượu Rum cũng có thời gian chín trong thùng gỗ giống như Brandy và Whisky.
    Rum chủ yếu dùng pha chế ****tail nhưng cũng có thể uống trực tiếp hay pha với nước cốt trái cây. Có nhiều loại Rum khác nhau:
    Rum Puerto Rico: Là loại Rum nhẹ, cũng cất từ loại Xirô đường như nói trên.
    Rum Jamaica: Có vị gắt và mùi hương đậm. Thời gian trưởng thành trong thùng gỗ cây cao su ít nhất 5 năm.
    Rum Martinique: Cất từ nước mía cô đặc. Màu rượu phụ thuộc vào thời gian và phương thức trưởng thành trong thùng gỗ cây cao su.
    Rum Demeraran: Là loại Rum sản xuất ở Guayama có sông Demeraran chảy qua ở đông nam Venezuela. Rượu Rum ở đây màu rất đậm, hương vị độc đáo. Một số Rum Demeraran có độ rượu rất cao, dùng làm rượu gốc truyền thống để pha Grog và Zombie.
    Rum thơm: Sản xuất bằng cách ngâm các loại hoa quả nhiệt đới trong Rum trắng. Loại có hương chuối, dứa và dừa được ưa chuộng nhất.
    Tequilla sản xuất từ loại lan lưỡi rồng màu xanh lam (Agave tequilana weber). Ở Mêhicô nó được gọi là Maguey hoặc Blue Mezcal, ở Mỹ gọi là Century plant. Người ta lấy phần ruột của cây, đem hầm rồi cho vào máy ép lấy nước, cho thêm đường, men rượu vào lên men 3 ngày. Sau đó cất thành rượu. Tequilla thường chứa trong các thùng cỡ lớn và để ít nhất 3 năm sau mới đóng chai. Tequilla chứa ít nhất 40% độ cồn, có mùi thảo mộc, mùi cỏ và mùi của rau tự nhiên. Tequilla có thời gian sử dụng khá dài và phản ứng khá nhạy với ánh sáng mặt trời trực tiếp dù mở nắp hay không. Nó được dùng chủ yếu trong các thức uống pha chế, nhất là với nước chanh.
    Vodka là loại mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào. Vodka thường được cất từ các hạt mễ cốc nghiền nhừ, lên men và lọc bằng than để khử mùi. Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần được xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi. Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.
    Vodka vốn được sản xuất ở Nga và Ba Lan từ thế kỷ 12. Loại Vodka trung tính rất được giới pha ****tail ưa chuộng, vì nó không mang mùi hương nên khi pha vào đồ uống không làm mất vị quả, mà lại gia tăng độ rượu cho đồ uống. Vodka có khả năng kích thích tiêu hoá và làm ấm cơ thể, lại rất tinh khiết nên ít gây tác dụng phụ.
    Cách uống Vodka: Cách uống truyền thống là cho chai rượu vào ướp lạnh đến khi vỏ chai lạnh buốt thì lấy ra, rót vào ly nhỏ và cho thêm chút tương trứng cá rồi uống.
    Whisky: Có 4 loại whisky khác nhau nổi tiếng thế giới. Đó là Scotch whisky, Irish whisky, Rye whisky, Bourbon whisky.
    Scotch whisky: Tại Scotland, whisky đã được chưng cất hàng trăm năm nay và có những tài liệu cho thấy nghệ thuật cất rượu này rất có thể được du nhập đầu tiên vào nước này do các nhà truyền giáo thiên chúa khoảng năm 1100.
    Scotch whisky có sự pha trộn của hai loại whisky cơ bản nhất là Straight Malt Whisky ( Scotch whisky truyền thống) và Grain whisky. Sau khi pha trộn, người ta để một thời gian cho chúng hoà với nhau, sau đó cho vào thùng gỗ sồi và để lâu năm. Số tuổi của rượu được ghi trên nhãn. Theo luật của Scotland thì phải để tối thiểu 2 năm.
    Irish whisky: Được sản xuất từ lúa mạch, ngô, lúa mạch đen có ướp malt hoặc không có ướp malt. Thời gian chín trong thùng gỗ tuyết lê phải ít nhất 5 năm, loại whisky chất lượng cao thì phải 12 năm. Irish whisky uống êm và không có mùi khói.
    Rye whisky (hay còn gọi là Whisky Canađa): Là một loại whisky nhẹ, được làm từ lúa mạch đen, ngô và những hạt mễ cốc khác. Theo đạo luật Food and Drug của Canađa, không được sử dụng khoai tây, trái cây hay các nguồn thực phẩm cất rượu khác không được sử dụng để sản xuất Whisky Canađa. Hầu hết Whisky Canađa được làm từ lúa mạch đen và ngô, tỷ lệ lúa mạch đen cao hơn ngô. Sau khi cất, rượu được cho vào các thùng nhỏ kiểu Mỹ và giữ lại trong nhà ủ ở môi trường 13sC và 65% độ ẩm. Rye whisky phải được để lâu tối thiểu 4 năm trước khi được pha trộn, đóng chai để bán.
    Bourbon whisky: Chính phủ Mỹ định nghĩa Bourbon whisky là whisky không quá 80 độ proof cất từ nguyên liệu nghiền nhừ mà trong đó không ít hơn 51% là ngô và rượu này được giữ trong thùng gỗ sồi mới. Ngoài ngô, người ta dùng thêm lúa mạch đen và lúa mạch có ướp malt. Hầu hết Bourbon phải có tối thiểu 4 năm tuổi.
    (Sưu tầm)
    hehhe.....hum nào ra Nt hy vọng đựoc bác giai Big và bác gái Nút mời thưởng thức vài loại rượu không say không về, say rồi thì....ở lại luôn
    Được tieuthuvuive sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 18/03/2006
  4. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Thèm wá ! Rượu Tây thì chưa đủ tiền để mua . Đành uống rượu ta vậy !
  5. nguoihanoi219

    nguoihanoi219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Con gái mà nói về rượu tài thật, bái phục, không biết uống rượu có tài không nữa.
  6. tram_nam_co_don

    tram_nam_co_don Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2002
    Bài viết:
    3.807
    Đã được thích:
    0
    Thật ra con gái say rượu thì không có vấn đề gì lớn cả! Vấn đề lớn chỉ xảy ra với chúng ta là phải làm gì khi bọn con gái đã say rượu rồi thôi! Khà khà !
  7. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Thể theo nguyện vọng "rượu ta" của chú Biển:
    Vài nét về rượu Việt Nam
    Ngành công nghiệp rượu của Việt Nam ra đời và hoạt động độc lập từ rất lâu, với vị trí là một nghề thủ công truyền thống. Nhiều làng nghề truyền thống đã nổi tiếng khắp cả nước. Các loại rượu truyền thống như rượu nếp, rượu cẩm, rượu cần được nấu bằng phương pháp thủ công cũng phổ biến không kém các loại rượu sản xuất công nghiệp. Có thể nói rượu được tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước với số lượng chủng loại ngày càng phong phú và gia tăng không ngừng.
    Năm 1858, khi những người Pháp đặt chân lần đầu tiên đến Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất rượu trải qua nhiều thay đổi lớn. Những năm trước khi ngành công nghiệp rượu ra đời, Chính phủ bảo hộ khuyến khích dân ta nấu rượu, uống rượu để thu thuế, cấp đăng ký sản xuất rượu... Nhưng vẫn không có các biện pháp thu thuế triệt để. Hiện tượng trốn thuế, khai man thuế tràn lan không kiểm soát được.
    Kể từ khi sản xuất rượu công nghiệp ra đời, Chính quyền bảo hộ ra sắc lệnh cấm dân tự nấu rượu, ngừng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nấu rượu cho các hộ gia đình đã từng sản xuất kinh doanh bằng nghề nấu rượu, chỉ duy trì một số làng nghề tập trung dễ thu thuế. Việc cấm dân nấu rượu ngày càng được kiểm soát chặt chẽ, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp, một số tổ chức thanh tra riêng do người Pháp trực tiếp chỉ huy được thành lập chuyên đi bắt phạt những hộ gia đình nấu rượu không phép - dân Việt thường gọi là ?oTây đoan?.
    Một mặt, Chính phủ bảo hộ đưa ra chính sách ngăn cấm các làng nghề, ngăn cản người dân tự nấu rượu, mặt khác lại bắt người dân phải tiêu thụ theo định mức các loại rượu do nhà máy rượu của Chính phủ bảo hộ sản xuất (rượu Ty). Nhưng khắp nơi người ta vẫn lén lút nấu rượu để uống hoặc để bán. Và cũng vì ?orượu ta nấu nó cho rượu lậu?, nên từ đây, người dân Việt Nam đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là ?orượu Ngang? (rượu nấu và tiêu thị theo kiểu đi ngang về tắt), ?orượu cuốc lủi?(vừa bán vừa lủi như cuốc hoặc để so sánh với rượu ?oquốc gia?).
    Với rượu công nghiệp - rượu Ty, Chính phủ bảo hộ đã tính số người cho mỗi tỉnh, mỗi làng mà chia rượu giao cho quan lại đưa dân nhận lãnh rượu. Đồng thời giao kế hoạch tiêu thụ rượu đến các cấp chính quyền huyện, tổng, xã, đề ra các biện pháp cụ thể như ma chay, cưới xin, lễ hội đình đám... bắt buộc phải mua rượu đủ theo quy định. Tuy vậy vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Buôn rượu lậu, nấu rượu lậu trở nên phổ biến trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 kéo dài đến cuối thế kỷ 20. Rượu lậu, thỉnh thoảng còn được chuyên chở bằng mọi cách, thậm chí bằng cả áo quan, hay bằng bất cứ phương tiện nào có thể tránh con mắt xoi mói dò xét của những vị chức sẵc truy thu thuế ?oTây đoan?.
    Việc làm ăn bí mật này được tổ chức rất khéo léo, được giấu giếm ở mọi ngóc ngách, ở mọi nơi, ở những bãi cỏ đế cao vút đầu che chở. Những kẻ nấu rượu lậu có cả một hệ thống báo hiệu từ xa để có thể phát hiện được các quan chức truy thu thuế từ khi họ tới ?~thăm? vùng lân cận. Mặt khác, để nấu được nhiều rượu và đóng thuế thật ít, các lò rượu ở Sài Gòn - Chợ Lớn thường hối lộ các quan chức Tây đoan. Tới những năm 1920, mặc dù thực tế có tới hàng ngàn lò chưng cất rượu lậu bị tịch thu hàng năm, vẫn có tới hơn một nửa khối lượng rượu được tiêu thụ một cách suôn sẻ và dễ dàng, không hề mất một xu tiền thuế.
    (Chính thời kỳ này nảy sinh ra các cách bán rượu độc đáo như cô gái làng Mơ bán rượu ực. Cô gái bán rượu buộc bong bóng trâu vào bụng mình, nối với hai vòi hút bằng ống sậy chìa ra ngoài rồi mặc chiếc áo gụ để che mắt, tưởng như cô béo bụng hoặc mang bầu. Trong tay cô cầm chiếc chén, rót một chén cho người uống ngay tại chỗ, người mua uống ực một lần một chén. Hoặc cô kéo tà áo chìa vòi hút ra ngoài cho khách ngậm miệng vào vòi hút, tu từng hơi một, ực một ngụm là trả tiền một ực, ực hai ngụm là trả tiền hai ực).
    Đến năm 1933, do tình trạng buôn rượu lậu, nấu rượu lậu khó kiểm soát, do nguồn thu từ sản xuất và tiêu thụ rượu góp phần không nhỏ vào ngân sách, đồng thời, công nghiệp phát triển, yêu cầu cồn ngày càng nhiều, rượu sản xuất công nghiệp không đủ đáp ứng yêu cầu của người dân. Vì thế Chính quyền bảo hộ đã để cho một số làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời nấu rượu thủ công ở Việt Nam tiếp tục sản xuất rượu để bán. Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ bảo hộ để thu thuế. Như ở làng Vân (Bắc Giang), Làng Văn Điển (Hà Nội) và một số làng nghề mới phát triển thêm như Xuân Lai (Sóc Sơn - Hà Nội), Quan Đình (Từ Sơn - Bắc Ninh), Đỗ Xá (Hải Dương) .v.v...
    Do người Việt có tập quán uống rượu lâu đời, thị trường ngày càng được mở rộng, tăng nhanh theo sự gia tăng dân số ở Đông Dương. Nếu không sản xuất được ở Việt Nam thì phải chở từ Pháp sang rất tốn kém. Nguyên liệu sản xuất rượu ở Việt Nam thì lại rất phong phú. Đồng thời thực tế cho thấy rượu nấu ở Việt Nam lúc đó hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên hiệu suất thu hồi thấp hơn hẳn so với phương pháp nấu rượu đang áp dụng ở Châu Âu. Vì vậy, việc sản xuất rượu bằng phương pháp công nghiệp ở Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận rất cao. Chính phủ Pháp bắt đầu dồn vào đầu tư cho ngành sản xuất rượu. Trong một thời gian, Chính phủ Pháp tiến hành thử nghiệm nấu cháo rồi dùng nguyên liệu để đường hoá tương tự như cách làm của nước Pháp song không hiệu quả vì chi phí nhập nguyên liệu từ Châu Âu rất cao so với giá thành. Chỉ đến khi công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp do ông Callmette chủ trì thành công trong việc nấu rượu từ gạo, ngô, việc sản xuất mới thực sự bắt đầu.
    Ở miền Bắc bấy giờ, hãng Fontaine thành lập bốn Nhà máy rượu ở Miền Bắc. Được sự bảo trợ của Chính phủ Pháp, dù có sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà máy ?ocông xi? của người Hoa, hãng Fontaine vẫn độc quyền sản xuất kinh doanh rượu trên toàn cõi Đông Dương. Tại mỗi tỉnh thành đều có các trạm phân phối, tiêu thụ thuộc Sở rượu Trung ương. Sản xuất rất ổn định trong suốt những năm từ 1934 đến 1944. Trong tổng ngân sách của toàn Đông Dương thời kỳ này ngành rượu chiếm 8,32%, trong đó riêng Hãng Fontaine chiếm 6,57%.
    Đến nay, với nguồn lương thực dồi dào, trong hoàn cảnh rượu nấu thủ công vẫn được tiêu thụ rộng rãi, các nhà máy rượu do Nhà nước quản lý đã tiến hành đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm mới, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, khẳng định chất lượng hàng đầu của rượu Việt Nam.
    (Sưu tầm)
  8. Changes_of_my_life

    Changes_of_my_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    Đêm vô tận, cuồng say vô tận
    Chén rượu nồng ta cạn mình ta
    Khúc nhạc sầu ta ngồi nắn nót
    Bởi phím lòng không thốt nỗi lời ru
  9. be_bi_ngo_nghinh

    be_bi_ngo_nghinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Thế con gái không uống rượi mà uống bia say có sao không nhể
    Được be_bi_ngo_nghinh sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 23/05/2006
  10. thongxanhsg

    thongxanhsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Này, bọn con trai các người khinh con gái bọn tôi vừa vừa thôi nhớ. Có ai gan thì lại đây nhậu thi xem có anh nào làm được cái gì với thongxanh này không. Hay là lại bị thongxanh làm cái gì đấy ngược lại thì sao?
    Mà thongxanh này cũng chả biết khóc là gì cả. Thế đấy.

Chia sẻ trang này