1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn gái say rượu có phải là một vấn đề lớn?

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi vet_loe_loet1986, 12/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songcham

    songcham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    theo tui uống rượu cũng không fải là xấu nếu như uống đúng thời điểm . Khi có tiệc , các dịp ngaọi giao chẳng hạn, còn nếu như ăn mừng : nhậu, buồn: nhậu thì không đc tốt lắm , mà khi uống thì cũng cần chừng mực, chứ đừng để qoắc cần câu thì mệt lắm
  2. E_Glory

    E_Glory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Hix ! Theo tui thì chấm dứt bàn luận ở đây đi !
    Con trai thì sao tui không biết, đã là đàn ông thì phải có 3 điều phải tránh : Nóng giận, bối rối và say xỉn ( phát cuối chỉ có khi người ta tạo ra rượu). Tránh hết 2 cái đầu thì chắc là không được rồi, tránh được càng nhiều thì càng mạnh mẽ. Còn cái cuối cùng, không tránh được là tệ !!! Giao tiếp, vui vẻ, buồn, khao, ... cần phải có gụ sao !? Ngụy biện ! Tui nghĩ rượu chỉ nên dùng ở mức văn hóa ẩm thực thui !
    Cả trai lẫn gái, uống rượu đến xỉn là kém bản lĩnh ! Ngụy biện , mượn cớ càng kém hơn !
    1 nửa của tui biết thưởng thức (ko dùng chữ uống) rượu, nhưng ko bao giờ dùng đến mức cảm thấy "khang khác" trong người . alô
  3. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    tui chưa thấy con gái say bao giờ nên không biết là có lớn chuyện hay không. Bởi vì mấy người bạn gái của tui, thậm chí người yêu tui, chẳng bao giờ thấy say. toàn là hết tiền, phải ngừng uống để đi về.
    còn tui thì chỉ ngồi nhìn, hoặc nằm gục trước họ, nên không biết họ say như thế nào, chắc là khi say, bọn con gái dọn dẹp bàn nhậu, nhà cửa roài .... con gái mà say như thế thì .... ke ke ke chắc lấy vợ sớm thôi.
  4. FandO

    FandO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bạn quá cứng nhắc.
    Rượu,bản thân nó ko xấu.Nó xấu hay tốt là do người sử dụng nó thôi bạn à.
    Bạn nên nhìn vấn đề phóng khoáng một tý..
    Con gái tốt nhất đừng nên uống rượu...vì con gái xỉn dể bị thành "đàn bà "lắm
    có gì không đúng xin anh em bỏ quá cho
  5. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Lâu rồi không say. Hôm nọ uống 3 chai. cảm giác giống như là say, cơ mà bia chứ không phải rượu.
    Không hiểu cảm giác say thật sự thì thế nào? Giờ già rồi, chắc là mệt.
    Kéo cái này lên, để xem suy nghĩ của mọi người bây giờ có khác 2 năm trước không?
  6. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Lần trước có kính biếu đồng chí Biển dại khờ một bài viết về lịch sử làm rượu ở ta, chưa có bài nào giới thiệu về các loại rượu dân tộc truyền thống. Thỉnh thoảng sẽ lang thang sưu tầm một ita về, dán lên đây gọi là phục vụ nhu cầu thưởng lãm rượu của bà con cô bác gần xa. Cũng là để khẳng định, con gái rượu, hiểu về rượu và uống rượu lâu lâu say một tí không sao cả.
    Rượu cần là một thứ rượu uống trực tiếp qua cần trúc. Rượu cần có từ bao giờ? Chưa có tài liệu nào khẳng định. Chỉ biết rằng rượu cần có từ lâu, nhiều dân tộc dùng rượu cần, nhưng cách làm, cách thưởng thức như thế nào, mỗi dân tộc có cách thức riêng. Dĩ nhiên cũng là thứ rượu cần ấy nhưng uống thế nào cho có bài bản lại tạo ra không khí vui vẻ đầm ấm đó là một vấn đề cần bàn đến.
    Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá" men rượu làm toàn bằng những thứ lá, quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: "Bơ hinh ho", "khi mắc cái", củ riềng, lá trầu không, quả ớt...những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau.
    Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua).
    Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc, khác như ngô, hạt ý, dĩ củ dong riềng. Trước đây gạo hiếm nên tiết kiệm dùng vào bữa ăn, ngày nay người ta dùng gạo để làm rượu có chất lượng hơn, nhất là rượu cần được làm bằng gạo cẩm thì rất bổ và ngon.
    Người Thái dùng rượu cần thường xuyên, nhất là những khi có khách quý mừng cơm mới, đám cưới lễ tết, hội hè, lễ đặt tên cho con...đều có rượu cần làm vui. Khi dùng rượu cần chỉ cần bỏ lớp vỏ bọc ngoài đổ nước sôi để nguội hoặc nước khoáng (trước đây học chỉ dùng nước lã múc ở mõ nước sạch chảy trong lòng núi dá ra) vài bình cho thật ngấm (từ 15 đến 20 phút cắm từ 6 đến 12 cần trúc được uốn cong cầu kỳ với những tua vải rực rỡ được trang trí. Bình rượu được đặt ở nơi trang trọng, rộng rãi. Họ mời uống từng đợt có gia phong nề nếp, có người già và phụ nữ. Thường vẫn ưu tiên cho khách, chủ nhà uống trước sau đó đến lượt mọi người theo thứ bậc uống cùng.
    Uống rượu cần phải có một người chủ trì, người Mường gọi là chú trám còn người Thái "Nài láu". Nài láu được phép ra những điều kiện quy định cụ thể trước khi vào cuộc rượu, nếu ai vi phạm sẽ chịu phạt theo "luật". Ví dụ: uống đại trà là bao nhiêu "sừng" uống từng người hay uống từng đôi, mỗi người phải uống bao nhiêu sừng...người ta dùng sừng trâu để làm đơn vị đo lường, mỗi sừng chứa khoảng 1 lít nước. Với quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp nên họ dùng sừng trâu để làm vật đo lường khi uống rượu là có hàm ý tôn thờ con vật quí trong nhà.
    mời mọi người uống rượu phải có động tác trịnh trọng, ý nhị với những lời mời tình cảm, trân trọng nhất. Cũng có lối mời đơn giản, lại có lối mời thành bài bản (mười điều mời rượu cần in trong trong tạp chí văn hoá thông tin) đối với khách quý, khách sang trọng lịch lãm.
    Những cuộc vui như vậy kéo dài khi nhạt bình rượu mới tàn cuộc vui. Họ còn tổ chức cả múa xoè vòng, múa lăm vông, đánh trống, chiêng gây không khí sôi nổi.
    Với cách thức tạo ra rượu cần, thể thức uống rượu như trình bầy trên. Uống rượu cần thật là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng rõ nét. Khi đã vào cuộc vui rượu cần con người xích lại gần nhau, xua tan mọi nỗi u buòn thậm chí sẵn sàng tha thứ cho nhau những điều chưa vừa ý, vừa lòng. Trước đây chưa có kỹ thuật trưng cất rượu. Sau này cũng loại men ấy họ đã biết trưng cất từ rượu cần thành "rượu siêu" chất lượng tinh khiết hơn. Nhưng dẫu sao uống rượu cần vẫn là thú vui không thể thiếu được bởi nó đã đi vào cuộc sống của cộng đồng đã từ lâu, trở thành một nét bản sắc văn hoá đáng trân trọng. Nó còn là cầu nối giao lưu văn hoá, tình cảm giữa các dân tộc thậm chí đối với khách quốc tế cũng trở thành một nhu cầu giao tiếp.
  7. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Vào Wikipedia kiếm được cái này, khá là đẩy đủ. Các bạn bạn nào quan tâm và có cùng sở thích thì chia sẻ nhé.
    Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.
    Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.
    Nguyên liệu
    ? Men rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, các loại thuốc bắc, gừng, riềng v.v.
    ? Nguyên liệu chính (cái rượu): cái rượu được làm từ những loại ngũ cốc thông dụng như ngô (bắp), sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ), kê v.v. Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên ở Tây Nguyên ưa chuộng nhất theo thứ tự là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp[1].
    ? Chum, hũ, bình, chóe, ché (còn gọi là ghè) đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men. Trước đây người ÊĐê thường dùng các loại ché Tuk, ché Tang màu da lươn là những loại ché quý dùng trong dịp lễ lớn nhưng hiện nay họ chỉ dùng các loại ché thường như ché ba. Còn người M?Tnông thì dùng các loại ché mà họ gọi là Yang Bung, R?T Lungman.
    ? Các cần tre, trúc dài cỡ một mét, được hơ lửa vuốt thẳng ra và đục thông ruột sau đó lại được uốn cong. Các dụng cụ đong nước vào ché như ca, sừng trâu đục thủng đáy v.v.
    Cách làm
    Tùy theo dân tộc, vùng miền, nghệ nhân, có nhiều bí quyết khác nhau để làm rượu cần. Tuy nhiên, thường thấy có các phương pháp sau:
    Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá". Men rượu làm toàn bằng những thứ lá và quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: bơ hinh ho, khi mắc cái, củ riềng, lá trầu không, quả ớt... những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau. Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" (dụng cụ hấp, đồ) đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua). Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc khác như ngô, hạt ý dĩ củ dong riềng.
    Tại Tây Nguyên, rượu cần thường được các dân tộc như K?THo, Giarai, Rhade làm bằng bắp ngô, củ sắn hoặc gạo tẻ, khi có lễ đặc biệt quan trọng thì dùng gạo nếp. Phương pháp làm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi phơi. Men rượu được người dân tộc chế từ vỏ cây hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng, riềng, bột gạo, một số thứ lá và rễ cây khác, trộn với nước và vắt thành từng bánh nhỏ, phơi thật khô, sau đó để từ 10?"15 ngày giã nhỏ rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu ủ từ 1 đến 2 ngày, lấy lá chuối khô ủ kín. Sau một tháng đem ra dùng, khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lá đầy ché, dùng cần cắm xuyên qua các tầng lá xuống đấy ché, uống cạn đến đâu lại chế thêm nước lã đến đấy.
    Văn hóa uống rượu cần
    Uống rượu cần
    Trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, dù nhà rông hay của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét.
    Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca (trước kia thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong ?okang?. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần rượu. Ngoài ra cũng thường thấy để xét công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. [2].
    Khác với các dân tộc khác, người Êđê và M?Tnông chỉ dùng một chiếc cần duy nhất để uống. Thứ tự uống cũng khác: khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau hoặc theo thứ tự chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già, nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. Khi trao cần rượu cho người khác phải dùng đầu ngón tay bịt lỗ đầu cần.
    Ở Mai Châu, Hòa Bình trong các bản dân tộc Mường, uống rượu cần gọi là "vít khòe" (vít cần rượu), Vò rượu ủ chôn dưới đất 100 ngày được đào lên, cạnh vò là một chậu đồng đựng nước suối trong vắt. Chủ nhà, người cầm chịch cho một bữa (một đêm) rượu cần một tay cầm chiếc sừng trâu hoặc sừng dê rỗng thủng đáy để đong nước vào rượu, tay kia cầm gáo để múc nước từ chậu tiếp vào sừng. Điệu hát thay lời chúc khách quý đến bản mường mạnh khỏe, hạnh phúc. Vừa hát, vừa đong nước, tiếp nước vào vò rượu. Tốp khách nào uống không kịp, để rượu trào ra sẽ bị phạt bằng cách phải uống tiếp mấy "sừng" nữa trong tiếng vui cười của mọi người.
    Các cần rượu (cái khòe) làm từ ống trúc rừng nhỏ tỏa đều, không được bắt chéo lên nhau, mỗi người vít lấy một khòe mà hút rượu, bao giờ người cầm chịch ra hiệu thôi mới được ngừng, không ai được bỏ nửa chừng vì sẽ bị phạt.
  8. venus_pisces

    venus_pisces Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến rượu cần là nhớ đến bình rượu cần ở Suối Lách của ông Mà Giá, hic hic.... cứ khoảng 5,10 phút lại chế 1 bình nước suối vào, rồi lại uống lấy uống để, rồi khen lấy khen để,... đến sáng ra nhìn cách làm rượu của ông Mà Giá anh em NTC ói ko kịp ngáp, ặc ặc... hôm ấy tất cả mọi người tham gia chuyến đi đều uống, ít nhiều gì cũng có uống, mà nghe nói lão già NTMT, đại gia SL,Cuibap, BDK, KCB, Phúc ( Phu nhân của VDK ) là uống nhiều nhất, KCB còn được tắm táp ( và ko biết có uống chút nào ko nhỉ ) 1 thứ rượu rất ư là đặc trưng và đặc biệt chỉ có ở Suối Lách mới có, khửa khửa.... nhớ Suối Lách quá.
  9. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Nhưng túm lại kết quả là seo?
    có ai bị seo không? có để lại hậu quả gì không?
    chứ không riêng gì rượu, đầy thứ khác, nếu nhìn quy trình sản xuất thì éc ai dám ăn
  10. venus_pisces

    venus_pisces Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Kết quả ko như em mong đợi, hehe... vì ko ai bị làm sao cả, nhưng mà khi về đến nhà nó có phát huy tác dụng hay ko thì hổng biết , mà công nhận NTC dạo này lên đô, uống kinh luôn.

Chia sẻ trang này