1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn hãy hỏi mọi thứ về tiếng Hàn

Chủ đề trong 'Hàn Quốc' bởi saragase, 12/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Tiếng Hàn được sử dụng từ khi có người Hàn.
    Còn chữ viết hiện tại sử dụng thì xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 5.

    Được ruoigau sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 07/11/2004
    [/quote]
    Cảm ơn phần trả lời của bạn cho câu hỏi thứ nhất của tôi ! Còn câu thứ 2 cũng cảm ơn nốt mặc dù bạn trả lời cho có lệ (hehe vì chắc bạn cũng không biết gì nhiều hơn tôi )
    Toii thấy mâu thuẩn ! Làm sao mà người Hàn nói được tiếng Hàn mà lại viết tiếng Hán ? Hehe không lầm thì người Hàn đã dùng tiếng Hán đến khi có người ( Hình như ông vua gì đấy ) cải biên tiếng Hán thành tiếng Hàn giống như người Việt xưa dùng chữ nho vậy ! Tôi chỉ không nhớ chính xác năm bao nhiêu thì người Hàn có được tiếng nói riêng của họ . Thế thôi ! Nếu bạn không trả lời được thì đừng nói cho qua chuyện ! Cảm ơn !
  2. Ruoigau

    Ruoigau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cái chính ở đây là bạn đã nhầm lẫn giữa tiếng nói và chữ viết.
    Được ruoigau sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 15/11/2004
  3. gosu

    gosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Hello! Lâu rồi không vào mạng được! chán quá!
    Hôm nay mới vào, chưa kịp xem hết các bài viết, thấy các bạn trao đổi về vấn đề này, ... hì hì... có vài ý kiến cũng muốn trao đổi, mọi người cùng tham khảo xem.
    Trước hết phải phân biệt được hai loại công cụ giao tiếp: là ngôn ngữ âm thanh (ngôn ngữ lời nói) và công cụ giao tiếp nhờ hệ thống ký hiệu đường nét (chữ viết). Lời nói có trước, chữ viết có sau.
    Vấn đề mà bạn hỏi là tiếng Hàn có từ bao giờ, cũng như tiếng Việt có từ bao giờ? hì hì,,, và chung hơn cả là ngôn ngữ có từ bao giờ.
    - Nguồn gốc của ngôn ngữ và ngôn ngữ có từ bao giờ thì đã có rất nhiều các học giả tìm hiểu và giải thích cũng như có rất nhiều thuyết v..v... Tuy nhiên hiện nay Việt ngữ học ở các tài liệu đều viết rằng, trong quá trình tiến hoá thành người, lao động đã làm phát sinh và phát triển nên loài người và làm phát sinh ra ngôn ngữ của loài người. Như vậy có thể nói ngôn ngữ có từ rất lâu rồi, cách đây hàng triệu năm vào thời nguyên thuỷ (nếu bạn nào có tài liệu sách vở có con số cụ thể xin cho tham khảo với)
    - Còn ngôn ngữ hay là tiếng của các dân tộc, các quốc gia có từ bao giờ, chẳng hạn tiếng Hàn, tiếng Việt? - thì cũng có thể biết được bởi nhìn chung, dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, với các bộ lạc và thị tộc, con người sinh sống cộng đồng trên cùng lãnh thổ, bắt đầu có những mối quan hệ với nhau, theo đó dần dần hình thành nên ở mỗi bộ lạc hay thị tộc những đặc điểm văn hoá chung, đời sống chung... híc híc... thành ra là có thứ tiếng chung cho mỗi tộc để giao tiếp.
    Sau đó, xuất hiện sự chia tách bộ lạc hay liên minh các bộ lạc.. dẫn đến có những bộ lạc sống biệt lập với nhau, dần dần theo thời gian, nảy sinh những sự khác biệt trong lối sống, trong ngôn ngữ và được củng cố thành những ngôn ngữ riêng biệt. Chính điều đó đã tạo nên những phương ngữ hay những ngôn ngữ riêng biệt có cùng nguồn gốc.
    Vì vậy, để xem xem tiếng Hàn hay tiếng Việt hiện nay vốn có từ bao giờ là vấn đề phức tạp có liên quan đến các ngành lịch sử và dân tộc học. Tuy nhiên thông qua cái nguồn gốc ngôn ngữ của nó, phần nào cũng có thể biết được, tuy không hoàn toàn tuyệt đối chính xác (vì sự di chuyển phân hoá của các tộc người, các vấn đề thời gian, sự kiện v.v.. là vấn đề lịch sử hay dân tộc học). Nhưng thông qua tìm hiểu tới gốc gác của một ngôn ngữ, xem nó nằm trong ngữ hệ nào, dòng nào, ngành nào, nhóm nào thì phần nào ta cũng có thể đoán được giai đoạn hình thành nên nó như một tiếng riêng biệt của một dân tộc, một quốc gia, thâm chí là cả những đặc trưng của thứ tiếng đó.
    - Tiếng Việt, theo M.Ferlus thuộc ngữ hệ Phương Nam (Austrique), dòng Nam Á, ngành Môn-Khmer, cùng với tiếng Mường thuộc nhóm Việt-Mường.
    - Tiếng Hàn thuộc ngữ hệ Ural Altai, nhóm Puyo ?-, và trải qua các giai đoạn lịch sử với các tiếng Hàn cổ đại, tiếng Hàn Trung đại mới hình thành nên tiếng Hàn hiện đại ngày nay.
    Như vậy là bạn muốn lần đến nguồn gốc sự ra đời của tiếng Hàn thì phải tìm hiểu về tộc Ural Altai rồi, và sự phân nhánh ra thành dân tộc Hàn để từ đó có cái .o국-.
    Theo mình tìm hiểu nhá. Người Hàn thuộc loại da vàng (hoàng sắc nhân chủng) một nhánh của người Tungus nguyên thuỷ (Tungus là nói đến giống người phân bố ở Mãn Châu đông bắc Trung Quốc đấy) trong tộc hệ Altai. Đến nay chăng ai biết được chính xác là từ bao giờ người Hàn đã tách ra, kéo xuống bán đảo Hàn để sinh sống, nhưng theo giới khảo cố Hàn thì bảo là cách đây khoảng 1 vạn năm, từ thời kỳ đồ đá mới. Người Trung Quốc cổ đại coi người Hàn là rợ (nên đặt tên gọi là Đông di).
    Chính xác hơn thì vốn tộc người này, tổ tiên của họ từ vùng Trung Á, vào thời kỳ đá cũ đã kéo xuống khu vực Mông Cổ, Mãn Châu.
    Sau đó, đến thời kỳ đá mới, họ học tập các kỹ thuật kiếm ăn, chế tạo công cụ làm nông săn bắn của các tộc khác ở Mãn Châu, rồi thì đem theo kinh nghiệm đó kéo xuống phía Nam, đến Bán đảo Hàn để tìm kế sinh nhai, từ đó ở đây mới hình thành nên các quốc gia cổ đại như Cổ Triều Tiên 고조".
    (hì hì, thêm thắt: có lẽ vì học tập kỹ thuật nông nghiệp cách ăn uống ở vùng Mãn Châu đem xuống nên dẫn đến hậu quả món ăn Hàn khó ăn đến vậy.. có ai tán thành không)
    Thế biết thêm chút ít sự kiện rồi, các bạn tìm sách lịch sử tra xem những sự kiện đó vào khoảng chính xác năm bao nhiêu là ra ngay.. híc híc... bạn nào có tư liệu thì chia sẻ nhé, vì chẳng có mấy tài liệu nói rõ ngày tháng năm di chuyển của cái tộc người này (người Hàn cũng chưa biết thì phải).
    Còn việc sáng tạo chữ Hangul .o? (chữ viết quốc ngữ của dân tộc Hàn - tất nhiên là nếu theo dữ liệu trên thì ra đời sau ngôn ngữ nói, thứ tiếng của họ nhiều rồi). Được vua Sejong ". (không phải 1 mình) cùng với các học giả thời đó (tiết lộ: đâu nghe nói có vận dụng nhiều đến kiến thức về thanh học, vận học, đại thể là kiến thức ngữ âm của nhà Tống - Trung Quốc)
    tạo ra chữ cái Hangul, nhưng ai học rồi thì biết - chẳng có liên quan gì đến cái chữ tượng hình của Trung Quốc cả. Vì đây là loại chữ viết ghi âm, không phải là chữ viết ghi nghĩa hay ghi hình.
    Thực chất là sáng tạo vào thế kỷ XV, vào năm thứ 28 vua Sejong, tháng 9 năm Bính Dần, tức là năm 1446 dương lịch.
    Ai không tin đi kiểm tra đi (tư liệu đọc được ở sách ra mà)
    Mình có tập hợp 1 số kiến thức đã từng được đọc, và 1 số sách, và cũng có vài phần suy diễn ra, nhưng những thông tin trên có thể tin cậy, Bạn nào quan tâm, xin liên hệ lại, híc híc, sẽ thông báo cụ thể vì nhiều và phức tạp nhộn nhạo lắm.
    Có ai không đồng ý hoặc có ý kiến khác xin phản hồi nhé.
    mail: canhxoe@yahoo.com
  4. gosu

    gosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Hey Hello!
    Chẳng biết có phải các cậu đang định nói đến giáo sư
    INSUN YU ở trường đại học Quốc gia Seoul không, nhưng tôi đoán là vậy vì về sử mà lại viết về Việt Nam chắc là giáo sư này rồi, giáo sư biết cả tiếng Việt.
    Nếu vậy, tên của giáo sư Viết bằng tiếng Anh là:
    INSUN YU
    tiếng Hàn:
    o 인"
    tiếng Hán :
    ? 仁 -"
    âm đọc:
    Lưu Nhân Thiện
    (địa chỉ liên lạc, sorry không nói được) tự tìm nhé!
    híc
    rất tiếc vì đã vào muộn,chẳng biết bạn có kịp tốt nghiệp được nữa hay không.
  5. gosu

    gosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, tôi hoàn toàn không biết gì về tiếng Hàn mà chỉ biết chút ít về tiếng Nhật, hôm nay tình cờ đi qua box này, thấy bài phản hồi của bạn gosu nên đánh bạo hỏi vài điều :
    1) Bạn gosu nói là người Hàn được học viết chữ Hán từ nhỏ, vậy họ có thể viết được chữ Hán như người TQ không, sao tôi thấy trong phim ảnh hiện đại, họ chỉ toàn viết bằng chữ tượng hình của riêng họ ? Thỉnh thoảng trong vài phim có sử dụng tiếng Hán trên bảng chức vụ và tên tuổi của họ, tôi khoái lắm vì có thể hiểu được
    2) Tiếng Hàn cũng như tiếng Việt, Nhật, vay mượn rất nhiều từ tiếng TQ, rất nhiều từ có cách phát âm na ná giống nhau -> đối với người Việt ta học tiếng Hàn hay Nhật thì đây là một lợi thế, bên tiếng Nhật thì việc này dễ dàng do người Nhật sử dụng Hán tự trong văn viết do đó có thể nhìn mặt chữ mà đoán nghĩa, nhưng bên tiếng Hàn chỉ toàn ký âm tiếng Hán nên có lẽ việc học từ vựng mới bị hạn chế chăng ?
    3) Các bài nghiên cứu về ngôn ngữ Đông Bắc Á đều nói rằng tiếng Hàn và tiếng Nhật đều có cấu trúc ngữ pháp giống nhau và rất khác so với tiếng Việt, ví dụ "tôi ăn cơm" được viết theo thứ tự "tôi cơm ăn", có phải vậy không nhỉ ? Còn nữa, cách phát âm tiếng Hán của người Nhật đều bắt nguồn từ Triều Tiên do Nhật Bản không có biên giới trực tiếp với TQ. Nếu như vậy thì người Triều Tiên và người Nhật học tiếng của nhau rất dễ phải không nhỉ ? Suy rộng ra việc học tiếng Hàn của người đã biết tiếng Nhật hay ngược lại cũng dễ dàng hơn so với các ngoại ngữ khác ?
    Vài câu hỏi ngô nghê, xin các bạn chỉ giáo !
    [/quote]
    Xin chào. lâu không vào nên không trả lời ngay được, tất nhiên đã có bạn trả lời đúng rồi thì cũng bơt áy náy phần nào.
    Tuy nhiên cũng có thêm thắt vài điều:
    1) Híc, thứ nhất tiếng Hàn là chữ ghi âm, không phải chữ tượng hình, (có con chữ nguyên âm, phụ âm). Ở Hàn vốn trước đây dùng nhiều chữ Hán, viết chữ Hán đọc theo âm chữ Hàn, có thể nói là dùng song song cả hai, vì như đã nói, tiếng Hàn không có thanh điệu mà lại vay mượn chữ Hán nhiều nên xuất hiện nhiều từ đồng âm dị nghĩa (do đó vẫn phải cần đến chữ Hán). Như bạn xem phim vẫn thấy xuất hiện nhiều chỗ có chữ Hán là đúng, cả danh thiếp, hoành phi, tên tuổi, tên cơ quan, chức vụ v..v.. tất nhiên viết vậy nhưng nếu là từ vay mượn họ vẫn đọc theo âm tiếng Hàn (giống thanh, thành, thánh của âm Hán - Việt). Đặc biệt ngôn ngữ báo chí dùng nhiều chữ Hán vừa rõ nghĩa lại vừa ngắn gọn.
    Tuy nhiên gần đây, Chính phủ Hàn có hướng giảm bớt việc dùng chữ Hán trong các ấn phẩm sách vở tư liệu, giáo trình, giáo khoa v.vv... những gì có thể chuyển qua chữ Hangul của Hàn Quốc họ chuyển tất, và bạn có thể thấy có (bớt đi thôi ) việc xuất hiện chữ Hán trong các ấn phẩm. Tuy vậy họ vẫn đưa vào chương trình giáo dục tiểu học trung học môn Hán Hàn.
    Thường vay mượn chữ Hán là các từ thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, chính trị, v.... nên đôi khi việc sử dụng chữ Hán trong tiềm thức vẫn như là một cái gì đó thể hiện trang trọng, (chính văn)
    2) Tiếng Hàn cũng như tiếng Nhật, Việt đều vay mượn chữ Hán (không phải vay mượn tiếng Trung Quốc đâu). mượn ý, mượn âm đâm ra nhiều lúc nghe phát âm na ná, nghĩa lại đúng đâm ra mình hiểu thì đúng là như vậy. Nhưng người Việt thì đa số chỉ chữ Hán bảo đọc hay hỏi nghĩa ít ai mà biết vì mình không dùng song song với chữ Quốc ngữ. Nhưng Hàn Quốc thì họ dùng song song với Hangul của Hàn Quốc và được đào tạo đại trà trong trường học nên họ biết nhiều hơn, tuy nhiên không phải gì cũng biết. Vì như đã nói dạo này chữ Hán được dùng ít đi, nên thế hệ trẻ cũng có nhiều hạn chế. (có sinh viên chẳng đọc được báo cơ). Nhưng điều đáng nói ở đây, chữ Hán mà Hàn ngữ vay mượn là loại Hán phồn thể của thời nhà Đường - TQ, khác với giản thể trong tiếng Trung hiện đại hay tiếng Nhật (Kanji à?) nên nhiều khi người Hàn biết những chữ Hán đó mà có khi bản thân người Trung Quốc hay người Nhật lại không biết đâu. Thậm chí sinh viên Trung Quốc và Nhật bên này còn tham gia những lớp học chữ Hán (híc híc, đã có thời gian mình học cùng họ mà - tất nhiên khả năng thích nghi và tiếp thu của họ thuận lợi hơn người Việt mình), nên chẳng biết là ai lợi thế hơn ai trong việc học. Người Hàn học tiếng Nhật và người Nhật học tiếng Hàn đều dễ. Bên cạnh vấn đề có nhiều đặc trưng giống nhau về ngôn ngữ, còn nhiều vấn đề khác như lịch sử, văn hoá, cả hai nước đều có nhiều tư liệu về nhau, có nhiều tương đồng văn hoá,biết đến nhau từ lâu và việt học tiếng của họ bắt đầu từ lâu rồi, thời Nhật xâm lược Triều Tiên, tiếng Nhật được đưa vào dậy như môn học bắt buộc trong trường học, đến nay nhiều người trung niên, hoặc có tuổi già hơn 1 chút rất giỏi tiếng Nhật, híc híc... ngôn ngữ gần nhau (chưa kể theo 1 số nhà ngôn ngữ là cùng một ngữ hệ) nhiều đặc điểm ngôn ngữ giống nhau, hoàn cảnh lịch sử, vị trí địa lý v.v... tạo điều kiện thuận lợi cho họ mà. Vì vậy đối với người nước ngoài , không hẳn biết tiếng Hàn mà giỏi tiếng Nhật hay ngược lại đâu. có khi còn khó hơn là học lấy 1 thứ tiếng ngay từ đầu.
    Về vấn đề nguồn gốc tiếng Hán vào Nhật qua Hàn thì cũng đã nghe nói nhưng không chắc nên không bình luận nhiều. Bởi theo Hàn Quốc thì mọi thứ ở Nhật đều từ do Hàn mà ra, chữ Hán cũng vậy, đạo Phật cũng vậy, kỹ nghệ sản xuất gốm sứ cũng vậy (do bắt thợ giỏi người Hàn về Nhật), rồi ngay cả Mukimchi cũng là Kim chi của người Hàn. Và mới đây nhất được đọc 1 tài liệu có nói: người Hàn từ Mãn Châu kéo xuống phía Nam, Bán đảo Hàn, sau còn có 1 bộ phận di chuyển đến lưu vực sông Hoàng Hà Trung Quốc, 1 bộ phận híc híc...ra biển, đến Nhật Bản, tạo ra 1 phần người Nhật Bản hiện nay...
    Nhiều khi cảm giác chưa đủ độ tin cậy nên không chắc. Những đúng là do Nhật không có biên giới với Trung Quốc nên chữ Hán khả năng vào Nhật qua Hàn. Tuy nhiên như trên đã nói, về việc 2 bên học tiếng của nhau dễ, nên phải đánh giá lại nhiều vấn đề... chẳng hạn người ở nước thứ 3 học cả 2 thứ tiếng. Hoặc vấn đề âm đọc tiếng Hán cũng không thể nói chắc là Nhật hoàn toàn theo Hàn, về ngữ âm tiếng Nhật có nhiều điểm khác tiếng Hàn, ( nếu mà nói phát âm giống thì cả tiếng Việt - âm Hán Việt cũng có nhiều âm giống Hán - Hàn, do cùng vay mượn ở tiếng Hán - cùng ảnh hưởng vùng văn hoá Trung Hoa nên việc giống nhau là đương nhiên.
    có gì ta trao đổi tiếp.
  6. saragase

    saragase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    The invention of Korean alphabet
    Koreans used Chinese characters, called Hanja in Korea, to symbolize their spoken language.
    But to write down the Korean language with Hanja was not an easy thing to do.
    The grammar and sentence structures were totally different between the two languages, and there were some words in Korean that couldn''t be pronounced with Hanja.
    Furthermore, Hanja was a set of ideographical characters, which means each letter carried its own specific meaning.
    To describe something in Hanja one had to know the exact word for it, therefore writing was not possible without memorizing thousands of Hanja characters.
    As it required too much time and effort to learn and practice them all, the majority of Koreans remained illiterate, except the upper classes of people.
    In the seventh century, Seol Chong(ỡ"Ôỡ), a famous scholar and a son of a princess of the Silla Kingdom, developed a writing system called Idu(ỡở').
    Idu adopted the sound and the meaning of chinese characters to indicate Korean verb ending and other grammartical marker. Idu turned out to be quite useful, and became widespread in official and private documents for many centuries.
    But Idu couldn''t act as more than a subsidiary tool between Hanja and the Korean language.
    Because chinese characters and Idu were not suited to writing the Korean language and not conveying the meaning well, and so finally King Sejong (1397-1450), the 4th king of the Joseon(ỡĂỡ") Dynasty, invented the alphabet he called Hun-Min-Jeong-Eum("Correct sounds to teach the people").
    Sejong called up his smartest and most loyal men to form a study group called Jiphyeonjeon(ỡĐ'ớ~"ỡ"), or the Hall of the Worthies, and gave them the mission of making a textbook for the new alphabet he had designed.
    For the young scholars such as Jeong In-ji(ỡ.ỡáỡĐ?), Choe Hang(ỡàoớ.ư), Bak Paeng-nyeon(ở.ớOẵở.") and Sin Suk-ju(ỡ^ởẳỡ.ỡO-ốă"ổ'ổưÊộY Correct Sounds for Educating People)[/B] which contained 28 brand-new characters and their usages.
    Sejong imitated figures of the speaking organs of human body to make five basic consonants(ó",ó", ó., ó.., ó.?). Hangeul had the special characteristic that the five basic consonants were modeled after the vocal organs, and adding a stroke or partially altering the shapes of the five basic consonants formed the rest and the vowels represent the three elements of Eastern cosmology--heaven(.), earth(ó.Ă) and humanity(ó.Ê).
    Original Hangeul had 28 letters, the four letters are not used today, leaving 24 letters, 14 consonants and 10 vowels.
  7. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Dear Prof. Han and friends.
    It is very glad to find that Korean language and its characteristics are being mentioned and introduced in this Box. In order that more effective exchanges can take place, I hope that Prof. Han keeps writing in English as a common language, rather than Korean, so that more people can read and express their opinions.
    Firstly, I fully agrees with you about your explanation on Korean Writing system. As for the origin of Kprean language and similarities between Korean and Japanese, I think that we should consider generic affiliation of these "sister" languages.
    Many scholars had confirmed their oninion that Korean and Japanese belong to the group of Ural-Altaic languages, because of the fourteen characteristics:
    (1) No consonant sequences occur in word-initial position (Không có chuỗi phụ âm xuất hiện ở vị trí đầu từ)
    (2) There are no native words that have the sound r in word-initial position. (Không có từ thuần gốc nào lại có âm tố r ở vị trí đầu từ)
    (3) There is vowel harmony (Có sự hài hoà nguyên âm)
    (4) There are no articles (Không có mạo từ)
    (5) There is no grammatical gender distinction (Không có phân biệt giống về mặt ngữ pháp)
    (6) Verbal inflections are expressed by suffixing elements (Biến tố động từ được biểu thị bằng các yếu tố hậu tố)
    (7) Pronominal declensions are expressed by attaching articles (Tính chất phản thân được thể hiện bằng những mạo từ gắn kết)
    (8) Postpositions are used (not prepositions) (Sử dụng hậu giới từ chứ không sử dụng tiền giới từ)
    (9) For possession, the "be" rather than "have" is used (Sử dụng dạng "là" thay vì "có" để chỉ sở hữu )
    (10) "from" is used instead of than in comparative expressions (Sử dụng "từ" thay vì "hơn" trong so sánh)
    (11) There are many kinds of verbal endings (Có rất nhiều kiểu đuối động từ khác nhau)
    (12) In interrogative, a question particle is attached in sentence-final position (Trong thể nghi vấn, tiểu từ nghi vấn nằm ở vị trí cuối câu)
    (13) Conjunctions are not used widely (Các từ nối không được sử dụng rộng rãi)
    (14) Modifiers preceding the modified heads, and the object is placed before the verb (Trung tâm nằm sau định ngữ, tân ngữ nằm trước động từ)
    There are also similarities between Korean and Japanese. Could you add something or eventually consider some other similaries and/or differences?
    Another question, could you draw summarily some dialectal differences in Korea? Thanks.
    Được HCMPusan sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 22/11/2004
  8. BBR_Hanoi

    BBR_Hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Đây là cross stitch project mà BBR đã hoàn thành theo bản dịch hướng dẫn của thầy Saragase. Một lần nữa xin cảm ơn thầy!
  9. joo_won

    joo_won Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Dạ mọi người cho joo won hỏi cái này một chút . ĐI NGHĨA VỤ QUÂN SỰ tiếng Hàn gọi là gì ? Nếu như JW muốn hỏi một người là anh ta đi đã đi nghĩa vụ quân sự chưa thì Jw phải hỏi như thế nào ? có phải là đàn ông HQ thì nhất định phải thi hành nghĩa vụ quân sự 2 năm phải ko ? Nếu như trừơng hợp người đó đi du học nước ngoài thì sao hả mọi người ???
  10. Helios

    Helios Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    1
    Có nhiều cách để hỏi nhưng câu này thường hay dùng nhất :
    ...."? 군O?- "< T"-s"?
    Tất cả những người sinh ra là...đàn ông ở HQ đều phải đi nghĩa vụ quân sự . Theo luật là như thế, tuy nhiên tuỳ theo tình trạng sức khoẻ, quốc tịch người đó đang mang ..v.v... mà thời hạn trong quân ngũ có khác nhau và theo đó cũng sẽ có những trường hợp được miễn hoàn toàn .
    Trường hợp đi du học nước ngoài tôi ko rõ nhưng theo tôi biết thì ko được miễn , đi học trước thì về sẽ đi sau . Trừ đi tình nguyện ra nước ngoài để thực hiện theo chương trình của chính phủ hoặc các tổ chức thuộc chính phủ .

Chia sẻ trang này