1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn là người con của Hưng Yên . Bạn không phải người con của Hưng Yên nhưng đã từng đặt chân đến đây

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi break_of_day, 13/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Thanh bình và tĩnh lặng , cuộc sống nơi đây trôi đi chậm chạp như những miền quê khác.
  2. thanhvinh151

    thanhvinh151 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Những người đã về Hưng yên đều có chung một cảm nhận: Hưng yên đẹp và thanh bình....
    Nhưng cũng phải công nhận một thực tế là tỉnh mình vẫn còn nghèo và đang trên con đường xây dựng và phát triển... Trong nhưng năm tới đây, chúng ta sẽ được chứng kiến rất nhiều đổi thay nữa...
    Theo mọi người thì Hưng yên nhà mình nên như thế nào....
    1. Phải giữ được nét truyền thống Văn hiến, cùng sự thanh bình vốn có...
    2. Cứ phát triển kinh tế đi đã, ưu tiên hiện đại hóa - thành thị hoá....
    Hưng yên mình thanh bình nhưng... có mãi mãi thanh bình không nhỉ.....
    Được thanhvinh151 sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 15/08/2006
  3. black_heaven

    black_heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Các bạn Hưng Yên thân mến!
    Phải nói rằng Hưng Yên là vùng đất rất lành! Người Hưng Yên rất thật thà, chất phác. Hưng Yên không có thắng cảnh đẹp để làm du lịch, không có tài nguyên để làm công nghiệp, không cảng biển, không vị trí địa lý thuận lợi và nhiều yếu tố khác nữa để cho phép có được nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh. Hưng yên chỉ có con người thôi, với đồng ruộng, bãi bờ...Ruộng đồng nuôi ta lớn nhưng không thể làm ta giàu. Lúa gạo cho ta cuộc sống no đủ nhưng không thể có phú quý. Điều đó làm cho người Hưng Yên nghèo, tỉnh Hưng Yên nghèo. Đúng là Hưng Yên nghèo thật! Sẽ chưa thể giàu được khi phần lớn dân chúng vẫn còn chỉ trông chờ vào đồng ruộng. Và phú quý có đến không khi mà "mùa vụ" vẫn là đề tài chính trong mỗi câu chuyện của phần lớn dân cư? Hưng Yên có Phố Hiến nhưng cũng chỉ là di tích hoài cổ của một thời sánh ngang với Kinh Kỳ. Phố Hiến đã không còn như hồi xưa nữa! Tất nhiên, Thị xã Hưng Yên thay đổi rất nhiều trong mấy năm gần đây nhưng hãy nhìn thật kỹ để thấy rằng Thị xã Hưng Yên thì vẫn thế thậm chí là tụt lùi nếu so với sự phát triển của những thị xã láng giềng! Hưng Yên có đặc sản nhãn ***g nhưng có lẽ nó sẽ chỉ mãi tồn tại trong tâm tưởng chứ đã có mây ai lấy lợi thế ấy để biến nó trở thành một "sản phẩm công nghiệp đặc sản" để tiêu thụ rộng rãi trên thị trường! Vậy nên trong khắp nhân dân mới chỉ là "nghe tiếng", "nghe nói" thôi. Gì nữa? Hưng Yên có Khu Công Nghiệp Phố Nối A, Phố nối B, Như Quỳnh... nhưng thế thì có đáng kể gì! Một chút máy móc không đủ làm nổi bật cho bức tranh thêu vốn mênh mông là lúa gạo! Nhìn Hải Dương kìa! Họ phát triển hơn nhiều so với Hưng Yên đấy chứ! Và Hà Nam, Nam Định, Hà Tây,... Tất nhiên là họ có những điều kiện thuận lợi hơn. Có thể, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên không đủ làm Hưng Yên trỗi dậy. Nhưng có thể nào không, có thể nào mà chúng ta chỉ đi lên bằng những điều kiện ấy? Con người vẫn là nhân tố chính đấy chứ! Việt Nam ta có vị trí địa lý thuận lợi không? Có, rất thuận lợi! Có tài nguyên không? Có, rất nhiều! Nhưng tại sao ta vẫn còn rất nghèo? Và hãy thử nhìn xem những bạn láng giềng Thái Lan, Singapore, Malay,... ta thấy ta hổ thẹn! Con người các bạn ạ! Người Hưng Yên rất thật thà, chất phác, chịu thương chịu khó... và rất đáng yêu! Hưng Yên chỉ nhiều lúa gạo nhưng rât nhiều người con Hưng Yên đã không còn "chân lấm tay bùn" nữa! Thi thoảng vẫn thấy ( hay nghe kể ) ông này ông nọ giữ chức vụ lớn của nhà nước lên tivi phát biểu! Tự hào chứ! Đi nơi này nơi nọ vẫn thường gặp người Hưng Yên, vẫn được nghe kể những điều tốt đẹp. Người Hưng Yên bây giờ đã không còn mãi chịu bấu víu lấy làng quê, đồng ruộng nữa mà đã đi rất nhiều nơi trên mọi miền của tổ quốc để gầy dựng cuộc sống mới tốt hơn... Nhưng số đó thì được bao nhiêu? Nhiều, có thể các bạn sẽ trả lời là nhiều lắm! Sự thật là sẽ chẳng là gì nếu đem so với các tỉnh bạn! Tôi không có ý muốn so sánh theo cái nghĩa đen tuyệt đối là số lượng người ra đi của các tỉnh. Sống là luôn bước đi! Tôi nói như thế. Là luôn bước đi chứ không bao giờ cam chịu lùi bước! Là không cam chịu khổ cực, lam lũ, thiếu thốn,... là luôn vươn tới một cuộc sống tốt hơn. Người Hưng Yên vẫn còn quá nhút nhát và thụ động các bạn ạ! Thế hệ trẻ cũng thế! Đấy, có thể như thế đấy, sao Hưng Yên vẫn còn nghèo thế? Ta không có tài nguyên, không có vị trí thuận lợi thì ta có chính bản thân ta, con người của ta. Ta còn có đôi bàn tay và khói óc nữa! Ta sẽ học, sẽ phấn đấu, sẽ làm việc như thể ta sẽ nhất định phải vươn lên, sẽ không cam chịu hiện tại. Hãy cố bơi theo dòng nước và đừng để phải tụt lùi!
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Địa danh du lịch Hưng Yên
    [​IMG]
    Phố Hiến, đền Chử Đồng Tử, chùa Mễ Sở... là những điểm đến thú vị vùng Hưng Yên.

    Phố Hiến
    Phố Hiến nằm ở phía nam thị xã Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60km. Thế kỷ 13, phố Hiến là một thương cảng lớn của nước ta và đã từng được xếp vào hàng thứ hai của quốc gia "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến". Phố Hiến ngày nay tuy không còn chức năng làm thương cảng nữa nhưng còn lưu giữ được rất nhiều dấu tích văn hóa, lịch sử lâu đời. Cả một quần thể kiến trúc cổ bao gồm 60 di tích, 100 bia ký và nhiều đền chùa, cùng với những gốc nhãn ***g hàng trăm năm tuổi, làm cho phố Hiến vừa cổ kính vừa thâm nghiêm. Phố Hiến còn có hồ Bán Nguyệt và chợ mang tên Phố Hiến.
    Chùa Hiến
    Chùa Hiến ở trong phố Hiến xưa, nay là xã Hoàng Châu, thị xã Hưng Yên. Chùa được xây dựng vào thời Lê. Trải bao năm tháng, chùa vẫn giữ nguyên được dáng vẻ xưa cổ kính và uy linh, ít có ngôi chùa nào sánh được. Chùa xứng đáng là một thắng cảnh nằm trong quần thể của thẳng cảnh phố Hiến.
    Chùa Mễ Sở
    Chùa Mễ Sở nằm ở xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Hiện chùa mang phong cách kiến trúc thế kỷ 19. Trong chùa còn có bức tượng Quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn có giá trị nghệ thuật, được các học giả rất quan tâm. Pho tượng được tạc ngồi với kích thước khá lớn. Từ chỏm tới mặt cao 140cm, bệ cao 23cm. Tượng được đặt ở tam quan cùng với chuông. Chùa Mễ Sở nổi tiếng bởi bức tượng đó. Du khách đến thăm chùa Mễ Sở đông như hội bởi muốn chiêm ngưỡng pho tượng quý hiếm này.
    Đền Chử Đồng Tử
    Đền thờ Chử Đồng Tử cùng phu nhân Tiên Dung công chúa, con gái vua Hùng thứ 18. Đền ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Châu Giang, do nhà thơ Chu Mạnh Trinh bỏ tiền xây dựng để cúng tiến dân làng.
    Đền nằm trên bờ sông Hồng nhìn sang bãi cát Tự Nhiên (nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây), nơi hội ngộ tình duyên Tiên Dung - Chử Đồng Tử, đã trở thành một thiên tình sử đầy tính nhân văn thuở hồng hoang của người Lạc Việt. Đền có khuôn viên rộng rãi và kiến trúc tài hoa, trong đền có hai pho tượng đức thánh và phu nhân đúc bảng đồng cùng với nhiều di vật quý.
    Hội đền Chử Đồng Tử diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 3 âm lịch. Hội có rước kiệu trên bờ và thuyền rồng bơi dưới nước sông Hồng.
    Đền Đậu An
    Đền Đậu An nằm ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, cách thị xã Hưng Yên 9 km. Đền nhìn về hướng nam, kiến trúc chữ đinh, gồm 5 gian tiền bái được làm bằng gỗ lim và 3 gian hậu cung được làm bằng đá xanh. Từ ngoài vào là cổng đền có kiến trúc 2 tầng, 8 mái; tiếp đến là nhà công đồng, đền Hạ và hai dãy nhà ngang. Hiện trong đền còn nhang án bằng đất nung trong cung cấm thời Trần và tháp đất nung tôn tạo năm 1667. Các tầng của tháp đất nung đều có mái hẹp, lợp ngói ống, có trang trí nhiều hoa văn khắc vạch hình cánh sen, chim thần, long mã, rồng...
    Đền Đậu An mở hội hằng năm từ ngày 6 đến ngày 12-4 âm lịch.
    sưu tầm
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 18/08/2006
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thắng Cảnh
    (Sưu tầm)

    Phố Hiến: Rất nhiều người Việt Nam biết câu "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Kinh kỳ là Hà Nội ngày nay. Phố Hiến nay là thị xã Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60 km. Từ Hà Nội đi theo đường số 5, đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh đồng ngô lúa, những rặng nhãn um tùm là đến Phố Hiến.
    Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng. Thế kỷ 15 trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Anh, Pháp đã cập bến Phố Hiến.
    Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị văn hóa lâu đời. Phố Hiến ngày nay còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa. Phố Hiến có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn ***g (gọi là nhãn ***g vì cây nhãn rất nhiều quả, người ta phải làm ***g bảo vệ cho chùm quả để chim chóc không ăn được). Nhãn ***g cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường. Xưa kia nhãn ***g Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá.
    Đến thăm Phố Hiến, bạn không nên quên vào chợ Phố Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả như mặt nước hồ bán nguyệt ở trung tâm Phố Hiến.
    Đền thờ ông Tam Giang: Thuộc huyện Bần Yên Nhân, ông là một vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng.
    Chùa Thái Lạc: Cách huyện lỵ Bần Yên Nhân một cây số về hướng Tây - Bắc, xây bằng gạch hoa đời Trần và bên trong có những tác phẩm chạm trổ rất đẹp.
    Chùa Lạng: Ở làng Hương Lăng, còn vết tích ngôi chùa xây từ đời Lý, chùa còn nhiều tượng làm bằng đá rất đẹp, có tượng làm hình con cá sấu rất lớn.
    Đền Phạm Công Trứ: Sử gia đời Lê Thần Tông năm 1628, có công soạn ra bộ Đại Việt Sử Ký tục biên. Dân chúng lập đền thờ tại nơi sinh quán của ông, làng Liêu Xá, huyện Yên Mỹ.

    Miếu "Ả Đào": Tại làng Đào Xá, huyện Ân Thi. Trong thời kháng Minh của anh hùng Lê Lợi, có người con gái tên Kim Oanh nhan sắc và hát hay, thường phục rượu quân Tàu rồi đem giết. Khi bà mất, dân chúng lập mộ tại Đào Xá và vua Lê Thái Tổ cho lập miếu "Ả Đào" để biểu dương tinh thần yêu nước của bà. Sau này, người ta tôn bà là Tổ của nghề ca hát.

    Đền Bà Đường Thái Hậu: Ở làng Mậu Dương, ngay tỉnh lỵ Hưng Yên, gần sông Phù Lương. Sau này biển lui dần, đất liền lan rộng ra, một phần sông Phù Lương biến thành hồ bán nguyệt, nước trong xanh nằm dưới chân đền.

    Đền thờ Chử Đồng Tử: Thuộc làng Đa Hòa, phủ Khoái Châu. Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử là con nhà nghèo, lấy công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 18 và cả hai đều tu tiên đắc đạo.
    Chùa Chuông: Ở làng Nhân Dục, cách tỉnh lỵ Hưng Yên chừng 2 km (1.25 miles). Trong chùa có nhiều tượng gỗ mô tả cảnh tượng những hình phạt dưới thập điện Diêm Vương.
    Di tích Phố Hiến: Du khách có đến xã Nhân Dục, huyện Kim Động sẽ thấy một bãi cát bồi rất rộng, lác đác mấy tòa miếu cổ với những tấm bia chữ đã mờ rêu và đây có vài ngôi cổ mộ. Đây là di tích của một chốn thị tứ đông đúc mà dân ta trước đây quen gọi là Phố Hiến. Vào đời Lê Thế Tông, niên hiệu Quang Hưng (1578 - 1599), khi tỉnh Hải Hưng có tên là trấn Sơn Nam, chúa Trịnh cho mở cảng ở Phố Hiến làm nơi thông thương với người ngoại quốc. Luật lệ thời đó đặt cho các nước khác phải đóng thuế tùy theo số hàng mang đến nếu muốn vào Bắc Hà buôn bán. Sau năm 1637, người Hòa Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật, Xiêm La, Mã Lai vào buôn bán rất đông. Riêng Bồ Đào Nha chú trọng việc truyền giáo nhiều hơn. Nhưng từ năm 1696, đời vua Lê Hy Tông, đã ngăn cấm việc truyền giáo nên gây khó dễ việc buôn bán, làm cho dân buôn bán ngoại quốc bỏ đi rất nhiều, thêm vào đó là việc nhà vua ra lệnh trục xuất hết người Hòa Lan. Chỉ còn một số người Hoa và Nhật buôn bán ở hai khu Bắc Hòa và Nam Hòa. Từ đó, Phố Hiến không còn là chốn buôn bán sầm uất nữa.
    Huyện Ân Thi, làng Thổ Hoàng: Anh hùng Nguyễn Trung Ngạn, danh sĩ đời Trần, có tài chính trị và giỏi biện luận, tác giả tập thơ Giới Hiên thi tập; ông còn là một tướng giỏi từng đi chinh chiến đánh dẹp loạn Ai Lao. Huyện Yên Mỹ, làng Liêu Xá: Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác, một danh y và bác học về y khoa thời Lê mạt, tác giả bộ sách giá trị Lãng Ông Y tập, gồm 66 cuốn. Huyện Khoái Châu, làng Phú Thị: Dương Bá Trạc, nhà cách mạng chống quân Pháp, cùng với các anh hùng Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đỗ Chân Thiết, Lương Trúc Đàm... lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục để mở mang dân trí, truyền bá tư tưởng đấu tranh cứu nước. Đây cũng là quê hương Chu Mạnh Trinh, danh sĩ đời vua Thành Thái, tác giả các bài văn thơ và ca trù quốc âm Hương Sơn Phong Cảnh, Hương Sơn Nhật Trình, Thanh Tâm Tài Nhân thi tập...; quê Lê Sĩ Nghị, danh sĩ đời Nguyễn...
    ...đến từ KBC
    Mạo muội post mấy bài lên HYC, tôi đến từ láng giềng hàng xóm của HYC,
    nơi cũng có nhiều mối nhân duyên với HYC, trước hết là láng giềng thân cận, sau nữa là những tỉnh nhỏ nhất của mảnh đất cong cong hình chữ S này:)
    láng giềng thân thiện, đòan kết hữu nghị, ổn định lâu dài và đi tới tương lai::)
    Từ lâu tôi đã được nghe nhiều về Phố hiến, hôm nay lang thang trên net, sưu tập mấy bài về phố Hiến để đọc, để biết thêm về những đặc điểm văn hóa của một số vùng miền
    Người Hưng yên thời nào cũng có anh hùng, người Hưng yên trung dũng, kiên cường, và cũng rất hào hoa
    :)
    Nếu có dịp, chúng ta cũng hãy cùng giao lưu, ít nhất là trên HYC-KBC bởi lẽ, ở HYC cũng có mấy mem tới từ KBC thì phải...
    thân ái:)
  6. shopboong

    shopboong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    1.627
    Đã được thích:
    0
    Hưng Yên cũng nhẹ nhàng và thanh bình như bao miền quê khác trên dải đất hình chữ S này. Những con đường đất lầy lội năm nào- h đang dần đc thay bằng lớp nhựa đá sạch sẽ nhưng bụi bặm. Bụi bặm cuốn trên đường- liệu có che khuất đi những êm ả vốn có. Đành thế, Ko khác đc, nếu muốn HY bớt khó khăn..
  7. serenade2507

    serenade2507 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2006
    Bài viết:
    1.892
    Đã được thích:
    0
    HY có người thật hiền dịu exp: shopboong chẳng hạn
  8. muadongkhongtrolai

    muadongkhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2004
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Với tớ Hưng Yên là cô bạn thân thiết nhất ĐH, là cái ôm chầm và hét tướng lên khi thấy tớ xuất hiện lù lù trước mặt nó ở đất Hưng Yên. Là rượu Long Nhãn, là những cảnh đẹp trên đường khiến cho tụi tớ chẳng thể cầm lòng mà ko đưa máy lên chộp lấy. Cứ kể ra làm tớ lại nhớ cô bạn đáng yêu của tớ lắm cơ
  9. tomoe

    tomoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Nhớ đến Hưng Yên chỉ ấn tượng mãi cái đầm sen trước nhà thôi, mỗi khi chiều về...hương sen tỏa ra thơm ngát...lại nhớ những lần đặt vó để có bữa tôm bữa tép...chẹp chẹp...nhưng ngày xưa ơi...đã xa rồi còn đâu...giờ thì đầm sen đã được san lấp...thay vào đó là những dãy nhà của các bác từ đâu tới...lâu không về quê nên chả có dịp mà hỏi thăm...đợt gần đây nhất về vội vàng...5g chiều đón xe buýt từ HN về HY và 5g sáng hôm sau lại đón xe buýt lên...giờ thì ở tít trong Nam rồi, chả biết bao giờ mới về lại...bạn bè còn ai nhớ ...
    Tuổi thơ tôi..ngọt ngào hai tiếng Hưng Yên!
  10. chantinh1410

    chantinh1410 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hưng Yên với tôi là những ngày tháng sống êm đềm cùng bố mẹ, những kỷ niệm ngọt ngào bên bạn bè. Lâu quá rồi ko còn thời gian đi dạo loanh quanh cùng bạn bè nữa. Tự nhiên thèm cảm giác yên bình như ngày ấy.

Chia sẻ trang này