Bàn luận Dancing ! Chúng ta nên có một chủ đề bàn luận Dancing CB nghĩ thế để có thể nói về những điều còn chưa rõ,chưa hiều .Vừa rồi CB xem đĩa Blackpool 82 và đôi Bryan Robson và Calmen vô địch,CB cũng chưa biết làm sao trọng tài chấm giải lại chấm họ nhất tất cả các điệu và dành chức VĐ,sau đó trọng tài nói là họ đã được ghi danh vào lịch sử DS,mọi người có thông tin gì thì thông tin ro cho em hơn được không,thanks
Em CGBL chơi khó nhau quá, chắc hiếm có ai đã xem được Blackpool 82 Anh có cái Blackpool 95 tưởng đã là đồ cổ lắm rồi chứ
Akk!! Đừng nói đến năm 82 !! Ngay cả cái tên 2 VĐV kia thì anh cũng lần đầu tiên được nghe thấy! Nếu muốn mọi ngưòi cho ý kiến thì em Share cái video đó đi [yellow]Không biết có phải cái đĩa đó CGBL mua với giá 82k hay 82 EU , 82 $ [yellow]
Các anh hiểu nhầm rồi nó là đĩa Blackpool 2007 mà hình như là giải tổ chức lần thứ 82,CB muốn nói thế mà,chứ có phải là Blackpool năm 82 đâu.Sori vì CB nói chưa rõ,cuộc thi này chắc là bà con xem cả rồi.CB mới được bạn tặng 2 DVD nhưng mới xem 1 DVD.
Các bạn cứ trêu bạn ý, tội nghiệp ghê. Hihihihi, Bryan Watson và partner Carmen Vincelj được chấm nhất không những bởi tài năng, danh tiếng mà một phần cũng vì đây là lần thi đấu cuối cùng của họ (họ có đoạn tạm biệt đầy nước mắt với khán giả và các cặp vũ công khác đó). Còn tại sao được vinh danh thì có lẽ bạn nên xem ngược trở lại các giải Blackpool trước đó. (có lẽ sau Donie Burn và Gaynor Fairweather sẽ ít có couple nào làm được như họ)
Thì tại em ghi sai tên Bryan Watson (còn Bryan Robson thì là một huyền thoại bóng đá ) nên anh tưởng Blackpool năm 82 thật Không như hầu hết các cuộc thi DS chuyên nghiệp khác chỉ có 2 hình thức thi đấu Latin và Standard 5 điệu, Blackpool có lẽ là cuộc thi lớn nhất của làng khiêu vũ và tư tưởng của nó nhằm tôn vinh tất cả những người có khả năng tốt nhất, dù chỉ là ở 1 dance. Chính vì thế mà ngoài ranking cho 4 điệu Standard và 5 điệu Latin (đây chính là xếp hạng cuối cùng từ đó xác định nhà vô địch, thứ 2, thứ 3...) mà với mỗi điệu nhảy người ta cũng chọn ra 6 đôi riêng biệt để thi final và xếp hạng 1-2-3. Chính vì thế mà có những cặp nhảy chưa từng bao giờ là nhà vô địch Blackpool, nhưng vẫn có thể xếp nhất trong 1 dance sở trường nào đó. Trong những năm gần đây, thường thì cặp nhảy vô địch Blackpool sẽ chiến thắng trong tất cả các điệu thi đấu (như Bryan Watson bên Latin hay Mirko Gozzoli ở Standard), nhưng trong lịch sử thì không phải lúc nào cũng thế. Blackpool năm nay, như thường lệ thì Watson vẫn là nhà vô địch tuyệt đối, anh xếp nhất trong tất cả 5 dance và tất nhiên là ẵm trọn giải Latin. Không những thế anh còn đi vào lịch sử DS khi là người đầu tiên giành được chức vô địch Blackpool 8 lần liên tiếp, điều mà ngay cả Donnie Burns cũng không làm được
Thanks các anh ! đúng là đôi nhảy này nhảy rất đẹp rất cảm xúc ,lúc trao giải dường như họ đã quá xúc động,khóc rất nhiều.Nếu có một giải Oscar cho Dance Sport ,CB nghĩ nên trao cho họ giải " Thành tựu cống hiến " tôn vinh những gì họ đã cống hiến cho Dance sport trên thế giới.Còn các thông tin gì nữa,các anh cứ up lên đây để bà con biết nhé ! thanks
Cổ vũ cho các em đi các đàn anh đàn chị,trông các bé nhảy thật đáng yêu. Vũ công ''nhí'' trên sàn nhảy http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2007/12/3B9FC5D3/ Trên sàn gỗ khoảng 40m2 của câu lạc bộ Họa Mi (Hà Nội) từng cặp nhảy 5-14 tuổi say sưa nhảy dance sport (khiêu vũ thể thao). Những động tác dứt khoát, uyển chuyển không thua kém những vũ công chuyên nghiệp. > Nhảy Chachacha trong công viên / Ảnh cuồng nhiệt đêm hội múa bụng Nhạc nổi lên, những cậu bé áo sơ mi, thắt cà vạt hoặc nơ, chìa tay mời những cô bé trong trang phục sặc sỡ, lả lướt theo những tiếng nhạc lúc êm ái, lúc sôi động của những điệu standard hay la tinh. Một số bé vẫn còn ngượng nghịu, bước đi sai nhạc nên thầy giáo phải hướng dẫn, nhắc nhở tỉ mỉ từng động tác. Đều đặn mỗi tuần 2 buổi, chị Thu chở bé Linh Anh, 6 tuổi đến Câu lạc bộ Họa Mi, rồi ngồi chờ gần 2 giờ bên ngoài để đợi con học. "Trước đây, cháu nhút nhát lắm, giờ cháu tự tin và khỏe mạnh hơn nhiều. Chỉ trong 5 tháng tập luyện, cơ thể cháu săn chắc và ăn được nhiều hơn". Đôi nhảy Ngọc Hải - Hương Ly trong một cuộc thi khiêu vũ thể thao. Ảnh: CTV. Cũng như chị, hàng chục bà mẹ, ông bố chở các cô cậu nhóc đến, rồi ngồi tán gẫu ở bên ngoài đợi con hết giờ học, tranh thủ trao đổi những phương pháp dạy con, trang phục diễn... Ở Câu lạc bộ Họa Mi, lớp học nhảy thường mở vào buổi tối, mỗi ca 2 giờ với giá 20.000 đồng mỗi buổi. Thầy Thiết Cương, giáo viên dạy nhảy cho biết: "Dạy các em nhỏ, giáo viên phải rất nhiệt tình và kiên nhẫn, vì các em chưa thể nhanh chóng nắm bắt được động tác. Trong khi, các điệu nhảy của các bé có kỹ thuật không khác gì những điệu dành cho người lớn". Mới 13 tuổi, nhưng trên sàn nhảy, Trang trông già dặn hơn các bạn cùng trang lứa, với những bước chân khá điêu luyện. Người nhảy cặp cùng cô bé là Hoàng Hải, học sinh lớp 8 THCS Giảng Võ. Với vẻ bề ngoài nhút nhát, nhưng trên sàn diễn, cậu "phiêu" không kém những đôi nhảy kỳ cựu. Hải và Trang mới theo môn khiêu vũ thể thao được hơn hai năm, nhưng thành tích của cặp nhảy này thật đáng nể. Liên tiếp các năm 2006-2007, hai em đã giành huy chương Vàng trong các cuộc thi cấp thành phố, toàn quốc với các điệu Rumba, Chachacha, Jive... Vũ công nhí điêu luyện trên sàn diễn. Ảnh: CTV. Theo chị Thủy, mẹ Trang, khi con mới 3 tuổi, chị đã cho cháu đi học múa. Lúc đầu chị chỉ muốn con mình được tiếp xúc với bạn bè, rèn luyện tính cách tự tin, hòa đồng. Đến năm 10 tuổi, khi nhìn các vũ điệu uyển chuyển của môn khiêu vũ thể thao, cô bé đã bị "hớp hồn" và đòi mẹ cho đi học bằng được. Hằng ngày, Hải - Trang dành 4 tiếng đồng hồ cho việc luyện tập, lúc tập ở nhà, có lúc phải thuê sàn và mời thầy giáo đến dạy nâng cao. Cả hai như hóa thân vào mỗi nhịp của điệu Valse, Tango, Samba, Rumba, Waltz, Jive, Paosodoble, Slowfox, Quickstep... dòng khiêu vũ Latin, standard. Một đôi nhảy nhí khác, mới 7-8 tuổi, nhưng cũng đạt được thành tích không kém là Ngọc Hải (biệt danh là "Sí nhảy") và Hương Ly. Mới 7 tuổi, "Sí nhảy" (em trai của Hoàng Hải) khiến nhiều người ngạc nhiên với những bước nhảy rất tự tin. Anh Hà, bố của Hải cho biết: "Nhà không ai theo con đường nghệ thuật, nhưng các cháu thích nên chúng tôi cố gắng đầu tư. Ngoài thời gian đưa đón cháu đi học ở câu lạc bộ, mỗi bộ trang phục cũng tốn hàng triệu đồng. Mỗi điệu nhảy lại phải có trang phục khác nhau...". Bận rộn tập luyện, đi diễn nhưng Hải - Trang và Hải - Ly vẫn đạt thành tích tốt trong học tập. Riêng cô bé Trang đoạt danh hiệu học sinh giỏi và học khá đều các môn. Trang tâm sự: "Em rất thích đi theo con đường nghệ thuật và muốn trở thành vũ công chuyên nghiệp". Anh Thư
Người dân tộc thường rất xinh,bằng chứng mới các anh chị xem ở dưới đây nhưng người dân tộc nhảy giỏi và đẹp hiện tại chỉ có cô bạn gái của anh Trí dậy bên ĐH VH,còn ai nữa không nhỉ? bà con cho biết đi. Cô gái Tày đoạt danh hiệu ''Hoa hậu các dân tộc VN'' http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2007/12/3B9FD9F9/ Khuôn mặt trong sáng, chân chất của cô gái Tày Nguyễn Thị Hoàng Nhung, 21 tuổi, đến từ tỉnh Thái Nguyên, đã chinh phục Ban giám khảo và hàng nghìn khán giả, giành vương miện Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tối qua. Hoàng Nhung hiện là sinh viên năm 3 khoa Quản lý du lịch, ĐH Văn hóa Hà Nội. Cô có phong cách trình diễn đa dạng: rất tự tin ở phần thi Ứng xử, khỏe khoắn trong phần thi Trang phục thể thao, duyên dáng trong Trang phục dạ hội và đặc biệt gây ấn tượng với chiếc áo dài và cây đàn tính của dân tộc Tày trong phần thi Trình diễn trang phục truyền thống. Đây cũng là các phần thi chính ở vòng chung kết. Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Nhung trong phút đăng quang bên nguyên phó ************* Trương Mỹ Hoa (trái) và bà Đoàn Thị Kim Hồng. Ảnh: Quỳnh Trang. Nói về nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình trong phần thi ứng xử, Hoàng Nhung thể hiện rành mạch: "Dân tộc Tày có rất nhiều văn hóa đặc sắc, phong phú như: hát then, đàn tính... và lễ hội ***g Tồng. Hội ***g Tồng là ngày để các nam thanh nữ tú giao duyên với nhau và cũng là một dịp để mọi người cầu mong một năm mưa thuận gió hòa". Kết thúc phần thi, người đẹp này đọc truyền cảm hai câu thơ "Áo em thêu sợi chỉ hồng. Mùa xuân theo hội ***g Tồng thêm vui". Hoa hậu này nhận thưởng 100 triệu đồng và một suất học bổng của ĐH Cambridge Singapore, trị giá 7.000 USD. Danh hiệu Á hậu 1 cuộc thi thuộc về Trương Thị May, dân tộc Khmer, và Á hậu 2 là H''Rô Ni Buôn Ya, dân tộc Êđê. Á hậu 1 Trương Thị May, dân tộc Khmer, An Giang với nét đẹp mặn mà. Ảnh: Quỳnh Trang. Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam "bội thu" các danh hiệu và giải thưởng dành cho người đẹp. Ngoài 3 danh hiệu chính, Ban giám khảo trao thêm 4 danh hiệu: Hoa hậu thân thiện cho Lâm Bảo Trân, dân tộc Hoa; Hoa hậu du lịch là Trần Thị Kim Hoa, dân tộc Kinh; Hoa hậu tài năng là Hoàng Thu Thảo, dân tộc Nùng; Hoa hậu miền sơn cước là Kra Jan Jut Jui, dân tộc K?Tho. Ban giám khảo còn trao 10 giải thưởng mang tên các loài hoa, gồm: Người đẹp phong lan (chụp ảnh đẹp nhất): Siu Ngơi, dân tộc Jarai. Người đẹp hoa sen (khuôn mặt khả ái nhất): Vương Thị Hoa, dân tộc La Chí. Người đẹp hoa tulip (làn da đẹp nhất): Lò Thị Hà, dân tộc Thái. Người đẹp hoa đào (phong cách trình diễn hay nhất): Phạm Thị Thanh Phương, dân tộc Cha Lo. Người đẹp hoa mimosa (nụ cười đẹp nhất): Bùi Thanh Hương, dân tộc Mường. Người đẹp hoa hồng (thân hình đẹp nhất): Mai Hải Anh, dân tộc Kinh. Người đẹp hoa hướng dương (góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc): Thông Qua Thị May, dân tộc Chăm. Người đẹp hoa mai (trang phục ấn tượng nhất): Sương Thị Ngọc Thủy, dân tộc Khmer. Người đẹp hoa cẩm chướng (đôi mắt đẹp nhất): H''Duyên Niê, dân tộc Êđê. Người đẹp hoa cúc (năng động nhất): Trịnh Thị Hương, dân tộc Dao. Nguyễn Thị Hoàng Nhung trên sân golf tại Đà Lạt. Ảnh: Minh Quang. Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, là một trong các hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt năm 2007. Khởi động cách đây 6 tháng, cuộc thi thu hút 1.500 thí sinh, thuộc 35 dân tộc toàn lãnh thổ Việt Nam tham dự. Trước khi bước vào đêm thi chung kết, 47 người đẹp đã tham gia nhiều phần thi khác tại thành phố hoa: cưỡi ngựa, đua xe đạp, nấu ăn, dệt vải, thêu thùa, bắn cung, thi áo tắm... Tại đêm trao giải, Ban tổ chức cuộc thi trao tặng 300 triệu đồng cho Quỹ khuyến học và Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em tỉnh Lâm Đồng. Đây là số tiền thu được từ hoạt động từ thiện của các người đẹp trong cuộc thi. Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam cũng là sự kiện bế mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2007. Lễ hội này đã đón 100.000 lượt khách tham quan. Trước đó, ngày 20/12, trong một cuộc họp báo đột xuất tại Đà Lạt, ông Huỳnh Đức Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã nhận khuyết điểm về những sự cố và công tác tổ chức kém các hoạt động trong khuôn khổ Festival năm nay.