1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận một chút về động cơ phản lực

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TienlenVNoi, 02/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Và hình như cũng chỉ có chiếc A-37 là được gắn lưới chống chim.
    [​IMG]
    Khi không sử dụng nó được xếp gọn phía dưới cửa hút khí.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Sau này có một số chiếc như MiG-29 hay dòng Su-27xx chống chim bằng cách vừa dùng lưới hoặc bịt hẳn cửa hút khí chính và mở cửa hút phụ ở phía trên khi bay ở tốc độ và độ cao thấp.
  3. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Về mặt lý thuyết thì như em đã nói, dùng lưới chống chim có rất nhiều hạn chế. Thực tế thì em chưa nhìn thấy máy bay nào có lưới chống chim cả. Nhưng có thể người ta vẫn áp dụng khi máy bay bay ở tốc độ hoặc độ cao thấp (không biết có con chim nào bay ở độ cao trên 10 000 m không ) như các bác đã nói.
    Chiều dài của ống hút gió cũng giúp làm ổn định dòng khí, nên với những cái ống hút gió dài ngoằng như của Su-27 thì rối loạn dòng khí do tấm lưới gây ra được giảm rất nhiều khi dòng khí tới các cánh quạt của động cơ. Cái này thì không đúng lắm. Cửa hút gió càng dài càng dễ bị SURGE. Khi thiết kế cửa hút gió người ta luôn chú ý tới hệ thống shock wave mà cửa hút gió tạo ra khi máy bay bay trên âm. Hệ thống shock wave này tuy làm mất đáng kể năng lượng luồng khí nhưng có tác dụng giảm vận tốc luồng khí xuống dưới âm. Cửa hút gió dài rất dễ gây sóng đánh ngược trở lại làm hỏng hệ thống shock wave đã tính toán----> rối loạn luồng khí----> SURGE.
    Sau khi đi qua hệ thống shock wave đã tính toán trước luồng khí (M<1) sẽ đi qua diffuser để tăng áp suất. Người ta luôn cố gắng để tất cả mọi tầng nén của compressor đều làm việc ở vận tốc dưới âm.
    Cũng có thể bất đắc dĩ người ta phải dùng lưới để chống chim nhưng chỉ ở vận tốc thấp. Vận tốc siêu âm thì theo em không áp dụng lưới chống chim. Lý do như em đã nói
    Với các ĐC turbine khí làm việc dưới mặt đất, vận tốc dòng khí vào luôn dưới âm nên người ta cũng căng lưới trước cửa hút gió đề phòng bác nào ngứa tay quăng cục gạch, tuốc nơ vít hoặc đầu mẩu thuốc lá vào động cơ. Em đã tận mắt nhìn thấy con GTD-350 dùng dưới mặt đất có lưới bảo vệ.
  4. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thể vào đây http://www.youtube.com/watch?v=u2HskdcaVm0 để xem mô phỏng sự phá hỏng fan blades do tác động của chim. Em quay tại MAKS-2007
  5. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Cửa hút phụ ???
  6. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Cái này vượt quá sự hiểu biết của tớ rồi. Cậu có thể mô tả cấu tạo ống hút gió với các van điều tiết luồng khí của fighter được không, có cả hình càng tốt. Cái vụ này nghe tới lâu rồi mà chưa được biết chi tiết cụ tỉ thế nào cả.
  7. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Nói chuyện thế giới động vật một tẹo nhân câu viết của dtdmos.
    Chim thường bay thấp, nhưng các loài chim di cư lại bay cao khi di cư. Chiều cao tăng dần so với thời gian bay, do trọng lượng cơ thể giảm xuống. Những loài chim phải vượt qua dãy Himalaya thường phải bay rất cao, 27000-28000 feet, tức là khoảng 8,5-9km (qui đổi đại khái thôi nhé).
    Ngoài chỗ rặng Himalaya ra thì kỷ lục bay cao của chim di cư là 29000 feet, được lập bởi một đàn thiên nga Whooper khi đang bay tới Bắc Ailen, được phát hiện trên radar và được visual ID bởi một phi công lái máy bay dân sự.
    Nhưng kỷ lục bay cao nhất thuộc về một con kền kền. Ngày 29/11/1975, một con bị hút vào động cơ ở độ cao 37900 feet ở Bờ Biển Ngà.
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nó đây này.
    [​IMG]
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Đấy là trường hợp va chạm có ghi nhận, còn trong sách thì ngỗng trời có khi bay cao tới 15.000m(?)
  10. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Mục đích chính của cấu trúc đó không phải là để chống chim đâu bác ạ. Em sẽ nói kỹ hơn sau

Chia sẻ trang này