1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận một chút về động cơ phản lực

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TienlenVNoi, 02/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có thể ngoài chống chim nó còn nhiều mục đích khác vì đã có lần tớ xem một đoạn video khi MiG-29 cất cánh qua cánh đồng có nhiều chim nó phải đóng cửa hút khi chính lại.
  2. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Mục đích của cửa hút phụ thì có nhiều chẳng hạn như cất hạ cánh ở đường băng lầy lội, cửa hút chính sẽ phải đóng lại để bùn đất không bị hút vào động cơ. Ngoài ra khi bay ở tốc độ cao cửa hút phụ cũng còn tác dụng điều chỉnh lượng khí vào động cơ.
  3. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Với các sân bay dã chiến thì chống cát bụi bị hút vào động cơ bằng gì hở các bác?
    [​IMG]
  4. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Với những động cơ có tiết diện cửa hút gió hẹp (fighter) nếu đặt một cái lưới thì có thể dòng khí bị chảy rối có ảnh hưởng lớn. Nhưng em nghĩ với những máy bay cỡ lớn thì tiết diện cửa hút lớn thì đắt một cái lưới chắc cũng không ảnh hưởng nhiều??? Vả lại xác suất để chim chui vào máy bay cỡ lớn cũng nhiều hơn fighter.
  5. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bác xem hình này nhé
    [​IMG]
    Cửa hút khí (air-intake) trên máy bay siêu âm
    Cửa hút khí có nhiệm vụ giảm vận tốc luồng khí xuống dưới âm (M <1), đảm bảo sự mất mát năng lượng có ích là nhỏ nhất, đồng thời cũng tăng áp suất tĩnh của luồng khí.
    Để thực hiện mục đích này người ta chế tạo cửa hút khí gồm 2 phần: phần 1 có tác dụng tạo ra hệ thống sóng đánh (shock-wave) (3 vạch đỏ I, II, III trên hình vẽ) giảm vận tốc khí xuống dưới âm, phần 2 có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống sóng đánh đã tạo ra không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi áp suất ở đầu ra của cửa hút khí nhờ 1 sóng đánh thẳng cường độ thấp IV.
    Cửa hút khí làm việc như sau: Luồng khí có vận tốc M>1 đi vào cửa hút khí sẽ tạo ra 1 hệ thống sóng đánh qua đó vận tốc giảm xuống dưới âm (M<1). Tiếp theo dòng khí đi qua 1 ống có thiết diện tương tự nozzle de Laval, vận tốc lại tăng lên trên âm (M >1). Cuối cùng nhờ 1 sóng đánh IV cuối cùng dòng khí giảm vận tốc xuống dưới âm và đi vào động cơ.
    Trên hình vẽ: 1 - khe chống lớp bề mặt (boundary layer); 2 - bề mặt vào cố định; 3 - khe chống lớp bề mặt tạo ra từ mặt 2; 4, 5 ?" các bề mặt có thể chuyển động để thay đổi thiết diện của cửa hút khí (tác dụng: điều khiển cửa hút khí); 6 - đáy; 7 - là van hút khí phụ tự động đóng mở đảm bảo lưu lượng khí cần thiết khi động cơ cất cánh; 8 ?" van chống SURGE (SURGE xảy ra khi hệ thống sóng đánh ở đầu vào bị phá vỡ. Khi đó van chống SURGE 8 sẽ mở để giảm bớt áp suất phía trong cửa hút khí.); 9 ?" cơ cấu điều khiển các mặt 4, 5
  6. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Cụ thể thế này ạ
    [​IMG]
    Cửa hút khí đóng
    [​IMG]
    Cửa hút khí mở
    [​IMG]
    ?oMang? trên thân máy bay. Phía trên đóng, phía dưới mở
    [​IMG]
    "Mang" khi đã bóc lớp vỏ phía ngoài
    Ở các phiên bản MiG-29 cửa hút khí này được chế tạo với mục đích ngăn bụi vào động cơ khi máy bay cất, hạ cánh. Khi cất cánh tấm kim loại hạ xuống và không khí được hút qua các ?omang? ở phía trên của động cơ. Các mang này đóng mở tự động bằng 1 cơ chế lò xo rất đơn giản. Khi máy bay đạt được vận tốc trên 200 km/h tấm kim loại này nâng lên tạo thành ?ohình dáng? ống chảy. Tấm kim loại này tương ứng với vị trí số 3 trong bài trước. Mục đích thiết kế là chống bụi nhưng khi đóng lại rõ ràng nó ngăn bất cứ vật gì rơi vào động cơ.
    Ở phiên bản một số MiG-29K dành cho tàu sân bay. Do không khí ngoài khơi trong lành nên máy bay không cần chống bụi nhưng đôi khi cũng phải chống chim biển. Do đó người ta lắp thêm 1 tấm lưới trước cửa hút khí. (Xem hình dưới) . Cửa hút khí phụ không phải là các ?omang? ở phía trên nữa, không khí được hút qua 1 cửa phụ phía dưới thân máy bay, gần càng trước. (xem hình)
    [​IMG]
    Lưới ở MiG-29K
    [​IMG]
    Cửa hút phụ phía dưới
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Bác dtmos cho hỏi, có tạo được lực nâng bên trong buồng gió ko?
  8. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    "Buồng gió" là bộ phận nào vậy bác? Bác nói cụ thể hơn thì may ra em có thể trả lời bác được
  9. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    dtdmos cho tớ hỏi cái, bình thường các máy bay dùng cái bào khí để tách lớp khí gần vỏ máy bay không cho vào động cơ như F-4, Mig-23, Mig-29... nhưng đến thằng F-35 nó dùng cách khác mà không cần bào khí, cậu có biết củ tỉ cái mấu gồ lên ở trước cửa hút của F-35 nó có tác dụng thế nào không?
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Tức là bên trong mấy ống hút gió đó. Vì nghe đồn các máy bay hiện đại tạo được lực nâng từ thân, ko rõ là tận dụng diện tích thân hay là bên trong cửa hút gió cũng tạo lực nâng cùng với cánh?

Chia sẻ trang này