1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận một chút về động cơ phản lực

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TienlenVNoi, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn dtdmos nhé. Thông tin và bài viết rất thú vị.
    Cậu có thể mô tả rõ hơn cơ chế tạo shock-wave trong ống hút gió này không. Các shock-wave sẽ sinh ra một cách tự nhiên khi đi vào phần ống có tiết diện nhỏ hơn và khi thoát ra phần ống có tiết diện lớn hơn, hay là được chủ động tạo ra, và tạo ra như thế nào?
  2. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên tắc thì bất cứ 1 vật gì có hình dáng khí động phù hợp chuyển động tương đối với môi trường (lỏng, khí) đều có thể tạo lực nâng. Nhưng theo em chẳng ai tận dụng buồng gió để tạo lực nâng cả vì điều đó dẫn đến rối loạn dòng chảy trong động cơ, mất mát năng lượng, v..v. ĐC chắc chắn sẽ ko làm việc được
  3. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống shock wave được tạo ra 1 cách tự nhiên khi dòng khí vào cửa hút gió với vận tốc siêu âm. Cửa hút gió được chế tạo với "hình dáng" nhất định sao cho tạo ra 1 hệ thống shock wave như tính toán sẵn. Các shock wave luôn được hình thành trước 1 vật thể khi vật đó chuyển động với vận tốc siêu âm (M>1). Đây là 1 lý thuyết tương đối phức tạp và dài dòng . Hiểu đơn giản, shock wave được tạo ra ở cửa hút khí về bản chất cũng tương tự như shock wave tạo ra quanh thân máy bay khi bay trên âm
  4. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bạn xem hình này:
    [​IMG]
    Cái "bào khí" bạn nói là bộ phận "tách" lớp bề mặt (diverter boundary layer), không cho đi vào cửa hút gió. Động cơ của F-35 dùng Diverterless Supersonic Inlet, tức là không có bộ phận này.Cái mẩu gồ lên mà bạn nói là bump (20 trong hình trên). Nó cùng với cowl (10) tạo ra 1 trường áp suất chênh lệch "lái" lớp bề mặt ra phía ngoài, không cho "chảy" vào động cơ. Cụ thể xem hình dưới
    [​IMG]
  5. cau_tac_nhan

    cau_tac_nhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    dts
    chào bác dtdmos cho tôi hỏi về mấy phương pháp thiết kế cánh MBay ...có dùng mấy phương pháp thiết kế như turbin nước ...hay không nhỉ cụ thể là lực nâng hay phân bố xoáy nguồn nhỉ ?
    mong bác chỉ giáo cho phần này tôi phần này không rõ lắm ...bác học về hàng không có khác ...phần của hút của động cơ ..kiến thức dòng vuợt âm tôi cũng đã học qua tự học ấy mà ...mong bác chia sẻ kiến thức với anh em ! bác có tài liệu tiềng việt học đuợc dành thời gian post lên cho anh em học hỏi ..bỏ qua phần đại cưong nhé
  6. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Về thiết kế cánh em không dám phán bừa vì phần này không tìm hiểu kỹ. Nhưng theo em biết đây là 1 lý thuyết rất phức tạp đòi hỏi phải biết Fluid Mechanics, Aerodinamic.....Nếu bác muốn tìm hiểu kỹ thì nên tìm đọc tài liệu về phần này trước. Sau đó đọc về wing design. Phần này được viết khá cụ thể trong cuốn "Aircraft Design: Synthesis and Analysis", tác giả giáo sư Ilan Kroo đại học tổng hợp Stanford tại đây http://adg.stanford.edu/aa241/AircraftDesign.html. Cuốn này đã được bác lan0303 dẫn link download dưới dạng PDF nhưng em không nhớ trong chủ đề nào.
    Tài liệu tiếng Việt thì em chịu
  7. cooky

    cooky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    cái turbine ở Cà mau và PM3 hoàn toàn giống nhau vì cùng chung một nhà sản xuất, chúng dùng để kéo máy phát điện (generator) với công suất 250 MW/H. trứớc khi khởi động cần dầu bôi trơn và dầu nâng trục, khe hở giữa trục và gối đỡ vào khoang 0.12-0.15mm. Bao gồm 3 ổ đỡ:
    1 nằm phía trước compressor nhưng sau IGV (inlet guide vane).
    2 mằm sau compressor và trước buồng đốt (có vỏ bọc)
    3 nằm sau turbine (có vỏ bọc)
  8. cau_tac_nhan

    cau_tac_nhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Hix ừ mình biết bài toán thiết kế cánh là bài tyoán rất phức tạp có nhiều phương pháp dựa trên nhiều giả thiết khác nhau ...
    hơi buồn vì yêu thích một lĩnh vực quá khó
  9. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Ăn theo Su-27 KM bên "Thắc mắc kiểu dáng máy bay..."
    ỐNG PHỤT PHẲNG
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Dạ bạn em đang vận hành ở Cà Mau nói turbine chỉ có 2 ổ đỡ thôi ạ.

Chia sẻ trang này