1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận một chút về động cơ phản lực

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TienlenVNoi, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Đều có chỗ gắn ắc qui hết nhưng vấn đề là có được gắn hay không.
    Thường thì khi khởi động phải mang máy phát điện ra cắm vào (gọi là xe khởi động) để đề. Máy bay dân sự cũng vậy.
    Một số sân bay có ổ cắm điện ngay trên mặt bãi đậu.
    Với máy bay chiến đấu thường chỉ được gắn bình ắc qui khi trực chiến. Việc gắn bình ắc qui ngoài lý do kinh tế còn vấn đề nữa là an ninh.
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Theo khái niệm thì turbjet vẫn có tầng nén.
    Về động cơ máy bay chiến đấu hiện tại, theo em hiểu nó là turbo-jet ở tốc độ thấp : toàn bộ dòng khí vào đều qua các tầng nén, qua các tầng đốt và xả vào turbin phát động.
    Ở chế độ tốc độ trung bình nó tách dòng khí vào làm 2 phần, 1 phần đi thẳng không qua động cơ, một phần qua động cơ, lúc này tầng nén sơ cấp kiêm luôn tác dụng của fan, hoạt động giống turbofan, tiết kiệm nhiên liệu.
    Ở tốc độ cao, dòng khí vào áp lớn, cần ít tầng nén, lúc này tầng sơ cấp (fan) nếu có hoạt động cũng vô hiệu, chỉ tổ gây lực cản, và tốc độ phải quay của tầng sơ cấp (fan) quá cao, mút cánh dễ bị mất ổn định. Ở tốc độ này, động cơ cắt hẳn tầng sơ cấp, xoay cánh làm một cái diffuser (cánh định hướng khí), xả khí vào cho các tầng nén cao áp hoạt động, nó quay lại là turbojet với ít tầng nén.
  3. TienlenVNoi

    TienlenVNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    các bác oi cho em hỏi thêm chút nữa bình xăng phụ trên máy bay thì có vai trò gì trong quá trình khởi động?
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Chỉ để bay xa hơn!
  5. TienlenVNoi

    TienlenVNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    các bác oi em vẫn không hiểu khi máy bay chiến đấu đang đỗ thì điện của ác quy cấp cho bộ phận nào để hút không khí vào trong khi đó động cơ Ramjet của máy bay chiên đấu thì không có bộ nén khí đầu vào
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Ramjet khởi động người ta phải dùng bơn cao áp phun nhiên liệu từ từ vào ngăn đốt theo chiều làm việc và đốt cho tới khi đạt công suất tối thiểu thì coi nhu quá trình khởi động hoàn thành.
    Sau đó cho dù động cơ có đứng yên thì quá trình đốt cháy nhiên liệu và hình dáng bên trong của động cơ sẽ tự tạo ra sự chênh lệch áp suất để có dòng khí lưu thông vào cửa hút khí.
  7. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Việc phân loại động cơ phản lực(ĐCPL) hay bất cứ 1 thứ gì đều phải dựa vào những tiêu chí cụ thể mà có sự khác biệt. Nhưng chủ yếu người ta thường phân loại dựa theo cấu trúc của động cơ. VD: động cơ phản lực không khí có thể chia thành 2 nhóm lớn là CÓ COMPRESSOR và KHÔNG CÓ COMPRESSOR. CÓ COMPRESSOR lại chia thành PHẢN LỰC THẲNG và PHẢN LỰC KHÔNG THẲNG. PHẢN LỰC THẲNG là loại động cơ được ứng dụng rộng rãi nhất trong hàng không. Bao gồm động cơ tuabin đơn giản(turbojet), ĐCPL 2 luồng khí(turbofan), ĐCPL 2 luồng khí có thêm buồng đốt hậu...PHẢN LỰC KHÔNG THẲNG gồm động cơ tuabin cánh quạt(turboprop), động cơ tuabin trục(turboshaft)...v..v. Chuyện phân loại động cơ không quan trọng, quan trọng là hiểu rõ cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của từng loại động cơ(cái này thì cần đến cả quyển sách dày cộp). Việc khởi động động cơ phản lực nhiên liệu lỏng(ĐC tên lửa, tàu vũ trụ) thì rất đơn giản, chỉ việc đốt nhiên liệu là xong. ĐCPL không khí thì cần thêm 1 động cơ điện. Động cơ điện đó làm nhiệm vụ quay tuabin. Tuabin sẽ kéo máy nén khí(compressor) quay để bắt đầu quá trình nén khí cũng là bắt đầu chu trình hoạt động của động cơ. Khi số vòng quay của trục động cơ đạt đến 1 độ nhất định thì động cơ điện sẽ ngắt khỏi tuabin. Ở 1 số máy bay(không nhớ) động cơ điện khởi động 1 ĐCPL loại nhỏ. ĐCPL phụ đó lại khởi động ĐCPL chính. Cấu trúc này ít được áp dụng vì kích thước và khối lượng lớn
  8. TienlenVNoi

    TienlenVNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi cho em hỏi thêm chút nữa.Hình như trong thế chiến 2 thằng Đức đã có máy bay chiến đấu phản lực rồi phải không các bác. Nếu có thì bác nào rỗi cho em xin mấy cái ảnh để mở rộng tầm mắt với
  9. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Theo như mình biết thì hiện nay ko có máy bay chiến đấu nào sử dụng động cơ ramjet cả. Hầu hết là turbofan. Chỉ có động cơ của SR-71A (J-58, thằng này hoạt động gần như ĐCPL nhiên liệu lỏng) và MiG-25 (Tumansky R-15B-300) khi máy bay đạt xấp xỉ M=3 thì mới hoạt động như ramjet. (Có thể đọc ở Wikipedia). Động cơ ramjet chỉ được dùng trong tên lửa hoặc ở các phiên bản thử nghiệm ko người lái. Thiết bị bay mang động cơ thường được truyền cho 1 vận tốc ban đầu nhất định. Không khí với vận tốc cao qua cửa hút khí (đây là bộ phận nén khí duy nhất của ramjet) chạy thẳng vào buồng đốt và phụt ra sau. Gần đây NASA đã thử nghiệm thành công thiết bị bay X-43 với vận tốc đạt tới M=10. Động cơ của X-43 là scramjet (Supersonic Combustion ramjet-cũng là ramjet, khác biệt ở chỗ dòng khí chạy vào buồng đốt đã đạt tới vận tốc trên âm M>1, cái này ai biết cụ thể thì chỉ thêm, vì tại vận tốc này hiệu suất đốt nhiên liệu cực thấp!). Đầu tiên X-43 được phóng nhờ 1 tên lửa đặt dưới cánh của B-52. Sau đó nó mới bay với động cơ của nó-scramjet. Tiện thể cái sơ đồ ramjet trên wikipedia không được chính xác vì ramjet thường được sử dụng để đạt tới vận tốc trên âm (supersonic M>1) và siêu âm (hypersonic M>5) nên khi vận tốc dòng khí trước ống phụt (nozzle) dưới âm M<1 bắt buộc ống phụt phải là De Laval nozzle (thiết diện ngang giảm dần rồi lại tăng dần). Dù sao việc ứng dụng động cơ ramjet vào các máy bay chiến đấu có người lái là 1 việc rất khó khăn do bị hạn chế bởi sức chịu đựng của phi công, sức bền của vật liệu...nên dù đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-22 hay Su-47 động cơ vẫn là turbofans. F-119 và AL-41F
  10. ttuuaann

    ttuuaann Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    Các bác chỉ giáo động cơ fản lực của con MiG 21 để 1 lần cất cánh ngốn 400 lít dầu, có đúng kô các bác?
    Được ttuuaann sửa chữa / chuyển vào 21:11 ngày 06/08/2007

Chia sẻ trang này