1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận một chút về động cơ phản lực

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TienlenVNoi, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Loại này thường thấy ở C-130 gắn 8 ống 2 bên cửa đít để cất cánh đường băng ngắn dã chiến.
    Loại turbine cánh quạt kiểu C-130 làm cánh quạt thổi không khí qua cánh nhiều hơn tạo lực nâng lớn hơn.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Tôi thắc mắc về động cơ phản lực turbin cánh quạt quá (cánh quạt xòe ra ngoài như c 130) các bác ạ. Xin các bác cho biết vì sao có loại động cơ phản lực cánh quạt này;~ Hiệu suất hoạt động cao nhất, kinh tế nhất trong các loại động cơ dùng cho máy bay
    Nó hơn cánh quạt thường ở điểm gì; ~ So với động cơ cánh quạt dùng động cơ đốt trong thì nó vượt trội về công suất, khối lượng động cơ...
    Có phải nó tiết kiệm nhiên liệu hơn không?~ Có
    Nó kém hay hơn động cơ phản lực không cánh quạt ở điểm gì?~ Tốc độ
  3. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Không loanh quanh với bác ov10 nữa. Trích dẫn vàng vàng là của bác đỏ đỏ là của em.
    Đã nói là khác bức hình trên ở chỗ động cơ chính chưa làm việc mà - Câu này của bác hay quá
    Động cơ phụ được gắn ở hai bên thân của máy bay, và được cắt bỏ ngay khi hoạt động hết nhiên liệu. Còn về công suất và thời gian hoạt động có thể điều chỉnh theo tỉ lệ, để đáp ứng yêu cầu sử dụng. Động cơ phụ sẽ giúp máy bay cất cánh trong khi đó phi công mới tiến hành khởi động động cơ chính - Bác có biết để tạo sức đẩy khoảng 68.5 kN (bác chắc biết tại sao lại là con số này) thì nếu CHỈ DÙNG 2 cái phụt phụt của bác tạo làm sao được. Mặt khác với sức đẩy như vậy mà không có hệ thống cố định động cơ được thiết kế 1 cách kỹ lưỡng thì chỉ sợ "lợi ơi ở lại răng đi nhé". Mà dù có gắn được vào đi nữa với lực đẩy lớn như rứa liên kết giữa cánh và thân máy bay cũng ko chịu nổi. Hi vọng bác hiểu những gì em nói.
    Vấn đề là có thời gian hay không, với không chiến đánh chặn thì chỉ vài chục giây có í nghĩa rất lớn. -- Thời gian để bật thẳng cái động cơ chính lên bay vèo 1 phát và thời gian để vài ông hì hục bê 2 quả tên lửa to tướng ra--->hì hục lắp vào cánh máy bay chắc là phải khác nhau nhiều lắm bác nhẩy. Hi vọng có lần nào đó bác đã thấy 1 chú tiêm kích cất cánh.
    Em rất cám ơn bác về cái hình bác post. Rất bổ ích. Em vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. MiG-21 ko có đường băng dài để cất cánh (đường băng hỏng, trên tàu sân bay chẳng hạn) nên cần có động cơ phụ để tạo lực đẩy nhất định bổ sung cho động cơ chính giúp máy bay có thể cất cánh với đường chạy đà ngắn. Lực đẩy này trong giới hạn cho phép về độ gắn kết của cánh máy bay với thân. Đồng thời đây cũng là những máy bay được thiết kế cho phép gắn động cơ phụ ở cánh. Có thể là MiG-21 K nào đấy (Chữ K em thêm vào cho vui).
    Và nếu bác biết rõ về nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiên liệu rắn hay lỏng (động cơ tên lửa) bác chia sẻ cho em biết với. Cái này em hoàn toàn mù tịt. Cám ơn bác! -- ặc ặc em bỏ ý định này rồi bác ạ
  4. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn bác OV10 đã giải thích.
    Xin hỏi bác là trong các loại trực thăng của Mỹ, những loại nào là phản lực cánh quạt? Tôi nghe động cơ của UH 1 kêu khác xa với MI 17, (Mi 17 có tiếng rít rất đặc trưng, to và khó chịu lắm) cái này có phải do 1 cái là cánh quạt thường và một cái là phản lực cánh quạt không?
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hầu hết các máy bay TT ngày ngay đều được gắn động cơ Turbin phản lực. Lý do là TT là loại máy bay có hiệu suất giữa trọng lượng cất cánh và công suất động cơ thấp nhất trong các loại khí cụ bay và động cơ turbin phản lực lại là động cơ có hiệu suất cao.
    Các lại máy bay TT của Mỹ gắn động cơ đốt trong thời VNW có: H-19 Chickasaw, H-34 Choctaw... Của LX có Mil-Mi-4...
    Những chiếc này có đặc điểm hình dánh tưa tựa như nhau... Ca bin đều nằm ở trên cao và động cơ được gắn ở phía trước. Động cơ xi lanh được bố trí theo kiểu vòng tròn.
    [​IMG]
    Ngày nay các máy bay TT dùng động cơ đốt trong rất ít được sử dụng. Ở Mỹ chỉ còn một số H-34 Choctaw được dùng để gắn các máy lạnh trung tâm trên nóc nhà cao tầng.
    0o0
    Tiếng động cơ Mi-17 và UH-1 khác nhau thì có nhiều lí do.
    UH-1 có một động cơ còn Mi-17 có 2 động cơ, ngoài ra công xuất, tốc độ làm việc khác nhau.
    Số lượng cánh quạt khác nhau, UH-1 có 2 lá còn Mi-17 có 5 lá nên tiếng động chúng ta nghe được (do âm thanh phản xạ từ cánh quạt) của UH-1 nghe rời rạc hơn (có thể nghe... tiếng nào ra tiếng đó), Mi-17 nghe nhuyễn hơn.
    Vị trí của ống xả khác nhau, Mi-17 xả sang 2 bên còn UH-1 xả ra phía sau.
    Cũng cần lưu ý các UH-1 tham chiến ở VN còn được cải tiến, ống xả được cho quay lên trên thay vì thẳng ra sau như nguyên thuỷ để chống tên lửa vác vai của các bác nhà ta nên tiếng nổ còn nghe ấn tượng hơn nữa.
    Phặp... phặp... phặp... phặp...
    Còn tiếng chíu... chíu... chíu... là xuất phát từ cánh quạt đuôi.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 10/08/2007
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Bác có biết để tạo sức đẩy khoảng 68.5 kN (bác chắc biết tại sao lại là con số này) thì nếu CHỈ DÙNG 2 cái phụt phụt của bác tạo làm sao được. Mặt khác với sức đẩy như vậy mà không có hệ thống cố định động cơ được thiết kế 1 cách kỹ lưỡng thì chỉ sợ "lợi ơi ở lại răng đi nhé". Mà dù có gắn được vào đi nữa với lực đẩy lớn như rứa liên kết giữa cánh và thân máy bay cũng ko chịu nổi. Hi vọng bác hiểu những gì em nói. Cả động cơ phụ và máy bay đều được thiết kế đồng bộ nên không có gì phải băn khoăn, đây là việc của nhà SX chứ không phải các bác nhà ta tự chế
    Thời gian để bật thẳng cái động cơ chính lên bay vèo 1 phát và thời gian để vài ông hì hục bê 2 quả tên lửa to tướng ra--->hì hục lắp vào cánh máy bay chắc là phải khác nhau nhiều lắm bác nhẩy. Hi vọng có lần nào đó bác đã thấy 1 chú tiêm kích cất cánh. ~ Chắc là bạn chưa chứng kiến máy bay khởi động rồi, có nhanh cũng phải mất gần 1 phút. Chuyện gắn động cơ phụ phải được chuẩn bị từ trước rồi máy bay mới vào vị chí trực chiến, chứ khi đó mới gắn thì...
    Em rất cám ơn bác về cái hình bác post. Rất bổ ích. Em vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. MiG-21 ko có đường băng dài để cất cánh (đường băng hỏng, trên tàu sân bay chẳng hạn) nên cần có động cơ phụ để tạo lực đẩy nhất định bổ sung cho động cơ chính giúp máy bay có thể cất cánh với đường chạy đà ngắn. Lực đẩy này trong giới hạn cho phép về độ gắn kết của cánh máy bay với thân. Đồng thời đây cũng là những máy bay được thiết kế cho phép gắn động cơ phụ ở cánh. Có thể là MiG-21 K nào đấy (Chữ K em thêm vào cho vui). Tin hay không thì tuỳ bạn
    Máy bay MiG-21PFM (Fishbed F) của Nga cất cánh nguội.
    [​IMG]
    Vị trí ráp động cơ rocket SPRD-99.
    [​IMG]
    SPRD cũng có rất nhiều phiên bản.
  7. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Vâng. Em thì tìm được cái này ạ
    http://www.airwar.ru/other/shawrov/htmls/glava05.html
    1 đoạn trong đó
    "...oи"-21Ф-13 (.-6'/1, .-6'/2) (?ис. 118)-легкий "?он,овой ис,?еби,елO с сок?а?енной до 300...350 м длиной ?азбега и п?обега.
    -аводом в 1961 г. бНа самоле,а. о,?аба,, сдfва пог?ани?ного слоя (СYС), а ,акже fс,ановка ,о?мозного па?а^Z,а в кон,ейне?е f основания киля..." Tạm dịch như sau :.. Người ta đã thiết kế hệ thống giảm chiều dài cất cánh và hạ cánh cho máy bay như là động cơ tăng tốc khởi động SPRD-99 ...
    Trong đây cũng có http://levchich.narod.ru/Air/default.files/MiG_21.htm
    " ...oи"-21YФo - се?ийн....
    Tạm dịch: MiG-21PFM-tiêm kích được sx hàng loạt với khả năng cất-hạ cánh được cải thiện nhờ áp dụng hệ thống SPS và động cơ tăng tốc khởi động. Chúng đảm bảo cho việc cất cánh "không cần đường băng"
    v..v
    Em cũng tìm được cái này nữa
    [​IMG]
    Bác giải thích kỹ hơn cho em với nhé nếu không em áy náy lắm. Cám ơn bác

    PS: Lần trước em đang bực lại vào đọc mấy bài úp úp mở mở của bác, có gì không phải bác bỏ quá cho
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Bạn tham khảo cái này trước. Còn tại liệu SD từ KQVN để tớ mượn từ anh bạn rồi gửi lên cho mọi người xem.
    [​IMG]
  9. BALOO2000

    BALOO2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    0

    Máy bay MiG-21PFM (Fishbed F) của Nga cất cánh nguội.
    [​IMG]
    ------------------------
    Không mở máy thì phi cơ lấy đâu ra điện cho hệ thống điều khiển, áp lực dầu không có làm sao lái. Lên trời rồi mới "đề" máy lỡ không nổ thì hô khẩu hiệu luôn hay sao ? Mong bạn cung cấp chứng cứ cụ thể hơn.
    Ảnh trích dẫn nhìn không rõ, bạn có chắc là cửa xả chưa bị ai đó tô đen lên rồi không ?
  10. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác OV10 và các bác đã có những giải thích hay!

Chia sẻ trang này