1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận về bài báo khoa học, nghiên cứu trong KHMT hoặc viết lung tung hay bình luận về vấn đề Môi

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Wageningen, 13/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Trong nhưng bài viết về bài báo kho học chúng ta đã đi qua các phần: introduction, Materials and Methods, Results and Discussion. Trong phần này sẽ trình bày nốt các phần còn lại của bài báo khoa học.
    Conclusions tức kết luận: phần này tương đối dễ viết, sau thi đã thảo luận chán chê mê mỏi thì phần này chỉ tóm tắt lại nêu lên những phát hiện chính trong nghiên cứu mà bài báo đã đề cập. Chỉ lưu ý là phải có sự liên thông giữ mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận với kết luận, làm được gì phát hiện những vấn đề gì thì nêu ra. Chứ như bài báo nói trên không có một tí gì về phân tích nào về kinh tế kỹ thuật dùng một cái đã kết luận là có hiệu quả kinh tế cao là một sự hết sức buồn cười, nếu viết như vậy cho các bài báo trên international journal sẽ gạch luôn.
    Về phần Tài liệu tham khảo References, thì không có gì đáng nói. Nhớ trích dẫn ở đâu thì Reference ở đó, ở vn hay có tật Reference lung tung, thậm chí là không đọc cũng trích dẫn cho có tài liệu tham khảo, cho nó đẹp đội hình. Việc đó là không thể chấp nhận được đối với ISI Journal, do đó cũng là cách họ dèn mình một phong cách khoa học nói có sách mách có chứng để người đọc muốn tìm lại các nghiên cứu mà bài báo dẫn chứng họ nhất định là tìm được. Trong bài báo nói trên tài liêu số 3 và 4 là một chứng tỏ rằng nhóm tác giả quá cẩu thả.
    Nếu bạn là viết chính sau khi đã hoàn thành bài báo, bạn sẽ đưa cho những người đứng tên tham khảo đóng góp ý kiến. Phải mất một thời gian khá lâu để dung hoà giữa ý kiến khác nhau của nhóm tác giả cuối cùng Manuscript đã sẵn sàng gửi đi. Độ dài của bài Báo KH thường từ 3000 đến 5000 từ tiếng anh và không quá 8000 từ đối với research paper.
    Bước tiếp theo là bạn format theo form của journal mà bạn chọn, việc chọn lựa journal cũng phải thảo luận với nhóm tác giải. Mỗi journal có một cách format khác nhau về: tên tác giả, đơn vị, bảo biểu, hình vẽ biểu đồ, tài liệu tham khảo, phông chữ .... nhớ đọc kỹ author instruction cô chú luôn rễ dàng tìm thấy trên internet Ví dụ water research: http://www.elsevier.com/wps/find/journaldescription.cws_home/309/authorinstructions
    Sau khi format xong thì gửi đi gọi là submit nhiều journal đã có online submit nhưng nhiều journal thì lại phải gửi qua bưu điện thông thường. Tuy vậy bạn vẫn phải viết một cái gọi là thư gửi biên tập gọi là Letter to e***or, cái này thì không ai dạy cả nhưng đây là ví dụ mà anh hay viết, nó thế này:
    Dear E***or,
    Please find a paper entitled ?oNghiên cứu khoa học tại Việt Nam một mình một kiểu và sự tụt hậu không chánh khỏi? for the potential publication at your journal.
    The data included in this manuscript have not been published previously and are not under consideration by other journal. All authors have read thi final manuscript and have given their approval for the manuscript to be submitted in its present form
    Potential reviewers could be listed:
    1. Prof. dr. Củ Bựa email:
    2. Dr. Phèo , email:
    3. Prof. dr. Nở email:
    I enclose:
    * Four paper copies of the manuscript (including tables and figures)
    * Diskettes containing the electronic version
    As the corresponding author, my contact details are show on the first page of the manuscript.
    Yours sincerely,
    Reindeers
    Thôi bài dài rồi tạm thế đã nhé sẽ viết về sai cơ bản về khoa học trong bài báo sau.

  2. chichchoebk

    chichchoebk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    To reeinders: theo như anh nói,em thấy anh rất có phong cách và phương pháp trong lĩnh vực NCKH thì phải,có gì mong được anh chỉ giáo giúp đỡ để tiến bộ Vì em thấy,để có được 1 phương pháp học tập và nghiên cứu không phải là đơn giản,nhất là sau này khi em định apply Master,thì càng khó khắn hơn,nên nếu có thê rèn luyện khi đang học ĐH thì rất tốt
    Được chichchoebk sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 23/12/2007
    Được chichchoebk sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 23/12/2007
  3. chichchoebk

    chichchoebk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi một chút,em có đọc một bài báo,nói về việc sử dụng Tea Factory Waste để hấp phụ kim loại,nhưng em chưa hiểu Tea Factory Waste là cái gì ạ,nó có thành phần như thế nào,rồi Teawaste nữa,nên dịch và hiểu nó như thế nào,chứ k lẽ dịch là bã chè của mấy bà hàng nước ạ
  4. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    theo: Emine Malkoc and Yasar Nuhoglu, Potential of tea factory waste for chromium(VI) removal from aqueous solutions: Thermodynamic and kinetic studies, Separation and Purification Technology, Volume 54, Issue 3, 1 May 2007, Pages 291-298. thì Tea Factory Waste được giải thích như sau:
    Tea plants (Camellia sinensis of the family Theaceae) are commonly grown in the Eastern Black Sea region of Turkey. High quality tea is harvested the three top leaves of the shoot on tea plant in the teagarden. While tea producer cut the top tea leaves with special tea shears, some overgrown woody shoots, which may include six-seven top leaves, mixed in the tea harvest. During the tea production procedure, this woody overgrown shoots were not treated by tea factory and formed into TFW. There is much tea factory in the Eastern Black Sea region and its produce about 30.000 t/year of TFWs. TFWs are generally used as a fuel in the tea production process. However, some small tea factory deposits them in depository area or occasionally discharge in small bay in the Black Sea.
    Theo tiến Việt thì Tea Factory Waste dịch là Chè cám (không biết tiếng nam hay bắc nữa). Chè cám là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất chè. Đó là những mẩu chè vụn không thể pha uống được vì quá nhỏ. Chè cám được nhân dân sử dụng để cho vào quan tài nhằm hấp thụ mùi và hút ẩm cho người chết . Do vậy nếu muốn mua liên hệ tới nơi nào chuyên bán quan tài!!!
    thành phần:
    Moisture (%) 11.01
    Water soluble components (%) 6.04
    Insoluble components (%) 80.24
    Ash (%) 2.97
    Total loss of ignition (%) 94.06
    Physical characteristics
    BET surface area (m2 g^'1) 0.39
    Bulk density (g cm^'3) 0.112
    Particle size (mm) 0.15?"0.25
    Ngồn như trên
    Nói thêm về hấp phụ: hầu hết cả sản phẩm tự nhiên bã đậu nành, bã của quá trình ép trái cây, phâm hữu cơ, mùm, bùn ao.... đều có khả năng hấp thụ KL năng, tuy nhiên không lớn vả lại nếu sau khi hấp phụ KL rồi thì các chất trên trở thành rác thải nguy hại do vậy xử lý còn tốn tiền hơn do vậy Anh không thích cái ý tưởng này lắm. Theo anh trở về các phương pháp xử lý KL nặng thông thường như recipitation, reverse osmosis, ion exchange, adsorption, electrodialysis. flocculation có tốt hơn không????
  5. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Anh chỉ đi đây đi đó nhiều, làm việc nghiên cứu nhiều nên có nhiều ý kiến hơn em một chút thôi. Cũng có thể sau khi đã trải qua những gì mà anh đã trải qua, có khi đồng chí còn có nhiều phát kiến hơn anh ấy chứ. Anyway mỗi cấp học đều có một mục đích khác nhau, cấp Đại Học là kiến thức cơ bản, Msc là feeling about research, Phd become independent researcher. Nếu em đang ở cấp học nào thì cứ làm đúng mức độ ở cái cấp học đó. Anh cực lực phản đối cái gọi là "sinh viên nghiên cứu khoa học", đúng là một sự ngu xuẩn, giở hơi nhưng lãng mạng của giáo dục ĐH Việt Nam. Theo anh thì ĐH thì cứ lấy kiến thức cơ bản cái đã, đi làm 2 năm đi nếu cảm thấy có hứng thú thì học lên cao, còn không thì thôi, làm một kỹ sư giỏi còn hơn một thằng nghiên cứu dốt ăn hại xã hội anh nói thật. Nếu học lên cao thì khuyên chân thành đừng học ở VN thế thôi.
    Tiện thể cho bạn mấy bài báo tham khảo về đào tạo Tờ Sờ made in Việt
    Nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/doithoaiviet/3866/index.viet
    Trong vài chục giây ngắn ngủi, vị giáo sư bằng chất giọng Huế đậm đặc phát biểu trước hàng triệu khán giả đang xem truyền hình trực tiếp: ?oChất xám của Việt Nam đang bị phung phí một cách không tưởng tượng nổi. Nhiều sinh viên của chúng ta lười học, tư duy thụ động??. Nhiều khán giả theo dõi chương trình hôm đó đã ngạc nhiên không hiểu vì sao một giáo sư Việt kiều lại đủ ?odũng khí? phát biểu ?othẳng và? liều? đến vậy.
    ................. Bla bla..... Bla..............................
    PV: Những điểm nào là khác biệt nhất giữa các tiến sĩ đào tạo trong nước với tiến sĩ nước ngoài?
    HHT: Tôi không nói đến tiến sĩ thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội nhưng đào tạo tiến sỹ khoa học cần có những điều tối thiểu thật sự. Một người làm tiến sĩ phải dành 15 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong một tuần, 4 năm dài đằng đẵng (theo Reindeer thì GS hơi nói quá). Tiến sĩ Việt Nam một ngày làm 1 đến 3 giờ đồng hồ trong ba năm.(theo Reindeer thì GS lại không hiểu rằng 3h một ngày là còn nhiều đấy, họ cần kiếm ăn nữa chứ!!!) Mới tính khoản thời gian đã khác nhau một trời một vực. Rồi còn tài liệu sử dụng, sách báo tham khảo, đồng nghiệp bên cạnh như thế nào để có thể thảo luận, phát triển tất cả suy nghĩ của cá nhân. Hai điều này không thông thì không thể có chất lượng.
    Những ngành khoa học khác như toán, vật lý? giáo sư phải giao lưu bên ngoài thường xuyên và tương đối cập nhật kiến thức của nhân loại. Trong bối cảnh như vậy không thể so sánh chất lượng tiến sĩ trong nước với nước ngoài. Không thể so sánh một cục đá với cục kim cương. Điều này không có nghĩa người Việt Nam dốt nhưng điều kiện làm việc tối thiểu không có, thì không thể nào đẩy cao trình độ tiến sĩ lên. Ở nước ngoài muốn làm tiến sĩ thì phải đi tìm thầy. Một ông thầy nổi tiếng phải có những công trình được công nhận, số tiền mang về cho trung tâm và chất lượng tiến sĩ mà ông đào tạo
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
    NGuồn :http://www.vietimes.com.vn/vn/doithoaiviet/3883/index.viet
    Kinh phí đào tạo của tư bản hút máu: Nhưng muốn đào tạo tiến sĩ có chất lượng để đáp ứng ngay nhu cầu xã hội thì phải đào tạo trong nước chứ đào tạo bên ngoài thì không kịp và không đủ ngân sách ngoài. Số tiền đào tạo một tiến sĩ ở nước ngoài là 50.000 USD/năm, 4 năm 200.000 USD (Bọn tư bản nó tính hơn vậy cơ mất khoảng sấp xỉ 1 triệu để tạo ra 1 thằng Phd), 10 tiến sĩ là 2 triệu USD? Liệu Việt Nam có đủ sức dành số tiền đó để đào tạo? (còn một câu hỏi nữa Liệu Việt Nam có sử dụng tốt họ không? Bao nhiêu người giỏi phải ra đi để bán chất xám cho Tây???? nhiều nhiều lắm)
    Anh viết vậy cho các bạn ở đây hiểu và làm đúng vai trò của mình thôi, biết rõ mình đang ở đâu mà có sức phấn đấu thế thôi.
  6. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Sai cơ bản trong nghiên cứu của bài báo
    Các cô chú hãy chú ý phần anh bôi đen. Cái phần bôi đen ấy đã đã tố cáo nhóm nghiên cứu hoặc là ngu dốt không hiểu biết gì hết về xử lý kỵ khí cả cũng có thể là lười không đọc hết một cuốn text book nào về xử lý khí nói chung (lười và dốt thì không thể làm nghiên cứu được). Tại sao??????? H2SO4 có ảnh hưởng gì???!!!!!
    Trong xử lý kỵ khí có năm chất ức chế ảnh hưởng đến quá trình kỵ khí đó là Amonia, Sulfide, Light metals ions (Na, K, Mg, Ca, and Al). Heavy metals, Organics (Chlorophenols, Halogenated aliphatics, N-substituted aromatics, LCFAs, Lignins and lignin related compounds). Do vậy không có ai lại tự nhiên giở hơi ăn cám lợn dùng Acid H2SO4 để điều chỉnh pH trong quá trình xử lý kỵ khí cả vì sao????
    Thứ nhất; ion SO4 là một electron acceptor, do vậy trong điều kiện kỵ khí sẽ diễn ra quá trình gọi là sulfate reduction, quá trình này electron donor là chất hữu cơ sản phẩm cuối sẽ là H2S, CO2 và H2O phương trình sẽ là:
    VFAs + SO42- --> H2S + CO2 +H2O
    Nếu anh nhớ không nhầm phương trình này có Gibbs free energy (G) lớn hơn so quá trình Methanogenic tức là sản sinh ra ít năng lương hơn (bạn nào giỏi tính hộ anh G với VFA là electron donor và CO2, SO4 là electro acceptor để tiện so sánh nhỉ anh cách tính rồi ). Tuy nhiên hiểu đơn giản là cho ion SO4 vào thì làm giảm khối lượng khí CH4 sinh ra do vi khuẩn sulfate reduction cạnh tranh với vi khuẩn methanogenesis. Do vậy bài báo nếu đo lượng ký sinh ra sẽ không chính xác.
    Thứ 2 là sản phẩm cuối của quá trình sulfate reduction sẽ tạo ra H2S. Mà H2S lại gây độc tính cho vi sinh vật đặc biệt là cho quá trình methanogenic, kiến cho hiệu quả xử lý giảm.
    Đến đây thì các cô chú có thể rút ra kết luận cho mình rồi nhé!!!! Vậy anh nói bài báo này đáng vứt vào sọt rác có đúng hay sai hả???? hãy dũng cảm lên nào!!!!!
    @ wageningen anh viết xong phần lỗi khoa học rồi đấy. Anh đưa gái nhà đi shopping, 3, 4 ngày nữa anh về anh không thấy cái comment nào của chú thì đừng trách anh. Trừ khi chú về Vn thác loạn.
    @Các thành viên đang theo dõi topic chúc một giáng sinh vui vẻ!!!!!!!
    Marry Christmas!!!!!!!!!!
    Every road leads to Rome !!!!!
  7. Wageningen

    Wageningen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Công điện khẩn!!!!
    Sáng nay trong cuộc họp giao ban tại Santa Claus Village, Ông già tuyết thông báo rằng, một trong 6 con Tuần Lộc của ông đã chốn thoát. Cũng theo thông tấn xã vỉa hè, thì con Tuần Lộc này tự xưng là researcher trong lĩnh vực môi trường, để nổ bom một số diễn đàm tiếng việt. Tại trang flickr.com bằng hình ảnh cũng tố cáo, thứ 7 tuần trước, tại Paris, Tuần Lộc có dính líu tới biểu tình chống lại quan hệ "hữu nghị, tốt đẹp" giữ Việt Nam và Trung Quốc trên cơ sở Trung Quốc muốn nuốt gọn Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Thông tin mới nhất của cảnh sát quốc tế interpol tiết lộ, hiện tại tên Tuần Lộc này đang du hí cùng sư tử tại Rome chứ nhất quyết không về kéo xe cho Santa Claus.
    Thông tin giờ chót, Santa Claus vừa tuyển một chú Reindeer trẻ, khoẻ, đẹp trai mới thay cho con Tuần Lộc researcher già và xấu của ông!!!!! Do vậy Santa Claus sẽ đến kịp phân phát quà cho tất cả trẻ em ngoan trên thế giới, trong đó tất nhiên có tớ!!!!!!!

    Marry Christmas to all !!!!!!!!!!
  8. chichchoebk

    chichchoebk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0

    anh ơi,em nghĩ rằng học ĐH SVNCKH cũng là một hoạt động rất hay và bổ ích chứ ạ
    Vì VN mình còn nghèo,cơ sở vật chất kém,nếu không tranh thủ tham gia NCKH để được học cách làm việc và bước đầu nghiên cứu,thì mai này đi làm khờ khờ khù khù,cái gì cng biết mà không biết cái gì..Em nghĩ,ở nước ngoài,cơ sở tiên tiến,lại có nhiều cơ hội tiếp xúc công nghệ,hiểu biết hơn,nói như anh,nếu cứ họcĐH,chỉ chăm chăm học lý thuyết không thì khác gì con gà đâu..Cái này cũng coi như kinh nghiệm làm việc mà
    Hơn nữa,bọn học sinh nước ngoài,em được biết qua bạn em,thì mới cấp 3 nhưng đã nghiên cứu rất nhiều,có những đề tài của chuyên Hoá của Nga mà về VN,được nói là " cử nhân Hữu Cơ có khi cũng không nghĩ ra",hic,không nói lại chuyện đào tạo gì gì ThS,TS nhé,em thấy anh phê phán nói cái này nhiều,nhưng không bàn,mà chỉ nói,từ cấp 3 nó đã tự tìm tòi như thế,tại sao học ĐH rồi mà anh lại nói không nên NCKH..Có những đề tài SV NCKH thậm chí còn được đề cử WIPO cơ mà..Có những NCKH theo các thầy,nhưng cũngcó những NCKH là do mình tự quan sát,nghĩ ra,xin làm để kiểm chứng
  9. Wageningen

    Wageningen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Hị hị... Bạn Chích choè, nghe bạn là sinh viên mà đã nghiên cứu khoa học rồi là tớ rất khâm phục. Chẳng bù cho tớ hồi ấy nắm tay gái còn chưa vững nữa là đủ can đảm cầm pipet nghiên cứu khoa học như bạn. Bạn có thể định nghĩa và ví dụ cụ thể cái nghiên cứu Khoa học của chỗ bạn là gì vậy?? nghĩa là thế nào vậy??? để tớ học tập, mở mang kiến thức!!!!!!!!! Để mai tớ cái "SVNCKH" của bạn làm bằng chứng, chửi chết cha bọn tư bản hút máu dãy chết, nó cứ bảo VN nhà mình là giáo dục phò, đếch biết nghiên cứu KH là gì!!! Đấy bọn tây nhiều khi cũng ngây thơ đáng yêu vậy đấy cứ phải chứng cứ thì nó mới tin .
  10. Wageningen

    Wageningen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Bác Tuần Lộc phân tích về ảnh hưởng của dùng H2SO4 đến kỵ khí là đúng rồi. Em nghĩ ở đây ít bạn biết đến điều này, ngay từ đầu nhìn vào bài báo có chữ H2SO4 để trung hoà là em đã hiểu điều bác định đề cập. Mà bác bảo em tính Gibbs free energy (G) thì em không đủ thời gian. Vì lâu lắm rồi em cũng quên vả lại công thức toàn học lằng nhằng khó biểu diễn ở điễn đàn này được bạn nào muốn biết thêm thì đọc Metcalf & Eddy chương 7 nhỉ.
    Em có một số comment sau:
    Thứ nhất là về độc tính của H2S sản phẩm sulfate reduction trong kỵ khí. Nếu nhìn vào số liệu của bài báo: ở tải trọng 1-3 kgCOD/m3.day hiệu quả xử lý 95%, tải trọng 15kgCOD/m3.day hiệu quả xử lý 82 %, và ở tải trọng 18kg kgCOD/m3.day thì hiệu quả xử lý còn 60%. Em có thể đoán rằng hiệu quả xử lý giảm khi tăng tải trọng có liên quan đến độc tính của H2S. Cũng có thể là khi tăng tải trọng nồng độ H2S tự do trong UASB tăng lên dẫn đến ức chế vi nhóm vi khuẩn methanogenic làm giảm hiệu quả xử lý COD. Tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán phải có thí nghiêm khác đểm kiểm chứng.
    Thứ hai là nếu nếu H2S có trong đầu ra cao sẽ gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nếu H2S cao trong khí biogas việc ăn mòn động cơ ảnh hưởng đến tổi thọ là điều khó tránh khỏi cần có phương pháp loại bỏ. Hị hị thêm vào cho vui thôi chư Vn cần qué gì care đến mấy vấn đề này nhỉ.
    Em chỉ comment được đến vậy thôi mong bác dậy bảo em sau ạ. Còn vụ nitrogen remove thì để khi nào em rảnh cái đã ạ.

Chia sẻ trang này