1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận về bài báo khoa học, nghiên cứu trong KHMT hoặc viết lung tung hay bình luận về vấn đề Môi

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Wageningen, 13/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nhiều bài hay nên đọc
    he he. GS, TS Viện trưởng copy bài vẫn sống nhơn nhơn vui! rất vui !!!
    VỀ MỘT KIỂU CÔNG BỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
    Mai Nguyên
    Gần đây, trên các diễn đàn thông tin đại chúng như báo Lao động, Thể thao & Văn hóa, Người lao động, Người đại biểu nhân dân, Pháp luật Việt Nam, Sài Gòn giải phóng Thứ bảy... đã đăng hàng loạt bài về ông PGS TS Nguyễn Chí Bền (Viện trưởng Viện Văn hóa - Thông tin) xung quanh những sự việc đại loại như: vấn đề đạo văn, những khuất tất trong việc quản lý khoa học, hồ sơ về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trù dập cán bộ... Và phải nói thêm rằng ngay cả trong việc công bố công trình nghiên cứu khoa học của mình, vị Phó Giáo sư này cũng là một điển hình... vô tiền khoáng hậu!
    Một bài báo khoa thông thường chỉ được đăng tải trên một tạp chí chuyên ngành, đằng này, ông Nguyễn Chí Bền lại đem bài đi đăng hết tạp chí này đến tạp chí khác. Ví như bài Làng Việt Nam Bộ và văn hóa dân gian của người Việt trên đồng bằng sông Cửu Long đã in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1991), bốn năm sau lại thấy xuất hiện trên Vietnamese Studies (số 3-1995). Bài Nguồn truyện dân gian Nam Bộ về cọp có mặt trên tạp chí Văn hóa dân gian (số 1-1994), thì sau đó lại tái xuất hiện trên tạp chí Xưa & Nay (số 47B-1/1998) cũng với bút danh Nguyễn Phương Thảo. Tương tự, bài Biến thiên của một truyền thuyết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (số 5-1993) từ thời ông Bền còn làm biên tập viên văn hoá dân gian tại đây, khoảng vài năm sau cũng chính bài đó lại được ?otái bản? trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1999) - một tạp chí không ở đâu xa mà ở ngay trên đất Hà Nội. Không thể công bố 2 lần cùng một bài viết trên các tạp chí quốc gia, đó là điều sơ đẳng mà không một nhà nghiên cứu nào không biết, lại càng khó chấp nhận hơn khi ông Bền đã từng là biên tập viên của một cơ quan ngôn luận thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin!
    Trong các hội thảo khoa học, việc công bố công trình nghiên cứu mới là yêu cầu tối thượng, bởi khoa học là khám phá cái mới, đính chính cái sai, bổ sung cái thiếu. Thế nhưng, ông Nguyễn Chí Bền vẫn liên tục cho tái bản các tham luận, bài viết của mình, mà không chỉ một lần duy nhất. Trong hội thảo ?o50 năm sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dân gian? do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-1995, PTS Nguyễn Chí Bền có bài Nhìn lại tiến trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ. Hai năm sau đó, trong hai ngày 18-19/3/1997, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) tại hội thảo ?oGiữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Bộ? do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao tỉnh Đồng Nai tổ chức thì lại cũng thấy bài viết đó được chính ông Bền mang đến tham dự! Bài Tục thờ mẫu với người Việt ở Nam Bộ vốn là bài tham luận của Nguyễn Chí Bền trong hội thảo về Đạo mẫu tổ chức ở Hà Nội năm 1996, khoảng 6 năm sau, trong hội thảo về múa bóng rỗi tổ chức ở tỉnh Tiền Giang, vẫn tham luận đó tiếp tục được trình bày. Bài viết Những hằng số của văn hóa người Việt Nam Bộ in trên tạp chí Nguồn sáng dân gian (số 4-2003) sau đó được ông Bền xài lại trong hội thảo ?oTìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ? do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức ngày 5-12-2003 tại Trường Đại học Cần Thơ (cuốn kỷ yếu này được xuất bản tháng 3-2004). Bài Văn hóa nghệ thuật miền Trung, suy nghĩ về định hướng nghiên cứu là tham luận của ông Nguyễn Chí Bền tại hội thảo ?oVăn hóa nghệ thuật miền Trung vấn đề định hướng nghiên cứu? do Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Bình tổ chức trong hai ngày 24-25/2/2000 tại thị xã Đồng Hới (Quảng Bình). Hai tháng sau, chính bài này lại được in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 4-2000). Chưa hết, tại hội thảo ?oTiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung? do Phân viện Nghiên cứu Văn hóa - Thông tin tại Huế tổ chức vào năm 2004, bài viết này lại tiếp tục được ?ođăng đàn?! Ngay cả ở hội thảo quốc tế, ông Bền cũng không ?okiêng kỵ?, bài Lễ hội nghinh Ông xã Bình Thắng, một cách tiếp cận sau khi công bố trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6-1992), lại được chính tác giả này mang sang trời Tây dự hội thảo khoa học quốc tế ?oViệt Nam, những cuộc hành trình và tưởng tượng? do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ tổ chức tại New York vào tháng 3-2003.
    Việc tập hợp các bài viết trên các tạp chí, các tham luận, các bài viết in chung trong các sách... để in thành những tuyển tập riêng là công việc hết sức bình thường của nhà khoa học, nó giúp cho bạn đọc theo dõi một cách hệ thống về một đề tài hoặc một tác giả. Nhưng cái không bình thường ở đây là tác giả Nguyễn Chí Bền đã lạm dụng quá đáng cái sự cho phép đó. Cụ thể là mỗi lần làm tuyển tập, ông Bền chỉ gộp thêm một ít bài mới trên cơ sở tuyển tập cũ. Điều đó có thể thấy rõ từ các cuốn sách: Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo (Nxb Giáo dục, in lần 1 năm 1994, in lần 2 1997), Văn hóa Việt Nam, những suy nghĩ (Nxb Văn hóa dân tộc, 1999), Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo (Nxb Văn hóa thông tin, 2003) và cuốn sách mới nhất đang gây ồn ào dư luận về chuyện đạo văn là cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 2006). Thử làm một so sánh nhỏ giữa hai cuốn sách của Nguyễn Chí Bền. Cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo có 37 bài, dày 680 trang; còn cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam xuất bản 3 năm sau đó gồm 45 bài, dày 962 trang. Cuốn sau hơn cuốn trước 8 bài, nhưng cũng toàn là các bài đã công bố rồi, thậm chí có bài được in đến 5-6 lần trên tạp chí, kỷ yếu, sách. Các tên sách này cứ na ná nhau, lại vừa khang khác một tí khiến cái mới và cái cũ nhập nhằng. Trong thực tế, điều đó chỉ góp phần gia tăng về mặt số lượng đầu sách (chỉ là tăng ?oảo?) mà không tăng cường được mấy hàm lượng khoa học trong mỗi công trình được xuất bản. Với thủ thuật lắp ghép như vậy, chỉ với 45 bài báo khoa học được in đi in lại, PGS TS Nguyễn Chí Bền đã có được 4 đàu sách được kê khai là sách viết riêng trong danh mục công trình nghiên cứu khoa của mình! Và chúng còn được ?otính điểm? một lần nữa cho những cuốn sách có bài in chung trong các chuyên luận. Cho nên danh mục 45 công trình khoa học được in sau sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn Chí Bền cũng là điều dễ hiểu!!!
    Như vậy, cứ theo kiểu cách công bố của PGS TS Nguyễn Chí Bền thì cùng một bài viết nó có thể có thể ?ohóa thân? ở khắp nơi, khi thì ở tạp chí, lúc ở tham luận hội thảo hoặc ở sách viết chung, sau hết mới gom vào các tuyển tập X?T, X?T?T, X?T?T?T... Tính sơ sơ, 53 bài viết của PGS.TS Nguyễn Chí Bền từ năm 1985 đến năm 2006 đã ?ocông bố? đến 196 lần, bình quân gần 4 lần cho 1 bài. Quả là một con số kỷ lục mà khó có nhà khoa học nào có thể đạt được! Đây là một thực tế đáng phê phán trong học giới ở nước ta. Việc làm này xuất phát từ thói háo danh: để cho ?odanh mục các công trình nghiên cứu khoa học? thêm dài ra để tạo thành tích và nhắm vào các mục đích danh lợi khác, như để xét phong học hàm chẳng hạn. Nó làm hao tốn ngân sách, gây nhiễu loạn trong việc quản lý khoa học (cũng không tránh khỏi thói quen nể cả nhau hay tiêu cực); độc giả như bị lừa khi mua những cuốn sách đó. Đó là sự huyễn hoặc bản thân, tự ?ođánh bóng? mình và cơ bản là thiếu tự trọng và trung thực! Xin mượn một đoạn trong bài viết Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy của Nguyễn Chí Bền trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 7-2002) để kết thúc bài viết này, đồng thời cũng cho thấy sự ?otự khẳng định mình? và ông Bền tự xếp loại mình như thế nào: ?Quá trình sưu tầm nghiên cứu những thành tố như tín ngưỡng, lễ hội, những thể loại ca dao, truyện cổ tích, những vùng văn hóa dân gian v.v... trong 100 năm qua đã được đánh giá, nhìn nhận một cách khá cặn kẽ, thấu đáo với các nhà khoa học như GS TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS TS Ngô Đức Thịnh, PGS TS Nguyễn Xuân Kính, PGS Ninh Viết Giao, PGS Chu Quang Trứ, TS Nguyễn Thị Huế, TS Lê Hồng Lý, TS Võ Quang Trọng, TS Nguyễn Chí Bền...?. Căn cứ vào liệt kê trên đây, xin được hỏi ông Nguyễn Chí Bền rằng phải chăng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đáng kính như Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Võ Quang Nhơn, Vũ Ngọc Phan... chắc chỉ được xếp hạng sau vị trí của ông, hay ông chỉ dành cho họ vinh dự được có mặt ở dấu ba chấm (...) trong danh sách ông liệt kê?
  2. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Cải tổ hệ thống nghiên cứu khoa học
    Trần Hữu Quang
    Nhìn chung, cho đến nay hầu như ai cũng đồng ý rằng nền khoa học của Việt Nam hiện nay quá mỏng manh và mờ nhạt. Năm 2006, ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học mới chỉ đạt 0,43 % tính trên tổng sản phẩm trong nước (số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN), trong khi tỷ lệ na?y ở Trung Quốc là 1,3 % vào năm 2005, còn ở Hàn Quốc là 2,64 % và Nhật 3,45 % vào năm 2003. Điều đáng nói là mức chi cho nghiên cứu ngoài ngân sách nhà nước (của các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân) có lẽ chưa chiếm tỷ lệ đáng kể bao nhiêu. Còn số người trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học cũng chỉ có trên dưới 40 ngàn người (khoảng 1/4 con số na?y ở TPHCM), tức rất thấp, chỉ bằng khoảng 0,05/100 người dân, trong khi con số na?y ở Hàn Quốc là 2,19 hay ở Mỹ 3,67 (năm 2003).
    Nói đến các nguyên nhân của tình trạng lạc hậu của nền khoa học, người ta có thể nghĩ tới yếu tố kinh tế (mức đầu tư quá thấp chẳng hạn), yếu tố trình độ hay phẩm chất của người nghiên cứu (mà nhiều người đã lên tiếng báo động), hoặc yếu tố quản lý. Một cuộc thăm dò của Sở KH&CN TPHCM cho biết có tới 98 % trong số 233 cán bộ khoa học được hỏi trả lời rằng cần đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động khoa học (SGGP, 17-3-2006, tr. 9). Ngày 5-9-2005, chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 115 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu công lập. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở những nguyên nhân ấy thì chúng tôi cho rằng vẫn chưa đụng chạm tới những chiều sâu gốc rễ của vấn đề. Bài na?y có ý định đề cập tới hoạt động nghiên cứu khoa học xét như là một định chế xã hội, và xét như là một dạng hoạt động đặc thù của tư duy.

    Nhà nước và khoa học
    Cũng tương tự như nhiều định chế xã hội khác (như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao hay truyền thông đại chúng), định chế khoa học cũng không thoát khỏi thân phận nạn nhân của hai căn bệnh : căn bệnh nhà nước hóa (hay hành chính hóa) xét về mặt tổ chức, và căn bệnh chính trị hóa xét về mặt tư tưởng, vốn là những di chứng của chế độ quản lý tập trung quan liêu xuất phát từ một mô hình chủ nghĩa xã hội sùng bái nhà nước mà chúng tôi đã có dịp phân tích (xem TBKTSG, 6-7-2006, tr. 14-15). Nguồn gốc của hai căn bệnh na?y xuất phát từ một não trạng mang nặng tiềm thức phong kiến cho rằng nhà nước và những người lãnh đạo là ?odân chi phụ mẫu? (cha mẹ của dân), do đó thuộc về một đẳng cấp cao hơn và đứng bên trên dân chúng. Hệ quả gần như tất yếu của não trạng na?y là thái độ độc quyền chân lý, không chấp nhận những ai nói khác với mình, và cho rằng mình có quyền nghĩ thay và quyết định thay cho người dân. Xét trong bối cảnh na?y, có thể nói mà không sợ quá đáng rằng khoa học thực ra cũng buộc phải coi nhà nước nếu không là ?ophụ mẫu? thì cũng là ?obảo mẫu? của mình !
    Hiện nay, thay vì chỉ cần xác định một số hướng nghiên cứu ưu tiên như các nước khác vẫn làm, thì chính nhà nước lại giành quyền xác định luôn đề tài. Hàng năm, Bộ KH&CN công bố danh sách các đề tài khoa học cấp nhà nước sẽ được ngân sách cấp kinh phí (năm 2006 có 95 đề tài). GS Hoàng Tụy bình luận về chuyện na?y như sau : ?oKhông nước nào thực hiện quản lý bằng cách cơ quan trung ương ban hành danh mục các đề tài cụ thể cần nghiên cứu trong từng ngành KH&CN rồi chọn người giao nhiệm vụ và cấp kinh phí thực hiện qua cơ chế đấu thầu hoặc tuyển trực tiếp? (TBKTSG, 18-1-2007, tr. 15). Ở cấp địa phương, tình hình cũng y hệt như thế, có khác chăng là danh mục đề tài do các sở KH&CN xác định và ban hành.
    Theo PGS Trần Đình Thiên, nền khoa học của Việt Nam hiện nay vẫn là ?omột nền khoa học bao cấp, vẫn tồn tại xin-cho, bộ chủ quản?, và nhà nước vẫn chưa thực sự đặt niềm tin vào các nhà khoa học. Tình trạng tập trung quan liêu na?y trong lĩnh vực khoa học khiến cho có người như GS Ngô Việt Trung đề nghị thậm chí cần từ bỏ khái niệm ?oquản lý khoa học?, vì ?ohiện nay ở Việt Nam có tình trạng nhiều cán bộ không phải là nhà khoa học lại đi hoạch định chính sách và điều phối các hoạt động khoa học? (xem TBKTSG, 18-1-2007, tr. 14).
    Chế độ quan liêu và độc quyền trong nghiên cứu khoa học dẫn đến những hậu quả tệ hại đáng xấu hổ, chẳng hạn như, theo GS Hoàng Tụy, ?ohiện tượng chạy dự án nghiên cứu để tăng thu nhập cũng xuất phát từ chế độ đãi ngộ cho giới khoa học hiện quá thấp? (Pháp luật TPHCM, 26-9-2005, tr. 3). Hay một hậu quả khác là ?onạn cai đầu dài?, theo lời GS Văn Tạo : ?oCần tránh nạn cai đầu dài trong quản lý khoa học, tránh việc chỉ giao chủ trì đề tài khoa học cho những người có cương vị chính quyền, có chức sắc, dầu họ không phải là chuyên gia đầu ngành? (Khoa học&Phát triển, 17-7-2003, tr. 3). Chính cơ chế làm việc chịu sự chi phối nặng nề của quyền lực và của óc quyền lực làm cho ?ocác giáo sư-nhà khoa học dễ đánh mất lòng trung thực, nhiều lúc muốn có việc sẽ phải nói dối, đôi lúc còn đượm chút ?~mafia?T?, theo lời GS Lê Huy Bá (Tuổi trẻ, 13-7-2005, tr. 1).
    Trở lại với mối quan hệ giữa định chế nhà nước với định chế khoa học, chúng tôi cho rằng những người lãnh đạo nhà nước đã không phân biệt chức năng của từng định chế, từ đó vô hình trung lẫn lộn và đồng hóa hai loại định chế khác nhau hoàn toàn na?y. Vì thế mới dẫn đến tình trạng ?onhà nước hóa? hay ?ohành chính hóa? các tổ chức khoa học như đã nói trên. Ở đây, cần nói rõ : nhà nước không có chức năng nghiên cứu hay làm khoa học, kể cả bộ hay các sở KH&CN, vì nhà nước là một định chế chính trị. Chính các viện nghiên cứu hay các trường đại học mới có chức năng na?y, vì đây là những tổ chức thuộc về định chế văn hóa và định chế giáo dục của một hệ thống xã hội. Chủ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học không thể và không bao giờ là nhà nước (mặc dù hoàn toàn có thể là của một viện nghiên cứu của nhà nước ; nhưng một viện nghiên cứu của nhà nước vẫn không phải là nhà nước), mà luôn luôn phải là nhà nghiên cứu. Nhà nước là người có thể đặt hàng một số đề tài nghiên cứu nào đó, hay thậm chí định ra một số hướng nghiên cứu ưu tiên kêu gọi các nhà khoa học tham gia, cung ứng tài chính cho các tổ chức nghiên cứu, nhưng nhà nước không thể tự mình tiến hành hoạt động nghiên cứu, mà cũng không có đủ thẩm quyền để thẩm định các đề tài nghiên cứu, đơn giản là vì nhà nước không phải là một tổ chức nghiên cứu, mà là một tổ chức chính trị mang những chức năng và nhiệm vụ khác hẳn. Lâu nay, chúng ta có thể thấy một số hiện tượng bộc lộ sự ngộ nhận không hề nhỏ na?y, chẳng hạn khi Bộ KH&CN trực tiếp giao đề tài cho nhà nghiên cứu, rồi cuối cùng xét nghiệm thu đề tài, hay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giành lấy quyền ra đề thi tuyển sinh hay cấp văn bằng tiến sĩ trong khi lý ra những việc na?y hoàn toàn thuộc thẩm quyền và nhiệm vụ của các trường đại học. Đây không chỉ là vấn đề không tin cậy vào các tổ chức cấp dưới, mà nghiêm trọng hơn là vấn đề lẫn lộn chức năng, hoặc nói như người Nam bộ là ?ođá lộn sân?, cũng giống y như trước đây lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng sản xuất-kinh doanh.
    Tính độc lập của người làm khoa học và quyền tự do tư tưởng
    Ai cũng biết một trong những điều kiện cốt tử của một nhà nghiên cứu là khả năng suy nghĩ độc lập và óc hoài nghi khoa học cũng như óc phê phán. Và để bảo đảm được điều na?y thì không gì khác hơn là phải tuyệt đối tôn trọng quyền tự do tư tưởng. Óc phê phán và môi trường thảo luận không làm gia tăng vốn kiến thức, nhưng lại là điều kiện tối cần thiết để kiểm nghiệm tri thức và kích thích óc sáng tạo. Và như nhà triết học Anh J. S. Mill từng viết, ?ocái tai họa khác thường của việc cấm đoán phát biểu một ý kiến chính là sự đánh cắp đối với loài người... [điều na?y] gây thiệt hại cho người bất đồng với ý kiến đó nhiều hơn là cho chính người có ý kiến đó? (On Liberty, 1859, chương 2) (xem thêm TBKTSG, 23-2-2006, tr. 16).
    Trên bình diện tư tưởng, nhiều ngành khoa học, nhất là các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhiều năm nay đã bị nhiễm căn bệnh ?ochính trị hóa? một cách nặng nề. Do chế độ ?obao cấp? về tư tưởng, nên nhà nghiên cứu gần như bị trói chặt trong cái vòng kim cô của những điều buộc phải chấp nhận như chân lý cũng như của những điều cấm kỵ mang tính giáo điều, từ đó hệ quả là buộc tự giới hạn lao động của mình vào công việc minh họa đến mức có người phải tự trào là ?oăn theo, nói leo? (Khoa học&Phát triển, 17-7-2003, tr. 3). Mọi nội dung nghiên cứu, mọi mục tiêu nghiên cứu đều phải qui về chính trị, phải được xem xét và phán đoán dưới quan điểm chính trị. Gần đây có người còn có sáng kiến hết sức kỳ quặc là định đưa cả việc chống tham nhũng vào trong nội dung giảng dạy ở các nhà trường ! Ngay cả môn triết học cũng không được giảng dạy và trình bày như một bộ môn khoa học, mà thường được diễn giải một cách máy móc theo quan điểm gọi là ?ochính trị? (xem thêm Tia sáng, 8-2006, tr. 18-19). Tình hình na?y dẫn đến chỗ làm tha hóa (hiểu theo nghĩa triết học, tức là không còn là mình nữa), hay nếu dùng một từ tượng hình hơn, làm ?ophân thân? người nghiên cứu ?" trong bụng nghĩ một đàng nhưng nói ra hay viết ra một nẻo. Sự tha hóa na?y không chỉ gây khổ sở cho nhà nghiên cứu, mà quan trọng hơn là còn gây thiệt thòi cho cả xã hội, vì khoa học đã không được ?otrọng dụng? như những lời tuyên bố trên diễn đàn. Điều na?y xảy ra không chỉ đối với giới khoa học xã hội, mà kể cả giới khoa học tự nhiên và công nghệ. Và trong thực tế, đây là một sự lãng phí chất xám không chỉ của giới nghiên cứu mà của cả xã hội một cách nghiêm trọng.
    Nếu nhà khoa học không tôn trọng tính khách quan, không mang tính độc lập và không dám phản biện, thì theo GS Lê Ngọc Trà, sẽ ?okhông ngăn cản được những quyết định thiếu sáng suốt có ảnh hưởng đến lợi ích chung? (Tia sáng, 16-9-2006). Tuy nhiên, trong thực tế, có ngăn cản được hay không lại là chuyện khác. Trả lời cho câu chất vấn của một nhà báo rằng ?onhà khoa học ở đâu ?? sau khi xảy ra những hậu quả xấu của việc xây đập và cống ở sông Ba Lai nhằm ?ongọt hóa? đoạn sông na?y, ông Trần Đức Khâm, nguyên phó viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy lợi, nói rằng ông đã từng lên tiếng cảnh báo về những điều bất hợp lý về mặt kinh tế-kỹ thuật cũng như những tác động xấu về mặt môi trường, nhưng không hề được lắng nghe và xem xét ý kiến (TBKTSG, 27-1-2005, tr. 4). Có lẽ cũng không khó để tìm được những thí dụ tương tự liên quan tới những dự án lớn của quốc gia như dự án xây các nhà máy xi măng lò đứng, các nhà máy đường, dự án xây hệ thống các cảng biển ở các tỉnh, hay dự án đắp đê bao ngăn ?olũ? ở đồng bằng sông Cửu Long. Và kể cũng lạ, có những dự án còn được khuyến cáo là chính phủ đã quyết định rồi, báo chí không nên hoặc không được lên tiếng nữa ! Báo chí mà còn không được lên tiếng thì còn chỗ đâu cho tiếng nói của nhà nghiên cứu, mặc dù những dự án ấy chẳng hề là chuyện quốc phòng hay bí mật quốc gia.
    Một trường hợp cũng khá điển hình là mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM đã yêu cầu các sở có liên quan tìm lại bộ bản đồ địa chất thủy văn và địa chất công trình vốn đã được các nhà khoa học thiết lập từ năm 1982 nhưng đến nay đã bị... thất lạc, nhằm phục vụ cho việc qui hoạch và xây dựng của thành phố (Người lao động, 7-11, 8-11 và 10-11-2007). Cốt nền phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của một thành phố lớn như TPHCM vẫn không được xác định trong mấy chục năm liền. Đấy chỉ là một vài trong vô vàn thí dụ cho thấy nhiều cơ quan nhà nước không những không quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu khoa học, mà còn không bận tâm ngay cả tới công việc quản lý của chính mình một cách khoa học !
    Tính độc lập tư duy của nhà nghiên cứu trong thực tế cần được hiểu là trước hết độc lập khỏi mọi áp lực chính trị và áp lực kinh tế. Bởi lẽ tính khách quan cần thiết trong hoạt động nghiên cứu khó lòng được đảm bảo một khi phải chịu những cưỡng chế nào đó về mặt chính trị hay phải chịu qụy lụy trước sức ép của đồng tiền. Cũng không thừa nếu nói thêm rằng gần đây có một xu hướng kỳ lạ là nhiều người thường có quan điểm duy kinh tế thô thiển khi bàn đến hoạt động nghiên cứu khoa học, làm như thể khoa học lúc nào cũng phải đẻ ra tiền ngay và cân đong đo đếm được, mà không phân biệt giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu triển khai, và cũng không ý thức rằng ngay nghiên cứu triển khai cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng đi đến thành công. Đã có lúc chính nhà nước cũng ban hành qui định phấn đấu ít nhất 90 % đề tài nghiên cứu được ứng dụng trong vòng sáu tháng sau khi nghiệm thu (SGGP, 13-6-2004, tr. 2). Và chính Bộ KH&CN cũng đề ra cơ chế ?ođấu thầu? đề tài nghiên cứu một cách máy móc, không khác gì một dự án xây dựng cầu đường !
    Hoạt động nghiên cứu khoa học có những qui tắc riêng của nó mà nhà nghiên cứu nào cũng phải tôn trọng và tuân thủ. Và xét cho cùng, theo lời GS Lê Ngọc Trà, ?osẽ không có một lập trình nào cho tương lai của khoa học ngoài sự lập trình của chính nó? (TBKTSG, 18-1-2007, tr. 14). Và nếu nhà khoa học có bướng bỉnh làm việc theo những qui tắc ấy, thì chắc hẳn không phải chỉ vì lợi ích của cá nhân người na?y hay lợi ích của bản thân nền khoa học, mà suy cho cùng là vì lợi ích của cả xã hội.
    Nếu khoa học là hoạt động tìm kiếm tri thức và sản xuất ra tri thức, thì đồng thời nó cũng có nhiệm vụ giúp cho xã hội có điều kiện tự nhìn lại mình, tự ý thức về mình, hay nói cách khác, giúp cho xã hội con người luôn luôn phản tỉnh. Công cuộc đổi mới đã có thành tựu là khôi phục được vai trò tiên phong của tầng lớp doanh nhân, nay đã đến lúc cần khôi phục và xây dựng lại một tầng lớp trí thức theo đúng nghĩa của từ na?y. Bởi lẽ, sức mạnh của một đất nước không thể chỉ dựa vào tiềm lực sản xuất ra của cải vật chất, mà còn là và trước hết là phải dựa trên tiềm lực của trí tuệ. Nhưng để làm được điều na?y, ngoài những thay đổi cần thiết về mặt định chế như đã nói trên, quyền tự do tư tưởng chỉ có thể trở thành hiện thực trong khuôn khổ của sự tự do ngôn luận và tự do báo chí. Không có con đường nào khác.
    TPHCM, ngày 12-11-2007
  3. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Bà viết của GS Tuy thực sự là bổ ích. Giá như những người lãnh đạo GD và KH hiểu và lắng nghe tiếng nói của GS thì hay biết mấy, sẽ tốt đẹp biết bao cho đất nước và thế hệ mai sau.
    Nhưng than ôi họ luôn du ngủ quần chúng nhân dân bằng những cái bánh vẽ theo kiểu: "năm 2020 Việt Nam sẽ có đại học nằm trong top 200", " Việt Nam sẽ có giải Nobel"... đại loại là như vậy. Bây giờ mình mới thấm thía tại sao bọn phương tây nó so sánh chính trị ngang với con đĩ
    Giáo dục và khoa học đứng trước thử thách hội nhập
    Hoàng Tụy

    Trong lúc sự thiếu nhân lực chất lượng cao đang là trở ngại chính cho phát triển, và khoa học, giáo dục đã trở thành lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của mọi đất nước muốn vươn lên trong cạnh tranh quốc tế ở thời đại kinh tế tri thức thì trong đội ngũ cán bộ khoa học đã được đào tạo mấy chục năm qua ở nước ta có đến 2/3 số tiến sĩ không làm khoa học mà làm quản lý.
    Suy nghĩ kỹ, thông tin ấy nói lên rất nhiều điều. Đáng lo hơn nữa là trong số 1/3 còn lại cũng chẳng có mấy người thật sự làm khoa học, mà số đông chỉ làm khoa học một cách hời hợt, bôi bác, vì rất nhiều sản phẩm của họ khó được chấp nhận là công trình khoa học theo cách hiểu thông thường trên quốc tế.
    Đánh giá đúng thực chất, có lẽ chỉ 15-20% số tiến sĩ có trình độ thật sự tương xứng với bằng cấp đó trên quốc tế. Và cũng chỉ 15-20% số GS, PGS có trình độ thật sự tương xứng với các chức vụ đó trên quốc tế. Còn lại không chỉ thấp mà có đến hơn 1/3 thấp đến tệ hại, nhiều người không đứng nổi trong phạm trù ?odạy đại học?, dù ở mức thấp. Rất nhiều tiến sĩ của ta trình độ không hơn gì cử nhân ở các nước, rất đông PGS của ta không so sánh nổi với trợ giảng mới ra của họ.
    Tôi nói điều đó với tinh thần trách nhiệm đầy đủ và tất cả sự kính trọng đối với số ít các bạn đồng nghiệp, già và trẻ, bất kể muôn vàn khó khăn, đã và đang lao động nghiêm túc và hết lòng vì tương lai nền giáo dục và khoa học của đất nước. Tình hình tồi tệ này không phải lỗi tại chúng ta, và tất cả chúng ta đều biết. Nhưng nhiều người cần biết lại chưa biết hay giả vờ chưa biết. Họ có mở tầm mắt nhìn ra thế giới bên ngoài đâu, họ có kể gì đến chuẩn mực đâu, cho nên họ không thể thấy hết sự nghiêm trọng. Nói ra thì chạm tự ái, có người ***g lộn lên, chẳng qua vì lâu nay họ được đối xử cao hơn quá nhiều giá trị thật, mà trong một xã hội đã quá quen lấy giả làm thật, cũng chẳng có gì lạ nếu nhiều người luôn có ảo tưởng về bản thân.
    Ở quê tôi ngày xưa, cục đất sét được nặn thành tượng thần, ai đi qua cũng cúi đầu, riết rồi cục đất cũng thành thiêng. Trong mỗi lĩnh vực khoa học, giáo dục của ta đều có những vị đã trở thành thiêng theo kiểu đó, nhờ được tung hứng lên rồi không mấy chốc trở thành chuyên gia đầu ngành, được trao trọng trách lãnh đạo, rồi cái mô hình ấy cứ truyền lại để được tiếp nối, như vậy làm sao khoa học, giáo dục phát triển lành mạnh được. Bên cạnh các hiện tượng đạo văn, ăn cắp học thuật, còn có những kiểu gian dối tinh vi hơn. Nước ta có hai cơ quạn vài năm nay được mang tên quốc tế là Viện Hàn lâm KHTN và CN, Viện Hàn lâm KHXH và NV, tuy chưa dám có viện sĩ, nhưng nhiều vị chức sắc khoa học đã điềm nhiên tự xưng viện sĩ mà không hề nói rõ Viện hàn lâm nào, y như thể họ là viện sĩ của Việt Nam. Cái nguy hại là khi danh và thực tách rời, thật giả lẫn lộn, thì liền theo đó là nhiều tài năng chân chính bị vùi dập, chưa kịp nở đã tàn. Chẳng hạn trong lúc ta có hàng nghìn GS, PGS hữu danh vô thực thì 3 năm sau khi đã mất biết bao thì giờ bàn thảo để chấn chỉnh cái gọi là Hội đống Chức danh GS PGS, chỉ mới cách đây vài hôm thôi, tôi được chứng kiến trường hợp một nhà toán học trẻ 36 tuổi, bảo vệ tiến sĩ ở một đại học Pháp cách đây 7 năm, làm trợ giảng và giảng viện đại học Qui Nhơn hơn 10 năm, trong vòng 8 năm đã có 15 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế rất có uy tín của ngành, có triển vọng trở thành một nhà toán học có tầm cỡ, cho nên hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cao của một PGS theo chuẩn mực quốc tế, nhưng ở VN lại bị gạt ra vì ... không đủ số điểm về nghiên cứu khoa học, tính theo cách cân, đo, đếm khoa học độc đáo của Hội đồng Chức danh GS, PGS đã ?ođổi mới?. Thật đau lòng và đáng phẫn nộ, tình hình dốt nát như thế kéo dài đã hàng chục năm, sẽ đẩy nền khoa học, giáo dục này đến vực thẳm nào. Nhiều vị giữ trọng trách vẫn rất mơ hồ, thậm chí hoàn toàn dửng dưng phó mặc cho nó tự xoay xở lấy, rồi lâu lâu lên tiếng hô hào ?ocủng cố, nâng cao, đẩy mạnh, phát triển, v.v.?. Một số trí thức, tài năng không xứng với tham vọng quyền chức, ra sức ru ngủ các vị để được tín nhiệm và thăng tiến đều đặn. Rốt cục, ở xứ sở chúng ta dường như chỉ có thùng rỗng mới kêu to và mới được nghe thấu. Nguyên nhân xem ra có lẽ vì nhiều vị chỉ thích vỗ cho các thùng rỗng ấy kêu ngày càng to, chứ đâu có quan tâm gì khác.
    Một số người tâm huyết với sự nghiệp khoa hoc và giáo dục của nước nhà nhận định hai lĩnh vực này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tôi nghĩ nhận định ấy không có gì quá đáng. Khủng hoảng chứ không phải chỉ là ?okhông thành công? như Cựu Thủ Tướng PVK đã nhìn nhận cách đây vài năm, dù việc nhìn nhận ấy đã là sự dũng cảm đáng kính trọng giữa lúc nhiều vị lãnh đạo cấp cao khác vẫn khăng khăng : ?othành tựu vĩ đại, thành tựu cơ bản? (tuy còn nhiều bất cập!)
    Thật ra, giáo dục và khoa học của ta không chỉ tụt hậu mà đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, hết sức ?okhông giống ai? và đó là nguồn gốc mọi vấp váp, khó khăn khi hội nhập nếu không kịp chấn chỉnh. Trong báo cáo khảo sát của đoàn Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ về một số đại học lớn của VN có nói rõ sự ?okhông giống ai ấy?. Của đáng tội, các quan chức phụ trách giáo dục, khoa học cũng luôn nói học tập các nước, và những chủ trương, chính sách ?osáng tạo? ấy cũng chẳng qua từ học lỏm mà ra, chỉ có điều học lỏm mà không tiêu hóa được lại cứ chủ quan cho mình giỏi hơn thiên hạ, hiểu sai, làm sai một cách ấu trĩ lố bịch, mà khó hiểu là thường chỉ sai theo hướng có lợi cho những nhóm lợi ích nào đó không trùng với lợi ích của đất nước, nên luôn là nguồn gốc phát sinh tiêu cực. Điển hình là du nhập sống sượng các quan niệm ?ogiáo dục là hàng hóa?, ?othị trường giáo dục?, ?othị trường khoa học? , để tiến tới ?ocổ phần hóa? các đại học công lập, khuyến khích kinh doanh giáo dục kiếm lời, cho đấu thầu, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, y như đấu thầu các công trình xây dựng, để rồi bỏ hàng đống tiền công quỹ vào những việc mà chỉ nghe đến cái tên đề tài nghiên cứu đã thấy ngượng và xót xa cho nền khoa học của đất nước. Hàng năm Bộ KH và CN trả lại Nhà Nước hàng trăm tỉ đồng trong ngân sách dành cho khoa học, trong khi nhiều người làm khoa học thiếu phương tiện nghiên cứu tối thiểu, lương không đủ sống, buộc phải tự cứu bằng những công việc khác rồi dần dần bỏ bê khoa học hoặc tìm cách ra nước ngoài kiếm sống. Quản lý khoa học kiểu đó là vì lợi ích của ai? Vì dân, bởi dân, do dân chăng? Nghịch lý trong xứ này là ít ai coi thường sự nghiệp giáo dục chân chính bằng một sô quan chức giáo dục, không ai coi rẻ chất xám sáng tạo khoa học bằng nhiều quan chức khoa học. Những việc mà ở các nước văn minh phải coi là scandal thì ở nước ta là thành tích để tuyên dương. Một đại học công thu được 27 tỉ đồng lợi nhuận qua học phí trong 3 năm thì hiệu trưởng được coi là xuất sắc. Cơ quan quản lý khoa học quốc gia để ối đọng ngân sách hàng trăm tỉ đồng rồi trả lại cho Nhà Nước, sau khi đã xài riêng cho trà nước, giấy bút, trong nội bộ cơ quan tính ra trong một tháng bằng cả tiền lương của 300 giáo sư (!), ấy thế mà, để xem, có lẽ rồi đây sẽ được kể là thành tích tiết kiệm cho Nhà Nước, có ý thức quý trọng ?otiền đổ mồ hôi sôi nước mắt của dân? nên chỉ dám tiêu xài thoải mái cho trà nước chứ không dám tiêu pha, dù chỉ dè sẻn, cho nghiên cứu khoa học là thứ mà theo các vị ấy, VN đã có quá đủ rồi, đã bội thực rồi!
    Qua nhiều vấp váp về giáo dục và khoa học, cảm nhận chung là tất cả khó khăn dường như phát sinh từ một mối: đường lối lãnh đạo sai lầm trong hai lĩnh vực này. Trong khi quan niệm ?ogiáo dục là hàng hóa? đang được quảng cáo một cách ngây thơ và thô bạo, lại nấp dưới những mỹ từ ?odân chủ?, ?ođổi mới?, v.v. , để tàn phá giáo dục không thương tiếc, thì trong khoa học cũng đang thắng thế xu hướng biến khoa học thành ngành kinh doanh tệ hại, với các kiểu làm như đấu thầu, nghiệm thu, v.v... không tính gì đến đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học. Suy cho cùng, cũng chỉ là vấn đề tâm với tầm, nhưng phải chăng thiếu tâm cho nên mới không đủ tầm, và nếu thiếu cả tâm lẫn tầm mà quản lý các ngành trí tuệ thì thất bại khi hội nhập sâu vào thế giới văn minh ngày nay là điều khó tránh khỏi, mặc dù thời cơ đang hết sức thuận lợi cho đất nước.
  4. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Wellcome home !!!! biết rồi khổ lắm nói mãi lương thấp he he nhưng quan trọng hơn là môi trường làm việc. Chỉ có hai cách một chịu đựng hai bỏ đi tìm sự tự do được sống với chính mình
    Vietnam''s Half-Hearted Welcome Home
    Scholars return to find universities resist their ideas or pay too little
    By MARTHA ANN OVERLAND
    Hanoi, Vietnam
    When Vu Huu Hieu picked up his bags and headed abroad to earn a master''s degree in chemistry, he joined the thousands of Vietnamese seeking advanced training unavailable in their own country. With plans to come home to teach and do research, Mr. Hieu thought that ?" in a country desperate to
    modernize its universities and retool its industries ?" his future was set.
    After returning to Vietnam in 2005 and spending a frustrating year as a university professor and government scientist, Mr. Hieu is once again carrying bags. Yet this time, they are not his own. Fed up with academic life, Mr. Hieu left his job, borrowed money from friends, and opened a small hotel in the heart of Hanoi''s Old Quarter. Today he registers guests, hands out room keys, organizes city tours, and, if needed, carries the luggage.
    With Vietnam''s economy booming, the hotel business is very good. As a constant parade of foreign tourists stroll through the lobby, Mr. Hieu says he now earns "20 times" the $70 a month he was paid as a researcher. But this is hardly the job for which he trained for so many years.
    "I wanted to be a professor," says Mr. Hieu, who studied at the Asian Institute of Technology in Thailand and later taught part time at the Hanoi University of Technology. "I wanted to come back to work and make some changes."
    At least in running the Rising Dragon, Mr. Hieu''s efforts matter and his time is rewarded. His workday as a research scientist with the Vietnam Research Institute of Pulp and Paper Industry was largely eight hours of drinking tea and playing table tennis, interrupted by lunch.
    "Some departments had modern lab equipment, but the way people think is old," says Mr. Hieu. Senior scientists, trained in the former Soviet Union and comfy in their state jobs, weren''t interested in the results of the staff''s research or applying those results to industry. He says that would have required unnecessary risk taking.
    "They didn''t say no," Mr. Hieu says of his bosses. "They just put [the research] inside the drawer."
    Twenty years ago, Vietnam''s closed-door policy meant its students were restricted to the former Sovietbloc countries. Today they study all over the world ?" about 6,000 are in the United States alone. In many cases, their tuition and living expenses are paid by foreign governments and private charitable organizations. Fulbright, the Ford Foundation, and others are all trying to raise the level of scholarship
    in Vietnam.
    Yet upon their return, many academics are asking what they are coming back to.
    Those who come home after their studies ?" and nearly all do ?" are frustrated that what they learned is either of little interest to their departments or considered possibly dangerous by their universities. Suspicious administrators have even used closed-circuit television to monitor the lectures of newly
    returned professors.
    Academics also say they simply can''t live on what the average professor earns ?" about $100 per month ?" and have to take second and third jobs.
    Many complain that their skills are being wasted. One master''s degree holder was assigned by her university to operate the copy machine and make tea. Though all the returning academics interviewed for this article said they had come back to teach, which holds great honor in Vietnamese society, all had
    left the university or said they would leave if they could.
    Thanh Tu Vu lasted only a few months in academe after his return to Hanoi in 2005. Mr. Vu spent two years at Syracuse University on a Fulbright scholarship, earning a master''s degree in international relations and developing an appreciation for American barbecue. He also did an internship on Capitol Hill, giving him the kind of insight he believed would be valued when he returned to the Institute for International Relations in Hanoi.
    "They put me back in the English department," says Mr. Vu with thinly veiled contempt. He went from engaging in public-policy debates with Maxwell School faculty members to conjugating verbs ?" aletdown Mr. Vu describes as akin to "being swatted like a fly." He eventually quit his job and is now chief representative for the US-Asean Businesss Council in Hanoi.
    Returning to Vietnam last year with a graduate degree in applied linguistics from Georgia State University, Giang Dang H. actually wanted to teach English. Yet the small provincial college where he works has been hard pressed to use his expertise.
    "The curriculum has been in place for 15 years," says Mr. Dang, a lecturer at Lang Son Teachers'' Training College in northern Vietnam. "And the way we teach is not relevant at all. I have had some talks with the dean but so far nothing has changed. I feel like my ideas have no influence. As we say, one hand cannot cover the sun."
    Mr. Dang had hoped to transfer to a university in Hanoi where his skills might be put to better use. But the provincial people''s committee ?" they approve these decisions, not the university ?" rejected his request. "You know, we are in the old system," he says. "We cannot go freely."
    With his parents, a wife, and two children *****pport, Mr. Dang says he doesn''t yet have the courage to give up the security of a government job. Nor can he possibly live on his $120 monthly salary. So like most professors, he tutors outside class.
    "There''s an old Soviet saying," he says. "They pretend to pay us, and we pretend to work."
    Eating Their Own
    James H. Cobbe, a Fulbright scholar teaching at the University of Danang, has watched newly returned academics get slowly devoured by the system. Those who conduct research must use their own money. Those who teach are not only hamstrung by the government-prescribed curriculum, he says, but are also
    at the mercy of department heads who don''t always want to see their subordinates succeed.
    "My impression is that MOET," as everyone calls the Ministry of Education and Training, "is interested in university reform," says Mr. Cobbe, a professor of economics from Florida State University. "They just don''t know the details."
    None of this is news to Pham Sy Tien, a former senior education-ministry official, who administers the government''s Overseas Scholarship Program. He shakes his head, acknowledging the litany of complaints lobbed at the university system.
    "The quality of higher education is low," concedes Mr. Tien. "And one of the reasons is the quality of faculty members."
    Reforms have been proposed but most die slow deaths, buried in paperwork and political infighting. Mr. Tien believes that one of the best ways to raise teaching standards, encourage new thinking, and speed reform is to send people overseas.
    The ministry of education recently set a target of sending 10,000 academics abroad to get their doctorates by the year 2020, paid for by the government. The scholarships are specifically for junior faculty members and are designed to raise the level of scholarship and teaching within Vietnam''s
    universities.
    "Training faculty members is now a national priority," says Mr. Tien.
    Of course, with a price tag of roughly $100,000 for each Ph.D., the scholarships come with strings attached. Academics must return to their universities and serve three times as long as than they studied abroad. While Mr. Tien acknowledges that they will face hurdles, the payoff will come when a critical
    mass of highly trained academics returns to Vietnam.
    ''Don''t Expect Total Change''
    Tu Anh Vu, who is in the United States working toward her Ph.D. in anthropology on a government scholarship, is part of a wave of indigenous talent preparing to return to Vietnam. She can hardly wait. Ms. Vu, president of the University of Hawaii''s Vietnamese Student Association, is dazzled by what she
    says are her country''s limitless possibilities.
    Because the field of anthropology is new to Vietnamese universities, Ms. Vu believes she''ll be able to influence how it is studied and how it is taught. She is already translating an American anthropology textbook into Vietnamese and plans to write her own.
    *****pplement the low teaching salary, she envisions creating an online course in Vietnamese studies for American students, as well as building a theme park to showcase tra***ional cultures.
    Ms. Vu says she has been warned about professional jealousies and cumbersome restrictions that face returning academics. She comes from a family of professors, who have urged her to be more realistic.
    "My father always tells me, ''Don''t expect total change,''" says Ms. Vu. "But we have the knowledge and the power, and we need to sell ourselves. We can be more proactive. Don''t expect someone to hand it to you."
    Stopping the Bleeding
    Tran Van Hai is far more skeptical. He doesn''t want any special consideration, but if he comes back to Vietnam, he does need to be able to earn a living.
    Mr. Hai left Vietnam for the United States not long after the end of the war. He earned a Ph.D. in computer science and has risen through the ranks at the Government Accountability Office. He is also an adjunct professor at George Washington University. Like many Vietnamese, he dreams of coming
    home.
    The Vietnamese government would love him to do so and often makes public pleas to professionals like Mr. Hai to resettle in Vietnam and teach. But with a son in college and a mortgage, Mr. Hai can''t take a job that pays $100 a month. And if they are wanted so badly, asks Mr. Hai, why is it that most overseas Vietnamese still cannot buy property?
    Their greatest fear, however, is that their skills will be wasted.
    "If indigenous talent isn''t being used properly, then there is no reason for us to come back," Mr. Hai says. "Do you think Vietnam is ready for us? I don''t think so. Not without concrete, substantive programs."
    Mr. Vu, the young scholar who left academe shortly after returning to Vietnam, cautions against putting the onus of change solely on the government. Policies do have to change, he says, but to blame the problems on the government is too simplistic.
    "It all comes down to individual decisions," says Mr. Vu. "And as long as [the old guard] are still there, nothing changes. It was that way in 2005 and it is that way now," he says "If you think people will come back to teach, I beg to differ."
    http://chronicle.com
    Section: International
    Volume 54, Issue 33, Page A1
    Bài tiếng việt: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/04/780057/
  5. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Nice post and welcome back!
    Tác giả, với cái nhìn của người ngoài cuộc, chỉ nói được điều mà ai cũng biết rồi mà thôi.
  6. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu rồi ko thấy bác chủ topic viết bài nhỉ?
  7. thaoph

    thaoph Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Chưa biết có liên quan gì đến động đất không?
    Thứ Tư, 21/05/2008 - 4:57 PM
    Những vết nứt ?okhông đáy? ở Hòa Bình
    Vết nứt chạy dọc đồi ở xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu.
    Từ tháng 3/2008, trên các quả đồi, sườn núi thuộc các xã Nam Phong, Phúc Sạn, Tân Mai của tỉnh Hòa Bình bắt đầu xuất hiện những vết nứt lớn, có chỗ nứt dài hơn 1km, rộng gần 2km và không nhìn thấy đáy.
    Người dân ở đây cho biết, khi sụt đất, họ đều có cảm giác mặt đất rung chuyển rất mạnh, hẫng người như đang bị rơi.
    Đã có rất nhiều nhà dân nghiêng sụt do chấn động như nhà anh Bùi Văn Ninh, nhà chị Đào ở Nam Phong. Anh Ninh kể lại: Cả gia đình anh đang ngủ say bỗng nền nhà rung chuyển. Anh phát hiện gạch dưới nền vỡ toác và tụt xuống. Nghĩ là có động đất, anh vội đánh thức cả gia đình dậy, bỏ chạy ra khỏi nhà trong tâm trạng bấn loạn.
    Bà Cù Việt Hà - Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ Hoà Bình - cho biết: Tại các khu vực trên, đất phong hoá núi lửa phủ dày nên làm gia tăng cường độ và tần suất xảy ra tai biến sụt trượt, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người dân. Viện Địa chất cũng đã có cảnh báo với lãnh đạo tỉnh Hoà Bình rằng biện pháp an toàn nhất lúc này là di chuyển người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
    Vừa qua, hơn 200 hộ dân ở huyện Mai Châu, Cao Phong đã làm đơn gửi chính quyền địa phương với mong muốn được tạo điều kiện chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống, tránh xa khu vực nguy hiểm.
    Ngày 20/5, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình - cho biết: Ông đã có chỉ đạo yêu cầu các cấp chính quyền, đơn vị chức năng phải nhanh chóng đưa người dân trong vùng xung yếu ở các xã Phúc Sạn, Tân Mai huyện Mai Châu ra khỏi vùng nguy hiểm. Lãnh đạo UBND tỉnh Hoà Bình cũng đã vào làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai, đề xuất cho người dân tại các vùng bị lún sụt đồi núi vào tỉnh này làm ăn kinh tế
    http://dantri.com.vn/Sukien/hung-vet-nut-khong-day-o-Hoa-Binh/2008/5/233437.vip
  8. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Lâu không vào phò rủm chơi tự nhiên thấy bài này trên báo đọc quá hay: tiếc rằng ít ai có trách nhiệm chịu nghe quan trọng hơn chịu hành động
    Hứa sẽ có trường ĐH lọt vào top này top khác của thế giới mà không thấy nói ra giải pháp gì thì chẳng khác nào ta đi vay niềm tin của công chúng mà không hề có thế chấp
    reference: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/10/807104/
  9. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Dạo này nhiều bài viết rất hay về chủ đề "chửi khoa học Việt Nam", hi vọng là người có trách nhiệm nghe và hành động: Muộn lắm rồi!!!!
    Mổ xẻ sự yếu kém của khoa học Việt Nam: http://www3.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/10/810341/
    Khoa học VN: Cần thẳng thắn nhìn nhận vị thế yếu kém:
    http://www3.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/10/810388/
    Cám ơn TS. Chính
  10. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Đến chính tả còn viết không đúng thì biết gì mà bàn luận khoa học, bó tay

Chia sẻ trang này