1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận về bài báo khoa học

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi thuytrang_khmt, 28/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuytrang_khmt

    thuytrang_khmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bàn luận về bài báo khoa học

    NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP GIẤY

    BẰNG CÔNG NGHỆ CHẢY NGƯỢC QUA LỚP BÙN YẾM KHÍ (UASB)



    Chu Anh Đào, Ngô Huy Du, Trần Hồng Công1

    Đại học Khoa học tự nhiên



    Summary

    Wastewater of the paper industries have a high organic pollutant concentrations so suitable treatment processes are biological treatment processes. In this section we study on the biological treatment of condenser of wastewater of the paper industries in Upflow Anaerobic Slude-Blanket reactor (UASB). This treatment processes can reduce COD by more 80% and volume loading rate of 15g COD/l.d.

    Công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp cần thiết nhất song cũng tiêu hao nhiều tài nguyên nhất, đặc biệt là về rừng và nước, vấn đề xử lý, bảo vệ môi trường luôn đi cùng với sự phát triển bền vững của ngành. Trước khả năng tăng trưởng vượt bậc của ngành giấy Việt nam, để góp phần giúp các cơ quan chức năng định hướng trong việc lựa chọn các công nghệ xử lý để bảo vệ môi trường chúng tôi muốn đưa ra một hướng công nghệ xử lý nước thải mới đó là công nghệ xử lý chảy ngược qua lớp bùn yếm khí (UASB) - Đây là một công nghệ xử lý chịu được tải COD rất lớn và thích hợp với nước thải các nhà máy giấy.

    GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY

    Công nghệ sản xuất giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước. Tùy theo từng công nghệ và sản phẩm mà lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy dao động từ 200 đến 500 m3 nước. Nước được dùng trong các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản xuất hơi nước. Có thể tóm tắt quá trình sản xuất giấy và các nguồn thải theo sơ đồ hình 1 .

    Như vậy trong quá trình sản xuất giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là lượng nước thải ra, trong đó những yếu tố gây ô nhiễm chính đó là:

    - pH cao do kiềm dư gây ra là chính.

    - Thông số cảm quan (màu đen, mùi, bọt) chủ yếu là do dẫn xuất của lignin gây ra là chính.

    - Cặn lơ lửng (do bột giấy và các chất độn như cao lin gây ra).

    - COD & BOD do các chất hữu cơ hòa tan gây ra là chính, các chất hữu cơ ở đây là lignin và các dẫn xuất của lignin, các loại đường phân tử cao và một lượng nhỏ các hợp chất có nguồn gốc sinh học khác, trong trường hợp dùng clo để tẩy trắng có thêm dẫn xuất hữu cơ có chứa clo khác.



    Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất và các nguồn nước thải của quá trình sản xuất giấy

    GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ CHẢY NGƯỢC QUA LỚP BÙN YẾM KHÍ

    Hình 2 chỉ ra sơ đồ chi tiết thiết bị UASB. Trong thiết bị này thì nước thải thô được bơm từ phía dưới của thiết bị qua lớp đệm bùn (gồm các sinh khối dạng hạt) [1,2] . Sự xử lý xảy ra khi nước thải đến và tiếp xúc với các hạt sinh khối và sau đó đi ra khỏi thiết bị từ phía trên của thiết bị. Trong suốt quá trình này thì sinh khối với đặc tính lắng cao sẽ được duy trì trong thiết bị. Một trong những bộ phận quan trọng của thiết bị UASB đó là bộ phận tách khí - lỏng - rắn ở phía trên của thiết bị. Trong quá trình xử lý nước thải, lượng khí tạo ra chủ yếu là CH4 và CO2 tạo nên sự lưu thông bên trong giúp cho việc duy trì và tạo ra hạt sinh học. Các bọt khí tự do và các hạt khi thoát lên tới đỉnh của bể tách khỏi các hạt rắn và đi vào thiết bị thu khí. Dịch lỏng chứa một số chất còn lại và hạt sinh học chuyển vào ngăn lắng, ở đó chất rắn được tách khỏi chất lỏng và quay trở lại lớp đệm bùn, nước thải sau đó được thải ra ngoài ở phía trên của thiết bị.



    Hình 2. Sư đồ thiết bị phản ứng UASB trong phòng thí nghiệm

    THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

    Để tiến hành thử nghiệm công nghệ UASB, chúng tôi tiến hành đối với nước thải dịch ngưng của công ty giấy Bãi Bằng Đây là loại nước thải được tạo thành từ công đoạn nấu nguyên liệu và một phần lớn được sinh ra trong giai đoạn chưng bốc.

    Thành phần các hợp chất trong dịch ngưng được tóm tắt trong bảng 1.

    Bảng 1. Thành phần các hợp chất trong dịch ngưng

    Thông số Giá trị trung bình Thông số Giá trị trung bình
    pH 7,8 - 9,2 Mn, mg/l 0,195
    COD, mg/l 3000 - 15000 Cu, mg/l 0,018
    BOD5, mg/l 1800 - 8800 Ni, mg/l 0,074
    N tổng, mg/l 4,2 Zn, mg/l 0,096
    P tổng, mg/l KPHD Na, mg/l 8,22
    Fe, mg/l 0,290 K, mg/l 1,94



    Như vậy trong nước thải dịch ngưng hàm lượng COD và BOD5 rất cao và chỉ số BOD5/COD < 0,55 vì vậy phải tiến hành xử lý yếm khí kết hợp với hiếu khí [3,4].

    Quá trình thử nghiệm công nghệ được tiến hành như sau:

    Nạp bùn hạt vào hệ thống với thể tích bằng 25% thể tích thiết bị phản ứng, pha loãng COD đầu vào bằng nước máy sao cho COD đầu vào ~ 500mg/l, dùng H2SO4 đưa PH ~ 7 để tránh hiện tượng sốc cho vi sinh vật [5]. COD được tăng dần lên ~ 4500 mg/l. Trong suất quá trình hoạt động hệ thống thì dinh dưỡng được thêm vào với tỷ lệ là BOD5: N: P = 100: 3: 0,5 [6]. Khi hệ thống hoạt động một cách tương đối ổn định chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến quá trình xử lý bằng cách cho từ từ lượng NaHCO3 1M vào nước thải đầu vào, chúng tôi thu được kết quả như hình 3 .



    Hình 3. Ảnh hưởng của ph đến hiệu suất xử lý và sự tạo khí

    Sau khi thiết lập được điều kiện ph tối ưu cho quá trình xử lý (6,8 - 7,2) chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lưu đến quá trình xử lý, thu được kết quả như hình 4a và 4b.






    Hình 4a. Ảnh hưởng của thời gian lưu đến sự tạo khí
    Hình 4b. Ảnh hưởng của thời gian lưu đến hiệu suất xử lý


    Giữ nguyên pH và thời gian lưu thích hợp chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

    Ảnh hưởng của tải trọng thể tích đến hiệu suất quá trình xử lý, chúng tôi thu được kết quả như hình 5.



    Hình 5. Ảnh hưởng của tải trọng thể tích đến hiệu suất xử lý và sự tạo khí.

    THẢO LUẬN

    Theo kết quả nghiên cứu phần trên, chúng tôi thấy rằng tại giá trị ph thấp sẽ không thích hợp cho sự tăng trưởng của vi khuẩn me tan dẫn đến hiệu suất xử lý cũng như lượng khí thu được thấp. Giá trị ph thích hợp cho hiệu suất xử lý cũng như lượng khí thu được cao nhất nằm trong khoảng 6,8 - 7,2. Để duy trì được ph nằm xung quanh điều kiện trung tính chúng tôi phải cung cấp thêm dung dịch đệm, dung dịch đệm được chọn ở đây là dung dịch NAHCO3, lượng NAHCO3 thêm vào để duy trì ph xung quanh giá trị 7 là 25-30 mL NAHCO3 1 M trong 1 lít dung dịch nước thải đầu vào.

    Thời gian lưu của nước cũng là thông số rất quan trọng, trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng ờ giá trị thời gian lưu là 16 giờ cho hiệu suất xử lý cao (lên tới 88,2%), ở thời gian lưu 12 giờ cho hiệu suất xử lý là 83,6% và tiếp tục giảm thời gian lưu xuống còn 8 giờ thì hiệu suất xử lý giảm hẳn (~70%). Từ các kết quả thực nghiệm phần trên chúng tôi chọn thời gian lưu thích hợp cho quá trình xử lý là 12 giờ vì Ở thời gian lưu 16 giờ tuy cho hiệu suất xử lý cao nhưng theo tính toán nếu để nước lưu lại quá lâu sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế.

    Tải trọng thể tích là một thông số quan trọng, nó quyết định sức chịu tải của thiết bị. Nhìn vào đồ thị trên hình 5, chúng tôi nhận thấy rằng ở khoảng tải trọng (1-3 gCOD/l.ng) cho hiệu suất xử lý lên tới gần 95%, ở tải trọng 15 gCOD/l.ng cho hiệu suất xử lý ~82% (ứng với COD vào là 7500mg/l, COD ra ~1500mg/l), đối với tải trọng này thì chỉ số COD đầu ra có thể chấp nhận được đối với quá trình xử lý hiếu khí tiếp theo. Còn đối với việc xử lý ở tải trọng 18 - 20 gCOD/l.ng, hiệu suất xử lý giảm từ 75% xuống 60,4% (Giá trị COD đầu ra là ~2300 mg/l - 4000 mg/l).

    Như vậy là sức tải của thiết bị UASB là cao đối với việc xử lý nước thải công nghiệp giấy.

    KẾT LUẬN

    Đã phân tích được thành phần các hợp chất trong dịch ngưng của công ty giấy Bãi bằng

    Đã tiến hành nghiên cứu xử lý bằng công nghệ chảy ngược qua lớp bùn yếm khí và tìm ra được các điều kiện tối ưu cho qua trình xử lý: pH nằm trong khoảng 6,8 - 7,2, thời gian lưu là 12 giờ, tải trọng thể tích là 15gCOD/l.ng, hiệu suất xử lý đạt 80%.

    Phương pháp này cho hiệu suất xử lý và hiệu quả kinh tế cao, có tính khả thi đối với các nhà máy giấy, tuy nhiên đây mới là bước xử lý đầu tiên, muốn xử lý nước thải một cách triệt để cần phải kết hợp một cách hợp lý phương pháp yếm khí với các phương pháp xử lý khác.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, Đặng Đức Trạch, Dương Đức Tiến. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Tập 1, NXB KH & KT, Hà nội 1992.

    2. Alibhai, K. R. K and C. F Forster. An examination of the granulation process in UASB reacter. Environ. Technol. Lett., 7, 1986. p193 - p200.

    3. Mc Carty, P. L. Anaerobic waste treatment fundamentals: Partl - Chemistry and microbiology. Public Works 1964. p107-p112.

    4. Mc Carty, P. L. Anaerobic waste treatment fundamentals: Partl - Chemistry and microbiology. Public Works 1964. p107-p112.

    5. Habets, L. H and J. H Knelissen. Application of UASB- reactor for anaerobic Treatment of paper and Board mill Effluent Procceding of EWPCA, Amsterdam 1996 . p 154 - p 160. .

    6. Lettinga, G., Van Velsen, L., De Zeeuw, W., and S. W Hobma. The application of an aerobic digestion to industrial pollution treatment. In Anaerobic digestion. 1980, p167 - p186.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Mình ghép bài của bạn Thuỳ Trang vào đây. Bạn không nên gửi spam lộn xộn nữa nhé
    NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH THU HỒI BỘT TRONG
    NƯỚC THẢI XEOTẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GIẤY
    PGS.TS ĐẶNG KIM CHI,
    ThS. NGUYỄN THÚY NGA,
    KS. ĐỖ KHẮC UẨN
    Viện Khoa học và Công nghệ môi trường
    Năm 2002, Viện Khoa học v. Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa H. Nội đă thực hiện một đề t.i khoa học về " Hoàn thiện mô hình xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở sản xuất tại các làng nghề thuộc tỉnh Bắc Ninh và Hà Tây" với mục tiêu tiến hành thực nghiệm và hoàn thiện các mô hình trình diễn xử lý chất thải cho 3 làng nghề. Một trong ba mô hình thử nghiệm và trình diễn là xây dựng hệ thống tuyển nổi tách bột giấy trong nước thải tại cơ sở tái chế giấy Bình Minh nhằm giảm thiểu và xử lý ô nhiễm do nước thải gây ra bằng giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật của cơ sở. Đề t.i đă được nghiệm thu v. đánh giá cao về kết quả đạt được v. khả năng áp dụng rộng răi của các mô hình thử nghiệm.
    Ngành giấy nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Việc h>nh thành các nhà máy giấy công suất lớn với quy mô hiện đại được coi như một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường ở giai đoạn mới.
    Bên cạnh đó phải kể đến vai tr^ của các cơ sở sản xuất giấy tái chế quy mô vừa và nhỏ (công suất dưới 5.000 tấn/năm). Các cơ sở sản xuất loại này trong cả nước có đến số trăm, với tổng công suất trTn trăm ngh>n tấn một năm, phân bố hầu hết ở các tỉnh v. thành phố trong cả nước, tập trung nhiều ở Bắc Giang - Bắc Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và có vai trò nhất định trong nền kinh tế.
    Nói riêng tại hai làng nghề tái chế giấy Dương Ổ và Phú Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh đã có tới 350 cơ sở sản xuất giấy tái chế với tổng công suất lên tới 30.000 tấn/năm. Trong đó xă Phú Lâm tuy chỉ có 13 hộ sản xuất nhưng công suất chiếm khoảng 10.000 tấn/năm.
    Với nhiều loại hình sản phẩm phong phú, đa dạng, với hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, các cơ sở tái chế giấy kiểu này đã tạo ra một lượng lớn hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho bà con, góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
    Tuy nhiên, hiện tại các cơ sở sản xuất loại này, với thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ công nghệ còn thấp, lao động giản đơn, chưa được đ.o tạo đầy đủ cơ bản, chủ yếu dựa v.o kinh nghiệm nên hiệu quả sản xuất thường không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng v. nguyên liệu. Tất cả các hạn chế này một mặt khiến giá thành sản phẩm tăng lên, mặt khác tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường và sức khỏe con người.
    1. Sơ lược về cơ sở sản xuất giấy Bình Minh
    Cơ sở sản xuất giấy Bình Minh là một trong 13 cơ sở tái chế giấy khu vực xóm Hạ Giang, thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. So với các cơ sở khác, Bình Minh là cơ sở tái chế giấy khá lớn với công suất trung bình là 4,2 tấn một ngày (xem bảng 1).
    Bảng 1. Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn giấytại cơ sở giấy Bình Minh
    Tên
    Lượng
    Giấy vụn, tre, nứa...
    Xút
    Nhựa thông
    Phèn
    Phẩm màu
    Than
    Điện năng
    Nước
    1.200 - 1.300 kg
    5 - 6 kg
    30 - 40 kg
    40 - 50 kg
    5 - 7 kg
    500 kg
    287,3 kWh
    70 m3
    Sau khi khảo sát hiện trạng nhà máy kết hợp với kết quả kiểm toán có thể rút ra một số nhận xét về thực trạng sử dụng nước tại cơ sở như sau:
    - Lượng nước thải tính trên 1 tấn sản phẩm khoảng 70 - 80 m3.
    - Cơ sở chủ yếu sản xuất giấy tái sinh, công đoạn nấu chỉ được thực hiện khi cơ sở cần phối trộn bột nấu để sản xuất giấy mặt 1, hơn nữa cơ sở hiện cũng đă có ý thức tuần hoàn được một phần dịch đen để ngâm bảo quản tre nứa, do đó lượng dịch đen thải ra môi trường l. không đáng kể.
    - Máy nghiền bột là máy nghiền Hà Lan kiểu cũ, cho giấy thải trực tiếp vào nghiền, không qua giai đoạn ngâm, tạo th.nh một lượng lớn bột mịn dễ thất thoát theo nước thải.
    - Hiện tại cơ sở đă tuần hoàn được khoảng 60% nước trắng dưới lưới cho công đoạn pha loăng. Tuy nhiên lượng nước trắng dư thừa bị thải bỏ ra cống không có hệ thống thu hồi và xử lý thích hợp nên gây thất thoát một lượng bột mịn đáng kể.
    - Kết quả đo đạc chất lượng nước thải sau máy xeo của cơ sở cho thấy h.m lượng SS dao động trong khoảng 400 - 600 mg/l. Mỗi ng.y lượng nước thải sau máy xeo ước tính khoảng 300 m3. Như vậy tính bình quân một ngày lượng bột mịn bị thất thoát ra ngoài môi trường khoảng 150 kg. Như vậy bình quân hàng tháng có xấp xỉ 4 tấn bột mịn bị thải bỏ lãng phí và một năm là 50 tấn. Con số này mới chỉ tính riêng cho cơ sở giấy Bình Minh đã đủ thấy mức độ nghiTm trọng cho môi trường. Tuy nhiên lượng nước thải và bột thất thoát này có thể được tuần hoàn và tái sử dụng. Vấn đề là cần tìm ra giải pháp có thể tận thu lượng xơ sợi bị thất thoát giảm tải lượng chất gây ô nhiễm ra môi trường.
    2. Nghiên cứu phương pháp tuyển nổi thu hồi bột trong nước thải công đoạn xeo cơ sở sản xuất giấy B>nh Minh
    Một điều dễ nhận thấy l. quá trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất của làng nghề là không liên tục, sản xuất cầm chừng theo đơn đặt h.ng; hơn nữa các mặt hàng được sản xuất lại thay đổi liTn tục theo nhu cầu thị trường, nên một điều chắc chắn là lưu lượng nước thải cũng như thành phần và đặc tính của nước thải (nồng độ SS, kích thước hạt bột, lưu lượng nước thải) cũng thay đổi liTn tục.
    Như vậy, việc lựa chọn giải pháp xử lý nào cũng phải đáp ứng được các yTu cầu sau: đơn giản thuận tiện trong vận h.nh, tránh phải sử dụng hóa chất (nếu có thì chỉ là một lượng nhỏ, giá thành rẻ), hiệu suất thu hồi bột phải cao, và đặc biệt hệ thống xử lý phải có tính linh hoạt cao, tức là nó vẫn phải vận hành có hiệu quả kể cả đối với những thay đổi rất lớn về th.nh phần cũng như lưu lượng của nước thải.
    Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi
    Thực chất của quá trình thu hồi bột là quá trình phân loại và thu hồi các chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Thông thường có ba cách để phân loại v. thu hồi các chất rắn lơ lửng là lắng, lọc và tuyển nổi.
    * Về chất lượng bùn và nước thải sau xử lý
    - Quá trình tuyển nổi thích hợp hơn quá trình lắng bởi tuyển nổi có thể tách các hạt có kích thước rất nhỏ tới 10mm. Hơn nữa, hiệu suất phân loại của quá trình tuyển nổi thường rất cao (>90%) .
    - Do quá trình tuyển nổi là quá trình bão hòa khí, nên nước thải sau khi ra khỏi hệ thống tuyển nổi là nước có chứa nhiều ô xy hòa tan, có tác động tích cực đối với cân bằng ô xy của nguồn nước tiếp nhận hơn là so với phương pháp lắng.
    - Bùn thu được sau quá trình tuyển nổi thường là rất dày, nồng độ SS có thể lên tới 3 - 5%; như vậy, bùn sẽ không cần phải qua khâu làm đặc bùn nữa.
    - Thời gian lưu ngắn và bể luôn được sục khí nên trong bể tuyển nổi không xảy ra quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các mùi khó chịu.
    * Về vận hành
    So với quá trình lắng thì tuyển nổi linh hoạt hơn. Quá trình tuyển nổi có thể được điều chỉnh theo nồng độ chất rắn lơ lửng đi v.o hệ thống bằng cách điều chỉnh lượng nước tuần ho.n. Hơn nữa, phương pháp tuyển nổi ít nhạy cảm với sự thay đổi tải trọng bề mặt hơn so với phương pháp lắng.
    * Về chi phí
    - So với quá trình lắng, thời gian lưu trong bể tuyển nổi ngắn (thông thường 20 - 25 phút) đồng nghĩa với kích thước bể tuyển nổi nhỏ, không yêu cầu nhiều diện tích và do đó tiết kiệm được chi phí xây dựng.
    - Do hóa chất sử dụng cho quá trình tuyển nổi không nhằm mục đích làm tăng kích thước của hạt như quá trình lắng nên chất đông tụ sử dụng cho quá trình tuyển nổi thường chỉ bằng 15 - 30% so với quá trình lắng.
    3. Đề xuất dây chuyền công nghệ thu hồi bột cho nước thải xeo của cơ sở sản xuất giấy B>nh Minh
    Do đặc thů sản xuất không liên tục và hàm lượng SS trong nước thải luôn dao động, nên tốt nhất nước thải trước tiên phải đi qua bể điều h^a. Bể điều h^a có tác dụng ổn định d^ng thải trước khi đi v.o bể tuyển nổi, đồng thời giúp cho công nhân có thể xác định h.m lượng SS, xác định lượng khí cần thiết để vận h.nh hệ thống một cách hiệu quả. Sau khi qua bể điều h^a, nước thải được dẫn v.o bể pha trộn hóa chất, sau đó đi v.o bể tuyển nổi. Một phần nước trong sau khi ra khỏi bể tuyển nổi được đưa trở lại b>nh áp lực và được sử dụng như là lượng nước tuần hoàn. Tỷ lệ tuần hoàn được xác định dựa v.o hàm lượng SS cần xử lý. Nước trong sau khi ra khỏi bể tuyển nổi đi v.o bể lắng. Mục đích của quá tr>nh này là làm lắng tất cả các hạt nặng, các tạp chất bẩnÁ nói chung là những chất không tuyển nổi được. Sau cùng nước thải được dẫn vào hồ chứa, nước trong hồ chứa có thể được tuần ho.n trở lại quá trình sản xuất hoặc thải bỏ ra sông Ngũ Huyện Khuê.
    Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước
    Số
    TT
    Vị trí lấy mẫu
    Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích
    pH
    COD mg/l
    SS mg/l
    1
    2
    3
    4
    Bể điều h^a
    (Tại vị trí bơm lên bể tuyển nổi)
    Bể tuyển nổi
    Bể lắng đứng
    Bể chứa nước sạch sau xử lý
    7,0
    7,3
    7,1
    7,1
    245
    95
    86
    77
    552
    67
    60
    53
    Một số thông số công nghệ cần thiết đă được xác định trong ph^ng thí nghiệm nhằm phục vụ cho công tác thiết kế hệ thống tuyển nổi đă được áp dụng v.o vận hành hệ thống tuyển nổi, cụ thể:
    - Điều chỉnh tỷ số A/S thích hợp thông qua việc điều chỉnh tỷ số hồi lưu R/Q = 0,4.
    - Áp suất bão hòa nước là 4 - 4,5 atm.
    - Khả năng xử lý thích hợp của phương pháp thích ứng được với khoảng thay đổi của h.m lượng SS tương đối lớn từ 500 - 2000 mg/l.
    Đặc biệt, trong quá tr>nh vận hành thực tế, sau khi đã hiệu chỉnh hợp lý tỷ lệ hòa trộn giữa dòng nước thải vào và dòng nước bão hòa không khí (không có hóa chất), hiệu quả tách bột giấy thu được rất khả quan. Đồng thời, căn cứ vào điều kiện sản xuất thực tế cũng như căn cứ v.o trình độ chung của công nhân, chúng tôi quyết định không cần sử dụng đến các loại hóa chất (trợ tuyển nổi, trợ keo tụ,Á). Đây cũng l. một yếu tố quan trọng làm giảm giá thành xử lý cho 1 đơn vị nước thải và làm cho quá trình vận hành trở nên rất đơn giản.
    Các kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi hệ thống xử lý nước thải vận hành theo các chế độ thích hợp (bảng 2) cho thấy hiệu suất xử lý SS rất cao, hàm lượng SS sau xử lý giảm còn rất thấp (53 - 72 mg/l). Đồng thời với việc h.m lượng SS giảm, hàm lượng COD trong nước thải cũng giảm xuống đến mức xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép (75 - 98 mg/l).
    Có thể nêu ra những ưu điểm chính của hệ thống xử lý như sau: thu hồi bột giấy; tuần hoàn nước sạch sau xử lý; không tốn hóa chất xử lý.
    Mặc dù đây là hệ thống xử lý chất thải theo phương pháp "xử lý cuối đường ống" nhưng mô hình này tiếp cận theo hướng tận thu chất thải, đây là một trong những quan điểm của việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào thực tế. Nó không chỉ áp dụng tốt đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn m. còn có khả năng áp dụng rất linh động v. đặc biệt phů hợp với quy mô sản xuất giấy vừa và nhỏ tại các làng nghề thủ công.
  3. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, Đây là đặc chưng mà những cái mà gọi là khoa học què quặt ở Việt Nam. Thú thật, nhì vào trong bài báo đó anh đã hiểu kiến thức của những người nghiên cứu là thế nào. Với cả người gọi là peer review với cả e***or, Thật xấu hổ!!!! Cũng có thể anh không thấy hết được số liệu để nhận xét nhưng mà lỗi nhiều quá!!!!!!!
    Câu hỏi đầu tiên là mục đích nghiên cứ là cái gì!!!!!!!??????????????
  4. Po210

    Po210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    45
    Anh ơi lại sai chính tả nè !!!!
  5. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn em đã nhắc anh, Anh viết sai anh nhận, Anh nhận nhiều lần rồi. Anh xin em đừng tụt quần anh ra để hít nữa em nhé, ba lần rồi em ạ!!! hít nhiều không khôn lên được đâu em. Em giỏi thì vào phân tích hộ anh cái bài báo gọi là khoa học ấy nó sai ở chỗ nào được không??????
  6. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Nó sai ở chỗ ''đã dốt còn tinh tướng''. Ít nhất thì cũng phải có bằng tiểu học rồi hẵng chê người khác. Mà kiểu này chắc ''mua cả bằng tiểu học'' đi sang ''tây nhợn'' đốt tiền ông bô, giờ không có việc gì làm mới vào đây ''vô văn hoá''!
  7. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    *Chó cứ sủa đoàn người cứ đi* tâm niệm của anh khi lên mạng này rồi. Nhục nhã cho những thằng có bằng tiểu học xịn mà lại có những bằng ĐH, MSc hay Phd đểu. Anh để 2 tuần cho chúng mày (những thằng hay chửi anh là vô học và vô văn hoá ấy......). Nếu bọn mày có khả năng đọc sách, có não bộ, hãy phản bác cho anh xem bài viết ở trên sai những gì nhé, anh đợi. Chúng mày có học có văn hoá hơn mà, hãy chứng tỏ khả năng của mình đi. Anh đợi!!!!!
    À mà này đừng lôi bố mẹ anh vào đây. Từ khi anh ra trường ĐH đến giờ bố mẹ anh hoàn toàn tự hào, có thể ngẩng cao đầu với xã hội về anh. Anh cũng không dùng tiền của ông bô đi học em nhé!!!!!

  8. Wageningen

    Wageningen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm bị cheo nick nên không vào đây, bây giờ mới thấy Lộc già bị hiếp dâm thảm hại trong topic này bởi một lũ chã. Thôi vào đây bỏ 1 phiếu ủ hộ Tuần Lộc vậy. Tớ cũng thấy lỗi lớn nhất của bài báo dưới là gì rồi. Tớ chỉ phân tích về cấu cấu trúc thì thật tệ không có từ nào tả nổi, ngoài ra còn cẩu thả thể hiện rõ. Về số liệu thì do biểu đồ không có nên không nhận xét được nhiều đề nghị bạn Thuy Trang Post mấy hình lên xem coi!!!!
    Tớ mấy hôm nay đang bị chửi là viết lách tiến Anh như con khỉ. Đọc bài viết này thấy tiếng anh của tớ còn tốt chán. Bài viết có 3 câu tiếng Anh thôi mà sai lung tung, ngứa nghề viết lại cho các bạn bình luận vậy:
    Biological treatment processes are extensively used to treat high organic content wastewater from pulp and paper industry. In current study, the laboratory scale UASB was set up to investigate the performance of organic removal rate due to anaerobic treatment wastewater from chemical pulping process. During the experiment, we found that 80% of COD was removed at organic loading rate about 15g COD/l.d.
    dạ em tạm sửa như vậy đã bạn nào muốn comment thi nhào vô vì mục đích nghiên cứu không rõ nên khó viết he he.
    Em cũng hay viết sai chính tả, bạn nào có bằng tiểu học xịn đừng chửi em là vô học và vô văn hoá nhé. Chửi em là em khóc đấy, tội nghiệp lắm cơ!!!!!!!!!!!
  9. Po210

    Po210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    45
    Em không bao giờ chửi bới ai cả nên không phải là "lũ chã" và em là phái yếu nên không có sức "hiếp dâm". Em chả thù hằn gì với ai cả, chỉ thấy sai chính tả thì nói thôi và em cũng có một số nhận xét sau:
    1- Cái vàng vàng thứ nhất, anh đừng khóc nhé. Mà kể cũng lạ hai bác có nhiều lỗi sai rất giống nhau, phụ âm "ch" và "tr". Em chuyên về nghành tâm lý nên đã đưa anh "Lộc già" vào danh sách hiện tượng tâm lý cần được nghiên cứu. Yên tâm là em chỉ nghiên cứu khoa học tâm lý thôi, không sỷ nhục cá nhân bao giờ.
    2- Cái vàng vàng thứ 2 em thấy anh xây dựng câu lủng củng và không chính xác, anh có thể dịch ra tiếng Việt theo nghĩa được ko? Tuy nhiên bản của anh tốt hơn bản chính.
    Được Po210 sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 03/10/2007
  10. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Không sai chút nào!
    Loại này chắc bằng A tiếng Anh cũng mua nốt. Tiếng Anh thì không biết dùng giới từ còn tiếng Việt thì sai chính tả, mà vẫn cứ mở mồm là chê giáo dục VN.

Chia sẻ trang này