1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận về Bê tông Đầm lăn

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi pmxd01, 06/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pmxd01

    pmxd01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Bàn luận về Bê tông Đầm lăn

    Anh em Thuỷ lợi thân mến, theo tôi được biết Ct Thuỷ điện sơn la được áp dụng công nghệ mới đó là sử dụng Bê tông đầm lăn.
    Cái này tôi cũng được biết qua, và rất muốn tìm hiểu thêm. Vậy mong bác nào quan tâm dến RCC thì ta cùng vào đây bàn luận, trao đổi tài liệu về RCC
  2. enigmagicstar

    enigmagicstar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ này trường mình chưa dạy cho SV nên chuyển sang box kisư thì chắc là có nhiều thu hoạch đấy
  3. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Rút ngắn thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công
  4. minhbuthuyloi

    minhbuthuyloi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Đại loại như thế này này. tải về mà đọc
    Ko tải file đính kèm được
    Được minhbuthuyloi sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 08/09/2005
  5. wavind

    wavind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ BTĐL hay còn gọi là RCC là một công nghệ tương đối hiện đại và đang được ứngdụng rộng rãi ở Việt Nam:
    Sự khác biệt chủ yếu giữa RCC và BT truyền thống là:
    - Sự khác nhau về cấp phối: Trong RCC có sử dụng phụ gia kết dính (thương là tro bay của các nhà máy nhiệt điện). Nên tỷ lệ xi măng trên 1m3 RCC rất thấp chỉ bằng 1/3 đến 1/2 lượng dùng xi măng so với bê tông truyền thống có cùng mác. => Giảm hiện tượng nứt do ƯS nhiệt..
    - Công nghệ thi công: đập RCC được thi công với tốc độ cao hơn do có thể được cơ giới hoá như dùng băng tải để vận chuyển bê tông, dùng máy ủi để san gạt, máy lu để đầm nén, , không cần ghép cốp pha=> Tăng nhanh tg thi công.
    Giá thành đập BTĐL rẻ hơn so với đổ bê tông bằng công nghệ truyền thống từ 25?"40%
    Một số đập RCC tại Việt Nam: Playkrong, Định Bình, A Vương.....
  6. wavind

    wavind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ RCC có thể sẽ ko được sử dụng tại Công trình Son La do các nguyên nhân chính sau đây:
    - Đập Sơn La cao 138m (cao nhất nước ta). Là đập cao nhất thế giới được xây dựng trong vùng có khả năng sảy ra động đất. Nền móng đập có nhiều đứt gãy, có một phần nền yếu. Yêu cầu về an toàn cao.
    - Công nghệ RCC ứng dụng tại VN còn rất sơ sài: chưa trải qua các giai đoạn thử nghiệm thí nghiệm. Chưa có hệ thống phòng thí nghiệm hoàn chỉnh về RCC.
    - Chưa có quy phạm, tiêu chuẩn thí nghiệm, thiết kế, thi công.
    - Công trình Playkrong đang thi công theo công nghệ RCC với hàm lượng XM 80kg + chất kết dính 220kg đắt hơn nhiều so với thi công theo công nghệ truyền thống. Cường độ mẫu thử sau 28 ngày chỉ đạt 2/3 yêu cầu đặt ra 145kg/cm2 (chưa kể sai số do mẫu thí nghiệm ko được bảo quản đúng quy cách)
    - Người TQ đã có nhiều kinh nhiệm trong đập RCC tuy nhiên họ rất thận trọng. Đập Tam Hiệp vẫn được thi công theo pp truyền thống (chỉ sử dụng RCC trong thi công đê quây) trong khi nền móng đập Tam Hiệp còn tốt hơn nhiều so với Sơn La.
    Vậy Liệu chúng ta có nên tham rẻ một tí .........?!?!?!?!? Câu trả lời hãy chờ quyết định của các chuyên gia cao cấp và của chính phủ
  7. wavind

    wavind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, chờ mãi chẳng thấy ai đả động gì thêm. Chắc mọi người hổng khoái món RCC này chăng.
    Xin mạn phép gửi thêm bài nữa. Bạn Luckyluck42c có kêu ca là "câu bài" thì cũng xin chịu vậy.
    Đây là bài báo của Thầy Đỗ Văn Toán - Bộ môn thi công trường mình. Trong phần tài liệu tham khảo có rất nhiều sách liên quan. Các bạn có thể search google hoặc có thể đến hỏi thầy. (Mình tin thầy sẽ nhiệt tình giúp đỡ)
    XÁC ĐỊNH MẶT CẮT NGANG ĐẬP BÊ TÔNG
    ĐẦM LĂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG GIỚI HẠN
    Công nghệ bê tông đầm lăn RCC ra đời là một cải cách rất lớn trong kỹ thuật thi công bê tông. Công nghệ này sớm được ứng dụng vào xây dựng đập bê tông từ những năm 70 80 của thế kỷ 20 và phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha?.Sở dĩ như vậy vì đập RCC sử dụng ít xi-măng, công tác khống chế nhiệt bê tông được đơn giản rất nhiều, có thể sử dụng các loại thiết bị máy móc lớn thi công đập đất, đá để thi công đập RCC, do đó tốc độ thi công nhanh, giá thành công trình giảm, khắc phục được những nhựơc điểm cơ bản của thi công bê tông truyền thống là rất chậm ,thời gian thi công quá dài trong xây dựng đập bê tông trọng lực trước đây. Ngày nay đập RCC đã xuất hiện ở hầu hết khắp các châu lục và các vùng khí hậu nóng, lạnh, mưa ít hay mưa nhiều?.khác nhau trên thế giới. Chiều cao của đập đã được nâng cao từ 20 30 m, cho đến hơn 150 m, như đập Uragawa của Nhật Bản cao 155 m và có khối lượng RCC là 1.294.000m3. Tuy nhiên, là một công nghệ mới, nên phương pháp còn một số tồn tại về kỹ thuật cần được tiếp tục nhgiên cứu giải quyết để ngày được hoàn thiện, như các vấn đề; kết hợp giữa các lớp ; chống thấm của thân đập, thi công trong mùa mưa ? để bảo đảm cho đập RCC công tác tốt, cần quan tâm ngay từ đầu vấn đề chọn ,sử dụng vật liệu ,vấn đề thiết kế và thi công hợp lý. Như chúng ta đã biết, đối với đập bê tông trọng lực truyền thống , cường độ chống cắt, chống thấm của bê tông rất cao, sự ổn định chống trượt của đập chủ yếu cần kiểm tra là mặt tiếp xúc giữa đập và nền. Đập RCC hoàn toàn không chỉ như vậy, ngoài những vấn đề trên, còn cần phải xét đến mặt tiếp xúc giữa các lớp RCC. Một trong những biện pháp nâng cao sự liên kết giữa các lớp RCC Là nâng cao giá trị f, C của bê tông, có nghĩa là tăng thêm lượng dùng chất keo dính (XM) trong RCC. Như vậy đối với vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam sẽ không có lợi cho công tác khống chế nhiệt của RCC. Trong bài này tác giả trình bày nghiên cứu thiết kế mặt cắt đập RCC bằng phương pháp giới hạn sao cho sử dụng hợp lýý vật liệu kết dính (C) hệ số ma sát (f) chênh lệnh nhiệt độ cho phép của bê tông (T), tương ứng với chiều cao (H) và cạnh đáy (A) của mặt cắt ngang đập, với yêu cầu bảo đảm ổn định chống trượt, tăng nhanh tốc độ thi công, khống chế nhiệt bê tông. Từ việc hạn chế giá trị nhỏ nhất của C cũng là sử dụng lượng vật liệu dính kết (XM) ít nhất, tương ứng xác định được giá trị giới hạn cạnh đáy [A] của mặt cắt đập. Các bước được thực hiện như sau:
    1. Căn cứ vào sự tương tự của công trình cần nghiên cứu với một số công trình của một số nước đã xây dựng, sơ bộ chọn ra mặt cắt, sau đó đưa các loại tổ hợp tải trọng lên mặt cắt đã chọn.
    2. Dùng phương pháp phân tử hữu hạn tính toán ứng lực của trạng thái tổ hợp lực đã chọn. Theo quy phạm thiết kế, mép biên thượng lưu đập không phát sinh ứng suất kéo, mép biên hạ lưu đập không phát sinh ứng suất nén vượt qua ứng suất cho phép [] của RCC. Kết quả tính toán vẽ thành những đường đẳng ứng lực trên mặt cắt ngang của đập .
    3. Dựa trên ứng suất ở các vị trí trên mặt cắt ngang đập, tiến hành tính toán thiết kế cấp phối bê tông. Làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, xác định mác bê tông yêu cầu cho mặt cắt đập tương ứng với tất cả các thông số kỹ thuật như; ứng suất nén (n) ứng suất kéo (k), ứng suất cắt, thí nghiệm cắt đứt đoạn xác định f, C ? của RCC và của mặt tiếp xúc giữa các lớp RCC, đồng thời xác định nhiệt độ thuỷ hoá (Tp) của RRC, từ đó xác định chênh lệch nhiệt độ (T) theo công thức: T = Tp ?" Tr ?" Tf. (Tp là nhiệt độ của bê tông đổ vào khoảnh đổ, Tr là nhiệt độ đo phản ứng thuỷ hoá (Tp) của RCC sinh ra, Tf là nhiệt độ bình quân năm tại khu vực xây dựng công trình). Đem T so sánh với [T], nếu T > [T] thì cần tiến hành xử lý khống chế nhiệt độ bê tông hoặc sẽ tiến hành điều chỉnh giảm lượng dùng XM. [T] của một số nước như Trung Quốc, Mỹ, Nga không khác nhau nhiều nên đều có thể tham khảo sử dụng
    Khi làm thí nghiệm RCC sẽ phân biệt thay đổi tỷ lệ F/(C+F), sau đó lập đường quan hệ giữa tỷ lệ pha trộn với cương độ chịu nén của RCC (hoặc Mác của bê tông)
    Các kết quả số liệu thu được từ trong phòng thí nghiệm chủ yếu là để tham khảo, nếu muốn dùng ở hiện trường thì phải nhân với hệ số triết giảm (0,6 0,8). Yêu cầu mỗi công trình phải tự làm thí nghiệm xác định các tham số như f, C? của RCC
    4. Dùng công thức ổn định chống trượt giữa đập bê tông và nền để tính toán ra chiều dài đáy của mặt cắt ngang của đập với các trị lực kết dính C và hệ số ma sát f (thí nghiệm cắt đứt đoạn)
    Hình 1: Các đường cong dùng để giải bằng đồ thị quan hệ giữa chiều cao đập H (m), chiều dài cạnh đáy mặt cắt đập A(m), lực dính kết kháng cắt đứt đoạn C (T/m2), hệ số ma sát F = 1,20 (1)
    Trong đó:
    Kc: Hệ số an toàn ổn định chống trượt (tổ hợp lực cơ bản Kc = 3, tổ hợp lực kiểm tra Kc = 2,5, tổ hợp lực đặc biệt Kc = 2);
    f: Hệ số ma sát kháng cắt đứt đoạn.
    C: Lực dính kết kháng cắt đứt đoạn (KN/m2)
    A: Độ dài cạnh đáy đơn vị mặt cắt ngang đập (m)
    Fv: Tổng lực tác dụng lên mặt ngang của đập theo phương thẳng đứng (T)
    Fh: Tổng lực tác dụng lên mặt cắt theo phương nằm ngang
    Thay các giá trị tương ứng của tổ hợp tải tác dụng lên đập RCC vào công thức (1), qua một số biến đổi toán học cần thiết từ công thức (1) rút ra:
    1,575 H21
    A = (2)
    0,95 H1 f + C
    Trong đó H1 là chiều cao của đập
    Đem thức (2) lần lượt tính với f = 1,0; f = 1,1?.; f= 1,5 với mỗi một f cố định với các tham số H1 thay đổi từ (10 150) m; C thay đổi từ (10 225) T/m2. Kết quả lập thành bảng tính sau đó vẽ thành các đường quan hệ có liên quan tới 4 tham số H1, C, A và f. Trên các đường cong đó có thể tìm thấy giá trị giới hạn của C với A khi f và H1 đã xác định. Trên những hình vẽ này sẽ xác định được mặt cắt ngang của đập RCC, xác định được cạnh đáy giới hạn [A] bằng phương pháp cân bằng giới hạn khi đã chọn chiều cao đập và cấp phối bê tông (f và C) của mặt cắt ngang đập. Nếu T [T] thì cạnh A [A] là hợp lý, nếu T [T] thì phải tiến hành khống chế nhiệt cho bê tông, hoặc phải làm giảm lượng chất keo dĩnh (XM). Có nghĩa là ta dùng cấp phối bê tông có giá trị C nhỏ hơn nhưng có giá trị f như đã cho và ta xác định được giá trị [A] mới ngay trên bản vẽ hoặc ta chọn loại cấp phôí bê tông có T = [A] và có giá trị f, C ta sẽ xác định được cạnh đáy [ A] mới tương ứng?
    Sau khi xác định được [ A] cần kiểm tra điều kiện nhiệt
    Nếu T [T] thì cạnh A [ A]là hợp lý, ngược lại T [T] cần phải hiệu chỉnh lượng chất dính kết hoặc xử lý khống chế nhiệt độ. Khi hiệu chỉnh (giảm) lượng xi măng cần thử dần để chọn được giá trị cạnh đáy A hợp lý. Sơ đồ được giới thiệu ở hình2
    Hình 2. Sơ đồ trình tự tiến hành xác định mặt cắt đập RCC theo phương pháp cân bằng giới hạn
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Vương Hùng Thạc. Lục thuật nguyên. Lý luận thiết kế đập RCC trọng lực. Đại học Thủy lợi - Điện lực Vũ Hán TQ - 1997 (Trung Văn).
    2. Kenneth D. Hansen (USA). Đập RCC, 1992 (Trung Văn).
    3. Công trình Thủy công (Phần cơ bản sau Đại học). Đại học Thủy lợi - Điện lực Vũ Hán TQ, 1995 (Trung Văn).
    4. Thi công Đập RCC. Đại học Thủy lợi - Điện lực Vũ Hán TQ, 1997 (Trung Văn).
    5. Nguyên tắc thiết kế Đập RCC D/L - 5005 - 92. Bộ Năng lượng, Bộ Thủy lợi TQ (Trung Văn).
    6. RCC khối lớn. ACI - 207 - 5R - 89 Mỹ (Việt Văn).
    7. Hoàng Tự Cầm, Vương Cảnh Hải, Dương Tú Lan, (Việt Văn - Vũ Công Quang, Nguyễn Ngọc Bách dịch). Phương pháp thi công RCC.
    8. M.R.H. Dunstan Latest development in RCC Dam. Tuyển tập Hội nghị Quốc tế đập RCC. Thành Đô - Tứ Xuyên - TQ, 1999.
    9.Phương Khôn Hà, Tăng Lực. Nghiên cứu hàm lượng trộn chất độn thay thế có tính hoạt tính của RCC. Hội thảo Học thuậnt Quốc tế đập RCC, Bắc Kinh, 1991.
    10. M.Giovagnoli, E. Chrader, F. Ercoli. Thiết kế và thi công đập RCC Conception (Ytali). Hội thảo Quốc tế đập RCC, Bắc Kinh, TQ, 1991.
    11. E.B. Kollgaard, H.E. Jackson. Thiết kế và thi công đập RCC Quail Nam Sông (Mỹ). Hội thảo Quốc tế đập RCC, Bắc Kinh, TQ, 1991.
    12. Bouge B. Martin J.P. Tính kinh tế và chất lượng của RCC (Pháp). Hội thảo Quốc tế đập RCC, Bắc Kinh, TQ, 1991.
  8. wavind

    wavind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Sao lạ vậy cà, có cái hình quan trọng nhất thì lại ko copy vào được.....?!?!
  9. lehai141

    lehai141 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2002
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Bạn pmxd01 ơi ! Năm ngoái bọn tớ mới làm đề tài nghiên cứu khoa học về RCC (giải 3). Trước đó cũng có chị Chi cũng đã giới thiệu về bê tông đâm lăn rồi (con chú Minh). Nếu cậu cần tài liệu thì có thể liên hệ với cô giáo Nguyễn Thu Hương (bộ môn VLXD - trường DHTL). Chủ yếu là tài liệu tiếng Anh, còn tài liệu tiếng Việt bọn tớ sưu tầm được toàn là các bài báo hoặc báo cáo thôi. Tài liệu tiếng Anh rất phong phú, chỉ cần cố gắng dịch thì sẽ thấy rất thú vị. Nếu bạn biết tiếng Trung Quốc thì cũng có khá nhiều tài liệu bên viện nghiên cứu nữa đấy. Chúc bạn thành công !!
  10. wavind

    wavind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bạn Lehai đã làm báo cáo về Bê tông đầm lăn chắc nắm được khá sâu vấn đề này, đề nghị có ý kiến cụ thể gì thì post lên cho anh em cùng trao đổi. Nếu được cả cái báo cáo của bạn thì tốt quá, nếu không thì tóm tắt ý chính để anh em nắm đựợc là ổn rồi.

Chia sẻ trang này