1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận về Hán Sở tranh hùng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi INBLOOM, 01/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. INBLOOM

    INBLOOM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Bàn luận về Hán Sở tranh hùng

    Hàn Tín với 72 lần giao tranh giúp Lưu Bang dựng nên cơ nghiệp nhà Hán, những mối quan hệ tình cảm của Hạng Vũ Lưu Bang đối với trung thần.....chung ta thử bàn xem nhé. VMP

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 08/06/2002 12:47

    Được Ica sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 08/01/2004
  2. minhzhaowei

    minhzhaowei Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ thấy Lưu Bang là thăng đểu thôi . Bạn đọc Sử ký chắc biết đoạn Lữ Hậu giết Hàn Tín , Lưu Bang biết chuyện vừa mừng vừa thương - đúng là lưu manh . Còn Hàn Tín thì quá ngu trung - đáng đời !
    NQM
  3. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, theo đệ thì Lưu Bang quả cũng có đểu thật.
    Tuy vậy,không thể nói Lưu Bang là kẻ tầm thường được, Lưu Bang là một trong những chính trị gia kiệt xuất cổ đại. Nên nhớ cả Trương Lương, Hàn Tín, Anh Bố trước khi theo Lưu Bang đều đã từng thờ Hạng Vũ đấy.
    Hãy nghe Lưu Bang nói về các trợ thủ của mình :
    " Nên nhớ rằng thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào việc dùng người. Ngồi trong màn trướng định ra kế sách để giành thắng lợi thì ta không bằng Trương Lương; cai trị đất nước vỗ về trăm họ, cung cấp lương thực cho tiền phương thì ta không băng Tiêu Hà; thống lĩnh trăm vạn đại quân, đã đánh là thắng, công phá thành trì là hạ được, thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người đó đều là hào kiệt đời nay. Ta biết trọng dụng họ đó là nguyên nhân giúp ta giành thắng lợi. Còn Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng, nên mới bị ta tiêu diệt".
    Một câu nói đủ thấy cái tài dùng người của Lưu Bang ăn đứt Hạng Vũ vậy.
    Cái biệt tài ấy còn một lần nữa thể hiện ngay trước khi nhân vật kiệt xuất này die. Cụ thể như sau :
    Năm 195 trước CN, Lưu Bang,lúc này đã là Hán Cao Tổ, ốm nặng. Biết mình sắp toi, ông cho gọi Lữ hậu tới dặn dò.
    Lữ Hậu :" Sau khi bệ hạ trăm tuổi, nếu Tiêu tướng quốc mất thì ai thay ?"
    Đáp " Tao Tham có thể thay"
    Hỏi " Sau Tào Tham thì ai thay ?"
    Đáp " Vương Lăng có thể thay, nhưng Vương Lăng cương trực quá, nên để Trần Bình giúp ông ta. Trần Bình có nhiều mưu trí nhưng không độc lập đảm đương nhiệm vụ được. Chu Bột là người trung hậu, ít chữ nghĩa. Nhưng người bảo vệ thiên hạ cho họ Lưu sau này chính là Chu Bột"
    Quả là một vài câu nói mà thâu tóm cả lịch sử Trung Quốc mấy chục năm sau, tầm nhìn như vậy thì dù ghét Lưu bang đến mấy cũng không thể không ngả mũ khâm phục.
    Không chỉ biệt tài về dùng người, Lưu Bang quả còn có con mắt của kẻ cai trị sành sỏi, một nhà mị dân thiên bẩm. Nhắc lại một chi tiết rất nhiều người biết.
    Năm 206 trước CN, quân của Lưu Bang đại phá Hàm Dương. Sau vài ngày ngẩn ngơ ở cung A Phòng tráng lệ, Lưu Bang đã nhanh chóng tỉnh ngộ, Ông triệu tập các phụ lão ở Hàm Dương và nói với họ :" Dân chúng ở đây đã khổ cực vì chính sách bạo ngược của Tần. Hôm nay, tôi xin cùng các vị định ước ba điều pháp lệnh : Một là, giết người phải đền mạng. Hai là, đánh người bị thương phải trị tội. Ba là, trộm cắp sẽ phải xử tội. Ngoài ba điều đó pháp lệnh cũ của Tần đều phế bỏ hết. Các phụ lão và dân chúng cứ an cư lạc nghiệp, bất tất phải kinh sợ". Đó chính là pháp ước tam chương nổi tiếng trong lịch sử. Trăm họ được tin về pháp ước mới thì vô cùng phấn khởi, tranh nhau mang lơn, gà, bò, rượu đến để uý lạo quân đội. Lưu Bang lại một lần nữa thể hiện khả năng mị dân rất đáng khâm phụ của mình. Ông ta nói :" Kho tàng của nhà Tần đã có đủ lương thực, không dám phiền đến sự đóng góp của trăm họ nữa". Trăm họ Hàm Dương từ đó hàm ơn Lưu Bang lắm. Chỉ mong ông ta làm vương trên đất của mình.
    Các vị đã từng khen Lưu Bị là thiên hạ đệ nhất, đệ nhị đểu. Nhưng theo em thì cái đểu của Lưu Bị mà so với cái đểu của Lưu Bang thì ... Lưu Bị gọi Lưu Bang là cụ tằng tổ cũng là hết sức hợp lý.
    Còn vấn đề InBloom quan tâm : Quan hệ tình cảm của Lưu Bang với các trung thần của mình thì.. hê hê, quan sát bài " Đại Phong Ca " Lưu Bang ứng tác tại quê cũ sau khi tiêu diệt xong Anh Bố,Bành Việt, Hàn Tín là thấy ngay mà.
    " Đại phong khởi hề, vân phi dương
    Uy gia hải nội hề quy cố hương
    An đắc mãnh sĩ hề, thủ tứ phương"
    Trong con mắt của họ Lưu thì rõ ràng Lưu ta chẳng cần biết Hàn Tín, Tiêu Hà, Trương Lương là ai làm gì cho mệt, ông ta quan niệm đơn giản hơn nhiều : họ thực chất chỉ là những quân cờ trong bàn cờ vĩ đại của Lưu thôi. Mục đích của Lưu là giữ cho vững cái cơ đồ mà mình vừa chiếm được, thì những kẻ nào cần thiết cho việc đó sẽ được giữ lại và sử dụng :Tào Tham, Chu Bột, Trần Bình.. còn những nhân vật nào khả dĩ gây ra mối nguy hại cho cái cơ đồ ấy thì tất nhiên Lưu sẽ loại bỏ : Kình Bố, Bành Việt, Hàn Tín... " => Chẳng thể nói chuyện tình cảm gì ở đây được cả. Ok
    Như vậy, quả Lưu Bang có đểu, nhưng cái đểu đó chính là cái đểu cần thiết của ông vua kiệt xuất. Thật là hơn hẳn so với cái đại anh hùng của Sở bá Vương Hạng Vũ. Lúc cần nhân thì ác như ... ( Giết Tử Anh, thiêu trụi Hàm Dương), lúc cần kiên quyết thì lại dở thói nhân nghĩa đàn bà( Vụ yến tiệc ở Hồng Môn ). Không tin đến cả á phụ của mình ( đuổi Phạm Tăng ). Khi thất bại thì lại đổ cho mệnh trời
    Lực bạt sơn hề, khí cái thế .
    Thời bất lợi hề, Truy bất thệ.
    Truy bất thệ hề nại nhược hà.
    Ngu hề, Ngu hề, nại nhược hà
    .
    Quả đáng cho hậu thế chê cười vậy.

    Mấy lời vậy, mong các huynh đệ chỉ giáo thêm cho.
  4. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Công nhận cái thằng đấy nó bửn thật, thấy ai có cái mũ đẹp là giật lấy đ_á_i vào mới tởm chứ. Mà nó lắm nốt ruồi thế mà sao không bị ung thư nhỉ. Nhưng mà công nhận nó có gan to hơn, dám nghĩ đến chuyện làm vua, còn Hàn Tín thì nhát. Ngựa Kỳ ngựa Ký dùng dằng không bằng ngựa thường dấn bước mà lỵ. Hàn Tín không có chí khí làm vua, chỉ có tâm lý làm thằng hầu thôi, thế thì bị chủ đối xử thế nào cũng không thể kêu được.
    Được sửa chữa bởi - Hector vào 02/06/2002 04:21
  5. INBLOOM

    INBLOOM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Không thể nói Hàn Tín là kẻ nhát gan được, vì cũng giống như chê Kinh Kha vậy. Hàn Tín trước là người của Hạng Vũ nhưng do Hạng Vũ không biết dùng người. Bởi vậy Lưu bang mới có được cơ nghiệp nhà Hán nhanh đến vậy.
    Lưu Bang thì quả đúng là tiểu nhân thật, ngay từ việc nhỏ nhất cũng thểhiện điều đó, và cho đến bao nhiêu đời sau còn sản sinh ra Lưu Bị cũng chả kém mà. Theo Inbloom biết thì Hàn Tín là do Lưu Bang giết mà, thự sự muốn giết mà, vì thực chất là ông ta rất sợ Hàn Tín làm phản, mà Hàn Tín thì giỏi hơn ông ta nhiều lắm.
    VMP
  6. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Tớ nói Hàn Tín nhát là tớ tiếc cho Hàn Tín đấy chứ, đấy là mắng yêu đấy mà. Chẳng phải là có ông tân khách đã bàn chuyện phải trái với Hàn Tín thế mà Hàn Tín vẫn do dự, không dứt khoát, nghĩ mình với Hán công lao như vậy, Hán không lẽ lại phụ mình. Hỡi ôi, biết mình biết người, trăm trận trăm thắng, chỉ có Lưu Bang hiểu Hàn Tín, còn Hàn Tín chẳng hiểu Lưu Bang. Không biết nhìn người, chọn chúa để thờ, mong có được chút công danh, không ngờ thân bị giết, toàn gia bị tru di, kết cục cuộc đời không bằng đến cả bọn vũ phu như Phàn Khoái.
    "Hàn Tín đến nhà chơi, Phàn Khoái chạy ra đón, cung kính chào: Đại vương lại nhà. Tín ngẩng mặt lên trời cười, nói ta nay lại còn không bằng bọn ngươi."
    One for all, all for one!
  7. pippo_inzaghi

    pippo_inzaghi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    các vị đọc hán sở thì thích lưu bang hơn hay hạng vũ hơn
    lưu bang thi từ nhỏ đã là thằng vô lại ở huyện bái
    chỉ đi ăn chực,sau này nhờ bố của lã trĩ nhìn ra tương lai của lưu bang nên mới gả con gái
    tuy rằng nói lưu bang vô lại nhưng phải công nhận ông ta là người thu phục nhân tâm vào loại bậc nhất,thậm chí còn hơn cháu mấy đời của ông ta la lưu bị
    chẳng vì thế mà bao nhiêu tướng giỏi của hạng vũ như anh bố ,bành việt,hàn tín,trần bình.... về với ông ta.
    nhưng cho dù sau này lưu bang o dẹp được hạng võ thì bản chât vô lại của ông ta mới lộ rõ khi giết anh bố ,bành việt,rồi hàn tín đều là những người có công lớn nhất giúp ông ta thống nhất thiên hạ
    chỉ có trương lương đã sớm nhận ra bản chất của lưu bang nên sớm về ở ẩn
    đúng là đọc hán sở thì ta có cảm tình với hạng võ hơn lưu bang bởi bản chất ông ta la anh hùng,còn lưu bang chỉ la hạng lưu manh nhưng nếu để ông ta thống nhât trung hoa thì trung hoa sẽ còn khổ cực hơn cả dưới thời tần thuỷ hoàng vì dù sao hạng võ cũng chỉ là hạng võ biền.
    còn khi lưu bang thống nhất trung hoa thì đã lập ra 1 triều đại nhà hán kéo dài tới 400 năm
    noi lưu bang là kẻ vô lại cũng đúng nhưng đối với đất nước trung hoa thì ông ta có công chứ ko có tội
  8. INBLOOM

    INBLOOM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Đọc HÁn Sở thì phải đến 90% là ghét Lưu Bang rồi, vừa tiểu nhân, lại vừa dốt,làm sao bằng Hạng Vũ vừa khoẻ mạnh lại vừa thương bề tôi. Hix nhưng lịch sử lại là của Hán Cao Tổ mà, ngay từ đoạn đầu tả Phạm Tăng vừa nhìn thấy Lưu Bang đã biết sau này ông làm vua mà.
    Chỉ có điều hình như mấy đoạn trích dẫn của bạn đều ở trong Sử Ký thì phải, vì ở đấy nhiều phần là do Tư Mã Thiên viết theo cảm nhận của ông.
    VMP
  9. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Híc, xin lỗi bác INBLOOM nhé, tôi cứ đọc thấy có mỗi Lưu Bang với Hàn Tín, không để ý HSTH. Nhưng sao bác hạn chế HSTH thế? Theo thiển ý của tôi, HSTH vừa tản mạn nhân vật, vừa không khách quan, tô hồng nhân vật này, làm lu mờ nhân vật khác. Cách hành văn cũng tầm thường, kể lễ là chính, không có cái chất hào hùng chiến trận, trầm mặc của triết gia, không có cái âm hưởng hào kiệt ầm ầm kéo ra thử sức như phong ba bão táp, rồi lại bị dòng đời cuồn cuộn cuốn đi, cũng chẳng có được cái réo rắt dịu dàng chuông khánh của người thiếu phụ tiễn chồng. Quan trọng hơn là nhân vật của Sử ký được TMT thổi vào cái hồn, các bài Liệt truyện, bản kỷ, thế gia ... đều có lời bình rất sâu sắc. Bác cho phép thì tôi tiếp tục tham gia về LB và HT trong Sử ký thôi ạ.
    One for all, all for one!
  10. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    OK quá đồng ý với anh, Nếu cho tôi bầu 3 tiểu thuyết dã sử dở nhất Trung Quốc thì đó là:
    1. Phong kiếm xuân thu
    2. Phong thần diễn nghĩa
    3. Hán Sở trành hùng
    Mới lại bổ sung thêm một ý, TMT thổi hồn vào nhân vật nhưng vẫn không quên tính trung thực và khách quan của một sử gia. Đọc Sử Ký thấy ngay ông cảm tình với Hạng Vũ đến bực nào, nhưng không vì thế mà không phê phán Hạng Vũ rất mạnh mẽ.

Chia sẻ trang này