1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận về Hán Sở tranh hùng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi INBLOOM, 01/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ASIN

    ASIN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, Hàn Tín có cái tài của người cầm trăm vạn quân quyết được thua ngoài trận nhưng lại thiếu cái mà bây giờ gọi là bản lĩnh chính trị. Từ xưa Tín đã nhiều lần làm cho Lưu Bang sợ và bực mình: tự lập làm Tề Vương, thấy LB thua ko đến cứu.. như mọi người đã nói. Chính vì thế đến khi thiên hạ phân định rồi thì Tín làm sao có thể dám làm phản được nữa. Tư Mã Thiên cũng có cái ý cho rằng Tín bị oan sai. Mà hình như theo HSTH thì giết Tín là do Lã Hậu làm, LB có thể ko biết (mặc dù chính LB cũng có thể muốn giết nhưng dù sao Tín cũng là bậc đại công thần, nếu ko thì khi bắt ở Vân Mộng đã có thể làm tới rồi - thiếu gì lý do) Tín giỏi nhưng ko có được cái khôn của Trương Lương, Trần Bình (TB thì khôn quá) nên thiệt mạng. Việc cầy cáo hết thì chó săn phải bị nấu là chuyên thường thấy xưa nay - trong cái chế độ quân chủ tập quyền. Tóm lại Hàn Tín ko quyết đoán, mặt khác lại có những biểu hiện của cá nhân lộ rõ, nên việc xảy ra là khó tránh khỏi. Vạ là do miệng của cái bọn tiểu nhân hủ nho - cái tay gì giả điên ấy nhỉ?
    Được Ica sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 08/01/2004
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Tín tuy có "kỹ thuật" nhưng chỉ có vậy. Lại có chuyện ghen ghét vặt như chuyện Lịch Sinh đã thuyết phục Tề đầu hàng rồi mà Tín ghen ghét cứ phát binh đánh Tề để chiếm công khiến Sinh bị Tề giết! Dùng dằng không nghe lời quân sư chia ba thiên hạ nhưng lại vòi vĩnh phong vương lặt vặt. Tín thuộc loại được giao quân đội thì biết đánh trận, chỉ đâu đánh đó,còn đánh ai hay hoạch định chính trị thì không ra hồn. Sau lại định cấu kết với một viên tướng nổi loạn (quên tên) nên ngoài thì Lưu Bang dẹp loạn, trong thì bà xã Lưu Bang xử Tín. Chỗ này hình như không bị oan đâu. Mặt dù Tín và viên tướng kia đã tính họ là 2 viên tướng giỏi nhất lúc đó nếu cùng khởi loạn thì sẽ thành công, nhưng Lưu Bang cũng chẳng sợ, bởi vì biết lòng người không theo 2 người kia.
  3. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Hè, vô trang cuối thử thấy cái này phủ bụi ở đó, lôi lên cho vui tý....
    Bác Cavalry ơi, bác nói nhầm rồi, bác đọc Sử ký mà xem, Hàn Tín chưa phản bội Lưu Bang đâu.
    Nhân lúc Lưu Bang đi dẹp loạn, Lữ hậu ở nhà giết Hàn Tín. Nếu Hàn Tín mà phản bội thì Lưu Bang không tha đâu.

    Ai cho tôi một (1) sao....

    Được spirou sửa vào 05:37 ngày 08/01/2004
  4. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bình luận về Lưu Bang thì trong truyện Hán Sở tranh hùng đều có lời bình hết cả rồi. Tuy nhiên trong lịch sử Tàu thì Lưu Bang là 1 trong 3 kẻ nổi tiếng về trò "vắt chanh bỏ vỏ" "qua cầu rút ván". 2 kẻ còn lại là Chu Nguyên Chương, Mao Trạch Đông. Khi thành danh rồi thì giết sạch đàn em đã từng sát cánh theo mình.
    Chỉ có súc vật mới ghen tị,tức tối và luôn tìm cách chế giễu, bôi nhọ trước sự phát triển của Quê hương.
  5. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Nói về nhân vật Hàn Tín, có thể nói Hàn Tín có tài cầm quân nhưng không có tầm nhìn xa trông rộng , tính tình không dứt khoát. Còn về khoản nhịn nhục có thể nói là giỏi nhất trong tất cả các tướng lĩnh, cũng không phải là người biết phân tích , nhận xét đánh giá con người một cách tinh tế. Đọc tất cả các truyện cổ của Tàu tớ thấy có mỗi Tào Tháo là người chuyên thử người và biết nhạn xét tính tình từng người một cách tinh tế nhất. Theo tớ Hàn Tín có những sai lầm sau đây.
    - Nếu khôn ngoan ra, sau khi Hàn Tín nghe được câu của Lưu Bang đề nghị Hạng Vũ cho mình một bát xáo của cha mình, Hàn Tín nên dùng ngay kế của Khoái Kiệt, chia ba thiên hạ, hùng cứ một phương. Vì một kẻ mà đã dám xin bát nước xáo của cha mình để giữ địa vị thì không có gì để đảm bảo rằng kẻ đó sẽ không giết người khác để giữ ngôi cho mình. Chính vì vậy mà trước khi lên thớt, Hàn Tín mới cay đắng nhận ra lỗi làm của mình, tiếc là đã quá muộn. Mà đấy là còn chưa kể đến chuyện Lưu Bang khi bị Hạng Vũ truy kích, đã vứt 2 đứa con của mình ra khỏi xe để lấy chỗ và chạy cho nhanh.
    - Hàn Tín chỉ có chí làm tướng mà không có chí tranh bá đồ vương. Chỉ giỏi về dùng binh mà không thông hiểu đạo lí ở trên đời là "trong rừng hết thỏ thì giết chó săn". Chính vì vậy mà dốc toàn tâm toàn lực ra trợ giúp Lưu Bang đánh bại hoàn toàn Hạng Vũ. Chứ mà Hàn Tín chỉ cần vừa đánh vừa thả với Hạng Vũ, không quyết diệt Hạng Vũ hoàn toàn thì vẫn yên ổn với cái ghế thống soái của mình đến già, tuy rằng có hơi vất vả một chút.
    - Hàn Tín cũng là con người quá ham lợi cho danh vọng của mình, đã thế lại bộc lộ quá rõ ràng, chính vì thế mà Lưu Bang đã lên sẵn kế hoạch đối phó với Hàn Tín ngay . Điển hình là vụ Hàn Tín để mặc cho Lịch Sich bị vua Tề thiêu sống để đánh Tề, và sau khi đánh Tề xong lại xin được phong vương. Một vị vua nào mà thấy bề tôi có ý định như thế thì dứt khoát cũng sẽ phải tìm mọi cách loại trừ ngay khi có cơ hội.
    - Không biết giữ mồm giữ mép khi nói chuyện, để lộ cho người ta thấy cái ý đồ của mình. Khi Lưu Bang hỏi chuyện cầm quân. Hàn Tín nói không đấu diếm là tài của mình có thể ccầm hàng triệu quân, trong khi đó Lưu Bang chỉ tài cầm 100 000 quân. Đến khi biết mình nói lỡ mồm thì quá muộn, mặc dù khen Lưu Bang có tài cầm tướng nhưng lại càng làm tăng thêm sự nghi kị đối với Lưu Bang.
    Có lẽ trong truyện Hán Sở tớ chỉ thấy thích nhất Trương Lương và Hạng Vũ. Còn Lưu Bang thì tớ coi chẳng khác gì Lưu BỊ, đúng là cụ nào cháu đó. Lưu Bị cũng may là chưa khồi phục lại hoàn toàn nhà Hán. Chứ nếu mà thành công thì có lẽ số phận Triệu Vân, Khổng MInh, .... cũng như Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt thôi. Con của mình mà còn vứt đến bịch một cái xuống đất thì còn thương được ai vào đây nhỉ .
    À mà mấy bác Mod thêm chữ HẠng Vũ và các tướng trong Hán Sở vào tiêu đề đi, chứ loanh quanh chỉ có Hàn Tín và Lưu Bàng thì thấy có vẻ thiêu thiếu thế nào ấy.
    Chỉ có súc vật mới ghen tị,tức tối và luôn tìm cách chế giễu, bôi nhọ trước sự phát triển của Quê hương.
  6. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Hèm, bác so sánh Lưu Bị với Lưu Bang thế em thấy chưa thuyết phục. Tuy Lưu Bị theo em cũng là một tay giảo hoạt, nhưng cái giỏi của ông ta là biết tranh thủ lòng người. Thử xem, "kết nghĩa vườn đào", "tam cố thảo lư", rồi từ việc không lấy Kinh Châu, Từ Châu đều cho thấy mỗi nước cờ ông ta đi đều được tính toán kỹ, đều nhằm mục đích thu phục lòng người. Khi mà mọi người theo ông ta thề sống thề chết thì chẳng việc gì lại phải giết cả. Quan, Trương, Triệu đều có thể coi là một loại "gia tướng". Nếu ông ta không thu phục được Lượng thì chẳng đời nào lại có câu "cúc cung tận tuỵ, tử nhi hậu dĩ " cả. Và sự thật, trong Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã chết vì quá lao lực, dồn hết tâm huyết cho kế hoạch Bắc Phạt. Không có lý gì Lưu Bị lại cho những người như thế "lên thớt" cả.
    Tại TQ không ai là không biết đến vở kinh kịch "Bá Vương biệt cơ". Vở kịch này nổi tiếng, dĩ nhiên đã chứng minh được rằng thực sự mọi người yêu mến Hạng Vũ thế nào. Là một người anh dũng, cương cường, luôn xông pha đi đầu. Tuy nhiên lại là kẻ "hữu dũng vô mưu". Cũng có thể vì cái tính khí bộc trực quá mà họ Hạng ko được lòng những học giả, những quân sư lo mưu nghĩ kế chăng ? Đọc cả truyện, võ tướng của hạng Vũ thì nhiều,(hình như về sau có cả Chương Hàm tướng Tần), nhưng quân sư thì chỉ thấy có mỗi một Phạm Tăng, sau lại đuổi đi, phũ phàng đến mức lão này phát nhọt ở lưng mà chết. Bên Lưu Bang thì Trương Lương, Trần Bình, Chu Bột, Tiêu Hà, Tào Tham,... Ai cũng cho rằng Hạng Vũ "quá đàn bà", hay mủi lòng, nếu không thì chẳng còn có Lưu Bang mà chia đôi thiên hạ nữa. Nhưng thực ra, lúc đầu đọc truyện ta lại có cảm giác Hạng Vũ lại là bậc trượng phu, quyết đoán, tài giỏi, dùng binh hay. Có gì mâu thuẫn ko? Tuy vậy, cuối cùng Hạng Vũ cũng đã có một cái mà Lưu Bang không thể có, đó là một người thiếp xinh đẹp toàn tài, lại thuỷ chung-Ngu Cơ. Cái này em cho là Lưu Bang thèm lắm đây.
    Cô đứng trên tuyết dưới ánh trăng, ngắm mấy cái áo và đôi giày của trẻ sơ sinh, trong lòng muôn điều dịu ngọt khiến cô như si ngây...
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Đọc bộ "Hán Sở tranh hùng" có mấy cái tức anh ách:
    - Dịch giả hay tác giả Mộng Bình Sơn dùng từ ngữ xưa nghe không lọt tai : nhà Chu thành nhà Châu, Hạng Vũ thành Hạng Võ,....bởi vậy muốn tìm hiểu về Hán Sở tranh hùng thà đọc Sử ký Tư Mã Thiên thấy hay hơn.
    - Tranh minh hoạ trong sách không khác gì hát bội.
    - Hạng Vũ chẳng mấy khi nghe Phạm Tăng cả, sất phu mất nước cũng đáng.
    - Trong khi đó ông nông phu thô lỗ Lưu Bang háo sắc lại làm vua.
    Kiếm được một số hình minh hoạ binh lính và vũ khí thời Tần để các bác hình dung ra được. Vũ khí chủ yếu là cây kích, một loại vũ khí thông dụng từ thời Xuân Thu- Chiến Quốc.
    Kỵ binh và tướng lãnh.​
     Sỹ Phú
  8. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Chiến xa được dùng để bao vây quân Sở, khiến Hạng Vũ mém chết, nhờ Quý Bố đánh từ ngoài vào mà thoát được. Nói chung, chiến xa chưa phải thứ lỗi thời.
     Sỹ Phú
  9. khailan

    khailan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2012
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    + Hạng Vũ:
    Anh hùng tạo thời thế!
    + Lưu Bang:
    Thời thế tạo anh hùng!

    Quân chi tướng, tướng chi quân

    Chỉ bao nhiêu đó đã bao hàm hết HSTH

Chia sẻ trang này