1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn luận về mọi chuyện liên quan đến Võ Đang!

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi LHX_NDD, 20/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là một số hình ảnh về Thái Cực Quyền được luyện tập thực tế công phu của một số cao thủ Thái Cực Quyền Võ Đang phái:[​IMG]
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Và bắt đầu Thái Cực Quyền :
    [​IMG]
  3. trangntsy

    trangntsy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Xin cho hỏi có phải yếu quyết của TCQ Võ Đang cũng là:
    - Hư linh đỉnh kình
    - Hàm hung bạt bối
    - Tùng yêu
    - Phân hư thực
    - Trầm kiên truỵ chẩu
    - Dụng ý bất dụng lực
    - Thượng hạ tương tuỳ
    - Nội ngoại tương hợp
    - Tương liên bất đoạn
    - Động trung cầu tịnh.
    hihi, đay cũng chính là 10 yq của "Dương thức TCQ" đấy. Không biết giải nghĩa ra thế nào nhi''?
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Yếu quyết sâu xa và nguồn gốc nhất của Thái Cực Quyền chính là "Vô cực nhi Thái cực", lấy Vô cực làm gốc để chuyển hoá sức mạnh của nó sang Thái cực, và lấy Thái cực phát uy sức mạnh của "Nhất âm nhất dương chi vị đạo", tức là trong Nhu có Cương, trong Cương có Nhu, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm,...
  5. teo_lac

    teo_lac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    http://www.taiji.de/taiji/en.htm
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ bằng hữu nhiều nhé! Thật rất bổ ích cho mọi người.
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tinh thần hiệp nghĩa của Võ Đang phái thật sự rất đáng quý và thật sự là đáng trân trọng nhất trong các xu hướng của các môn phái, hầu hết mọi người khi thành lập phái đều chăm lo làm sao cho phái mình mạnh, phái mình có võ công cao cường nhất trong thiên hạ mà ít chú trọng TUYỆT ĐỐI về mặt giúp đỡ mọi người và duy trì trật tự, tiến bộ và công lý! Võ Đang phái, một môn phái lâu đời cũng như Thiếu Lâm, lại chú trọng rất mực đến vấn đề này, và đó cũng là tiêu chuẩn cho các môn đồ Võ Đang phái... Chính vì vậy, Võ Đang phái ko những được thiên hạ tự cổ chí kim biết đến với võ công và chiêu thức vô địch thiên hạ, cao thâm khó lường, biến ảo tinh diệu, rộng lớn mênh mông mà còn được biết đến như là một môn phái có tinh thần hành hiệp trượng nghĩa nhất trong các môn phái, chính vì thế, Võ Đang được người đời nhắc đến, gắn liền với ***** Trương Tam Phong như là một hình ảnh đáng kính nể của tinh thần tài đức song toàn, ở mức cao thâm khó tưởng tượng.
  8. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    ***** Môn Phái Võ Đang Trương Tam Phong​
    (Theo "Trung Quốc đạo giáo chư thần")
    Trong các môn phái võ thuật ở Trung Quốc thì hai phái nổi tiếng nhất là Võ Đang và Thiếu Lâm. Một phái ở miền Nam, một phái ở miền Bắc. Một phái thuộc Đạo gia, một phái thuộc Phật giạ Nói đến Thiếu Lâm quyền không thể không nói đến Đạt Ma tổ sự Nói đến Võ Đang nội gia quyền không thể không nói đến Trương Tam Phong với hành trạng thần bí. Kỳ thực địa vị Trương Tam Phong trong lịch sử Đạo giáo còn rực rỡ hơn sự nghiệp sáng lập phái Võ Đang nữạ Đạo giáo bắt đầu từ đời Kim và Nguyên, dần dần chia ra làm hai nhánh lớn là Chính Nhất giáo và Toàn Chân giáo, một ở phương Nam, một ở phương Bắc, đại thể họ lấy vùng nam bắc sông Giang - sông Hoài làm ranh giớị Chính Nhất giáo là tên gọi tắt các phái sùng bái quỷ thần, vẽ bùa niệm chú, đuổi ma trừ tà; còn Toàn Chân giáo chú trọng
    vào đạo đức tự thân và tu dưỡng hành công. Đến thời cuối Minh đầu Thanh, hai phái lại có xu thế giao lưu dung hợp với nhau nhờ sự vận động của Trương Tam Phong. Vị "ẩn tiên" tiêu diêu tự tại Trương Tam Phong là người hành tung vô định và là một đạo sĩ có phần thần bí.
    Đã có đến 20 loại giả thuyết về tên tuổi, tự hiệu, quê quán của ông. So sánh những giả thiết phổ biến, chúng ta có thể biết ông có các tên Trương Thông, Trương Toàn Nhất, tên tự là Quân Thực (hay Quân Bảo), hiệu là Huyền Huyền Tử, ở Ý Châu Liêu Đông giữa đời Nguyên, Minh. Trương Tam Phong có phong tư khôi vĩ, mắt lớn tai to, râu dài tới rốn. Bất cứ thời tiết nóng hay lạnh, ông chỉ mặc một áo nạp và một nón mê, có khi ăn nhiều hết mấy đấu cơm, nhưng cũng có khi một ngày chỉ ăn một lần, hoặc mấy tháng không cần ăn. Vì không chú ý về ăn mặc nên ông được người ta gọi là "Trương lạp thác".
    Theo truyền thuyết của Đạo giáo, Trương Tam Phong từng là thuộc viên của thái thú Hoa Châụ Một lần nọ, ông cùng thái thú đến Hoa Sơn bái yết đạo sĩ nổi tiếng Trần Đoàn. Trần Đoàn mời họ ngồi, bày trà và đặt một chỗ ngồi ở chỗ cao quý như có ý chờ đợi ai đó. Một lúc sau, quả nhiên có một vị đạo sĩ đến với áo bào lam, nón vải, thái độ ngạo nhiên. Trần Đoàn hết sức cung kính với vị đạo sĩ ấy, hai người nói chuyện một hồi. Thái thú thấy mình bị đối xử lạnh nhạt có phần không vui. Vị đạo nhân nọ rút từ ống tay áo ra ba hột táo, một đỏ, một trắng, một xanh và nói: "Tôi đến đây vội quá không có vật gì, chỉ có ba hột táo này, chúng ta chia nhau cùng ăn nhé". Rồi tự ăn hột màu đỏ, hột trắng cho Trần Đoàn, hột xanh tặng viên thái thú.
    Thái thú cho rằng Đạo nhân khinh mình nên trao hột xanh ấy cho Trương Tam Phong. Trương Tam Phong ăn liền và lập tức thấy tinh thần như đổi khác, thân thể nhẹ nhàng, khoẻ mạnh hẳn lên. Đạo nhân cười lớn bái biệt rồi đi mất dạng. Thái thú lấy làm lạ bèn hỏi nguyên do, Trần Đoàn đáp: "Đạo nhân ấy là tiên ông Lã Đồng Tân đó. Ba hột táo kia là táo tiên chia ra ba loại thượng, trung, hạ. Đại nhân còn tục cốt chỉ nên ăn hột xanh. Đạo tu thân, không thể một bước lên trời được mà phải tiến theo tuần tự, dục tốc bất đạt vậy". Thái thú nghe xong lấy làm ân hận vì đã bỏ mất cơ duyên. Sau khi ăn được táo tiên, Trương Tam Phong đã thành người tiên đắc đạo bèn lãng du giang hồ, hành tung không đi.nh. Có lúc ông hồn nhiên tự tại cười nói giữa chợ, cầu đảo trừ hoạ cho người, có lúc lại làm nông dân, được mọi người gọi là "Chân tiên". Sau đó, Trương Lạp Thác đến núi Võ Đang ở Hồ Bắc, vào núi tu luyện, lập am ở trước Ngọc Hư cung dưới cây cao gò sâu, luyện thành "Cửu chuyển kim đan". Trương Tam Phong thường nói với người bản địa: "Núi này ngày sau đại hiển đấy"
    Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương rất hâm mộ ông, sai người đi tìm
    nhưng không gặp. Sau Minh Thành tổ Chu Lệ nhiều lần sai sứ thần đi tìm cũng đều không gặp. Tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 10 (Tây lịch 1404), Thành tổ Chu Lệ gửi cho Trương Tam Phong bức thư:
    ?oHoàng đế kính dâng thư lên chân tiên Trương Tam Phong:
    Trẫm ngưỡng mộ chân tiên đã lâu, mong cầu được thân đón bậc nghi phạm, từng sai sứ bày hương án viết thư đi tìm hết danh sơn để mời đón. Đạo đức chân tiên cao cả, cao hơn vạn hữu, thể hợp với tự nhiên, thần diệu khôn lường. Tài chất của trẫm kém cỏi, đức hạnh mỏng manh mà chỉ có lòng chí thành mong gặp, suốt đêm ngày không quên. Lại kính cẩn sai sứ dâng thư cẩn trọng mời, mong chờ xe mây giá lâm để thoả lòng kính mộ mong mỏi của trẫm.
    Ngày 6 tháng 2?o

    Lòng chí thành cung kính cuả một thiên tử với một "đạo sĩ bẩn thỉu" như thế cũng là tột cùng rồi! Sau này Thành tổ Chu Lệ phong cho Trương Tam Phong là "lão sư", "chân tiên". Minh Thế tông Chu Hậu tổng lại gia phong thêm tên hiệu "Thanh Hư nguyên diệu chân quân". Trương Tam Phong rất được người đời tôn sùng. Trước tượng của Trương Tam Phong ở Chân Tiên điện, viên gạch xanh ở dưới đất bị lõm sâu xuống bởi người ra dập đầu bái lạỵ Phương pháp sống của Trương Tam Phong - Cuối cùng ý nghĩa đời sống con người là gì? - Đời người đi tìm cái gì là tối cao? Đó là những câu hỏi mà nhân loại đã đi tìm lời giải đáp suốt mấy ngàn năm qua. Nói cho cùng, bất luận là Nho gia, Đạo gia, Phật gia hay Cơ Đốc giáo, Hồi giáo cũng chỉ là tìm câu giải đáp cho "kiếp người" ấy thôi. Đạo gia Trương Tam Phong cũng có câu giải đáp của riêng mình.
    Sinh hoạt vật chất của Trương Tam Phong thấp đến độ cuối cùng, một năm bốn mùa ông chỉ có một áo nạp, một nón mê, mặc không đủ ấm, ăn không đủ no, bẩn thỉu như một "tiên sinh ăn mày". Trong con mắt người đời, Trương lạp thác như vậy là khổ lắm, nhưng trong lòng ông cảm thấy vô cùng khoái hoạt, vô cùng tự tại và nhờ vậy, vô cùng trường thọ! Chỉ cần ông gặp Thái tổ hoặc Thành tổ một lần thì đã có đủ hết vinh hoa phú quý, nhưng Trương Tam Phong coi quyền thế như cỏ rác, tiền của như đất cát, ông từ chối không gặp, mặc lời mời khẩn khoản của hoàng đế. Trương Tam Phong chủ trương cuộc đời là sống theo ý thích của mình, không bị câu thúc bởi bất kỳ cái gì. Thậm chí ông còn chẳng để ý đến các giới luật của đạo môn nữạ Ông chỉ cầu được tiêu diêu tự tại, điều ấy phản ánh trong khá nhiều bài thơ tương truyền của ông như:

    Khoái khoái khoái, hồng trần ngoại
    Nhàn nhàn nhàn, tự vân gian
    Diệu diệu diệu, tùng nhai nhất thanh khiếu
    Lai lai lai, Bồng lai đảo hoa khai.

    Tạm dịch :

    Khoái khoái khoái, ngoài cõi trần
    Nhàn nhàn nhàn, giữa mây vần
    Diệu diệu diệu, hú một tiếng non vào núi
    Đến đến đến, đảo Bồng Lai hoa xuân.

    Sáng tạo đạo phái Võ Đang và Nội gia quyền Núi Võ Đang ở Hồ Bắc có khí thế hùng vĩ, từ xưa đã được xưng tụng là "Thái Nhạc" và "Thiên hạ danh sơn", trở thành một thắng địa của Đạo giáo với những đạo gia nổi tiếng như đời Chu có Doãn Hỉ, đời Hán có Âm Trường Sinh, đời Tấn có Tạ Sung, đời Đường có Lã Đồng Tân, đời Tống có Trần Đoàn, đời Nguyên có Trương Tông Thanh đều tu luyện ở đó. Từ đời Đường, nơi đó bắt đầu xây dựng đạo quán. Đời Tống, đời Nguyên đều xây dựng thêm. Đến cuối đời Nguyên, các đạo quán ấy đa số bị huỷ hoại bởi binh loạn liên miên. Đến đời Minh, Thành tổ mới cho xây dựng đại quy mô các quần thể cungquán khiến nơi đây thành danh sơn đạo giáo do Minh Thành tổ quá sùng bái Trương Tam Phong. Núi Võ Đang là đại bản doanh của Trương Tam Phong tu luyện và truyền đạo, ông vào núi Võ Đang rồi nhưng chưa công khai tự lập môn phái, chỉ lấy danh nghĩa là đạo gia du phương mà thu nhận đệ tử. Sau niên hiệu Vĩnh Lạc, các đạo sĩ ở núi Võ Đang đều thờ Trương Tam Phong là ***** phái Võ Đang.
    Võ Đang phái của Trương Tam Phong có nhiều điểm đặc biệt. Một là thờ bái Chân Võ Đại đế, coi Chân Võ đại đế là tổ sự Hai là coi trọng tu luyện "nội đan". Phái Võ Đang thuộc phái thanh tu, coi trọng tu luyện nội đan, đối lập với phái "ngoại đan". Ngoại đan là điều chế dược thảo bằng lô đỉnh để chế tạo thành thuốc "trường sinh bất tử" (tức kim đan). Sau các đạo sĩ dùng phương thuật ấy phát triển thêm, đem thân thể chính mình ra làm "lô đỉnh" (lò nấu), dùng thể chất "tinh" và "khí" của mình làm dược liệu, họ gọi là khiến cho "tinh, khí, thần" ngưng tụ kết thành "Thánh thai", đó gọi là "Nội đan". Ba là tập luyện kỹ thuật Nội gia quyền của Võ Đang. Bốn là chủ trương tam giáo hợp nhất. Không ít sách vở đã chép, Nội gia quyền là do Trương Tam Phong sáng lập, theo truyền thuyết là do ông đêm nằm mộng thấy Chân Võ đại đế truyền dạy cho môn quyền pháp ấy rồi sáng tạo ra Võ Đang phái Nội gia quyền, chuyên về nội công. Cuối đời Minh có Hoàng Tông Hy viết "Vương Trưng Nam mộ chí minh" nói rằng:
    "Sở dĩ gọi là Nội gia vì lấy tĩnh chế động, kẻ sử dụng ứng theo tay mà phát ra để phân biệt với nội gia của Thiếu Lâm, đó bắt đầu từ Trương Tam Phong".
    Các triết gia Trung Quốc trong vòng hơn hai ngàn năm không ngừng tìm hiểu sự khởi nguyên của trời đất, họ đã đề xuất ra quan điểm vạn vật nhất thể và mọi biến hoá của thế giới đều do hai khí "Âm" và "Dương" kết hợp, họ cho rằng thiên biến vạn hóa đều do 2 quẻ "Càn" và "Khôn" mà ra. Trương Tam Phong kế thừa quan điểm ấy, ngay đến tên "Tam Phong" của ông theo tự hình cũng có liên quan tới "Càn" và "Khôn". Trong "Thái cực quyền luận", ông cũng kết hợp các triết lý Âm Dương, Bát quái, Ngũ hành. Trương Tam Phong cho rằng tập luyện Nội gia quyền chủ yếu là để dưỡng tâm định tính, tụ khí thu thần. Cũng giống như Thiếu Lâm quyền, Nội gia quyền không truyền cho người ngoài môn phái, đến nay truyền thống ấy vẫn còn. Võ Đang do Trương Tam Phong sáng lập, sau này dần dần được sáp nhập vào Toàn Chân đạo, người đời sau thu thập các tác phẩm của ông thành
    bộ "Trương Tam Phong toàn tập".
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thì ra htcuong là một đại cao thủ... danh ần giang hồ, bây giờ mới xuất hiện lộ tướng, hiển đầu... Tại hạ quả thực, chỉ dựa trên bài viết cực kỳ chất lượng và tuyệt vời này của các hạ, tại hạ đã thật sự muốn đàm đạo với các hạ để mở rộng tầm hiểu biết và thoả chí đàm đạo triết học và Đạo. Chẳng hay có thể được như thế với các hạ chăng?
    Các hạ có thể trình bày cho tại hạ, ý kiến của Trương Tam Phong về vấn đề Tính Không trong Phật Pháp trong vạn vật như thế nào được ko? Chẳng hay có tài liệu nào nói về điều này ko? Mối liên hệ giữa Đạo giáo và Phật giáo là gì, các hạ có thể cùng thảo luận và đàm đạo chăng?
    Đa tạ các hạ! Đa tạ các hạ!
  10. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Em thì cao thủ khỉ gì, chỉ mới chân ướt chân ráo bước chân vào giang hồ , bài này là do em sưu tầm được thôi

Chia sẻ trang này