1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nào yêu "Thép đã tôi thế đấy" vào đây

Chủ đề trong 'Văn học' bởi huuthong90, 21/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huuthong90

    huuthong90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào yêu "Thép đã tôi thế đấy" vào đây

    có ai hiể được câu'' thép đã tôi thế đấy ''giải thích giũm mình đi
  2. ateska

    ateska Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Bạn không hiểu thiệt hả?
    Ờ thì tôi là tôi luyện, tôi rèn, tôi là động từ chứ hông phải danh từ nhân xưng ngôi thứ nhất đâu bạn (có lẽ bạn nhầm lẫn chỗ đấy chăng).
    Mình cũng thích Thép đã tôi thế đấy, dù đọc lâu rồi không nhớ rõ nội dung chi tiết. Bây giờ chỉ còn lại là cảm giác đau lòng cho những người như Paven, nếu ông ấy mà còn sống đến đầu những năm 90 để thấy cái mà ông ấy chiến đấu, hy sinh và quan trọng nhất là đặt trọn niềm tin vào đấy bị xé tan trong tay những kẻ tranh giành quyền lực cá nhân như thế nào... Rồi bao nhiêu con người nữa trên đất nước Nga thuộc về một thời "trung hậu", họ đang sống như những kẻ thừa, gò lưng im lặng, chắc cũng không buồn hối tiếc ra miệng nữa. Khi nỗi chua chát quá lớn không thể nói hết bằng lời, nó làm cả con người chùng xuống.
    Chưa đầy 15 năm.
  3. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Tớ thích nè! Nhưng cũng như bạn gì ở trên, tớ đọc lâu lắm rồi, quên gần hết rồi. Nhưng vẫn yêu Pavel như cũ, hì hì.
  4. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0

    Thực ra mình thấy truyện viết cũng bình thường, chỉ là đề cao tư tưởng sống hết mình cho lý tưởng thế thôi. Có khi đọc Nhật kí của anh Thạc với chị Trâm hay hơn, vì thật hơn và đời hơn.
  5. Amore

    Amore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    636
    Đã được thích:
    0
    Bạn này cũng có vẻ "hoài cổ" như mình nhỉ. Mình cứ yêu những gì đã thuộc về quá khứ, cứ có cảm giác như những thứ đã qua là tốt đẹp hơn những gì mình đang có, dù nhiều lúc không phải là như vậy.
    Còn bạn foolishbeats so sánh cái thật giữa "Thép đã tôi..." với Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc thì... Tôi thì chẳng so sánh. Mỗi cuốn có cái riêng của nó. Thép đã tôi cũng thật, tất nhiên không thể thật như 2 cuốn Nhật ký kia vì Thép đã tôi thế đấy là hồi ký, viết với mục đích còn để bàn dân thiên hạ đọc, và nó cũng được sửa chút xíu nữa.

  6. ateska

    ateska Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn foolishbeats: mình nghĩ bạn so sánh như thế hơi khập khiễng. Mình cũng thích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi, mỗi người một khác, hoàn cảnh chiến tranh quá sức khác nhau, những đối đầu cũng khác, khác cả nền văn hoá, họ lại là ba con người tính cách hoàn toàn khác nhau.
    Có thể bạn không thích hoặc truyện gây ấn tượng không mạnh cho bạn, nhưng đó là một câu chuyện viết bằng cả tâm huyết, cả cuộc đời, sao lại bảo là truyện viết bình thường?
    Gửi bạn amore:, nhưng mà mình đâu có hoài cổ. Mỗi thời kì có cái hay cái dở của nó. Mình thì nghĩ là những người Nga ấy mà, họ cam chịu thật nhưng mà còn hơn là kiểu Đại tá không biết đùa, tự mình bịt mắt bịt tai. Que sera sera, chắc họ cũng biết.
    Dù sao, không thể phủ nhận một nền văn học Nga trong sáng, một lớp người sống đầy lý tưởng. Ngoài Thép đã tôi thế đấy bạn còn ấn tượng truyện Nga nào nữa không?
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Tớ rất thích "Bờ sông hoang vắng" (tớ quên mất tên chính xác rồi, hình như vậy), của Polevoi thì phải. "Muối của đất" cũng là một truện hay. Có lẽ văn học sôviết không hợp với các bạn thích kiểu truyện "gay cấn", có cao trào. Vì văn học sôviết là văn học hiện thực, có tính cuộc sống.
    À, còn "Bình minh mưa" nữa. Hôm nọ thằng bạn Nga hỏi tớ, thế mày đã đọc truyện ngắn "Tuyết" của Paustovski chưa? Cứ tưởng bọn trẻ Nga chết dẫm văn học cả rồi.
  8. IronWill

    IronWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Đây là một quan niệm rất đúng kiểu quan niệm Cứ phải nhất thiết biết về các tác giả cổ điển mới là thích văn học sao hả bạn? Tớ có một chị bạn người Nga, 30 tuổi rồi, ko hẳn là trẻ nữa. Tớ có nói rằng người Việt Nam nhiều người yêu văn học Nga lắm, chị ấy có hỏi vậy mọi người thường thích những tác giả nào. Tớ đương nhiên là kể tên những người mà các bạn đều biết và nhiều bạn khác đều biết. Chị bạn tớ có bảo: những người ấy đều rất kinh điển rồi, thế các em có đọc những tác giả mới không? Tớ phải thú thật là tớ ko mặn nồng với cái món Nga lẫn Pháp lắm, cổ điển tớ cũng chưa đọc chứ đừng nói đến hiện đại. Tớ bảo, em ko đọc mấy, còn mọi người thì hay nói về những người ấy thôi. Có thể họ đọc mà em ko biết (thú thực là tớ chẳng nghĩ có mấy người đọc, hiệu sách bây giờ truyện mới toàn Mĩ với Tầu chứ có mấy Nga, phải không ạ). Chị ấy trả lời tớ thế này: "nước Nga bây giờ khác rồi, và cũng có nhiều tác giả mới rất hay.(chị ấy kể tên vài người nhưng tớ ko biết tiếng Nga nên ko ko nhớ được). Những người cũ, ai thuộc thì đã thuộc lòng, còn những người lớn lên trong nước Nga bây giờ, họ có thể hiểu hay ko hiểu những cuốn sách cũ, nhưng họ vẫn học được nhiều điều từ những cuốn sách mới."
    Chị ấy 30 tuổi, chị ấy đẻ ra trong cái cũ, đã từng biết đến cái cũ, rồi chứng kiến sự thay đổi khủng khiếp của đất nước, sự thay đổi ấy khủng khiếp vào cả tận trong nhà. Chị gái của chị ấy cưới hôm trước và được tặng những món đồ đắt giá, hôm sau mang tất cả những đồ ấy ra cũng ko đủ tiền mua một cái bánh mì. Và chị ấy lớn lên khi cái thay đổi định hình dần thành một đất nước mới, vẫn rất Nga và vẫn rất khác.
    Chị ấy là bạn tớ, một trong số ít những người bạn tớ rất quý trọng và phục lăn.
    Được IronWill sửa chữa / chuyển vào 06:55 ngày 23/11/2005
  9. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Ấy, tớ đâu có ý nói người không đọc những tác phẩm kinh điển hay cổ điển là người không yêu văn học.
    Nhưng có những cái làm nên văn học, và khi nhắc đến nền văn học một nước thường người ta hay nghĩ ngay đến một tác giả/ tác phẩm nào đó. Nếu người Nga mà không đọc Pushkin và yêu quý ông, thì không phải là người yêu văn học Nga thực thụ. Tớ nói thật lòng đấy.
    Một người Nga chưa đọc "Tuyết" không có nghĩa là người đó không yêu văn học. Có thể có, có thể không.
    Nhưng một người Nga đã đọc "Tuyết" rồi, và thích nó, cảm nhận được nó, thì tớ có thể khẳng định 80% là người đó có tâm hồn, có niềm tin với cái đẹp, và yêu văn học Nga. 20% còn lại rơi vào các em thích truyện cổ tích
  10. ateska

    ateska Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước cứ thấy truyện Nga ở hàng sách cũ là mình vác về, sách càng dày càng sướng! Cứ như đi buôn giấy! Rồi cho vào thùng, rồi để hai năm, rồi đóng nguyên cái thùng ấy gửi tàu theo ra Bắc học ĐH, rồi cứ thế sau bao lần chuyển nhà, chuyển kí túc... (khò khè), mệt quá giờ vứt lại HN rồi.
    Mình có đọc được một câu trong Xông vào giông bão, đại loại cô gái nói là: "Anh ơi, lúc trước em trẻ con lắm cơ, em cứ nghĩ là những người đã đọc những tác phẩm như thế thì không thể xấu được nữa...:" Sao mà giống mình thế, mình cũng từng nghĩ là một khi đã cho vào đầu những điều đẹp đẽ như thế thì làm sao người ta có thể sống đê hèn được.
    Đâu phải cái gì người ta cũng tâm niệm được đâu?
    Truyện Tuyết rất đẹp, truyện Pauxtopki nói chung truyện nào cũng đáng yêu, cũng nhẹ nhàng như thế, ai đọc chả thích? Cứ gì trẻ con? Cứ gì?
    hì hì, mình lại cứ thích nghĩ là người Nga nào cũng "có tâm hồn, yêu cái đẹp", người Việt cũng thế, người nào cũng thế.Chẳng qua "hoàn cành xô đẩy", phỏng, các bác?

Chia sẻ trang này