1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nên biết về những địa danh du lịch nổi tiếng để có những quyết định đúng cho chuyến đi của bạn !

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi cobelaulinh, 03/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cobelaulinh

    cobelaulinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên biết về những địa danh du lịch nổi tiếng để có những quyết định đúng cho chuyến đi của bạn !!!

    Địa danh đầu tiên tôi muốn giới thiệu là SaPa - Lào Cai

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Diện tích: 678,6km².

    Dân số: 38.200 người.

    Dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa.

    Đơn vị hành chính:

    - Thị trấn: Sa Pa
    - Xã: Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Trung Chải, Tả Phìn, Sa Pả, San Sả Hồ, Bản Phùng, Lao Chải, Hầu Thào, Thanh Kim, Tả Van, Sử Pán, Suối Thầu, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm Cang.
    Ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh làm cho thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh Sơn Thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m ?" 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.
    Nằm cách thị xã Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Để đến đây có 2 đường: một từ thị xã Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng nhiều loại phương tiện như: ôtô, xe máy, xe ngựa...
    Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, ?oSa? là cát, ?oPả? là bãi. Địa danh của ?obãi cát? này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở ?obãi cát? đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là ?ođi chợ Sa Pả?.
    Từ hai chữ ?oSa Pả?, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là ?oCha Pa? và một thời gian rất lâu người ta đều gọi ?oCha Pa? theo nghĩa của từ tiếng Việt.
    Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là ?oHùng Hồ?, ?oHùng? là đỏ, ?oHồ? là hà, là suối, suối đỏ.
    Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là ?omỏ? của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong ?osách đỏ Việt Nam?. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
    Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
    Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.
    Ngay người Mường Hoa đi xa lâu ngày về cũng chỉ mong được ăn bữa cá của quê hương. Đặc biệt thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước ta đề nghị xếp hạng di sản thế giới.
    Thác Bạc từ độ cao trên 200m những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng.
    Sa Pa là ?ovương quốc? của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng?đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian?
    Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội ?oRoóng pọc? của người Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hộI Roóng pọc còn có hội ?oSải Sán? (đạp núi) của người Mông, lễ ?oTết nhảy? của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
    Song, điều mà cả nước biết đến đó là chợ phiên của Sa Pa, một trong 18 đơn vị hành chính của Sa Pa thì chỉ duy nhất có một chợ phiên họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở nơi xa phải đi từ ngày thứ 7 và tối hôm thứ bảy là mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi?và người ta đã đặt cho nó là ?ochợ tình?.
    Sa Pa đánh thức tiềm năng, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Với hệ thống hơn 57 nhà nghỉ, khách sạn (trong đó có khách sạn 3 ?" 4 sao), hàng năm Sa Pa đón hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế nghỉ cả ngày và đêm, đón hàng trăm lượt du khách tham quan trong ngày. Du lịch thực sự là đòn bẩy kinh tế - xã hội ở Sa Pa, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 70% năm 1992 xuống còn 22% năm 2000. Sa Pa đang quyết tâm xây dựng thành trung tâm du lịch bền vững nổi tiếng của toàn quốc.
    Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc.


    ================================



    Thành phố Hà Nội

    [​IMG]
    [​IMG]

    Diện tích: 921 km²
    Dân số: 3.007.000 người (năm 2003)
    Các quận/huyện:

    - Quận : Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai.

    - Huyện :Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm.

    Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa...
    Hà Nội là thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.


    Điều kiện tự nhiên

    Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20º25'' đến 21º23'' vĩ độ Bắc, 105º15'' đến 106º03?T kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km. Ðiểm cao nhất là núi Chân Chim: 462m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc phường Gia Thụy (quận Long Biên) 12m so với mặt nước biển.

    Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, vZn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.



    Khí hậu : Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nZm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nZm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nZm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nZm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nZm là 1.800mm và mỗi nZm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nZm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa thu, rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.

    Địa hình: Hà Nội bao gồm hai loại địa hình đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Phần đồng bằng theo hai bờ sông Hồng và chi lưu (sông Ðuống, sông Ðáy...) là chủ yếu. Phần trung du gồm huyện Sóc Sơn và một phần huyện Ðông Anh, kéo dài về phía đồng bằng của núi Tam Ðảo, có độ cao từ 7-10m đến vài trăm mét so với mực nước biển. Vì vậy địa hình Hà Nội có độ nghiêng theo hướng Bắc Nam (từ Sóc Sơn - Ðông Anh về Thanh Trì).


    Hà Nội có dãy Sóc Sơn (núi Sóc) là đợt kéo dài của khối Tam Ðảo, với ngọn cao nhất là 308m. Núi này có các tên gọi khác nhau như núi Mã, núi Ðền (vì đỉnh núi có đền Sóc, tương truyền là nơi Thánh Gióng thăng hoá cùng với ngựa sắt về trời), núi Vệ Linh. Núi Sóc tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Ngoài núi Sóc, Hà Nội còn có một số đồi núi khác đột khởi lên giữa đất bằng như núi Sái (xã Thuỵ Lâm, huyện Ðông Anh), núi Phục Tương (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm), và ở trung tâm Hà Nội, thuộc vùng Bách thảo có núi Nùng, còn gọi là Long Ðỗ hay núi Khán, tạo nên dáng vẻ cho thế đất Thăng Long xưa.



    Sông ngòi: Hà Nội nằm ở trung tâm của tam giác chảy sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 40km từ huyện Ðông Anh đến hết huyện Thanh Trì. Sông Ðuống là con sông lớn thứ hai của Hà Nội, tách ra khỏi sông Hồng từ ngã ba Xuân Canh (xã Xuân Canh, Ðông Anh) rồi qua phường Ngọc Thuỵ, xã Yên Thường, cắt quốc lộ 1A ở Cầu Ðuống, qua đất Gia Lâm 17km rồi sang đất Bắc Ninh đổ vào sông Thái Bình.



    Ngoài hai con sông lớn đó, đất Hà Nội có nhiều dòng chảy khác, tuy nhỏ và ngắn song gắn chặt với lịch sử lâu đời của Hà Nội. Ðó là sông Tô Lịch, gắn với sự hình thành của Hà Nội từ hơn 1.500 năm trước. Dòng chảy cũ liền với sông Hồng ở đầu phố chợ Gạo đã bị lấp từ đầu thế kỷ 20, nay chỉ còn đoạn chảy giữa phố Thuỵ Khuê-Hoàng Hoa Thám, lên đến chợ Bưởi, rồi chảy ngoặt về phía nam Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, xuôi về Cầu Bươu, hợp với sông Nhuệ, sông Thiên Ðức, sông Nghĩa Trụ, sông Cheo Reo, Ngũ Huyện Giang, sông Kim Ngưu...



    Ðầm hồ ở Hà Nội cũng nhiều, lớn như Hồ Tây, nhỏ như hồ Hoàn Kiếm, hồ Thủ Lệ, hồ Bảy Mẫu, hồ Kim Liên, hồ Liên Ðàm, đầm Vân Trì...

    Dân cư

    Ở các huyện ngoại thành và một phần quận Tây Hồ, dân cư chủ yếu là người dân gốc. Còn ở các quận cũ của nội thành, dân cư hầu hết đều tập hợp từ các tỉnh, thành khắp đất nước về sinh sống và làm việc trong các cơ quan Trung ương. Cư dân Hà Nội chủ yếu là người Việt, song cũng có một số dân tộc ít người khác.

    Chính những lợi thế về dư địa chí đã tạo cho Hà Nội một khả năng giao lưu trong nước và quốc tế thuận lợi. Chính những bàn tay, khối óc cần cù, sáng tạo của cư dân Hà Nội xưa và nay đã tạo cho Hà Nội một vị trí xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa và du lịch, là thủ đô của nước Việt Nam, một trong những thủ đô hấp dẫn trên thế giới.


    Giao thông

    Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.



    Đường không: có sân bay quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố chừng 35km). Cùng với Nội Bài còn có sân bay Gia Lâm (cách Hà Nội chừng 8km), vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ nơi đây là ga sân bay trực thăng sẵn sàng phục vụ cho du khách những tour du lịch tới các điểm tham quan hấp dẫn.



    Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phía Nam, Kim Mã, Gia Lâm toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu?



    Đường sắt: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt trong nước và có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc) rồi đi Châu Âu...



    Đường thuỷ: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì : có bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.


    Không phải Hà Nội vào cuối thế kỷ 20 mới có được bấy nhiêu điều kiện thuận lợi mà từ lâu, từ ngày vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Ðại La để lập kinh đô Thăng Long vào tháng bảy năm Canh Tuất (1010), trong "Chiếu dời đô", vị vua khai sáng triều Lý (1010-1225) đồng thời khai sáng cho Thăng Long-Hà Nội đã chỉ ra.


    ==========================================
  2. cobelaulinh

    cobelaulinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này