1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nghĩ gì về các thể loại âm nhạc dân tộc?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi chiaki_ruanhoc, 15/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Ca trù giữa Sài Gòn
    Nhiều bạn trẻ bây giờ rất khoái nghe Mỹ Linh hay Thanh Lam hát ?oTrên đỉnh Phù Vân? của Phó Đức Phương vì nét nhạc lạ. Nhiều người kháo nhau: ?oCa trù đấy!?. Thật ra Phó Đức Phương chỉ mượn cái hơi ca trù để viết ?oTrên đỉnh Phù Vân? cũng như Dương Thiệu Tước ngày xưa đã mượn cái hơi nam ai Huế để sáng tác ?oĐêm tàn bến Ngự?. Còn ca trù chính hiệu không chỉ đơn giản có thế. Có rất nhiều điều để nói về nó.
    Đó là một lối hát cổ xưa của dân tộc ta, có từ thời nhà Lý, cách đây vào khoảng 800 năm với rất nhiều tên gọi như: hát ả đào, hát cô đầu, hát nhà trò, hát nhà tơ? Đây là tục nhạc, lối ca hát của dân gian trong các dịp hội hè, đình đám, khao vọng khác với đại nhạc, nhã nhạc là nhạc dùng ở cung đình, vua chúa. Đầu tiên là những bài hát ?ocửa đình? có tính cách thờ cúng, tôn vinh các vị thần hoặc những tiền bối có công với nước, thể hiện qua các bài: dâng hương, giáo trống, thét nhạc, đọc phú, đọc thư? Khi lễ tất, sang phần ăn uống, vui chơi thì người ta ca hát, ngâm thơ? nội dung không còn tính cách thờ cúng nữa mà mang chất trữ tình. Đó là những bài hát nói, thiên thai, tỳ bà và những bài hát vặt gọi là ?oHát huê tình 36 giọng?. Về sau, với sự hình thành các đô thị, những người làm nghề đàn hát này lần đầu tiến lên thành phố, mở những nhà hát và sinh sống chuyên bằng nghề này. Ở Hà Nội xưa có những xóm gọi là xóm Cô đầu ở Khâm Thiên, Vạn Thái. Đi nghe hát gọi tắt là ?ođi hát? hay là ?oxuống xóm?. Ba mươi sáu giọng cuối cùng gạn lọc còn chừng hai mươi giọng, có những giọng xưa quá không ai nhớ nổi. Với chừng ấy giọng còn lại cũng đủ làm say mê khách tri âm, những nhà văn, nhà thơ, những ngừơi trí thức thích vui thú ca ngâm. Họ đến nhà hát để nghe các đào nương hát thơ của mình, của bạn mình hoặc của Bạch Cư Dị, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê? để uống rượu, hút nha phiến hoặc bắt tình với những cô đầu rượu. Có người đã coi nhà hát như nhà mình, tiêu vào cuộc chơi rất nhiều tiền và gieo cho các bà vợ không ít phiền muộn.
    Ca trù du nhập Sài Gòn từ thời còn thuộc Pháp. Những ông Thông, ông Phán, thầy Ký từ ngoài Bắc vào làm việc tại các công sở trong Nam; những nhà văn nhà báo rời sông Hồng vào hành nghề ở Bến Nghé, nhớ nhung một điệu Tỳ Bà, một câu sa mạc cảm thấy cải lương, vọng cổ cũng hay đấy nhưng không quyến rũ bằng giai điệu quê hương nên việc mở Nhà hát Cô Đầu đối với họ là một nhu cầu khẩn thiết. Thế là vài ba nhà hát mọc lên ở ngõ Đội Có ở Phú Nhuận, nay là đường Cô Giang; vài nhà khác mở cửa ở khu Monceaux Tân Định, nay là đường Huỳnh Tịnh Của. Trên đài phát thanh Pháp Á (Radio France Asie), cũng có chương trình hát ca trù gọi là chương trình Ca Bắc do những nghệ sĩ nổi tiếng hồi đó như: cô Kim Bảng, Huệ Đăng, Mộng Hoàn? Nhạc sĩ đàn đáy có kép đàn Tư Mã. Điều buồn cười là trong ban Ca Bắc có một ông? Tây hát ca trù rất giỏi. Ông này thường được gọi là ?ome-sừ Phosphore?. Phosphore là lân tinh nên ông dùng luôn biệt hiệu là Lân Tinh khi lẫy Kiều hay hát nói. Đi cặp với ông này còn có ?omét? Khánh Sơn. Khánh sơn là một ông thầy bói, ngoài nghề đoán tử vi, vận mạng, ông còn có tài hát ca trù và ngâm thơ. Cuộc di cư năm 1954 đưa vào nam thêm một số nghệ nhân ca trù và rất đông thính giả thèm nghe ca bắc. Pháp rút khỏi Việt Nam. Đài Bắc Á cũng rút theo. Ca trù trên sóng phát thanh chuyển sang đài Sài Gòn. ?oMe-sừ? Lân Tinh về quê cha, ?omét? Khánh Sơn qua đời nhưng các nghệ sĩ khác vẫn còn theo nghề, sau này thêm ông Hàn Năng, biệt hiệu Phụng Minh, quy tụ và điều khiển một số nghệ nhân trẻ khác tiếp tục gửi đi qua làn sóng điện những bài: kể truyện, Tỳ Bà, Cung Bắc, Sa Mạc, Bồng Mạc?

    Một ban ca trù ngày nay

    Các nhà hát ca trù ở Phú Nhuận, Tân Định vẫn hoạt động nhưng sau đó bị chính phủ Ngô Đình Nhiệm ra lệnh đóng cửa vì cho rằng đây là những ?ohộp đêm? đồi trụy, chỉ được biểu diễn ca trù ở các phòng trà mà thôi. Ca trù bị thiên di về khu giải trí cộng đồng, thời đó gọi là khu Đại Đồng ở đường Nơ Trang Long bây giờ. Ca trù mà biểu diễn như nhạc Disco ở một nơi ồn ào, đông đúc, bên cạnh nhà hàng, quán cà phê, hồ tắm thì còn đâu là thú vị và phong cách truyền thống! Vì thế, khách tri âm thưa dần, tiếng ?otom chat? cũng lặng hẳn và sau khi kép đàn Tư Mã qua đời, ở Sài Gòn hầu như không còn ai chơi đàn đáy nữa.
    Việc đóng cửa nhà hát cũng phải thôi vì nhà hát nào cũng có hai loại cô đầu: ?ocô đầu hát? và ?ocô đầu rượu?. Cô đầu hát chỉ biết có mỗi việc hát nhưng cô đầu rượu là một loại tiếp viên giống như các ?oem bia ôm? bây giờ. Đó là những cô gái trẻ đẹp nhưng nghèo, họ cam chiụ hầu hạ khách như cởi giầy, cởi tất, dâng rượu, gọt cam, gọt táo mời tận miệng khách, có cô còn tiêm thuốc phiện hầu khách và nếu khách ở lại đêm thì? Bên cạnh loại khách mê thú đàn ca, thơ văn tao nhã cũng chẳng thiếu gì khách ?oxuống xóm? chỉ để tìm thú nguyệt hoa. Cấm là đúng nhưng đưa ca trù vào khu giải trí cộng đồng thì lại là điều thất sách.
    Hiện nay, tại Sài Gòn, một số nghệ nhân ca trù và nhiều người yêu bộ môn nghệ thuật này đang nhóm lại tập dượt để thành lập Câu Lạc Bộ Ca trù tại thành phố. Dĩ nhiên là khi ca trù sống lại, việc biểu diễn, thưởng thức hoàn toàn nằm trong phạm vi thuần tuý nghệ thuật. Chắc chắn ca trù sẽ được chào đón niềm nở vì số người thích ca trù rất đông, không những chỉ là người miền Bắc và các tỉnh địa đầu miền Trung mà một số đông đồng bào trong Nam cũng thích vì lâu nay đã nghe quen giọng Bắc.
    Sau đây là sơ lược vài nét đặc biệt của ca trù: Trù trong ?oca trù? là tấm thẻ nhỏ bằng gỗ do người khách thưởng cho ca sĩ khi nghe được bài hát hay hay câu hát hay. Cuối ?ochầu hát?, cứ đếm số thẻ đó mà lãnh tiền bồi dưỡng. Nghệ nhân biểu diễn ca trù phải mặc quốc phục. Cô đào mặc áo dài, quấn khăn nhung; nhạc sĩ đàn đáy, gọi là ?okép đàn? mặc áo the, đội khăn đóng. Cô đào phải tự mình vừa hát vừa đánh phách. Cổ phách làm bằng một phiến tre già, có ba cái dùi, tay trái cầm ?odùi đơn?, tây mặt cầm ?odùi kép? tức là tay này sử dụng một lúc hai dùi, khi đánh phách nghe phát ra ba thứ tiếng rè, ròn và khoẻ. Khác với thời xưa do Phạm Đình Hổ kể lại trong ?oVũ trung tùy bút? là dàn nhạc phụ họa cho ca trù gồm nhiều nhạc cụ; ngày nay chỉ đơn giản có một cây đàn đáy là cây đàn đặc biệt của dân tộc. Giọng ca, tiếng phách, tiếng tơ và tiếng trống chầu do người nghe đánh lên để khen thưởng, bốn thứ tiếng đó đan xen nhau tương phản về âm sắc mà lại hòa điệu tuyệt vời đã làm say mê không biết bao tài hoa danh sĩ như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Tản Đà? cả những người làm cách mạng như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn? đều là tác giả những bài ca trù nổi tiếng.
    TÔ KIỀU NGÂN (Bài viết cho Tạp chí Người Viễn Xứ)
    Source: http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/nhacviet/2004/05/155357/
  2. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Uh dạo này chiaki hay nghe ca trù và dân ca quan họ Bắc Ninh. Nghe ca trù âm u lắm, nhiều khi nghe mà đầu óc cảm thấy yên tĩnh lạ thường. Còn dân ca quan họ Bắc Ninh thì vừa nghe vừa hát theo được. Đôi khi vừa nấu cơm vừa lẩm bẩm: "Còn duyên là duyên ngồi gốc, gốc cây thông. Hết duyên là duyên ngồi gốc gốc cây hồng mà hồng hái hoa". Bây giờ không biết còn bao nhiêu % trong số những người trẻ thích nghe nhạc dân tộc?
    À chị Yến ơi, chị giải thích giúp khái niệm "Âm nhạc dân tộc" được không? Có bạn bảo là "Âm nhạc dân tộc" là âm nhạc của 54 dân tộc Việt Nam, em thấy không đúng nhưng cũng không biết giải thích thế nào cho đầy đủ và dễ hiểu cả.
  3. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Chiaki và các bạn thân mến,
    Theo Yenmusic biết thì ÂM NHẠC DÂN TỘC bắt nguồn từ DÂN GIAN, là một nét đặc trưng truyền thống của dân tộc.... Tại sao chúng ta không gọi là Âm Nhạc TRUYỀN THỐNG??? Có những lí do sau:
    *ANDT bắt nguồn từ dân gian (như đã nêu ở trên) -- có nghĩa là những bài hát, điệu nhạc - ví dụ như hò, lý, hát ru, ...-- được dân gian truyền miệng đời này sang đời khác. Không ai biết đích xác người nào đã sáng tác ra những bài hát đó.
    *ANTT dựa trên ANDT và được các nhạc sĩ, nghệ nhân sáng tạo thêm -- có nghĩa là ANTT mang tính sáng tạo từ con người -- như hát chầu văn được đưa vào các lễ, hội cúng đền- chùa...-- Dần dần chuyển thành truyền thống vì được lập đi lập lại...
    Không biết giải thích trên có ''thoả mãn" được câu hỏi của Chiaki và các bạn không? Đôi khi Yenmusic hiểu nhưng khó tìm cách giải thích cho các bạn được.
    Thân ái,
    Yenmusic
  4. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    SỨC SỐNG CỦA DÂN NHẠC
    Còn đó những lời ru?
    ?oVí dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh con đi??, ?oCon cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao..?, ?oGió mùa thu mẹ ru con ngủ, năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm??, ?oGió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay??, ?oChiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều??? Những lời ru dân dã theo ta lớn từ trong nôi, bây giờ đi đâu mất? Khi hỏi về dân ca với 9 người trẻ thì đã có đến 7 người lắc đầu: ?onhạc đó bây giờ mà nghe gì??, ?odân ca là nhạc quê?, ?ochỉ có người già mới nghe dân ca thôi?? Không lẽ?

    Dân ca đã không còn thích hợp với giới trẻ?


    Dân ca ?" chỉ còn là? hoài niệm?
    Câu chuyện giữa tôi và anh H.V (34 tuổi, Cali) diễn ra trên Yahoo Messenger: "Anh có thích nghe dân ca không?". Tôi hỏi, H.V gõ trả lời nhanh chóng: ?oNhững lời ru từ nhỏ đã đi vào dĩ vãng rồi em à! Cuộc sống mà, con người ta phải làm việc, kiếm sống, thời gian đâu mà nghe nhạc, huống gì là dân ca! Chỉ những người già không làm gì, mới nghe dân ca thôi!?. ?oAnh không thấy thiêu thiếu sao??, tôi hỏi tiếp. H.V tức tốc gửi tin nhắn: ?oKhông nghe, nên cũng chẳng thấy thiếu gì! Bạn bè anh ở đây ai cũng thế!?.
    Qua e-mail, Đồng Anh (18 tuổi, du học sinh tại Singapore) trả lời như đang kể chuyện với tôi: ?oChị biết không, phần đông các học sinh Việt Nam ở ký túc xá nơi đây không thích nghe dân ca, thậm chí là còn ghét nữa nên chẳng bao giờ nghe. Nhưng các bạn lại thường nghe và hát các ca khúc của Ưng Hoàng Phúc hoặc các ca sĩ trẻ khác. Ở Singapore, có nhiều người VN lắm, chủ yếu là học sinh, sinh viên, cũng có nhiều người làm việc ở đây; nhưng em chưa có dịp nào tiếp xúc với những người? nghe dân ca hoặc hát dân ca bao giờ cả. Nhạc về Hà Nội thì còn có, chứ dân ca thì chưa!?.

    Nhạc trẻ đã "làm yếu" nhạc dân ca

    Là một ?ofan? của nhạc trẻ VN, Nguyễn Việt Dũng (22 tuổi, du học sinh Malaysia) thường xuyên theo dõi các bài hát mới của âm nhạc VN, chủ yếu qua mạng, qua các diễn đàn âm nhạc. Quan tâm đến nhạc dân ca ?ochút chút? với những ca khúc về Huế qua giọng ca Vân Khánh, Dũng cũng cho thấy băn khoăn của mình: ?oDân ca VN thật khó có chỗ đứng trong lòng các bạn trẻ VN ngày nay. Xã hội ngày càng hiện đại, mọi người có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn âm nhạc thì tất nhiên âm nhạc truyền thống sẽ mờ dần trong tâm trí người nghe?.
    Với những người xa quê hương, thiếu thông tin, thiếu điều kiện lắng nghe, gặp gỡ, tiếp xúc thường xuyên với ?ohơi thở? dân ca nên những lời ru ầu ơ, ví dầu từng được nghe từ trong nôi dần trở thành ?ohoài niệm?. Nhưng còn khán giả trong nước? Hải Vân (22 tuổi, nhân viên đồ họa công ty MK): ?oTụi trẻ bây giờ chỉ thích nhạc theo thần tượng của mình thôi! Mà thần tượng thì có khi bởi ngoại hình, có khi chỉ vì phong trào. Đã là thần tượng rồi thì có hát ?oẹ? cũng? OK! Dân ca hả? Giới trẻ chẳng thích đâu chị à! Vì sợ bị chê là? quê mùa đó, hoặc cũng có những người thích nhưng không dám nói vì sợ bạn bè chê cười?.
    Dễ thấy điều đó qua các chương trình ca nhạc, qua băng đĩa, qua nguồn ca sĩ? Để xem ca nhạc không? tốn tiền, khán giả chỉ cần xem ti - vi. Nhưng hầu hết các chương trình ca nhạc phát trên sóng truyền hình thu hút được khán giả (thu hút các nhà quảng cáo tài trợ) vẫn chủ yếu dành cho mảnh đất nhạc trẻ. Hiếm có một chương trình ca nhạc nào dành riêng cho dân ca, và một vài tiết mục dân ca chỉ ?okhiêm nhường? được lót chỗ trong các show nhạc trẻ. Đó cũng là điều đơn giản và dễ hiểu khi các ca sĩ hát dân ca thường ít có đất diễn và cát-xê của họ cũng rất? bèo, thường chỉ đếm ở con số chục, hoặc trăm ngàn (không thể so sánh được với những ca sĩ theo dòng nhạc thị trường!). Chuyện làm album với các ca sĩ này cũng là cả một ?ovấn đề?. Cho nên không ít ca sĩ vì nản đã quay lưng lại với dòng dân nhạc và chuyển hướng nghề nghiệp.
    Tuy nhiên, khó có thể ?oyêu? điều mà họ không biết hoặc chưa hiểu rõ! Có thể làm được gì khi giới trẻ bây giờ không biết thế nào là hát ả đào, ca trù, hát xầm, hát chèo?? Trong đề dẫn hội thảo ?oÂm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay? của nhạc sĩ Đặng Hoành Loan (tại hội thảo khoa học xoay quanh vấn đề giáo dục âm nhạc ?" tổ chức tháng 5, tháng 6.2004 tại Hà Nội và TP.HCM) đã nêu lên sự lo lắng đầy nghiêm túc: ?oCó một việc nếu không làm ngay, làm triệt để, làm toàn diện, đó là Bảo tồn và phát huy vốn di sản âm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay thì, đến một ngày không xa, chúng ta sẽ đánh mất dần, mai một dần rồi mất hẳn một phần ký ức dân tộc, bản sắc dân tộc trong văn hóa âm nhạc. Sự mất mát ấy cũng không thua kém gì sự mất đi tiếng nói và chữ viết của một quốc gia. Sự mất mát ấy cũng đồng nghĩa với mất chủ quyền quốc gia?.
    Cần một cái ?onôi liên đới??
    Sinh ra ở Bắc Giang, nơi vẫn được gọi là ?ovùng đất quan họ? nên với Nguyễn Đồng Anh (hiện đang học tại Singapore) dân ca nói chung và nhất là dân ca quan họ Bắc Ninh không xa lạ gì, mà còn có thể nói là rất thân thiết. Không thích loại nhạc thất tình, ão não; Đồng Anh thích rock vì ?orock thế giới vô cùng đa dạng, phong phú và khi có thể cảm nhận, hiểu lời, thấy rock rất? mạnh mẽ!?. ?oFan? của rock đấy, nhưng Đồng Anh lại gần gũi và thấy lòng mình ?ogần? với dân ca: ?oTôi nghe quan họ từ bé, còn có dịp được nghe trực tiếp các liền anh liền chị như Thúy Hiền, Thúy Cải? hát rồi mà. Nhưng với tôi, người hát quan họ hay nhất lại chính là? bố tôi. Hồi còn ở nhà, bố mua rất nhiều đĩa nhạc, karaoke dân ca quan họ Bắc Ninh và thỉnh thoảng vào thứ 7, chủ nhật bố tôi lại bỏ đĩa vào hát, ghi âm vào băng cassette rồi thỉnh thoảng lại bật lên nghe lại. Các ca khúc quan họ như ?oNgười ơi người ở đừng về?, ?oChín nhớ mười thương?? thỉnh thoảng tôi vẫn hay nghêu ngao hát, dù không được hay bằng bố. Đồng Anh chịu nhiều ảnh hưởng của bố, nên mặc dù không thích cải lương cho lắm, nhưng vì bố rất hay bật cải lương nghe (vở Lan và Điệp) nên có nhiều chỗ tôi thuộc lòng. Nhìn chung, ấn tượng về dân ca trong tôi rất sâu đậm?.

    Không chỉ bởi ảnh hưởng từ những lời ru được nghe từ rất bé, dân ca chinh phục người nghe còn bởi tính liên đới của nó. Đồng Anh yêu dân ca vì ?obố của Anh thích dân ca và nhạc cổ truyền, nhiều khi bố còn nghe cả đờn ca tài tử nữa?. Vậy có cần thiết phải có một cái ?onôi?? Còn Hải Vân thì lý giải cho sự đồng cảm dân ca của mình rằng: ?oCó thể một phần vì hồi nhỏ sống ở vùng nông thôn, nên Vân dễ dàng hình dung và cảm nhận được những giai điệu của dân ca và vì thế Vân thấy dân ca gần gũi với đời sống của mình và dễ đi vào lòng mình. Hơn nữa, dân ca nghe nhẹ nhàng và êm dịu, cũng có nhiều bài vui nhộn lắm; nhưng phần lời của dân ca rất hay, mộc mạc nhưng ý nghĩa, không như nhạc ?omì ăn liền? bây giờ?.
    Thấy được chiều sâu trong âm nhạc dân tộc, Hải Vân cho rằng lý do giới trẻ không thích dân ca là vì ?ochưa tạo sự hấp dẫn cho dân ca đó thôi! Như mấy bài mà ca sĩ Cẩm Ly hát, khá nhiều bạn trẻ thích đó chứ! Vân nghĩ, nếu như kết hợp được dân ca và hiện đại (nhưng tất nhiên là không quá lố) thì cũng tốt thôi (miễn là đừng hát dân ca mà mặc áo? hai dây)?.
    Điển hình cho hình thức ?otân cổ giao duyên? này, anh V.N. (Việt kiều Pháp) đã đưa ra minh chứng: ?oHương Thanh và Nguyên Lê (Việt kiều Pháp) đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa jazz và âm nhạc truyền thống VN, cho khán thính giả thế giới cũng như các thế hệ 2/3 gốc Việt, hiểu biết thêm về dân ca cũng như để du nhập - hòa nhập dân ca trong giai điệu jazz hơn là thuần túy cung âm VN?.
    Với những sinh viên du học xa nhà, không phải ai cũng có thuận lợi được gia đình gửi băng đĩa nhạc nghe ?otận gốc?. Nghe nhạc online thì không phải lúc nào đường truyền cũng tốt, là ?ongười trong cuộc?, Việt Dũng cho rằng: ?oĐể dân ca đến gần hơn với mọi người, đặc biệt là giới trẻ thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các báo chuyên về âm nhạc và các báo dành cho giới trẻ nên dành một góc dành cho dân ca. Ngoài ra, thì các cơ quan truyền thông như Đài Phát thanh hay truyền hình cần phải tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho dân ca có đất diễn, để cho công chúng trẻ đến gần hơn, cảm thụ được nhiều hơn với dân ca. Hy vọng rằng, với sự cộng tác của các cơ quan truyền thông thì giới trẻ VN sẽ được tiếp cận nhiều hơn nữa các bài hát dân ca Việt Nam?.

    Cần bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian...

    Cũng trong đề dẫn hội thảo ?oÂm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay?, Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan đã đưa ra ba điểm chính:
    1. Bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền trong đào tạo và giáo dục. ("Bảo tồn" là giữ lại không cho mất đi, không để biến dạng. Hiện có ba cách bảo tồn là: Bảo tồn bằng các phương pháp công nghệ; Bảo tồn bằng giáo dục và đào tạo; Bảo tồn trong môi trường vZn hóa.
    "Phát huy" là làm cho nó lan rộng và nảy nở thêm; vậy phát huy không đồng nghĩa với phát triển, phát triển chỉ có thể đi với kế thừa: kế thừa - phát triển).
    2. Bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền trên báo chí và phát thanh, truyền hình.
    3. Bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền trong sinh thái vZn hóa cổ truyền.
    Vẫn cháy âm ỉ?
    Nói là câu hát dân ca ?oquê mùa?, nhưng nét "quê" ấy lại chinh phục được khán thính giả nước ngoài. Ta có thể bắt gặp sự mê say trong đôi mắt của họ khi tham dự những chương trình âm nhạc dân tộc VN (dù không hiểu lời). Đạo diễn Việt Linh kể: khi Mê Thảo chiếu ra mắt ở Pháp, (giai điệu xuyên suốt trong phim chính là bài chầu văn), khán giả Pháp ngồi lắc lư lắc lư thưởng thức, sau đó còn đòi mua đĩa nhạc có bài chầu văn này (dù đây chỉ là nhạc trong phim).

    Các phương tiện truyền thông cần góp tay trong việc rút ngắn khoảng cách giữa giới trẻ và dòng nhạc dân ca

    Định cư tại Pháp khá lâu, anh V.N biết rằng: ?oCó lẽ dân ca là loại nhạc yêu thích nhất của tôi, kể cả nhạc đồng quê country Hoa Kỳ, Hồng Vân, Ái Vân... Những câu như: ?ocây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc... Chị Hai xinh, chị Hai đứng một mình vẫn xinh...?o vẫn lãng đãng theo tôi mãi tại xứ người...?o. Với một vốn kiến thức khá sâu rộng, anh V.N đã phân tích về sức sống của âm nhạc dân tộc: ?oTrong bất kỳ dân ca nào, dân ca = hồn dân tộc! Kể cả những điệu blue, jazz? theo người nô lệ Phi châu đến Hoa Kỳ trên những trang trại bông vải, rồi lần đến các khu phố ổ chuột da đen trong siêu đô thị Chicago, New York, Georgia? trong các khu Harlem đến trở thành nguồn sống của âm nhạc Mỹ?.
    Vốn không phủ nhận ?odòng ca nhạc Hoa Kỳ lành mạnh như Bruce Springsteen, Bob Dylan, John Denver, Baez, Sting (Anh)? rất tiến bộ mang theo giấc mơ lớn của cả thế hệ trẻ Hành tinh trái đất?, nhưng với anh V.N: ?oTheo thiên kiến riêng tư, trong giai đoạn Toàn cầu hóa, ?ovăn hóa? Mỹ đang xâm chiếm các văn hóa khác! Ngay Trung Quốc và cả Pháp và khối Pháp ngữ. Hiện tượng ?ovọng ngoại? của giới trẻ, văn hóa Mc Donald, Disneyland, Nike, Coca? đang làm tiêu hủy những nền văn hóa dân tộc của khối thế giới thứ ba? Theo tôi, những người Việt khi ra nước ngoài trên 18 tuổi trở đi, phần còn lại sinh trên xứ người, chỉ trừ sinh trong gia đình yêu thích âm nhạc dân tộc? còn thì cũng khó mà theo dõi dân ca? Nhưng khi phương tiện thông tin âm nhạc phát triển và ngày càng nhiều những cuộc giao lưu văn hóa trong - ngoài nước, thì hy vọng tình hình sẽ khá hơn xưa?.
    Có thể, đến một ?otuổi? nào đó, người ta sẽ nhìn - thấy - mình trong nhạc dân ca và trở nên yêu thích, tìm cách ?ophát tán? chăng? Trúc Lâm (27 tuổi, Daklak) ?" người ?okhoái? sự nhẹ nhàng, những ví von đầy ý nhị trong lời ca mộc mạc đã ?ođóng dấu? cho nhạc dân ca thế này: ?oDân ca không ồn ào, náo nhiệt như nhạc trẻ bây giờ, nhưng nó vẫn như một sức sống ẩn chứa, vẫn ?ocháy? âm ỉ trong lòng mỗi người. Người trẻ chỉ tạm quên dân ca trong một thời gian ngắn, rồi sẽ đến một lúc nào đó họ sẽ trở lại với dân ca?.
    DUY THỦY
    Source: nguoivienxu

Chia sẻ trang này