1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nghĩ gì về đtla

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi pippovn2002, 08/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Masked

    Masked Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này cho đến giờ vẫn thảo luận theo hướng tích cực, làm gì mà đã phải close. Vấn đề gay và les đã được bàn nhiều trong GDGT rồi, và lần nào cũng tương đối gay gắt, có điều một thời gian chủ đề bị trôi xuống nên lại có người mở topic khác, điều đó có nghĩa rằng vấn đề này lúc nào cũng tương đối "đắt khách"
    Để tôi thử tóm tắt lại ý kiến của mọi người từ đầu tới giờ nhé. Có thể chia thành 3 nhóm: nhóm "ủng hộ", với lý luận rằng gay hay les cũng là người, có quyền hạnh phúc v.v...; nhóm "phản đối" với lý luận rằng đó là hiện tượng không bình thường, là bệnh, thậm chí bệnh hoạn, không thể chấp nhận trong xã hội v.v... và nhóm thứ 3 là nhóm "không liên quan đến tôi": họ tồn tại thì họ cứ tồn tại, miễn đừng phiền đến tôi là được. Nhìn chung thì topic nào bàn luận về ĐTLA sớm muộn cũng chua thành 3 nhóm như vậy, tuy nhiên các bạn đều đưa ý kiến chủ quan mà ít khi có những dẫn chứng thuyết phục.
    Tôi không phải "chuyên gia" nghiên cứu giới tính, nhưng tôi đã đọc được tương đối nhiều bài viết theo nhiều chiều khác nhau, và cũng có dịp gặp gỡ một vài gay (ít khi tiếp xúc với les), tôi xin phép được làm rõ một vài điểm mà các bạn đang tranh luận:
    1. ĐTLA không phải là bệnh. Đây là một khẳng định của y học thế giới (và tất nhiên cả y học VN). Trước đây bộ Y tế Mỹ đã từng xếp ĐTLA vào nhóm bệnh tâm thần, nhưng từ những năm 70 homo***uality đã hoàn toàn được rút khỏi mọi danh sách bệnh. Lý do: đây mà một khuynh hướng ******** chứ không phải là một biểu hiện bệnh lý. Người ĐTLA có tư duy, có hành động như những người "bình thường" khác, họ chỉ khác biệt trong hành vi giới tính, khác biệt này không dẫn đến tổn hại về thể chất hay tâm lí, khả năng làm việc, không chữa được bằng phẫu thuật hay tư vấn, vì vậy ĐTLA không phải bệnh.
    2. Về mức độ "bình thường" của ĐTLA. Nói ĐTLA không phải bệnh có nghĩa rằng ĐTLA là "bình thường" ? Chính điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chấp nhận, vì dù gì đi chăng nữa người ĐTLA cũng khác biệt với những người "bình thường" khác. Điểm này thì các bạn ở đây đã bàn luận nhiều rồi, và mọi câu trả lời đều tương đối chủ quan. Cho đến bây giờ vẫn còn nhiều bác sĩ, nhà nghiên cứu tìm cách chứng minh ĐTLA là bệnh (tất nhiên, thế giới đồng ý không có nghĩa là mọi người đều đồng ý), tuy nhiên vẫn chưa có một tuyên bố (khoa học) nào đi ngược lại quan điểm chung của y học hiên đại ngày nay.
    Như vậy, việc coi ĐTLA là "không bình thường" là do tâm lí của xã hội chứ không phải do bằng chứng khoa học. Để xác định tâm lí này là hợp lí hay không hợp lí, chúng ta cần hiểu hơn nữa về thế giới của người ĐT.
    3. Như một bạn đã nói, hiện tượng ĐTLA không chỉ xuất hiện ở người mà còn ở nhiều loài động vật khác, tuy nhiên tôi nghi ngờ tỉ lệ 30% mà bạn đưa ra. Theo tôi được biết, tỉ lệ này nhiều lắm cũng chỉ 10%, bằng với tỉ lệ người ĐTLA. Xin nói thêm rằng việc xác định cụ thể tỉ lệ người ĐTLA là rất khó, chỉ qua thống kê tổng quát, bởi không phải ai cũng công khai mình là les hay gay, chưa kể nhiều trường hợp khó xác định khác; nên việc thống kê rất khó đạt độ chính xác cao. Chúng ta cứ tạm chấp nhận con số 10% này đã.
    Hiện tượng ĐTLA đã được ghi nhận ở nhiều loài linh trưởng, côn trùng vầ thâm chí cả...chim cánh cụt , như vậy thượng đế không chỉ bất công với loài người.
    4. Tỉ lệ người ĐTLA trong dân số là không đổi (luôn chiếm khoảng 10%). Chúng ta có cảm giác ngày càng có nhiều người ĐT là bởi
    - dân số ngày càng tăng
    - đề tài ĐTLA ngày càng được nói đến nhiều hơn khiến chúng ta có cảm giác bị "bao vây" bởi ĐTLA
    - sự phát triển của internet khiến người ĐT có cơ hội để bộc lộ những ham muốn "không chính đáng" của mình nhiều hơn --> báo chí nhảy vào đưa tin --> đề tài lại càng được bàn tán.
    Như vậy nếu bạn nói ĐTLA là sản phẩm của xã hội hiện đại, do lối sống phương Tây buông thả... là thiếu căn cứ. Ta có cảm giác ngày càng có nhiều người ĐT là vì họ được nói đến ngày càng nhiều. Làm một con tính đơn giản: nếu coi con số 10% là đáng tin cậy, dân số VN khoảng 83 triệu người, như vậy có khoảng 8,3 triệu gay và les. TTVNOL hiện được coi là forum tiếng Việt lớn nhất trên net với khoảng hơn 100.000 thành viên (cả nick thật lãn nick ảo). Nếu lập một điễn đàn toàn bộ cộng đồng gay và les VN thì sẽ lớn gấp khoảng 80 lần TTVNOL .
    Có bạn cho rằng ngày càng có nhiều gay, les và còn đặt giả thiết "nếu xã hội toàn người ĐT..." điều đó là thiếu căn cứ. Xã hội không bao giờ có thể trở thành "toàn gay và les" được.
    5. ĐTLA không phải là điều mới mẻ. Không phải đến thế kỉ 20 con người mới chợt phát hiện ra có người ĐT trong xã hội. Từ thời cổ đại thì chưa có nhiều bằng chứng, nhưng từ thời kì xã hội loài người phát triển cực thịnh thì đã luôn có rất nhiều bằng chứng về ĐTLA. Trong các xã hội nô lệ La Mã, Hy Lạp và Ai Cập ngày xưa, việc quan hệ đồng tính được coi là chuyện hoàn oàn bình thường. Chủ nô có quyền làm bất cứ điều gì với nô lệ, vì vậy có những ông chủ gọi nô lệ (đồng giới) đến để...giải khuây là điều không hiếm. Bạn sẽ nói rằng tôi lấy ví dụ phương Tây, vậy thì ngay cả xã hội phong kiến vô cùng hà khắc như Trung Quốc cũng có rất nhiều tranh ảnh, tích truyện về các mối quan hệ đồng tính. Có thể thấy rằng xã hội hiện đại lại...kém cởi mở hơn xã hội xưa ?
    Nói đùa vậy thôi, xã hội hiện đậi không kém cởi mở hơn, chỉ là ở thời đại nào thì cũng có những cái nhìn khác nhau về hiện tượng ĐTLA. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm một làn nữa rằng đây không phải sản phẩm của xã hội ngày nay.
    6. Một điểm nữa, cũng là điều đáng ghi nhớ nhất để các bạn có cái nhìn chính xác hơn về ĐT: việc phân loại các biểu hiện ĐT. Có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuỳ theo chủ quan của mỗi người. Bản than tôi, cũng rất chủ quan, nhưng theo những gì tôi đã đọc và đã ghi nhận được, ĐTLA gồm những biểu hiện khác nhau như sau:
    - Những người có khuynh hướng ******** đồng giới nhưng không biểu lộ. Đây là nhóm chiếm đa số nhất. Và những người coi ĐT là "bình thường" thường đem nhóm này ra làm ví dụ minh hoạ. Xét về sinh học, sinh lí, tâm lí, họ thực sự bình thường giống những người khác. Điểm khác biệt duy nhất là họ có nhu cầu quan hệ ******** với người đồng giới, chỉ cảm thấy thoả mãn khi ở gần người đồng giới. Và tất nhiên, vì chuyện chăn gối là riêng tư của mỗi người, nếu họ không nói ra thì không ai biết, vì vậy họ hoàn toàn có thể sống một cách bình thường, và chỉ tự dằn vặt mình khi nhu cầu sinh lí không được đáp ứng một cách dễ dàng. Giới ĐT tự gọi những người này là "bóng kín", cũng là một cách gọi tương đối miệt thị.
    - Những người "tâm hồn phụ nữ trong cơ thể đàn ông" (và ngược lại). Khác với nhóm trên, những người này không thấy thoải mái trong chính cơ thể của mình, và họ ao ước được thay đổi để "trở về đúng bản chất". Đây là trường hợp của Cindy Thái tài. Số lượng người đồng tính dạng này ít hơn rất nhiều so với nhóm trên. Nếu bạn đề nghị người nhóm trên phẫu thuật thay đổi giới tính, chắc chắn họ sẽ nổi giận, còn với những người thuộc nhóm này, đó là mong ước của họ.
    - Nhóm thứ 3 lại phức tạp hơn nữa, họ là nam giới nhưng thích trang điểm, mặc váy, đi giày cao gót; là phụ nữ nhưng hích để tóc ngắn, hút thuốc lá, tỏ ra càng nam tính càng...thích. Điều đáng nói là ở chỗ những người này cũng không có nhu cầu chuyển đổi giới tính, họ muốn được giữ nguyên hình hài giới tính của mình, và có cử chỉ, hành động như giới tính đối lập. Kì là, but that''s it.
    Những người đồng tính gọi là "bóng lộ" thường thuộc 2 dạng này, vì họ bộc lộ cử chỉ ngược với giới tính cơ thể của họ. Nếu nhóm đầu thường nhận được sự cảm thông, thương xót của xã hội thì những "bóng lộ" thường tạo cảm giác chướng mắt, ghê sợ, khinh bỉ. Thậm chí chính trong giới gay cũng có sự phân biệt giữa 2 nhóm này. Những người "kín" nhiều người không ưa "lộ" vì cho rằng họ là xấu hình ảnh của người ĐT. Thông thường, nếu bạn cảm giác ghê sợ người ĐT, 80% là do bạn có trong đầu hình ảnh về "bóng lộ". Chưa kể theo thói quen, trong phim ảnh sách truyện ta thường hay gặp hình ảnh hoạn quan hoặc đồng cô, "những anh chàng cải lương", v.v... đó là cái nhìn châm biếm, thậm chí phóng đại về thế giới ĐT, vì những người "lộ" chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ trong số những người ĐT.
    - Ngoài ra có thể định nghĩa thêm một nhóm thứ 4, dù không hẳn là những người đồng tính: những người lưỡng tính (bi***ual). Những người này đa phần giống những người "đồng tính kín", nghĩa là không có cách nào phân biệt được họ bằng vẻ bên ngoài hay cử chỉ, loài nói. Đặc điểm của họ là có thể có quan hệ (thậm chí cần quan hệ) với cả 2 giới .
    Đọc đến đay có lẽ nhiều bạn sẽ hiểu thêm phàn nào về mức độ phức tạp của cái mà ta vẫn gọi đơn giản là « đồng tính », như vậy bạn sẽ hiểu hơn quan điểm của chính mình với những gay và les. Ngược lại, cũng có nhiều bạn sẽ càng cảm thấy bối rối vì hóa ra sự việc nó lại lằng nhằng hơn bạn vẫn nghĩ, vậy tôi sẽ đề cập một khía cạnh cuối cùng của vấn đề, hy vọng giúp các bạn hiểu sâu hơn chút nữa.
  2. Masked

    Masked Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    7. Nguyên nhân của ĐTLA ?
    Câu trả lời vừa hiển nhiên lại vừa?không hiển nhiên. Rõ ràng, ĐTLA là do trời sinh, đâu có ai muốn mình như vậy, và cũng chẳng ai thích mình trở thành như vậy. Có điều, xã hội và tâm lí của con người luôn phức tạp , do đó mới nảy sinh nhiều sự mập mờ.
    Xét về góc độ khoa học, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn mối liên hệ giữa gen, di truyền và ĐTLA. Đó chính là một trong những lí do khiến các bác sĩ buộc phải loại ĐTLA khỏi danh sách các bệnh. Ông bố bà mẹ có thể hoàn toàn khỏe mạnh và sinh ra con là gay hoặc les, trong nhà có 1 người ĐT không có nghĩa là tất cả đều "không ít thì nhiều" ĐT (nếu đúng là như vậy thì làm sao mà có thế hệ sau được), và cho dù một gay có lấy vợ, sinh con thì con cái họ đều hoàn toàn "bình thường". Tóm lại, không có bằng chứng nào về việc di truyền "bệnh" ĐTLA. Thử tưởng tượng nếu như đúng là có một gen nào đó gây ra ĐTLA thì chắc chắn với trình độ y học ngày nay người ta đã có thể xác định và điều trị nó một cách dễ dàng, và chẳng mấy sẽ không còn người ĐT nữa. Cũng giống như da đen da trắng vậy, người da đen sống trong xã hội bị kì thị thì sẽ mng mình trở thành da trắng, nhưng họ sinh ra đâu có quyền chọn màu da, và nếu có thể triệt tiêu được gen da đen thì chẳng mấy sẽ không còn phân biệt chủng tộc nữa. Tất nhiên ví dụ về màu da là tương đối thôi, vì màu da là di truyền, chỉ là để các bạn hiểu rằng ĐTLA là một khuynh hướng ******** tự nhiên, sinh ra đã vậy, không ai lựa chọn cả.
    Tuy nhiên, có khuynh hướng ******** đồng giới và sống theo khuynh hướng đó lại là 2 phạm trù khác nhau, và mâu thuẫn xã hội là ở chỗ đấy. Điều này giải thích cho suy nghĩ "các ông bà thích gay thích les tôi mặc kệ, miễn đừng dây vào tôi, đừng để tôi nhìn thấy". Nếu người ĐT, cho dù ý thức được sự khác biệt của bản thân mình, và có thể tự ép mình vào cuộc sống vợ chồng "bình thường" như bao người khác, thì đã chẳng có chuyện gì ầm ĩ. Vấn đề là ở chỗ, cuộc sống của họ vô cùng đâu khổ nếu họ không được sống theo đúng bản chất tự nhiên của mình. Như tôi đã nói, có nhiều kiểu ĐT khác nhau. Đa số họ có cuộc sống như bao người khác, trừ lĩnh vực tình cảm, có người lại muốn chuyển giới, có người lại thích thể hiện sự khác biệt của mình. Chính vì hám muốn rất chính đáng đó (được sống là chính mình) mà ngày nay người ta kêu gọi xã hội hiểu, thông cảm và chấp nhận người ĐT.
    Thử tưởng tượng bạn là đàn ông đàng hoàng, bảo bạn ôm ấp người cùng giới, ngủ với người cùng giới, bạn có chấp nhận không. Vậy người ĐT cũng vậy, họ dửng dưng, không hứng thú với người khác giới, cảm giác của họ với người khác giới cũng tương đương cảm giác của bạn với người cùng giới thôi. Điều đó vừa dễ hiểu, lại vừa khó hiểu, bởi bạn không sống cuộc sống của họ, bạn không bao giờ hiểu hết.
    Như tôi đã trình bày, di truyền không phải nguyên nhân của ĐTLA, vậy có phải môi trường sống, cách giáo dục của gia đình ? Các vị phụ huynh, nếu có may mắn được con mình tin tưởng tâm sự về tình trạng đồng tính, chắc hẳn đều ít nhiều tự trách mình đã "giáo dục con không tốt". Thực lòng mà nói, về vấn đề này trong giới khoa học cũng còn nhiều tranh cãi. Bạn cs thể đã từng đọc đâu đó những bài báo thống kê rằng ĐTLA thường gặp ở môi trường tương đối sung túc, rồi thì con trai thiếu bố con gái thiếu mẹ, hoặc gia đình càng ít con thì tỉ lệ ĐT lại càng cao v.v? nhưng có lẽ không cần phải lập luận nhiều các bạn cũng có thể hiểu rằng đó chỉ là phỏng đoán. Có thể dễ dàng đưa ra ví dụ chứng tỏ rằng trong cùng một môi trường không phải ai cũng chịu những tác động như nhau. Bạn thường nghĩ một gay thì sẽ ẻo lả, yểu điệu, yếu đuối, từ bé chỉ thích chơi trò con gái? những suy nghĩ như vậy thường nhầm to. Đúng là có những người như vậy, nhưng mặt khác rất nhiều người to khỏe, mạnh mẽ, cứng rắn lại là gay, còn nhiều người nhỏ nhẹ, ngượng nghịu lại là man chính hiệu. Nhiều gay tâm sự rằng từ bé (tuổi dậy thì, bé hơn nữa thì chuyện giới tính chưa gây vấn đề) đã có cảm giác xa lánh con gái và không muốn gần gũi, họ không chịu được tính yểu điệu nhõng nhẽo và luôn tỏ ra cứng rắn, lạnh lùng. Vậy nếu chỉ phán xét dựa theo vẻ bề ngoài hoặc môi trường sống từ bé đều sẽ dẫn đến sai lầm.
    Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những mặt trái của xã hội có thể dẫn đến lệch lạc giới tính. Tuy nhiên, ở đây tôi nói đến lệch lạc chứ không phải khuynh hướng tự nhiên, nghĩa là có thể xếp vào hiện tượng bệnh lí. Bạn đọc báo ghe đầi chắc không lạ gì chuyện sinh viên trường X trường Y muốn kiếm tiền dễ dàng nên đi làm trai bao cho giới gay thế rồi bị mê hoặc không rút ra được nữa. Chủ quan bản thân tôi không coi những người đó là ĐT, họ bị đồng tiền cám dỗ nên lao vào thôi, nếu bản chất ko phải là gay thì không sớm hay muộn sẽ có nhu cầu tiếp xúc, gần gũi với người khác giới, còn nếu đã là gay hoặc bi sẵn rồi thì họ đâu có "trở thành" nữa, họ chỉ đơn giản sống buông thả như họ muốn thôi. Cũng có thể có những trường hợp lún sâu quá nên khó thay đổi, tuy nhiên tôi tin rằng nếu đưa họ trở về cuộc sống cân bằng, cộng với tư vấn y tế và sự giúp đỡ của xã hội họ hoàn toàn có thể trở về "bình thường". Xin nhắn mạnh rằng biện pháp này chỉ tác dụng với những người bị lệch lạc ******** do hoàn cảnh xô đẩy chứ không phải những trường hợp tự nhiên. Một gay "bẩm sinh" thì bạn có tư vấn cả đời cũng không thay đổi người ta được.
    8. Kết luận
    Dài dòng quá rồi, hy vọng tôi đã trình bày rõ ràng và dễ hiểu những gì muốn nói. Kết luận của tôi không có gì mới, chỉ là cần phải hiểu và thông cảm với những người đồng tính, thậm chí không cần "thông cảm" và phải coi đó là một hiện tượng bình thường, một phần của cuộc sống. Cái đáng lên án không phải là ĐT, mà là lối sống không lành mạnh của một bộ phận người ĐT, tuy nhiên tôi tin rằng điều này các bạn còn hiểu rõ hơn tôi, một bộ phận không có nghĩa là tất cả, và trong số những người « bình thường » thì những tệ nạn còn khủng khiếp và dễ thấy hơn nhiều lần. Đừng bao giờ có suy nghĩ "giết hết" vì thứ nhất bạn không bao giờ biết chắc ai là gay, les, ai không phải, và hơn nữa bạn có giết hết thì rồi từ thế hệ này sang thế hệ khác những người ĐT sẽ lại được sinh ra thôi, bởi đó giống như quy luật của tự nhiên.
    Cuối cùng, tôi thực sự lúng túng khi nói tới những người không đồng tính. Tôi luôn nhắc đến người " bình thường » và lối sống "bình thường" (với chữ "bình thường" trong ngoặc kép), có lẽ bạn hiểu tôi nói tới đối tượng nào. Bởi, trong ngôn ngữ nước ngoài, hetero***ual và homo***ual được dùng song song, còn trong tiếng Việt ta không có thói quen nói đến "dị tính luyến ái". Nói như vậy để một lần nữa khẳng định rằng ĐTLa không có gì là "bất bình thường", chỉ đơn giản họ không giống như 90% thế giới còn lại.
    masked
  3. nhansydatcang1

    nhansydatcang1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    1
    ĐTLA ko phải là bệnh! mà đó là bệnh của những người luôn coi người ĐTLA bị bệnh! Cần phải chữa cho những người có quan niệm sai trái đó!
  4. pippovn2002

    pippovn2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Vô cùng cảm ơn về bài viết của bạn Masked, mình đọc bài của bạn mà sướng hết cả người
  5. nhansydatcang1

    nhansydatcang1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    1
    Bài này trích ở đâu mà hay vậy Masked?
  6. Masked

    Masked Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Hơ, bài tôi viết chứ có chích choác từ đâu đâu Kì cạch ngồi gõ hơn một tiếng đồng hồ đấy ạ
    Không hiểu sao tự dưng mọi người đột ngột "thờ ơ" với chủ đề này nhỉ, chắc sắp Noel rồi ai cũng bận . Tiện một công trả lời thì post lên đây hầu cả nhà một bài báo mới đọc được trên vnExpress hôm nay, và như lần trước sẽ kèm theo một vài nhận định của cá nhân tôi.
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2006/12/3B9F193E/
    Nguyễn Hùng: ''Tôi là ai giữa thế giới này?''
    Không có nhiều người dũng cảm nói về giới tính của mình, chuyên gia trang điểm Nguyễn Hùng cũng vậy. Sau không ít phân vân và suy nghĩ, anh chọn cách đối mặt với dư luận, và còn một lý do tế nhị khác: anh đang hạnh phúc vì được yêu.
    Năm 3 tuổi, khi đã biết cảm nhận về thế giới xung quanh, tôi thích bạn trai. Hằng ngày, tôi lấy thuốc đỏ tự sơn móng tay, móng chân cho mình. Hồi nhỏ, tôi trắng và ốm yếu đến nỗi đi học mẫu giáo, cô giáo xếp tôi ngủ chung với con gái.
    Vào lớp 1, tôi nằng nặc đòi mẹ cho mặc váy đi học. Gió thổi tung chiếc váy sàn sạt dưới chân, cái cảm giác đầu tiên ấy thật lạ lẫm và thích thú vì khi đó tôi biết mình đã "được" làm con gái. Cô nhắc tôi, từ ngày mai phải mặc đồ nam đi học. Không gật, không lắc, không cảm xúc, tôi ngồi đó chẳng màng đến bạn bè xung quanh nhìn gì, nói gì. Tôi chọn cách sống cô độc vì tôi chắc nó sẽ làm mình dễ chịu, người khác cũng cảm thấy họ không bị tổn thương. Có lẽ họ sẽ ít đặt ra những câu hỏi kiểu: Mày cảm thấy thế nào? Có bao giờ mày muốn chết không? Ngày đó tôi buồn nhiều nhưng sau này, nỗi buồn cũng dần được xoa dịu, dỗ dành bởi có người thân và bè bạn.
    Lần đầu tiên biết yêu là năm tôi 14 tuổi. Chúng tôi thân nhau đến nỗi không muốn rời nhau. Tan học, chúng tôi phải tìm cách gặp nhau để chỉ ngồi cùng nhau nói chuyện. Tôi chắc tình cảm đó chẳng bao giờ vì lý do giới tính mà kém nồng nhiệt, chân thành và trong sáng như tình cảm của con trai dành cho con gái. Rồi câu chuyện ấy bị phát hiện. Người ta trông thấy bạn... hôn tay tôi. Một cô gái xuất hiện. Tôi phải trả bạn về thế giới của bạn.
    Năm 20 tuổi, tôi lại quen một người nữa. Nhưng rồi, người ta bỏ học, ham làm, ham kiếm tiền. Hụt hẫng, tôi cũng lao vào kiếm tiền chỉ để thấy tiền không phải là tất cả, tình yêu mới thật là quý giá. Nhưng nó cũng làm cho người ta đau đớn, với những người đồng tính, nó còn vật vã đến hãi hùng. Tôi không toan tính nên cũng không nghĩ xa trong tình yêu. Có một ngày là ta lại thêm một ngày để yêu thương.
    Có nhiều người đồng tính chọn thứ tình yêu sòng phẳng vì họ sợ phải... đau khổ. Và đôi khi họ chấp nhận lấy vợ, lấy chồng chỉ để được hưởng chút ánh sáng của thế giới mà họ cho là bình thường. Còn tôi, nếu chấp nhận nó, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình.
    ... Rồi tình cờ tôi gặp anh trong một chuyến đi Thái Lan. Phải đến lần thứ hai gặp gỡ, chúng tôi mới thực sự hiểu và mến nhau. Là người theo đạo Phật nên anh rất siêng năng và coi trọng lễ nghĩa. Gia đình tôi vui vẻ chấp nhận anh như một thành viên mới. Tôi chẳng cần gì chia sẻ hơn thế?
    Ba tôi chỉ nói một câu: "Số phận đã đem nó đến với con". Tôi tin vào số phận. Tôi thích người này, tôi ghét người kia, tôi chọn nghề này, tôi bỏ nghề kia... chẳng phải ngẫu nhiên. Con người là trò đùa của số phận. Là cháu đích tôn trong họ, tôi còn được đặt cả kỳ vọng "sinh con trai nối dõi". Phải thú nhận nhiệm vụ bất khả thi này với bà nội thật khó khăn. Và may sao cũng giống như ba tôi, bà chỉ nói một câu: "Có lẽ số phận của con là thế!".
    Mẹ là người gần gũi tôi hơn hết, người đã nhào nặn ra một con người như thế. Không biết có bao giờ mẹ dằn vặt hay day dứt về hình hài con trai mình chưa, nhưng tôi biết mẹ hiểu tôi. Mẹ hiểu số phận đã cho mẹ một đứa con như thế. Tôi không đổ lỗi cho những gì mình không được quyền lựa chọn.
    Nhiều người hỏi tôi sao không đi phẫu thuật thành con gái. Tôi thích cái đẹp, thích làm đẹp chứ không bao giờ muốn trở thành đàn bà.
    Nhạc sĩ Thái Thịnh trong một bài hát về thế giới thứ ba có viết: "Anh không muốn, em không muốn, mọi người không muốn". Còn tôi, tôi không phủ nhận hiện tại. Con người sống bằng đam mê, tôi sống bằng đam mê của một người đồng tính. Mọi người hay đem tạo hóa ra hoạnh họe chúng tôi. Nhưng chính tạo hóa đã tạo ra chúng tôi, đặt bên cạnh những con trai, con gái, phụ nữ, đàn ông bình thường. Mọi người cho rằng chúng tôi là gay thì chúng tôi... đáng sợ. Gay hay les cũng là con người. Nếu chúng tôi vẫn hành xử lịch sự, văn minh thì cũng nên tự hào vì mình là người có văn hóa.
    Những người như chúng tôi cũng phải chịu bao dằn vặt, đau khổ khi đối mặt với gia đình, người thân. Nhưng tôi có một tâm niệm, nếu mình biết sống tốt, lạc quan thì chắc chắn chẳng ai quay lưng với mình cả.
    Mới đây, tôi nghe tin một người bạn cũng là một nghệ sĩ nổi tiếng, đã có vợ con hẳn hoi vừa bị phát hiện quan hệ với gay. Hay có người là gay nhưng lại cưới vợ, rồi trong thời gian vợ có thai, anh ta quay lại với thế giới cũ. Lại có phụ nữ chấp nhận yêu gay... Trong số họ, có người chỉ muốn thử, có người thật. Nhưng thật hay thử đều là cho người thân mình khổ. Sau này, tôi ngộ ra một điều: không thể nói trước điều gì. Có những việc nhìn vậy nhưng chưa hẳn là vậy, vì thế đừng nhìn vào mà cho rằng họ là gay hay les. Và cũng đừng vì họ là thế giới thứ ba mà quy cho họ những tội lỗi tày trời.
    Tôi tập yoga hằng ngày như một hình thức luyện tâm. Yoga giúp tôi tịnh tâm để trả lời câu hỏi: Tôi là ai giữa thế giới này?
    [​IMG] [​IMG]
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    Cách đây ít lâu tôi đã nghe thiên hạ bàn luận chuyện "chuyên gia trang điểm của Hồ Ngọc Hà bị gay...", đấy là chuyện thiên hạ, tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Nhưng tôi thấy ngạc nhiên khi đọc bài báo này. Ấn tượng đầu tiên của tôi là không hiểu tại sao cái ông Nguyễn Hùng bỗng trở nên quan trọng đến thế, lại có phóng viên đến, phỏng vấn, tìm hiểu, lắng nghe . Nếu là một ngôi sao ca nhạc đình đám, hoặc diễn viên điện ảnh được công chúng biết đến, hay chí ít là một nhân vật VIP nào đó thì báo chí làm rùm beng lên cũng bõ. Đằng này... Thế nên, một cách rất chủ quan, tôi cho rằng người ta quan tâm đến ông Nguyễn Hùng này đơn giản vì ông ta gắn cái mác gay. Cũng có thể tôi nhầm, cũng có thể ông Nguyễn Hùng rất đình đám trong "giới nghệ thuật" hay trong "làng giải trí" như người ta vẫn thường nói, nhưng dù gì thì gì, tôi (và chắc chắn nhiều người khác nữa) biết đến ông Nguyễn Hùng qua báo chí là và 2 nhẽ: thứ nhất ông là chuyên gia trang điểm của Hồ Ngọc Hà (ca sĩ cũng chẳng lấy gì làm đình đám cho lắm... xin lỗi vì tôi hơi cá nhân ) và thứ hai ông Hùng bị gay. Mà tôi dám cá rằng cái nhẽ thứ 2 to hơn nhẽ thứ nhất. Cũng nói về ông Hùng, chuyên gia trang điểm cho cô Hà, nhưng chuyện ông Hùng đi nghỉ mát Sầm Sơn cùng bạn gái mới quen chắc chắn chẳng ai thèm quan tâm . Ấy là tôi muốn nói đến mức độ hút khách của chủ đề gay hay les mà báo chí đua nhau đề cập.
    Bỏ qua những tình tiết ngoài rìa ấy, tôi muốn nói đến nội dung của bài viết. Nhà báo đã bỏ công tiếp xúc với một gay, phỏng vấn, viết bài thì chắc cũng không đến nỗi phân biệt, kì thị người ĐT. Nhưng đọc bài viết, nhất là phần đầu, tôi cho rằng cách viết có gì đó mập mờ. Tôi không dám nói nhà báo cố tình lập lờ, có thể tại ông Nguyễn Hùng kể về cuộc đời ông như vậy, nhưng tôi tin rằng những người muốn tìm hiểu về cuộc sống của người ĐT chỉ thêm rối trí sau những bài viết như thế này.
    Một mặt, bài viết nhấn mạnh điểm khác biệt giữa ông Hùng với những người khác, từ năm 3 tuổi (!), với đầy đủ những tình tiết mà người ta chờ đợi khi nhắc đến chữ "gay": chỉ thích bạn cùng giới, đòi mặc váy đến lớp, đánh móng tay, yếu đuối, xanh xao, v.v... Để rồi đến cuối bài đề cao tình yêu chân thành, lối sống đạo đức, được là chính mình, và nhất là câu hỏi đầy tính triết lí: Tôi là ai trong thế giới này ? Thú thật, nếu tôi là người không có quan điểm, nghĩa là không biết nên "yêu" hay nên "ghét" người ĐT, sau những bài viết thế này tôi sẽ tự bảo mình "tốt nhất nên tránh xa những thể loại như vậy". Xin nói ngay rằng tôi rất hiểu thành ý của tác giả, cũng như rất chia sẻ những tâm sự của ông Nguyễn Hùng, nhưng cách viết bài như vậy vô hình trung dựng nên một bức tường xung quanh người ĐT, đắp cho nó thật dầy, xong rồi kêu gọi những người xung quanh xem như không có bức tường đó, xem như việc phá bỏ bức tường ngăn cách là rất cần thiết (tất nhiên là cần thiết, nhưng dựng lên rồi dỡ đi, tôi cho rằng không được logic cho lắm...). Còn về câu hỏi cuối cùng, được chọn làm tiêu đề của bài báo, tôi tự hỏi không biết có ái sống trên đời mặt không đặt ra câu đó. Thanh niên hay lão nhân, già hay trẻ, đi học hay đi làm, gay, les hay người "bình thường", ai mà chẳng phải luôn tự đặt câu hỏi mình là ai, mình ở đâu, mình muốn gì...
    Nếu bạn đã đọc bài viết trước của tôi (và nếu bạn đồng ý) bạn sẽ thấy rằng một bài báo như vậy luôn mang lại một cái nhìn không đầy đủ cho độc giả, và, như tôi đã nói ở trên, có là người khoan dung và rộng lượng đến đâu cũng thấy không dễ dàng chấp nhận, coi là "bình thường" một lối sống như vậy. Ấy là vì khi đọc những dòng đó, người đọc có xu hướng khái quát hoá, đánh đồng tất cả gay vào cùng một nhóm "dặt dẹo, ốm yếu, nửa nạc nữa mỡ", và xin đừng hỏi vì sao xã hội vẫn không hiểu thế nào là người ĐT, dẫn đến không chấp nhận. Xin mở ngoặc nói ngay rằng nếu ông Nguyễn Hùng có tình cờ đọc bài này của tôi thì xin ông đừng cho rằng tôi đánh giá ông là "dặt dẹo, ốm yếu, nửa nạc nữa mỡ", tôi không hề anti-gay, tôi muốn nói tới cảm giác chung của đa số người đọc bài viết trên. Nhất là khi ông Nguyễn Hùng khẳng định rằng mình không có ý định chuyển đổi giới tính, và muốn sống cuộc sống như vậy. Thực lòng, một người bình thường không thể hiểu cách sống đó qua bài báo như vậy (nếu thấy khổ sao không thay đổi, nếu không muốn thay đổi thì kêu khổ làm gì ? Ấy là suy nghĩ chung)
    Một điểm nữa cần được lưu ý, ấy là đa số những người đồng tính được báo chí "chăm sóc" tương đối kĩ lưỡng đều hoạt động trong giới văn nghệ. Điều này khiến cho cứ ai đi hát, đi đóng phim, đi làm người mẫu là y như rằng không sớm thì muộn sẽ bị "soi" xem có vấn đề gì về giới tính không. Tôi không phủ nhận rằng rất nhiều người ĐT hoạt động trong giới văn nghệ sĩ (đã có những nghiên cứu về thực tế này, các nhà khoa học, tâm lí học giải thích bằng sự lôi cuốn nghệ thuật, tổ chức não đặt biệt của người ĐT, v.v... nhưng tôi không muốn nhấn mạnh những kết quả này), điều cần nhớ, một lần nữa, là không thể chụp cho tất cả chung một cái mũ, cứ anh nào hát hò uốn éo sẽ gay, còn chị nào đá bóng đá cầu sẽ là les. Cần nhìn nhận xã hội trong muôn vàn trạng thái, sắc màu của nó.
    Đến lúc kết luận lại vài điểm, vì tôi hay dông dài nên có thể bạn không nắm được trọng tâm những gì tôi muốn nói.
    - Thứ nhất tôi không đả kích gì tác giả bài báo và chuyện đời tư ông Nguyễn Hùng. Mục đích chính của bài báo là đưa tin về cuộc sống của người "nổi tiếng" chứ không phải là giáo huấn đạo đức hay cung cấp kiến thức giới tính.
    - Tuy nhiên, người viết bài nên tỉ mỉ hơn nữa khi nhắc tới những vấn đề như vậy. Chuyện ĐT đang là mốt và vô cùng hút khách, vì vậy người làm báo lại càng không được dễ dãi, bởi những gì nhà báo viết ra được nhiều người tìm đọc và như vậy có ảnh hưởng lớn tới nhận thức xã hội.
    - Cuối cùng, chúng ta, những người thích tìm hiểu và hay đọc báo cần tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc. Tôi biết rằng với một lĩnh vực mà ta hoàn toàn không hiểu thì rất khó để có thể đánh giá một bài viết là hay/dở, chính vì vậy lại càng cần tỉnh táo trước mọi nguồn thông tin. Một điều cần nhớ: không có hiện tượng xã hội nào mà chỉ đi theo một hướng cả !
    masked
  7. nhansydatcang1

    nhansydatcang1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    1
    Masked hiểu rõ về thế giới này quá nhỉ!
  8. phamhongtrang

    phamhongtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    cái vấn đề này lúc nào cũng nóng hổi . E ko thuộc vào nó nhưng em đưa ra ý kiến của mình thui . Đi ngoài đường đôi khi gặp e cũng sợ lắm đấy chỉ là nhìn thui. Còn lúc tiếp xúc thì thấy hay lắm em cũng thân với mấy chị ( nói là chị thui .. ) hi`hi` còn xinh hơn bon con gái chúng em Tính thì hay dsã man , chả có jì để nói cả .... sống hết mình vì bạn bè ........ hay hơn cả những ng bình thường khác ........
  9. quynhtrang85

    quynhtrang85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Em có anh bạn thân là gay.Thực ra nó không nói nhưng em biết vì chơi với nhau lâu quá rồi,với lại nó cũng không thích yêu con gái,chỉ thích chat chit nói chuyện thôi
    Nhưng mà hình như ai là gay thì thường đẹp trai thì phải,chơi lâu cũng suýt mấy lần "đổ" vì nó đẹp trai quá,nói chuyện "ngọt" gấp tỉ lần mấy anh tán em ^^ hí hí phải tự nhắc mình nó không yêu con gái mới thôi đấy
    Em thấy mấy anh giai cứ vào đây chim cú chê bai.Đồng tính thì có sao,giờ thời đại nào mà còn lên án,đòi "giết" nhi? (ôi,em sợ)
    Đừng đánh giá người khác qua bề ngoài mấy anh nhé
    Dĩ nhiên em cũng không thích các gay,les "lộ" (đi cạnh cũng ngại mà).chứ gay "kín" mà còn đẹp trai hí hí dẫn đi chơi với bạn bè cũng "oai" chán ^^
    Lúc buồn hay chán đời là em toàn đi với nó không à
    Được quynhtrang85 sửa chữa / chuyển vào 14:49 ngày 22/12/2006
  10. pippovn2002

    pippovn2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Trong giởi làm nghệ thuật cũng có rất nhiều người đồng tính nhưng ít ai có được lòng dũng cảm như Nguyễn Hùng. Tôi khâm phục anh ấy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này