1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nghĩ gì về xu hướng ngày càng có nhiều nghệ sỹ Việt Nam "sang" Mỹ?

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Ngắn thế bác!
    Trung bình vợ ông bạn của bác Net mất 3 năm sẽ có green card cho resident. Sau đó 5 năm thì đi thi, đậu rồi mới được làm citizen. Tiếp theo li dị chồng hờ. Sau khi trở thành citizen thì phải đi làm, có khai thuế đủ nuôi sống gia đình mới được lập gia đình kiểu bảo lãnh chồng. Lúc đó thì ông bạn của bác Net chờ thêm 8 năm nếu mọi việc suôn sẽ để trở thành công dân Mỹ. Tổng cộng 16 năm để cả gia đình trở thành Vietnamese-American.
    À đấy là bên Cali nó thế, chả biết luật Boston có dễ thở hơn kô.
    Còn chi phí thì bác corbetti nói đúng. TB cỡ 25-30K.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Luật di trú là áp dụng trên toàn liên bang, KieuPhong à. Cho dù ở đâu trên đất Mỹ cũng giống vậy thôi, bờ Đông, bờ Tây hay vùng miền Trung nước Mỹ.
    Tuy nhiên, Kieu Phong chắc bị nhầm lẫn rồi. Thủ tục kết hôn với người có thẻ xanh khác với người là công dân Mỹ mang quốc tịch Mỹ.
    Nếu người bảo lãnh là công dân Mỹ, 6 tháng có thẻ xanh, có thể thi quốc tịch trong vòng 3 năm thôi. Tổng cộng tất cả chỉ mất có 3 năm thôi. Anh chàng kia học hết 4 năm cơ mà. Không kể học xong có thể ở lại làm việc một thời gian.
    Nếu làm như kiểu KieuPhong người ta đã không làm rồi. Ai mà có thể chờ đợi như vậy. Trước khi người ta bỏ một khoản tiền lớn ra, người ta tham vấn luật sư chán chê ý chứ.
    Điều nữa, anh ta chẳng phải xa vợ ngày nào cả. Vợ anh ta vẫn ở cùng anh ta. Chuyện kết hôn với anh chàng Mỹ kia, tất cả chỉ là trên giấy tờ, ngoài ra không có ở với nhau ngày nào hết.
    Tất cả từ thủ tục kết hôn, di trú cho đén li dị đã có luật sư lo hết từ A-Z rồi. Có vậy nghề luật sư bên này mới phát tài.
  3. tidenbz

    tidenbz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    những thủ tục kết hôn giả thế này, mỹ bắt được thì chết ngắc với nó.
    T I D E N B Z
  4. pimlowee

    pimlowee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép các bác tán láo vài câu:
    To Netwalker: Xin lỗi bác tôi nói thẳng, tôi nghĩ cái topic bác lập ra không được hay lắm. Chuyện một người bỏ nơi chôn rau cắt rún tìm tới một phương trời khác, bản thân nó có đến hàng tá lí do. Phần lớn trong số lí do này là những cái chúng ta chẳng thể bàn được. Đã gọi là rời quê hương mà đi ắt có những lí do rất mạnh mẽ, rất riêng, đặc biệt đối với người Việt vốn có đặc tính là yêu quê hương đất nước. Chuyện kiếm ăn là hoàn toàn đáng tôn trọng: ở đâu sống được, ở đó là quê. Chuyện tìm kiếm sự nghiệp cũng vậy thôi. Như trên có ai nói rùi đó (KieuPhong?), việc ai lấy ai là chuyện của người ta, chúng ta chẳng có cái quái gì mà bàn. Bác cũng thấy đó, ý bác ban đầu là bàn về chuyện ca sĩ Việt Nam sang Mĩ, nhưng tóm lại đến nay thì câu chuyện nó đã rẽ đi tận đẩu tận đâu. Chúng ta nên dừng thôi.
    To KieuPhong: Tôi tán thành ý kiến của bác. Chúng ta hẳn đều còn trẻ (wild guess), cần suy nghĩ cho nó thoang thoáng một tí. Cuộc sống của những người đó là do họ quyết định và tự chịu trách nhiệm, xã hội chẳng có quyền phán xét (nhưng chúng ta không phải là xã hội ). Đến lúc cuối đời, ai thành ai bại thì mới nói được. Đâu biết ít bữa họ đóng góp tiền từ thiện nhiều nhiều, lại trở thành Việt Kiều yêu nước được ngợi ca khắp chốn. Đến lúc đó xem lại những lời dè bỉu hôm nay "há chẳng xấu hổ lắm ru"? Dân tộc nào mà chẳng phải hi sinh những thế hệ đi trước để tạo nền móng cho những thế hệ đi sau. Di cư cũng là hi sinh chớ bộ?
    To tidenbz: Nếu bạn cho rằng người Việt lớn lên ở Mỹ, coi Mỹ là quê hương mà không mất gốc thì tôi nghĩ rằng không hay lắm. Dù có lớn lên ở Mỹ thì dòng máu trong người vẫn là Việt thuần chất (nếu cha mẹ đều là người Việt). Dòng máu ấy được hình thành từ đất Việt, và con người phải luôn luôn nhớ về điều ấy. Đừng biện hộ rằng ta lớn lên ở Mỹ, học trường Mỹ, nói tiếng Mỹ, ăn bánh mì Mỹ, coi Mỹ là quê hương... thì có thể dửng dưng với đất Việt. Tôi nghĩ rằng một con người như vậy phải có trách nhiệm với cả hai, một bên là quê hương nòi giống và bên kia là quê hương nuôi mình khôn lớn. Người đó chỉ có thể coi mình là người Mỹ, coi Mỹ là quê hương, nhưng không thể cho rằng mình là người Mỹ chính gốc. May ra con cháu vài đời sau mới có thể tự xưng như vậy. Qui định ứng cử tổng thống Mỹ hình như bắt buộc ứng viên phải có nguồn gốc bao nhiêu đời sinh sống tại Mỹ thì phải, cái đó nói lên nhiều điều lắm. Chính vậy mới làm rõ được nỗi khổ của người di cư, có thực hiện được cả hai gánh nặng trên vai như vậy thì mới thực sự thấm thía nỗi đau xa lìa quê hương.
    Xin lấy ví dụ của bản thân tôi: Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng gia đình tôi gốc gác không phải ở đó. Hoàn cảnh đất nước đã đưa đẩy gia đình tôi định cư tại Hà Nội. Tôi lớn lên ở Hà Nội, đi học cho đến hết đại học cũng ở Hà Nội, nói giọng Hà Nội, khẩu vị Hà Nội, phong cách cũng Hà Nội luôn, tôi coi Hà Nội như quê hương của tôi vậy. Nhưng tôi không bao giờ quên quê hương nguồn gốc của mình, và rất đau lòng nếu có "người Hà Nội" nào đó dè bỉu con người hay quê hương tôi. Hàng năm tôi vẫn luôn cố gắng vê thăm quê ít nhất 1 lần (khá xa) dù gia đình tôi ở đấy chẳng còn ai (còn mỗi cái nhà thờ họ). Mỗi khi về quê, tôi cảm nhận được cuộc sống của cha tôi thời trẻ, từ ruộng lúa, từ vườn khoai, từ ngôi nhà lợp tranh lụp xụp. Nó giá trị vô cùng bạn ạ, nhất là khi bạn nhiều tuổi và bắt đầu nhìn lại cuộc đời mình. Đến bây giờ, con trai tôi có thể tự coi mình là người Hà Nội (vợ tôi người gốc Hà Nội nhiều đời), và tôi hạnh phúc mà nghĩ rằng có thể nó sẽ không có cảm giác chia xẻ như tôi đã và đang nếm trải. Tôi cũng có cơ hội định cư tại Mỹ, nhưng rất phân vân vì không muốn con trai tôi lại giống như tôi.
    Hình như tôi lại bàn sang chuyện khác mất rồi, làm hỏng mất cái topic của bác Netwalker Dù gì đi chăng nữa, chuyện này cũng vượt quá khả năng bàn luận của chúng ta, tôi trộm nghĩ vậy.
    Giải tỏa nào
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào bác pimlowee,
    Cám ơn bác đã viết bài đóng góp!
    Thật ra, chủ đề này nghe có vẻ lá cải một chút nhưng thực tế không phải là bàn về chuyện đời tư của các văn nghệ sỹ mà ở đay là về một xu hướng mới. Tôi muốn dịp lễ Tết có cái gì đó để mọi người bàn tán sôi nổi cho vui.
    Tôi nghĩ rằng các chủ đề kiểu này dễ nói chuyện vui vẻ và mọi người đều biêt mà lại không gây bất đồng lắm như các chủ đề dính đến chính trị, tôn giáo, v...v.
    Mỗi người có một tư tưởng và suy nghĩ riêng, tôi tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người và muốn biết mọi người nghĩ gì.
    Về cá nhân tôi, tôi hoàn toàn không có thành kiến gì cả. Đối với tôi, trong một nền kinh tế toàn cầu, đất nước cũng đã mở cửa, việc anh chị em nghệ sỹ ra nước ngoài biểu diễn là rất tốt, không chỉ phục vụ cho đời sống tinh thần của kiều bào xa tổ quốc mà còn giúp phổ biến văn hoá Việt Nam trên thế giới.
    Những năm gần đây, chuyện văn nghệ sỹ đi biểu diễn ở Anh, Pháp, Mỹ, v...v là chuyện bình thường. Ngay như người dân cũng vậy, có thể tự do đi du lịch thế giới, không cần phải có visa xuất như ngày xưa.
    Với xã hội phát triển, với sự hỗ trợ của các phương tiện giao thông ( máy bay phản lực rút ngắn thời gian đi lại), với công nghệ thông tin, internet, tất cả những cái này giúp cho khoảng cách địa lý thu nhỏ lại, với xu hướng hợp tác và phát triển, con người và hàng hoá lưu thông trên khắp thế giới. Một người Mỹ có thể mặc một cái sơ mi do một người Việt Nam may, một người Việt Nam dùng một cái máy tính mang nhãn hiệu Mỹ, đi cái xe máy Nhật, một người Nhật ăn một miếng thịt bò Úc, v...v và v...v.
    Ngày xưa, khái niệm đa quốc tịch và "global man" là một khái niệm xa lạ đối với người Việt Nam nhưng ngày nay đã có rất nhiều người Việt Nam mang nhiều hộ chiếu trong tay và có thể tự do đi lại, làm việc và cống hiến cho nhân loại.
    Vì vậy, đối với tôi chuyện này hoàn toàn năm trong xu hưóng phát triển, mặc dù có thể ngày hôm nay các điều luật, các vấn đề, cơ chế về pháp lý, các suy nghĩ, nhận thức của nhiều cá nhân có thể chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của xã hội.
    Ví dụ như sự không đồng nhất trong luật quốc tịch của Việt Nam.
    Chúc tất cả các bạn một năm mới hạnh phúc, an khang và thịnh vượng!
  6. NhuUyen

    NhuUyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là một đề tài thú vị mà bạn bè của Uyên cũng hay bàn đến trong thời gian gần đây. Uyên nghĩ là nghệ sĩ thì cuộc sống cũng có nhiều áp lực vì họ là người của công chúng. Nhưng trên một góc nhìn khác, họ cũng là người, cũng có những nhu cầu rất riêng về tình cảm và cuộc sống.
    Dù rằng có thể sẽ có những ý kiến khác nhau về động cơ của những cuộc hôn nhân hoặc là những chuyến Tây du thì sau cùng, đó vẫn là cuộc sống riêng tư của mỗi người và họ chẳng cần phải giải thích hoặc đính chính gì cả. Hơn thế, nếu nghệ sĩ VN sang Mỹ biểu diễn cũng là một trào lưu mới về giao lưu văn hoá, khi mà lượng người Việt ở Mỹ cao và cũng là một thị trường hấp dẫn cho âm nhạc Việt Nam.
    Mỗi người có quyền có cách riêng để tiếp cận thị trường đó, có những nhọc nhằn vất vả riêng và họ chấp nhận điều đó. Nếu đã có khái niệm International worker thì nghệ sĩ với lao đông nghệ thuật cũng là một nghề, và tại sao họ ko được quyền cống hiến điều đó cho công chúng, cho dù là ở Mỹ hay bất kỳ nơi đâu?
    Còn về việc mất gốc khi ở nước ngoài thì cũng tùy gia đình. Bên này Uyên có gặp một người bạn là người Việt, và cho dù sinh ra ở đây, bạn ấy vẫn có thể nói tiếng Việt và nghe được cải lương cùng bà ngoại . Gia đình đó vẫn có nếp đi thưa về trình và về nhà thì ngôn ngữ bắt buộc là tiếng Việt. Nhưng ngược lại, gia đình đó dù ko quên nguồn gốc nhưng ngược lại, họ cũng xem Úc là quê hương thứ hai, vì đất nước này chấp nhận họ và họ cũng thuộc về đất nước này. Nếu cứ khăng khăng giữ lấy nguồn gốc mà ko mở lòng ra hoà nhập với miền đất mới mà họ đã chọn, làm sao họ tồn tại được trong xã hội hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ, phong tục và lối sống. Uyên nghĩ là cần có sự dung hoà và một tư tuởng thoáng hơn về việc mất gốc hay ko, và như thế nào là mất gốc? Uyên ko tán đồng với việc những người vừa sang Mỹ vài năm, đã kêu là ko thể nói tiếng Việt, thứ ngôn ngữ mà họ đã nói trong nhiều năm trước đó. Và nếu xã hội mới mà bạn chọn cung cấp những chọn lựa tốt hơn cho cuộc sống, bạn có vì sợ mang tiếng mất gốc mà ko thừa nhận điều đó ko?
    Quanh đi quẩn lại thì cũng quay về với việc hội nhập vào một xã hội mới, và người ta cần cảm giác thuộc về một nơi nào đó để có thể sống và tồn tại và đóng góp cho xã hội đó. Nghe chua xót lắm khi có người nói rằng ở nước ngoài, họ ko được xem là thành viên của xã hội đó vì bề ngoài châu Á, nhưng về lại quê hương của họ thì cũng bị từ chối bởi cách sống và xử sự quá khác biệt với người ở nhà. Tóm lại, vẫn là sự lựa chọn của mỗi người trong việc hoà nhập trong xã hội, được gì mất gì từ sự lựa chọn đó. KO chỉ riêng nghệ sĩ đâu, mà mỗi người đôi khi cũng phải có sự lựa chọn cho hướng đi của tương lai mình.
    To Netwalker: Xin lỗi nha vì Uyên làm loãng chủ đề của anh, vì chủ đề này đã được bàn đến quá nhiều lần rồi. Chủ đề đúng ra là một đề tài nhàn đàm thôi, thế mà đọc y như bên Thảo Luận. . Năm mới, mọi người vui vẻ bàn luận thôi, mời mọi người một ly nhé
    Uyen
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hà Trần trước ngày lên xe hoa
    [​IMG]
    Ca sĩ Hà Trần và chồng sắp cưới ​
    Vừa từ Mỹ trở về, trông Hà tươi trẻ và tràn trề hạnh phúc. Cô cho rằng mình là người may mắn khi tìm được một "partner" để cùng trải nghiệm những buồn vui trong cuộc đời. Đó là một anh chàng tóc túm, mê chơi nhạc và điều quan trọng là "thấy thích cô bé khùng khùng này".
    Trên tấm thiệp cưới của Hà Trần - Đoàn Bình có in dấu vân tay của hai người cùng dòng chữ ?oAi cũng hiểu được tại sao họ lại tính chuyện kết hôn?. Và nguyên do là bởi hai người đùa nhau là "partner in crime" (đồng tội phạm). Hà Trần lý giải, những đôi vợ chồng cưới nhau vì tình yêu thuần tuý rất có thể chia tay khi không còn tình cảm. Nhưng với hai kẻ đồng loã thì giữa họ có một bí mật chung, ràng buộc nhau ngoài sợi dây hôn nhân. Và do đó, họ sẽ cùng nhau đi suốt cuộc đời.
    Trước khi quen Hà, Đoàn Bình chẳng biết mấy về âm nhạc VN. Ông ngoại là một nghệ sĩ piano có hạng ở Sài Gòn nên anh sớm làm quen với các giai điệu. Bởi vậy, cho dù đã có việc làm tốt trong công sở nhưng anh vẫn quyết định rời bỏ mọi thứ lên San Francisco để "làm nhạc". Anh sáng tác, hòa âm và sản xuất đĩa cho các ban nhóm. Và chính nhờ sự chuyển đổi nghề nghiệp tình cờ này mà anh có cơ hội quen Hà. Còn Hà, nhờ tình cờ được Thanh Lam gửi CD cho một người bạn bên Mỹ mà có dịp biết đến Bình. Lần đầu tiên đến nhà Bình, Hà đã "rình rình" đống dàn máy, nhạc cụ của anh và cảm thấy rất mê anh chàng. Hà không thạo tiếng Anh, Bình chỉ nói được chút chút tiếng Việt, vậy mà hai người có thể tâm sự cả đêm. Bây giờ thì cô dâu nói tiếng Anh như gió, còn chú rể thì hiểu cả những câu tiếng lóng Việt Nam.
    Con đường đến hôn nhân của họ chỉ có một bước duy nhất nằm ngoài sự tình cờ. Đó là khi Hà Trần đi xem bói, thày bói phán rằng, hoặc cô phải kết hôn năm Quý Mùi, hoặc phải chờ đến năm 31 tuổi. Vậy là Trần Thu Hà chủ động tấn công. Cô gọi điện sang Mỹ cho người yêu "hỏi cưới". Chú rể không tỏ ra đồng ý cũng chẳng phản đối, chỉ kết luận một câu "OK". Thế là kế hoạch mời Hà sang Mỹ chơi, đưa Hà đến một bãi biển lãng mạn và quỳ xuống cầu hôn của Bình đã tan thành mây khói.
    Đoàn Bình tâm sự: "Từ trước tới giờ, mình chưa quen một bạn gái người Việt nào vì cứ nghĩ họ rất nhõng nhẽo. Mình thích tuýp phụ nữ mạnh mẽ, muốn gì là làm nấy, vậy là yêu Hà". Chú Tiến, bố Hiếu của Hà đều quý mến anh và mừng cho cô con gái ương bướng nhưng cũng rất tình cảm. Nhà chồng Hà có 3 con trai nên bố mẹ chồng rất cưng con dâu. Ca sĩ tâm sự: "Rất may là cách sống của hai gia đình rất giống nhau, nên Hà thấy thoải mái". Sau khi cưới, hai vợ chồng sẽ sống ở cả hai nơi Mỹ và Việt Nam để Hà thuận tiện trong biểu diễn.
    Thu Hương - Thu Trang
    ( http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/01/3B9CEB3A/)
  8. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Khờ khờ.
    Gì mà các cậu nhắng cả lên về chuyện ca sĩ này , ca sĩ nọ sang Mẽo vậy cà. Ngày nay các ca sĩ ở chế đọ nguỵ SG ngày xưa cũng ầm ầm về Vn định cư đấy thôi. Tớ nhớ ca sĩ, ( hình như là Elvis Phương ) xin được về VN biểu diễn, biểu diễn xong quay trở lại Mẽo thì bị bọn chống + bắt viết bản kiểm điểm. Bây giờ ở cái cái xứ Mẽo này lại bắt đầu rục rịch cái trò tẩy chay Bằng Kiều. hahhâhhha , các cái trò tấn tuồng này tớ thấy càng ngày càng khôi hài. Nhiều khi buồn cười đến vỡ cả bụng.
    Chỉ có súc vật mới ghen tị,tức tối và luôn tìm cách chế giễu, bôi nhọ trước sự phát triển của Quê hương.
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Không biết anh chàng Bằng Kiều bây giờ ra sao nhỉ?
    Hình như đây là bài phỏng vấn mà báo chí Hải ngoại phê phán Bằng Kiều
    bài phỏng vấn trên đài VNCR của Bằng Kiều.
    .
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 07:36 ngày 13/02/2004
  10. pioneer

    pioneer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước mình đã đọc qua báo của VN trích dẫn buổi phóng vấn Bằng Kiều của "Nguyên Vũ show", nhưng hôm nay mới được tận tai nghe qua link của Netwalker thi cảm giác xâm chiếm mình chủ yếu là sự thương hại BK. Mình sẽ giải thích sau đây tại sao mình nói vậy



    Đáng thương cho BK thật đấy khi mà mình cảm thấy anh ấy vẫn còn sót lại môt chút lòng tự trọng của người ăn học mười mấy năm dưới "mái trường XHCN", mà dưới sức ép của môi trưòng xung quanh phải bắt chiếc theo cái giọng của người phỏng vấn: " sự hướng tới của em đối với mảnh đất tự do ở đây".
    Đối với những ai đang đinh hỏi là BK phải chịu sức ép nào mà phải từ bỏ lòng tự trọng thì mình xin trả lời rằng có đấy, quả thực như anh chàng Nguyên Vũ có nói :" cộng đồng hải ngoại ở đây là một khối người thầm lặng, mà chi phối tất cả mọi sinh hoạt về thương mại, chính trị và đời sống sinh tồn của từng cơ sở, từng cá nhân, và không phải vì thầm lặng mà họ dễ dàng chấp nhận những quan điểm trái ngược lại với đường lối của cộng đồng hải ngoại ở đây". Với tư cách là nghệ sĩ, tức là sống bằng sự ủng hộ của khán giả, thì liệu vợ chồng BK có đối mặt nổi với sự "tẩy chay" của cộng đồng xung quanh không ? Đã trở thành một người cha trên đất Mỹ, liệu BK có gánh nổi trách nhiệm khiến con BK không có cơ hội được tới college không? Nếu như ở trên đất này không còn ai mời BK hát thì BK lấy gì để cho con tới trường? Chua kể sức ép tâm lý không hề đơn giản đâu. Sự giằng xé giữa người chồng, người cha, và người con của đất nước, há chẳng khiến BK trở nên đáng thương hay sao ?



    Đối với những người nói rằng ai bảo BK hám lấy vợ "hải ngoại" mình xin hỏi lại. Thứ nhất, ai dám khẳng định tình yêu của họ không chân chính, không phải là không thể lấy ai khác ngoài Trizzie ? Thứ hai, lấy PT rồi sang Mỹ sống vì hám giàu, hám Mỹ ư ? Thử hỏi không phải chính chúng ta đang học và làm việc ở Mỹ để học hỏi được những tiến bộ của nước bạn đó sao ? Tại sao BK lại không có quyền đó ? So với cơ hội được tự do học hành, tự do trau dồi và phát triển nhân cách của chúng ta mà không bị buộc phải lựa chọn đi ngược lại chiến tuyến của ông bà bố mẹ chúng ta ( như NV đã buộc BK phải khẳng định trong buổi phỏng vấn) , BK há chẳng đáng thương lắm sao ?



    Vậy thì phải chăng BK chỉ là nạn nhân ? Không phải,sai lầm của BK là ở chỗ chơi với lửa mà không biết. Mình đã tiếp xúc với cộng đồng hải ngoại (CDHN) ở nhiều nước khác nhau và quả thật, CDHN ở Mỹ "phức tạp" hơn nhiều nước khác, bên cạnh những người rất chân thành với sự phát triển của nước CHXNCNVN, còn có những lực lượng chống đối chế độ rất mạnh mẽ . Và với vị trí "đầu sóng ngọn gió" là một dụng cụ tuyên truyền rất tốt, lẽ ra BK phải cận thận hơn trong từng lời nói cử chỉ, để không bị thế lực nào lợi dụng hay khống chế.
    Mục đích bài viết của mình chẳng phải để bảo vệ hay ca ngợi BK gì hết. Bản thân mình không phải là fan hâm mộ BK, nhưng đánh giá anh ấy trước đây là một nghệ sĩ chân chính, đứng giữa làn sóng nhạc nhẹ VN. Mục đích bài viết của mình chỉ là để góp thêm một chiều ý kiến. Mong nhận được ý kiến xây dựng của các bạn.

Chia sẻ trang này