1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nghĩ như thế nào về tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi home_nguoikechuyen, 18/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songtrongdoisongcancomottamlong

    songtrongdoisongcancomottamlong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu được.
    Sao Admin chưa khoá nick mình nhỉ?
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Thành kính phân ưu... Thế là... chị ơi... rụng bông hoa gạo...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  3. primula83

    primula83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu trong nhạc Trịnh: sâu đậm và bao dung. Yêu mà không cần được yêu lại, yêu và mong muốn mọi điều tốt đẹp cho người mình yêu mà không cần được đền đáp:

    "Tôi xin làm quán đợi
    buồn chân em ghé chơi"

    Hay:
    "Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài"

    Thầm lặng thế thôi, nhưng chân thành lắm. Không chờ đợi điều gì chắc chắn trong tình cảm đã trao, yêu trong thế bấp bênh, chỉ như đang ở trọ trong tim em, nhưng yêu 1 cách độ lượng : " Này em xin cứ phụ tôi",
    Và dẫu vậy :
    "Em ra đi nơi này vẫn thế
    Vẫn có em trong tim của mẹ"

    Tôi không nghĩ cảm xúc đối với TCS chỉ là nhất thời, cảm xúc và tình cảm là mãi mãi, nhưng qua mỗi giai đoạn, nó sẽ thay đổi và được gọi theo những cái tên khác nhau, bởi vậy TCS yêu nhiều nhưng vẫn sắc son và chung thuỷ với tình cảm của mình, đó không chỉ là phân tích mà là sự khẳng định, ngàn năm vẫn miệt mài, vẫn sắc son.
    "Lời ru miệt mài
    Ngàn năm ngàn năm
    Ru em muộn phiền
    Ru em bạc lòng "

    Cho dù là :

    "Tình lên êm đềm
    Vội vàng nhưng chóng quên
    Rộn ràng nhưng biến nhanh "
    Nhưng "Một lần là trăm năm"

    Được primula83 sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 18/03/2004
  4. primula83

    primula83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là bài của bác Trịnh ạ
    Cuộc sống không thể thiếu tình yêu
    Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là 1 ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu. Tôi không thể nói về 1 vấn đề mà chính bản thân mình cũng không thể hiểu.
    Nếu có người nào đó thách thức tôi 1trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang trò chơi ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tôn tại.
    Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu-yêu thật lòng chứ không phải giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì đã làm khổ lòng nhau không biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói,cười huyên thuyên. Đời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.
    Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.
    Tôi đã có dịp đứng trên 2 mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng 1 ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu".
     
    Một mai em nhé có nghe Thu về trên hàng lá khô Ngàn sao lấp lánh hát câu mong chờ em về lối xưa Hạ còn nắng ấm thấy lòng sao buốt giá Gọi tên em mãi trong cơn mê này mình nhớ thương nhau
  5. cedarvn

    cedarvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đã có những cảm nhận rất hay về tình yêu trong nhạc Trịnh. Nếu ai đã đọc một bài viết của một người thân TCS trên báo Người đẹp số gần đây thì hẳn sẽ hiểu hơn về những cuộc tình ngoài đời thực của Trịnh. Tất cả mọi cuộc tình đi qua đời ông đều để lại vết tích trong nhạc. Thực ra theo tôi điều này không có nghĩa là chất tình yêu trong nhạc của ông thể hiện đúng bản chất tình yêu trong đời sống thực.
    Tôi thì tôi thích để mỗi người tự cảm nhận tình yêu trong nhạc Trịnh theo cách riêng của mình, dù đó là tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, huê hương, đồng loại,...
    Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa.
    Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì.
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế.
    Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ.
    Hư, hư , hừ, hử, hừ ,hư,.....
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Những người phụ nữ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn


    Nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một nhận xét khá lý thú: "Hình như đường sinh mệnh trên bàn tay tài hoa ấy có một nhánh rẽ vào tình sử. Và qua ba mươi năm cho đến nay Trịnh Công Sơn trở thành người tình lãng du của nhiều thế hệ".
    Ta hiểu cụm từ "Người tình lãng du của nhiều thế hệ" là nói đến sức sống lâu bền của những bài tình ca trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Kể từ khi nhạc của ông xuất hiện, đã có không biết bao người mến chuộng và trở nên là "người tình tự nguyện" ấp ủ những bài tình ca đó.
    Nhưng đây là nói về khán thính giả gồm vô số những người vô danh. Còn với những người trong cuộc, dù hẳn là một kẻ kín đáo, Trịnh Công Sơn thỉnh thoảng vẫn hé lộ cho ta thấy phảng phất hình ảnh một số phụ nữ - là người tình hay không hẳn là người tình - trong các ca khúc của ông.
    Có lẽ, một bài tình ca phổ biến nhất và cũng có sức sống lâu bền nhất của Trịnh Công Sơn là bài Diễm xưa. Với cái tựa như thế, ngay từ đầu, ông đã không dấu diếm về người phụ nữ mà ông muốn nói đến: Diễm của những ngày xa xưa.
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Ðường dài hun hút cho mắt thêm sâu

    Ðã có nhiều chuyện kể, bài viết, thậm chí giai thoại về nhân vật người phụ nữ này của Trịnh Công Sơn. ở đây, nhân tiện, chỉ xin góp thêm một cái nhìn vào một chi tiết mà lâu nay chúng ta còn lẫn lộn hoặc còn mơ hồ. Ðoạn nhạc trên, chỉ bốn dòng, đã đưa ra một loạt hình ảnh liên quan đến con người: bàn tay, gót chân, con mắt... mà ai ai cũng thấy. Thế vậy, tại sao đến chữ "tháp cổ" trong câu mở đầu ta lại phải cứ nghĩ đó là một cái... tháp cổ?! Liên hệ với ba dòng sau, ta dễ nhận ra đây là một cách tả có tính nghệ thuật quen thuộc của Trịnh Công Sơn, đó là tả về cái mái tóc búi ngược trên cái cổ cao ba ngấn sang trọng của người phụ nữ, sang trọng đến độ ông gọi đó là tầng "tháp cổ", nó làm hiện rõ chân dung nhân vật ông yêu mến trong khung cảnh mùa thu xứ Huế.
    Nhưng người phụ nữ đầu tiên mà Trịnh Công Sơn để ý đến vào thời kỳ ông mới bước chân vào làng nhạc là ca sĩ Thanh Thúy nổi tiếng một thời. Nghe và gặp Thanh Thúy hát ở một phòng trà Sài Gòn những năm đầu thập niên 50 qua đầu thập niên 60, biết được hoàn cảnh khó khăn của cô, bài hát đầu tay của Trịnh Công Sơn, Ướt mi là dành cho người phụ nữ đó.
    Ngoài hiên mưa rơi rơi. Lòng ai như chơi vơi
    Người ơi, nước mắt hoen mi rồi
    Ðừng khóc trong đêm mưa. Ðừng than trong câu ca...

    Ông đã nghe những giọt nước mắt ướt sũng trong giọng hát và lời ca của Thanh Thúy. Nghe nói, với số tiền tác quyền của bài hát đầu tay khá lớn lúc đó, ông đã đưa tặng hết cho bà mẹ già đang mang cơn trọng bệnh của cô ca sĩ hồng nhan.
    Những năm trai trẻ, vì thời cuộc, Trịnh Công Sơn không ở lâu được với Sài Gòn, ông trở ra Quy Nhơn học sư phạm. Chính tại thành phố có nhiều đồi núi và bãi biển xinh đẹp, thơ mộng này, ông đã liên tục cho ra nhiều bài hát về sau rất nổi tiếng, trong đó có ca khúc Biển nhớ. Biển nhớ viết cho một bạn gái đồng khóa trong trường, hình thành vào một ngày cô nghỉ phép về thăm gia đình: Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về..." Tên em là gì? Trịnh Công Sơn kín đáo làm cái điều mà tuổi trẻ thời nào khi biết yêu cũng vẫn thường làm: Ghép tên mình vào tên người ấy, Trời cao níu bước Sơn Khê. Ðúng vậy, cô tên là Khê, và sự ghép tên vào nhau hóa ra là một trắc trở, trắc trở sơn khê như cách người ta thường nói, mỗi người sớm quay đi một nẻo. Ra khỏi trường sư phạm, Trịnh Công Sơn ra B''lao dạy học, sẵn dịp, lên xuống Ðà Lạt thường xuyên. Ông chỉ là khách vãng lai ở Ðà Lạt, nhưng nơi chốn này sẽ là một kỷ niệm lớn xuyên suốt cuộc đời ông và chính tại đây ông đã có cuộc gặp gỡ mang tính chất định mệnh giữa ông và ca sĩ Khánh Ly. Trên đồi Cù ngày nọ, mưa xối xả, có một người con gái ngồi xõa tóc một mình. Hình ảnh thật ấn tượng, như thể ông đã thấy nó trong tiền kiếp: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô. Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa..." Ðây là bài hát Rừng xưa đã khép ông viết về Khánh Ly lần đầu. Ta không thể đếm được sau này, ông sẽ còn dành bao nhiêu ca từ rực rỡ và thánh thiện nữa để khắc họa chân dung người phụ nữ này trong cuộc đời ca hát của cô cũng như trong cuộc đời riêng của ông. Tiện đây, chỉ xin nhắc lại một mẩu chuyện nhỏ. Khánh Ly một lần băn khoăn hỏi ông: Sống đời này để mà làm gì? Trịnh Công Sơn đã đáp lại không lưỡng lự: Cần có một tấm lòng để mà sống sẽ biết mình nên làm gì! Và dường như thấy rằng một lời nói như thể là chưa đủ, ông viết Ðể gió cuốn đi rất tuyệt vời dành cho Khánh Ly: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.Ðể làm gì em biết không? Ðể gió cuốn đi..."
    Với tính cách của mình, có phải đâu chỉ là tấm lòng, cả với những rung động thầm kín trong trái tim, Trịnh Công Sơn cũng vẫn để cho gió tự cuốn đi. Và trong một lần như thế, khi trở lại Sài Gòn, ông gặp một phụ nữ trẻ tên Nguỵệt. Từ sự tỏa sáng dịu dàng của cô, ông ví Nguyệt như mặt trăng trong thủ pháp chơi chữ: "Từ khi trăng là nguyệt. Ðèn thắp sáng trong tôi. Từ khi em là nguyệt. Trong tôi có những mặt trời...". Cũng giống như Diễm của Diễm xưa, Trịnh Công Sơn phấn khích lấy tên Nguyệt làm tựa đề bài hát, một khúc ca về Nguyệt: Nguyệt ca. Nhưng rồi một ngày kia, Nguyệt cũng thôi là Nguyệt để ông trở thành một đứa trẻ vẹn nguyên dại khờ và cộng thêm một chút bấn loạn:
    Từ em thôi là Nguyệt. Tôi như đường phố nhiều tên
    Từ em thôi là Nguyệt. Tôi như đứa bé dại khờ

    Ðến đây thì ta thấy, Trịnh Công Sơn rốt cuộc cũng đã nhận ra mình chỉ luôn là một "người tình lãng du đây đó". Ông trở nên rụt rè và e ngại đối với phụ nữ. Cả khi gặp, đối diện với một cô gái dân tộc hồn nhiên và phơi mở ở một miền núi, có sự hứng thú, ông viết "Tình khúc Ơbai" cho cô nhưng cũng lại song trùng cho chính ông: "Tôi đi bằng nhịp điệu. Một hai ba bốn năm. Em đi bằng nhịp điệu. Sáu bảy tám chín mười. Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu không giống nhau. Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu sao khác màu..."

    Thế nhưng, vào những năm cuối đời trước khi giã từ "cõi tạm" (một cách nói của ông về trần thế), Trịnh Công Sơn cũng đã có những ngày tháng sống lại niềm hân hoan sáng lạn của tình cảm, mặc dù nó đã pha lẫn chút bóng tối của sự muộn màng, đó là khi ông gặp Hồng Nhung, cô ca sĩ trẻ măng thuộc thế hệ mới toanh từ Hà Nội vào thử giọng ở Sài Gòn. Hồng Nhung thuở nhỏ được gọi là Bống, một cái tên gợi về câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Và Trịnh Công Sơn cũng đã suy tưởng như thế, ông sung sướng hòa mình cùng cổ tích của Bống qua hai bài hát viết gần như cùng một lúc, cho Hồng Nhung: Bống bồng ơi và Thuở Bống là người.
    Bống không là Bống, Bống ở nơi nào?
    Bống ra đường phố, bước nhịp lao xao
    Có một con đường Bống đi không hết
    Vui buồn hội ngộ trong cõi con người...

    Không phải chỉ Hồng Nhung, hầu như tất cả những phụ nữ dù đến sớm hơn với Trịnh Công Sơn cũng đã "đi không hết những vui buồn hội ngộ trong cõi con người" với ông. Trịnh Công Sơn vẫn là một kẻ "một đời bỏ ngỏ đêm hồng" (ca khúc Dấu chân địa đàng). Có lẽ vì ông là một ngoại lệ hiếm có trong cõi đời trần tục này.
    (Theo Phụ nữ Việt Nam)
    hồi trước Home có đọc một bài viết: Ai yêu TCS thật lòng,, một bài viết khá dài về những người Trịnh yêu( ko thể nói là người tình, hay người yêu của Trịnh), vì mấy ông nhạc sĩ này cũng lãng mạn , và tưởng bở lắm. Khi ra đường thấy một cô gái nhìn mình, hay một cô gái quan tâm đến mình chút xíu là tưởng họ yêu mình rùi.Khá đầy đủ, nhưng ko biết để đâu rùi. nếu bạn thích mình sẽ tìm để post lên.Ngaòi ra cuốn TCS - một nhạc sĩ thiên tài của Bửu ý đoạn đầu cũng kể về những mối tình của trịnh, bạn có thể tìm đọc.
  7. HoangLanNguyen

    HoangLanNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn là một ngoại lệ hiếm có trong cuộc đời trần tục này ????????? Nghĩa là sao???????????
    Trịnh ko đến nỗi cao sang và thánh thần như bạn phân tích đâu, lại mắc bệnh thần tượng hoá rồi. Hãy để mọi thứ trở về đúng chỗ của nó, Trịnh cũng là 1 người phình phường như bao nhiêu người khác thôi, cũng có đầy đủ ưu khuyết. Và tất nhiên cũng như chúng ta, Trịnh cũng có xu hướng bộc lộ những ưu điểm và giấu kín những khuyết điểm. Nhìn thấy toàn ưu điểm ko có nghĩa là ko có khuyết điểm, trên đời này chẳng có gì là hoàn hảo cả. Chỉ có thể nói Trịnh là một người tốt, có tấm lòng nhân hậu, rất tài hoa, đa cảm và yếu đuối. Hết
  8. trungdia

    trungdia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    các bạn ơi...theo mình biết ( 100%) bác TRỊNH nhà ta đã từng cưới vợ rồi đấy......đó là một cô gái xinh đẹp ..hinh như một ca sĩ hát phòng trà thì phải.....có bác HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG làm chứng cho tớ...........có lẽ đó là những giây phút mà bác TRỊNH hạnh phúc nhất........
    MÙA THU BẮT ĐẦU Ở ĐÂU?????
  9. trungdia

    trungdia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bác home...tui nhớ rồi....đó chính là THANH THUÝ
    bác home chăm đọc sách nhẩy..
    NƠI MÙA THU BẮT ĐẦU??????
  10. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    tui nghe kể thế này:
    Hồi đó TCS đã làm lễ cưới với Thanh Thuý (?)...Sau lê cwới, Trinh Cung và Đinh Cường (hay Bửu Chỉ gì đó) sau khi tiễn nhạc sĩ về phòng riêng cô dâu chu rể, đang lui về thì bỗng nghe tiếng chân ai đang chay theo, giật mình nhìn lại thì thấy TCS đang hối hả chạy theo...Thiệt hết nói. hú hồn TCS.

Chia sẻ trang này