1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn nghĩ sao về sinh viên, giảng viên và bác sĩ ngành Y chúng ta (đọc hết 4 trang đầu rồi hãy đánh g

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi luuthuy, 10/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi có nghe về chuyện mổ mắt cho nguời nghèo chỉ có 500.000. Nhưng cũng có nghe đến nhiều chuyện khác, tất nhiên vì chỉ nghe mà ko chứng kiến thì ko thể nói gì đuợc rồi.
    Còn chuyện mổ mất vài chục ngàn USD, hì, nếu ở nước mỹ thì tôi ko nói làm gì, cái đó nhường cho bác gerbich. Còn ở châu âu thì bảo hiểm y tế trả hết, kể cả trường hợp của tôi là dạng sinh viên nước ngoài chỉ đóng một khoản tiền tượng trưng cho bảo hiểm y tế của họ. Gọi là tượng trưng vì m ặc dù hàng tháng phải mất khoảng 55eu, nhưng chỉ cần đau họng đi bác sĩ một lần là họ đã lỗ rồi.
    Tất nhiên đây cũng chỉ là một khía cạnh của cuộc sống mà thôi. Tôi nhớ ngày xưa cố giáo sư Tôn Thất Tùng đã vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để đưa ra phương pháp mổ gan khô kinh điển, hoặc nhiều bác sĩ vượt khó khăn chăm sóc bệnh nhân. Còn bây giờ thì người vn ko có một sáng tạo nào thật sự đáng giá.
  2. themack

    themack Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    1
    Ủa sao biết em suốt đêm online vậy , ó quen biết gì không ta, gần đây mới đi trực rồi, nói chung là thấy cũng vui, biết thêm nhiều điều mới và tự cảm thấy mình kém cỏi, biết học mãi cũng ko thể nào thầm hết, cũng thấy một số mặt trái của ngành Y nhưng hi vọng là mình ko mắc vào
  3. manuka

    manuka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Đọc các báo điện tử thấy quá nhiều bài phê phán về y đức tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Không biết là tình hình có làm các y bác sĩ của ta "đình công" không nhỉ?
    Quả thật, mỗi lần đến bệnh cũng tức thật, nhưng cứ phải nhịn.
    Giá mà trường y đào tạo tăng tốc, cho ra lò thêm khoảng gấp 4, 5 lần y bác sĩ mỗi khoá, để có cạnh tranh, để khỏi phải chửi bệnh nhân nhỉ!
  4. latrommi_suineg

    latrommi_suineg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2003
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    đúng đúng, em có đi khám ở Bạch Mai, tưởng nơi này nhận lắm bằng khen này nọ thì tốt lắm, nào ngờ, đúng như các bài viết trên net đã miêu tả.
    "y đức" chỉ xuất hiện ở khám tư thôi............
    họ làm vì miếng cơm manh áo của họ mà, vì đồng tiền mà, nên khó có thể nói đến y đức đc, cái gì cũng có giá của nó mà....
    nói thẳng ra là chả ai biết ơn ai cả....
    hừm còn về giáo viên thì sao nhỉ.. cũng thế cả thôi....
    sao còn kỷ niệm các ngày thầy thuốc Việt Nam hay nhà giáo Việt Nam làm gì .. ....

    Được latrommi_suineg sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 08/04/2006
  5. hn_max

    hn_max Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc bài viết về vấn đề hỏi xem nước ngoài có nhận phong bì không ?Cũng như nhiều ý kiến về vấn đề này .Nhưng chúng ta thử nhìn nhận theo nhiều khía cạnh xem sao ?
    _Đứng về khía cạnh nhân viên y tế :Thường thì lý luận lương bổng ko đủ cho cuộc sống ,chính sách của nhà nước không hợp lý .Điều này quá đúng .Lương tháng bình thường tất tật chắc gì đã được 1 triệu ,không có gì bảo vệ cho bác sĩ .Ở nước ngoài khi có kiện cáo thì có hội đồng bảo vệ bác sĩ đứng ra làm việc và bồi thường .Đối tượng phải chi trả là bệnh viện hoặc cũng chính là tiền hàng tháng bác sĩ đóng góp cho hội .Dĩ nhiên sẽ có những hình thức kỷ luật theo đúng quy định của bệnh viện .Vì bản chất bác sĩ phần lớn làm việc cho bệnh viện .Còn ở Vn thì khi kiện cáo ,thì bản chất của vấn đề là bác sĩ chi trả ,tất cả là từ hầu bao của bác sĩ .Cái tư tưởng đó đồng nghĩa bệnh nhân đó là của riêng bác sĩ đó từ A đến Z .Khi ăn không đủ ,lại luôn có những nguy hiểm rình rập thì phải có nguồn thu nhập bổ xung là tất yếu.
    _Đối với bệnh nhân của chúng ta thì sao ?Đi chợ mua mớ rau ,con cá thì chẳng tiếc .Khi vào viện thì phần lớn cái gì cũng cho là "Đắt" .Vẫn luôn có tư tưởng ưu đãi kiểu bao cấp .Ngay như cái thái độ cũng đã có vấn đề .Tôi ko nói tất cả chúng ta đều thế ,nhưng thử thẳng thắn thử tự hổi bản thân xem .Khi vào khám bệnh thì :"Thưa bác sĩ... ," xong việc ra ngoài nói chuyện với nhau thì :"thằng đó nó bảo thế ...,thằng cha này nói láo ...
    "không tin vào chẩn đoán .Nghĩ việc đưa phong bì là thủ tục hiển nhiên như bắt buộc phải thế .
    _Vậy như thế nào cho đúng đắn nhất với thời điểm hiện tại của nước ta .Các bạn đừng nghĩ đến 1 viễn cảnh tươi đẹp như trong phim ảnh hay ở Tay .Vì muốn làm được như thế thì phải đào xới mọi việc lên ,làm lại tất cả các hệ thống :Từ chính sách ,kinh tế y học ,đào tạo y học ,trang thiết bị ,ý thức của người dân.Nói chung là chắc phải nhiều thế hệ nữa mới có mô hình tương tự .Sự hợp lý và có thể chấp nhận được cho chúng ta là :Bác sĩ làm hết sức "theo đúng trình độ ,đúng kỹ thuật y học "để cứu bệnh nhân .Còn bệnh nhân sau khi khỏi đưa phong bì thĩ xin cảm ơn .Khi đó lại là mặt xã hội ,chẳng liên quan gì đến tư cách thầy thuốc bệnh nhân .Lên án trường hợp vòi vĩnh bệnh nhân hoặc điều trị khoán .
  6. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Tôi đọc được loạt bài này trên báo thanh niên điện tử. Xin mời các bạn cùng tham khảo!
    Chuyện về Đặng Thùy Trâm viết từ Mỹ (kỳ 1)

    Bác sĩ Thùy Trâm - biểu trưng sức mạnh của một trung đoàn chính quy

    Trong tôi, hồi ức về chiến tranh trên quê hương, về những năm tháng quân ngũ một thời, về những người bạn bên này bên kia tưởng như đã chết nay bỗng dưng sống lại qua sự kiện bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
    Khuôn mặt những người đã chết hiển hiện lửng lơ trên đám mây mù ký ức, giờ đây tự nhiên rõ nét như mới gặp ngày hôm qua. Tôi nhớ trung sĩ Phan Văn Đức, trung sĩ Phùng Hoàng Miêng, trung sĩ Nguyễn Văn Hiền, và trung sĩ Nguyễn Thiên Hối. Các bạn tôi là những thông dịch viên Anh ngữ, biệt phái làm việc với Lữ đoàn 11, Sư đoàn Americal (còn gọi Sư đoàn 23 Bộ binh Hoa Kỳ). Từ năm 1967 đến 1969, bốn người bạn ấy đã lần lượt tử trận tại chiến trường Quảng Ngãi.
    Tôi càng nhớ đến bác sĩ quân y Đặng Thùy Trâm - lúc trước anh em thông dịch viên chúng tôi quen miệng gọi là Nguyễn Thị Thùy Trâm - của Sư đoàn Sao Vàng, quân chính quy Bắc Việt. Đó là đơn vị đối đầu với Sư đoàn Americal. Đại tá Okral K.Henderson, Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 11 có lần chỉ tay lên tấm bản đồ trận liệt treo trên tường của Trung tâm Hành quân Lữ đoàn nói: ?oTai họa đến từ khu vực này?.
    Bên cạnh những đoạn trích đăng từ tập nhật ký của Đặng Thùy Trâm, tác giả còn tóm lược những hành động thắm đượm tinh thần đồng đội, lòng quả cảm, yêu thương, tận tình với thương bệnh binh và đức tính hy sinh cao cả của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

    Sư đoàn Sao Vàng hoạt động trong khu tam giác Kon Tum - Pleiku - Quảng Ngãi. Bác sĩ Trâm theo chân các chiến sĩ Sao Vàng lần từ vùng núi cao hiểm trở Kon Tum xuống đồng bằng Quảng Ngãi. Và nay tôi mới biết, bác sĩ Trâm đã vĩnh viễn nằm xuống tại miền đất có tên Núi Ấn Sông Trà. Sau hai tháng tác chiến tại khu chiến thuật mới: Đức Phổ - Mộ Đức - Minh Long - Sơn Hà - Trà Bồng (Quảng Ngãi), Lữ đoàn 3 Sư đoàn 4 chỉ mới có dịp đụng độ nhỏ với một số đơn vị chủ lực địa phương. Từ Pleiku nóng bỏng chuyển về Đức Phổ, Quảng Ngãi, các cấp chỉ huy Mỹ đều nhận định đây là một chiến trường yên tĩnh. Ba tiểu đoàn bộ binh: 1/35, 2/35 và 4/31 bắt đầu rảnh tay xây dựng các căn cứ hỏa lực. Bộ Chỉ huy 1/35 chiếm ngự căn cứ Thunder (Phổ Trang), 2/35 chiếm đóng căn cứ Liz (Núi Chóp), 4/31 nằm trên căn cứ Max (Mộ Đức). Các đại đội trực thuộc được trực thăng vận chiếm đóng hình vòng cung tại các căn cứ phụ ở Minh Long, Trà Bồng, Sa Huỳnh. Lúc đó, một trung đoàn của Sư đoàn Sao Vàng di chuyển xuống đối diện với các căn cứ hỏa lực của Mỹ. Quân Bắc Việt (Quân giải phóng - BT) thực hiện các hoạt động quân sự có mục đích đặt Lữ đoàn 11 vào thế bị động. Pháo kích căn cứ Bronco (tức Núi Dàng, một địa danh ghi trong nhật ký của chị Đặng Thùy Trâm) nơi có BCH Lữ đoàn 11, phục kích các đoàn quân xa tiếp vận từ Quy Nhơn vào Đức Phổ và Chu Lai, cắt mạch giao thông trên quốc lộ 1 hoặc pháo kích các căn cứ hỏa lực phụ, tấn công các tiền đồn quân sự của Mỹ và Nam Việt Nam (chính quyền Sài Gòn cũ - BT).
    Trong bối cảnh đó, gần cuối năm 1967, Hiếu Nguyễn, thông dịch viên của 1/35, có lần khoe với tôi rằng, đại đội trinh sát của 1/35 suýt bắt được một nữ bác sĩ *********. Hiếu cho biết, theo tin tình báo do chi khu cung cấp, quân trinh sát đột kích bất ngờ vào một lán trại có trạm quân y của "vi-xi" ở núi Tam Cọp, đông bắc Đức Phổ. "Nhưng do trực thăng làm ầm ĩ nên địch quân rút mất tiêu!" - Hiếu nói - "Tao chút nữa thì ăn đạn AK. Chiến lợi phẩm thu được là một số bông băng máu me và một số tài liệu". Trong mớ tài liệu ấy, ngoài số cập nhật về thương binh địa phương, là báo cáo tình hình hoạt động của Trạm phẫu thuật lưu động do bác sĩ quân y Thùy Trâm điều hành. Hiếu kể như một người mơ ngủ, đặc biệt khi đề cập đến bác sĩ Thùy Trâm. Trong bối cảnh phải đối diện với những căng thẳng và nguy hiểm chờ đợi, với súng đạn, tiếng ồn của trực thăng, pháo binh, thiết giáp, thì hình ảnh một nữ bác sĩ của phía bên kia tựa như một làn gió mát làm dịu không khí nóng của chiến trường. Rồi sau đó, Hiếu nói với tôi, dường như có biết bao lời nhắn nhủ về một lý tưởng qua hình ảnh nữ bác sĩ Thùy Trâm. Sự lựa chọn một con đường đi cho thật đúng dường như đang xoay vòng trong đầu những người thông dịch viên trẻ tuổi chúng tôi.
    Tin tức về nữ bác sĩ ********* được truyền miệng đến tai lính Mỹ. Các bác sĩ quân y của Tiểu đoàn 1 quân y Hoa Kỳ cũng biết. Các phi công trực thăng của Đại đội 174 cũng biết. Quân thiết giáp, pháo binh cũng biết. Ai cũng nghĩ, có bác sĩ phẫu thuật thì lực lượng của đối phương phải ở cấp trung đoàn. Cấp trung đoàn phải thuộc quân Bắc Việt. Quân Sao Vàng đã xuống đồng bằng. Và cấp chỉ huy Mỹ biết rằng thời quần thảo với quân du kích địa phương đã chấm dứt. Với họ, bác sĩ Thùy Trâm là biểu trưng sức mạnh của một trung đoàn chính quy.
    (Còn tiếp)

    Báo Anh trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm
    Theo phóng viên TTXVN tại London, báo Độc Lập (Anh) ngày 7/10 đã trích đăng nhật ký của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Trong lời giới thiệu, tác giả Đa-vít Mắc-nên viết: ?oĐặng Thùy Trâm hy sinh khi mới 27 tuổi tại một bệnh viện dã chiến ở Quảng Ngãi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Đến nay, gần bốn thập niên đã trôi qua, tập nhật ký của Thùy Trâm mới được xuất bản, đã gây xúc động mạnh mẽ tại Tổ quốc của cô và cả trên đất Mỹ?.
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 01/07/2006
  7. gentle123

    gentle123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ trường Dược lại tuyển khối B đó. Chẳng có khối nào dốt khối nào giỏi đâu à, chẳng qua vì trường Dược ngày trước thiên về bào chế sản xuất nên đòi hỏi nhiều về kiến thức Hoá, Lý hơn Sinh. Ngày nay thì bắt đầu để ý hơn tới Dược Lâm sàng nên cần Sinh hơn.
    Bạn luuthuy toàn cố tình dùng từ khiêu khích thôi nhá, nhưng mà mình sợ không có tác dụng đâu nhé! Dân Y được rèn tính điềm đạm, điềm tĩnh hơi bị cao!
  8. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Thư của Danny L.Jacks gửi phóng viên Báo Thanh Niên
    Anh Đặng Ngọc Khoa thân mến,
    Ký ức trong tôi luôn tràn ngập lòng khâm phục bác sĩ Trâm, một người được đồng đội vô cùng yêu mến. Cô ấy đã hiến dâng cả sự nghiệp và hi sinh cuộc sống riêng tư để phục vụ cách mạng. Là người đứng đầu nhóm Oregon, Co G.Rangers, tôi từng cố gắng bắt cô ấy nhưng đã thất bại vì cô ấy luôn được những người lính yêu mến chiến đấu tới cùng để bảo vệ. Mỗi ngày trong cuộc sống, tôi đều có những kí ức đẹp đẽ về Việt Nam. Mỗi khi khẽ nhắm mắt để cho những kỉ niệm cũ ùa về, tôi có thể cảm nhận được mùi vị của những cánh rừng ven Đức Phổ. Tôi có thể nghe tiếng cười của lũ trẻ. Tôi có thể nghe tiếng hát ngọt ngào của vùng đất này dù rằng tôi không hiểu ý nghĩa của những khúc ca đó. Tôi cũng có thể thấy những lão nông theo sau những con trâu kéo cày trên cánh đồng lúa. Những ký ức đó cứ tràn ngập trong tôi hàng giờ liền.
    Tôi muốn cảm ơn anh vì đã giúp đăng bài viết của anh Lê Thành Giai, bạn thân của tôi. Tôi nghĩ anh Giai đã làm được một công việc tuyệt vời, đó là góp phần tôn vinh những cống hiến của cô Trâm và tình yêu của cô dành cho đất nước, để những giá trị đó còn mãi trong lịch sử Việt Nam.
    Danny L.Jacks
    Co G.Rangers
    Trích đăng bài trên Thanhnienonline - vào đấy và gõ Đặng thùy trâm - các bạn sẽ thấy có rất nhiều điều xứng đáng trả lời cho những thắc mắc của ban luuthuy.
    Các cụ đã dạy: "Hữu xạ tự nhiên hương" - "Tiếng lành đồn xa mà tiếng dữ cũng đồn xa". Ai xấu ai tốt - điều đó thể hiện rõ ràng trong công việc hàng ngày mà.
    Việc chi chúng ta phải đi thanh minh ta thế này , ta thế kia - hãy cứ để cho công việc hàng ngày của chúng ta trở thành những câu trả lời đanh thép.
    Bạn bè tất hiểu ta thì việc gì ta phải thanh minh - còn kẻ thù đâu có chấp nhận lý lẽ của ta thì ta càng chẳng việc gì phải mất công thanh minh vô ích.
    Họ chê ta đần độn đó là bài học tốt cho chúng ta nỗ lực hơn nữa để vươn lên. Không phải để giành lấy sự công nhận không đần độn của họ mà mục đích cao cả hơn là nhằm phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
    To Luuthuy:
    Mong là bạn không nên tiếp tục dùng những ngôn từ có phần quá khích châm ngòi thảo luận một cách cực đoan như vậy. Sự thực là chúng tôi rất thích tranh luận nhưng nếu cứ phải tranh luận với những ngôn từ của bạn thì dễ xảy ra chiến tranh không đáng có lắm lắm.
    To tất cả các bạn khác:
    Theo tôi thì tranh luận kiểu này không đi đến đâu cả. Chúng ta nên đọc và ngẫm nghĩ lại tên của chuyên mục này và thay vì dè bỉu nhau, chúng ta hãy cùng nhau tự nhận ra, tự kiểm điểm xem bản thân ngành mình, bản thân mình còn những gì thiếu sót để cùng nhau sửa chữa khắc phục, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, trong công việc. Qua đó sẽ là thiết thực hơn là tình trạng như hiện nay!
    KHÔNG BIẾT EM NÓI VẬY CÁC BÁC THẤY CÓ THỂ GẬT GÙ ĐỒNG Ý ĐƯỢC CHÚT NÀO KHÔNG? CÓ GÌ THIẾU SÓT, GIA ĐÌNH MONG CÁC BÁC ĐÁNH CHO HAI CHỮ ĐẠI XÁ!

  9. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    Hồi còn là sinh viên Y năm thứ 4, thầy tôi dạy: "Các em phải biết học chữ nhẫn. Nhẫn ở đây là nhẫn nại trong học tập. Nhẫn nhịn khi bị bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân chửi rủa...".
    Sau khi tốt nghiệp bác sĩ, đi làm, các đàn anh tôi dạy thêm: "Cần nên học chữ Tâm nữa mới đủ".
    Ghép hai chữ "Nhẩn" với chữ "Tâm" lại, thì nó là cái gì hả trời?
    Dr Zhivago

Chia sẻ trang này