1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bạn nghĩ về những câu nói này

Chủ đề trong 'Văn học' bởi DNK90, 26/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DNK90

    DNK90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    bạn nghĩ về những câu nói này

    1/Câu nói của Tuân Tử (313-235 trước CN)
    "người chê ta phải là thầy ta, người khen ta phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy".
    2/cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả
  2. learn2hack

    learn2hack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    1. Người chê ta tức biết cái kém của ta, chỉ cho ta cái kém đó tức dạy ta vậy, cho nên nói người đó là thầy ta. Người khen ta tức hiểu cái hay của ta nên là bạn ta vậy. Kẻ nịnh bợ không biết ta mà khen, làm ta sống trong những ảo tưởng có hại nên là kẻ thù của ta.
    2. Cá nhân trong tập thể giống như giọt nước trong biển cả, nhỏ bé và vô hình. Giọt nước đứng một mình thì yếu mềm còn biển cả thì mạnh mẽ. Cá nhân tuy xuất sắc nhưng giống như giọt nước lớn, sao bằng ngọn sóng cả. Vì vậy có nước mà không có biển thì không đặng.
    Biển tuy lớn nhưng cũng từ những giọt nước ghép lại mà thành. Nước có cùng dâng thì mới thành sóng. Sóng lớn nhờ nước lớn. Sức mạnh của biển chính là nhờ sự đoàn kết của từng giọt nước nhỏ bé.
    Nhưng nước trong biển thì hoà tan, còn cá nhân trong tập thể thì không. Cá nhân - tức là đã khác biệt giữa người này với người khác. Không vậy sao có những lãnh tụ. Tập thể là 1 vườn hoa mà mỗi người là một bông hoa.
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    1/ Người chê ta, những gì họ chê, NẾU TA BIẾT NHÌN NHẬN LẠI CHÍNH MÌNH, có hai khả năng xảy ra:
    -Nếu ta thật sự đúng như họ nói, đó là cơ hội để ta có thể sửa đổi và hoàn thiện bản thân, và do đó, ta học được những bài học kinh nghiệm về nhân cách và cuộc sống, khoa học,... đúng đắn.
    -Nếu ta ko đúng như họ nói, đó là cơ hội để ta biết rằng ta ko có những điều họ chê, và ta biết được rõ mình hơn, nhờ biết được rõ mình hơn, mà ta có thể sống tốt hơn. Đó là thứ nhất, thứ hai là, ta có thể để phòng chính bản thân mình rơi vào những lỗi lầm hay điều tệ hại đó, ko để cho mình mắc phạm sai lầm hay lỗi lầm đó, biết trước để né tránh.
    Trong hai khả năng đó, luôn có một sự tương đối nhất định, ko có khả năng nào là tuyệt đối mà thường là sự trộn lẫn cả hai khả năng. Dù thế nào đi nữa, ta cũng có lợi, ta cũng học được nhiều điều và có thể làm mình tốt đẹp hơn. Do đó, những người chê ta chính là thầy ta là vậy (NHƯNG KO CÓ NGHĨA LỜI CHÊ NÀO VÀ NGƯỜI CHÊ NÀO CŨNG LÀ THẦY, TA CẦN PHẢI CĂN CỨ VÀO NGƯỜI CHÊ LÀ NGƯỜI THẾ NÀO, CÓ ĐÁNG ĐỂ TA PHẢI LƯU TÂM VÀ HỌC HỎI KO, NHÂN CÁCH VÀ TRÌNH ĐỘ, HỌC THỨC, VỐN SỐNG VÀ HIỂU BIẾT CỦA HỌ ĐẾN ĐÂU? VÌ NẾU NGƯỜI ĐÓ CÓ NHÂN CÁCH TỆ HẠI, HAY CHỈ LÀ CHỌC GHẸO, HAY CHỈ LÀ ĐẢ KÍCH, KHÍCH BÁC,... HAY LÀ CHỈ NÓNG GIẬN MÀ NÓI BẬY BẠ, THÌ TA KO CẦN PHẢI LƯU TÂM LÀM GÌ)
    Người khen ta phải là bạn ta: Vì những người thấy được những mặt tốt đẹp của ta, thấy được điều tích cực trong những việc ta làm và hành động, lời nói, cử chỉ, ... của ta mà khen ta là nhằm muốn tạo sự thân thiện và muốn tạo mối quan hệ bạn bè với ta, từ đó mà ta mới có môi trường để tìm hiểu nhau hơn, biết rõ nhau hơn, và từ đó trở thành bạn( nhưng ko có nghĩa là khi được khen, bất kỳ ai cũng là người bạn tốt, HỌ CHỈ LÀ BẠN, CÒN BẠN TỐT HAY KO KO PHẢI CĂN CỨ TRÊN LỜI KHEN MÀ Ở SỰ CHÂN THÀNH PHÊ BÌNH NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT VÀ CHIA SẼ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC, BỎ QUA NHỮNG ĐIỀU TIỂU TIẾT)
    Những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta, chính là những người làm cho cái bản ngã của ta ko thể thấy được BẢN NGÃ CHÂN THẬT CỦA CHÍNH MÌNH, làm ta bị ám thị ko nhìn ra được những lỗi lầm hay sai lầm của mình và dẫn đến những hành động sai lầm, và thường sẽ làm cho ta bị qua mặt mà ko biết, để thực hiện ý đồ hay hành động ám muội của chúng. Do đó, trong những lúc ta đang được khen một cách thái quá, ta cần phải xét lại bản thân mình, xem xem ta có xứng đáng với những điều người ta nói ko, nếu phát hiện ra rằng ta ko xứng đáng thì ta cần phải đề phòng người khen ta thái quá đó.
    Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, ta cũng cần phải xét lại chính mình. Ý sâu xa của câu này của Tuân Tử là để nhằm khẳng định việc quan trọng trong tu thân, dưỡng đức là XÉT LẠI BẢN THÂN CHÍNH MÌNH THƯỜNG XUYÊN đối với các lời nói của những người ta tiếp xúc trong các trường hợp.
  4. sihoathuong

    sihoathuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tri giả - bất ngôn.
    Tui hổng quởn à nha.
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tri giả, bất ngôn: "Tri giả-bất ngôn" !
  6. bomarito

    bomarito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Có 2 trường hợp có thể xảy ra.... hay.... những trường hợp có khả năng xảy ra.... KHÔNG AI NÓI "có hai khả năng xảy ra". "Khả năng" là điều vốn có sẵn chỉ xử dụng để đoạt được mục đích gì ví dụ như khả năng để làm việc hay khả năng hoàn tất điều gì đó. ĐÃ NGU LẠI HAY NÓi CHỮ.
    Thấy thằng này là tao muốn ói! Chê với chẳng chê, khen với chẳng khen!
    Ku Kon
    Được bomarito sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 01/12/2006

Chia sẻ trang này