1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản sắc Văn hoá - Nghệ thuật Việt nam tại Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 26/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bản sắc Văn hoá - Nghệ thuật Việt nam tại Hoa Kỳ

    Chào các bạn,

    Nói đến người Việt Nam không thể nào không nói đến Văn hoá Việt nam. Người Việt cho dù ở bất kỳ tiểu bang nào của nước Mỹ hay ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới này cũng thường cố gắng giữ gìn bản sắc của mình, thậm chí còn mang đến một nét văn hoá mới, đóng góp vào nền văn hoá phong phú của bản địa. Đó là một điều đang stự hào. Tôi có những người bạn Mỹ và quốc tế khác biết nhà hàng Việt Nam nào ngon nhất, ăn phở ở đâu? Khi vào nhà hàng không cần nhìn thực đơn biết gọi ngay Phờ bò tái chín, gạn gầu, hoặc nem cuốn, chả giò chiên, v...v với đầy đủ luyến láy, có mấy anh bạn khác làm ở Việt Nam còn có thể nói tiếng Việt bằng cả giọng Bắc lẫn Nam, phân tích Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, nói tiếng lóng và biết giải thích cung như dùng từ Hán Việt một cách thành thạo.

    Chủ đề này sẽ bàn về văn hoá-nghệ thuật và lưu giữ bản sắc Việt Nam tại Hoa Kỳ với hy vọng gìn giữ và khuyếch trương bản sắc Việt.

    Hy vọng các bạn sẽ nhiệt tình đóng góp!

    Cám ơn nhiều!

    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Đây là hoạt động của chính phủ trong việc truyền bá và giao lưu văn hoá Việt
    "Một thoáng văn hoá Việt Nam" ở Washington
    Tối 24.4,2002 ĐSQ Việt Nam tại Mỹ đã phối hợp cùng hội Châu Á tổ chức đêm văn hoá Việt Nam ở Washington với mục đích gợi một hướng tiếp cận bản sắc Việt Nam qua vài nét văn hoá độc đáo. Khoảng 150 người, gồm các nhà nghiên cứu Châu Á, giáo sư đại học, giáo viên các trường phổ thông tại Mỹ, bà con Việt kiều, cán bộ các cơ quan đại diện VN, lưu học sinh và các cháu thiếu nhi đang sống, làm việc và học tập tại Washington... đã tới dự và tham gia chương trình.
    * Những tiếp xúc trực giác
    Không thể nói tất thảy đã đủ đầy, đã mắt, song đúng như tên gọi, "Một thoáng văn hoá Việt Nam" ngay lập tức đã dấy lên một ấn tượng thích thú cho các vị khách Mỹ khi họ bước vào một không gian lễ hội với hình ảnh mái đình, cờ phướn, trống đồng, đèn nến, nhà rông; bị hút vào cái thanh mảnh của trúc tre, đan lát, gốm sành, giấy dó, quà quê, cái giản dị của tranh Đông Hồ...
    Theo lối cảm của người phương Tây, chương trình giới thiệu văn hoá Việt Nam được thiết kế thành hai mảng chính: khái quát và cụ thể. Cách hiểu ấy trong những chừng mực nhất định, trùng khớp với tư duy nôm na, theo đó Đêm văn hoá Việt Nam gồm đủ hai phần: lễ và hội.
    Những phát biểu của Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến, Giám đốc Trung tâm Washington của Hội Châu Á Ju***h Sloan, các tham luận của vợ chồng Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Dĩnh, Tham tán Khoa học - Giáo dục Nguyễn Đăng Thuyên, Tiến sĩ Christine Mullen Kreamer (Viện Smithsonian) và phần hỏi đáp giữa cử toạ và các diễn giả đã gói gọn phần "lễ", tập trung nhấn mạnh tới những đa dạng đặc thù và sức sống của nền văn hoá Việt Nam. Trong gần 2/3 chương trình, các vị khách đã chú ý lắng nghe để khám phá bề dày và bản lĩnh văn hiến Việt Nam, nét độc đáo của nghệ thuật tranh và gốm dân gian, cốt cách văn học Việt Nam, ứng xử Việt Nam. Không ít các nhà giáo Mỹ dự Đêm văn hoá thực sự cảm thấy bất ngờ khi lần đầu làm quen với quan điểm "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" của Nguyễn Trãi từ thế kỷ XV, những dẫn chứng về nỗ lực bền bỉ chống đồng hoá của nền văn hoá Việt Nam trong nhiều năm trường bị ngoại bang đô hộ, sự giàu có và đặc sắc của các loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam.
    Nhưng phải đến phần "hội", ấn tượng cụ thể về văn hoá Việt Nam mới trở nên đặc biệt sống động. Những tràng pháo tay tưởng như không dứt sau mỗi tiết mục trình diễn áo dài, múa quạt, hát quan họ, trong đó có cả các cán bộ và phu nhân Đại sứ quán, các cháu thiếu nhi và sinh viên du học ở Washington tham gia trình diễn. Cùng tà áo dài dân tộc và chiếc nón bài thơ duyên dáng, nét độc đáo toát lên qua lời ca tiếng hát, qua vũ đạo dân gian và các loại trang phục truyền thống khác ở vùng đồng bằng sông Hồng... Tất cả dường như đủ thuyết phục khán giả tin vào sự hiện hữu của một nền văn hoá Việt Nam đầy đặn cả bề rộng lẫn chiều sâu.
    "Một thoáng văn hoá Việt Nam" còn tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo Mỹ thường thức nghệ thuật ẩm thực qua nhiều món bánh trái thể hiện nét tinh tế trong mỹ cảm của người dân Việt.
    * Cảm giác đọng lại
    Đêm văn hoá Việt Nam kết thúc muộn hơn nhiều so với kế hoạch, điều đó cũng thể hiện phần nào sự thành công của chương trình. Với nét mặt hào hứng, bà Ju***h Sloan (đồng Trưởng ban tổ chức) nói: "Tôi nghĩ ngay ở lần tổ chức đầu tiên, Đêm văn hoá Việt Nam thành công vượt ngoài sự trông đợi. Mặc dù chưa lần nào tới Việt Nam, nhưng qua sự tiếp xúc này, ấn tượng của tôi là văn hoá Việt Nam rất tinh tế và phong phú. Tôi hy vọng sẽ có dịp thăm Việt Nam trong một ngày gần đây".
    Nhiều giáo viên Mỹ cũng chia sẻ cùng bà Sloan sự hứng thú đối với văn hoá Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng có thêm cơ hội được tiếp xúc trực tiếp, hoặc tiếp cận với các nguồn tài liệu bổ ích để mở rộng hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam trong các trường học Mỹ. Một giáo viên dạy tiểu học ở Washington tâm sự rằng những gì ông vừa được thưởng thức sẽ giúp ông nâng cao sức hấp dẫn cho các bài giảng liên quan đến Việt Nam trong cảm nhận của học sinh Mỹ.
    Chia tay trong Đêm văn hoá Việt Nam, chúng tôi còn đinh ninh câu nói của học giả Việt kiều Nguyễn Văn Dĩnh: "Nhiều năm đi giảng cho sinh viên Mỹ, tôi thấy họ thích nhất là Truyện Kiều, bởi lẽ nhân vật Kiều có cái phóng túng mà họ có, nhưng còn thêm cả đức thuỷ chung không dễ thấy ở đời. Đó cũng là đặc thù tạo nên sức hút cho văn hoá Việt Nam". Long Hải
    (Theo Thể thao & Văn hoá số 35, ra ngày 30.4.2002)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Lá thư gửi người xa xứ.
    Nếu đã tin nhau xin được khuyên một điều...
    Chào Mai Hoa!
    Trong đợt đi công tác vừa qua được gặp em là một trong những ấn tượng thật tốt đẹp cho tôi. Điều thú vị nhất là em là một người viết văn bằng tiếng Việt trên một đất nước nói tiếng Anh. Em đã tâm sự với tôi: Người viết tiếng Việt ở xứ này như độc thoại một mình. Tôi đã hình dung ra điều em nói thế này. Mỗi buổi sáng sau khi cắt đặt song công việc để kiếm sống em đến một quán cà phê nhỏ, ngồi vào góc bàn khuất vừa nhâm nhi ly cà phê vừa viết. Cái sự viết của em như một nhu cầu giải toả một nội lực đầy ắp của một người đàn bà sáng tạo. Tôi tranh thủ đọc các tác phẩm của em. Câu chữ của em đã chứng minh điều tôi nghĩ về em là đúng. Em, một người đàn bà Việt Nam mang quốc tịch Mỹ. 15 tuổi em rời bỏ quê hương nên em không thể quên được tiếng Việt. 20 năm em cũng chưa thể hiểu thấu đáo tiếng Anh. Tôi chưa bàn đến khía cạnh văn hoá vì nó quá rộng lớn. Tôi chỉ muốn nói với em một ít về tiếng Việt mình. Hai mươi năm em xa quê tiếng Việt mình đã có bao nhiêu đổi thay. Chỉ bấy nhiêu chữ cái nhưng bây giờ đã ghép thêm hàng vạn từ mới. Các nhà văn là những người sáng tạo ngôn từ.
    Xưa các cụ dạy văn dĩ tải đạo. Nhưng có những bài văn chẳng cần tải gì mà chỉ cần bằng câu chữ tiếng Việt mình đọc lên đã thấy thích rồi. Câu văn nó có muôn vàn cách tiếp cận với chúng ta. Em hãy đọc một câu đối thoại này nhé:
    - Tết năm nay cơ quan mày "Căm pu chia" được bao nhiêu (chia)?
    - Cũng Bình văn Thường (bình thường).
    Hay như:
    - Học sinh bây giờ U văn ớ về lịch sử lắm...
    - Hà Nội hơi bị đẹp đấy.
    Hơi bị không còn trong ngoặc kép nữa.
    Những ngôn từ này diễn tả rất tốt cuộc đối thoại.
    Học sinh trong nước có cách nói lái rất ngộ nghĩnh. Đây là cách học tiếng Việt rất hay.
    - Bao la là gì.
    - Bao la là rộng lớn. Rộng lớn là lợn giống.
    - Trông cô bé kia như nai sầu. Nai u sầu là nai ủ rũ, nai ủ rũ là nai héo, nai héo là heo nái.
    Lối nói này trong ngôn ngữ nào cũng có, việc ta có nắm bắt được nó hay không. Nếu ta đắm chìm trong thứ ngôn ngữ đó ta sẽ nắm bắt được nó.
    Đọc của em tôi thấy rằng em có một nội lực rất dồi dào nhưng vốn tiếng Việt của em ít quá. Và cái chính em viết dường như chẳng để cho ai đọc cả. Nếu không muốn nói em rất thiếu thực tế tiếng Việt.
    Khi em đưa tôi đi chơi thấy tôi ăn mặc mong manh quá em bảo lấy áo của em mặc tạm. Lúc chia tay tôi trả áo cho em, em bảo chị giữ lấy mà mặc để có hơi của cô em gái đang hướng về nước, muốn in được sách ở trong nước cho nhiều người đọc chứ không còn phải độc thoại một mình. Tôi bảo: Mặc áo em nhỡ chồng chị "cả hơi" em mất thì sao? Em nói xa cách thế có "đầy hơi" em cũng chẳng sao đâu chị.
    Em đã rất thật khi tâm sự cùng tôi, tôi cũng biết em đã tin tôi phần nào. Nếu đã tin nhau xin được khuyên em một điều: - Em đã nặng lòng với văn chương như thế, với vốn tiếng Việt của mình như vậy khi em in sách ở trong nước sẽ không có ai chấp nhận em đâu. Em hãy về nước đi. Em hãy ngủ trên chiếc giường tre của mẹ để nghe tiếng gà gáy sáng như thế nào. Trong tiếng lợn kêu khi bị chọc tiết em sẽ nghe được cả tiếng hơi thở của cuộc sống và tiếng mồ hôi rơi của người cạo lông lợn. Khi ấy tiếng Việt của em mới thật hay, thật đúng. Là người viết ngôn ngữ nào cũng phải tắm mình trong ngôn ngữ ấy. Bởi cái ngôn ngữ ấy nó thay đổi từng ngày. Là người viết chắc em sẽ hiểu điều tôi muốn nói.
    Tôi chờ em, với những quyết định của mình.
    Bài viết của Y Ban
    (Theo Đại đoàn kết cuối tuần số 293, ra ngày 7.4.2002)

    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Sách
    "Số đỏ" sang Mỹ
    Tới tháng 6.2002 này, tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lần đầu tiên được Peter Zinoman và Nguyễn Nguyệt Cầm dịch - có tựa Dumb luck - sẽ được xuất bản tại Mỹ. Sau hơn bốn năm say mê, đi tìm cả bản gốc của tác phẩm này, cặp vợ chồng - chồng Mỹ, vợ Việt - đã hoàn thành tác phẩm dịch với sự thích thú và khá hài lòng.
    Giáo sư Peter Zinoman giảng dạy lịch sử Đông Nam Á tại Trường đại học California, Hoa Kỳ và thạc sĩ Nguyễn Nguyệt Cầm cũng dạy tiếng Việt và văn học VN tại đây. Trong thời gian này, cả hai đều về VN nghiên cứu và giảng dạy cho một số sinh viên Mỹ học ở Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. GS Zinoman dùng tiếng Việt hóm hỉnh và thật thú vị khi ông đưa ra những nhận xét rất tinh tế về tác phầm Số đỏ.
    "Tôi đến VN vào năm 1989, lúc đó mới là một sinh viên nghiên cứu về lịch sử VN - Zinoman nói. Đọc và dần dần dịch một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tôi thấy văn chương VN cũng phong phú và phức tạp. Khi tôi hỏi văn chương trước đổi mới có gì đáng kể thì người ta nói rất nhiều về Vũ Trọng Phụng. Tôi cũng nghiên cứu về lịch sử nhà tù VN nên cũng đọc một số tác phẩm của ông như Người tù được tha, tiểu thuyết Vỡ đê và thấy rất thú vị".
    Zinoman cho biết thêm: "Tôi cũng được nghe GS Hoàng Ngọc Hiến nhận xét "Số đỏ là một kiệt tác". Vũ trọng Phụng là một người phi thường về số lượng và chất lượng tác phẩm" - Zinoman nhận xét.
    Theo chị Nguyễn Nguyệt Cầm, bản dịch Số đỏ giữ được tính hài hước của tác phẩm gốc. Một số độc giả Mỹ đã bật cười khi xem bản dịch.
    Zinoman nói: "Là một nhà sử học, tôi thích sự "chung thủy" với tác phẩm và công việc dịch của chúng tôi được thực hiện theo tinh thần đó".
    Theo Zinoman và Nguyễn Nguyệt Cầm, cái cười trong Số đỏ không dung tục mà là sự mỉa mai rất tinh tế. Bản dịch đã giữ được tinh thần này của tiểu thuyết, phản ánh không khí của một đô thị hiện đại. Vũ Trọng Phụng châm biếm tất cả mọi thứ, không phân biệt một giai cấp, thế lực nào, những người Âu hoá và cả người không Âu hoá. Ông châm biếm tất cả những trò lố bịch, những trào lưu thời thượng mà xã hội thời đó đang ào theo.
    Zinoman nói về Số đỏ một cách say mê và rất ấn tượng với nhân vật Xuân tóc đỏ. Theo ông, tính cách điển hình của nhân vật này đặc biệt đến mức không tìm được nhân vật nào có nét tương tự từ các tác phẩm nổi tiếng thế giới. "Nhiều người so sánh Vũ Trọng Phụng với Balzac nhưng Balzac thì nghiêm túc quá chứ không hài hước và có một văn phong cụ thể ở nhiều tác phẩm, còn Vũ Trọng Phụng thì không ngại những thể nghiệm, có rất nhiều phong cách khác nhau. Xuân tóc đỏ là một sản phẩm của sự giao thoa văn hoá Đông - Tây".
    Năm 1997, khi bắt tay vào dịch tác phẩm này, hai dịch giả không tìm được bản gốc vì Số đỏ in ở Hà Nội Báo năm 1936 bị mất. Zinoman phải dùng bản thảo in năm 1937. Thật may mắn, mới đây họ đã tìm thấy thấy bản gốc ở Hà Nội Báo tuy chưa tìm thấy hết các chương. Ông cũng tìm thấy bản gốc của tác phẩm Dông tố, tìm thấy phóng sự về Hải Phòng, Nhà hát lớn ở Hà Nội cùng nhiều bài báo khác của Vũ Trọng Phụng tại thư viện của Pháp. Sau Số đỏ, ông sẽ viết tiếp một cuốn sách về tác phẩm, con người và thời đại Vũ Trọng Phụng. Hồng Hà
    (Theo Tuổi trẻ chủ nhật số 14, ra ngày 14.4.2002)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hoạt động văn hóa - văn nghệ
    Cải lương ở Little Saigon

    Trong vòng vài năm trở lại đây, sinh hoạt cải lương nở rộ ở Little Saigon (California, Mỹ). Những âm thanh mùi mẫn lại vang lên trong bầu không khí thân hữu tại các quán nhậu hoặc được các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu nhà hàng vào tối cuối tuần. Tại quán phở Hoà An, có sẵn "thầy đờn" để khách lên ca tuỳ hứng, nơi đây ba buổi tối cuối tuần đều có ca cổ nhạc và ông chủ quán trở thành bảo trợ viên cho Hội cổ nhạc tại hải ngoại. Quán còn là nơi tập dượt cho các thí sinh của giải "Tuyển lựa ca sĩ cổ nhạc 2001" vừa qua. Các bạn trẻ ham thích vọng cổ có thể đến học và thực tập với hai nghệ sĩ Huỳnh Châu và Hồng Hạnh. Đối với một số nghệ sĩ nổi tiếng, đất dụng võ là các nhà hàng lớn. Nghệ sĩ Chí Tâm và Linh Tuấn lập ra nhóm Sân khấu Văn Lang, từ tháng 4.2001 đến nay đã thực hiện được 6 đêm diễn tại nhà hàng Seafood Paracel (với 450 chỗ đều đầy khán giả) với những trích đoạn như Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga, Tấm lòng của biển, Tiếng hạc trong trăng, Con gái chị Hằng và các tiết mục khác như tấu hài, tân cổ giao duyên, ảo thuật...
    Ông Yên Lang - soạn giả trên 30 tuồng cải lương nhận xét: "Có thể người Việt ở hải ngoại không có thời gian nhiều, coi cải lương ở nhà hàng cũng là một sinh hoạt cho cả gia đình". Ông là người từng 3 lần thử thời vận tại rạp với các vở như Đêm lạnh chùa hoang, Nắng thu về ngõ trúc... nhưng dù âm thanh ánh sáng hiện đại, phục trang may từ Việt Nam mang sang... mà vẫn bị lỗ. Ở Việt Nam một vở diễn hàng tháng trời, còn ở Mỹ tập vài tháng diễn một đêm rồi cất... xiêm y, nhưng ông vẫn quyết tâm vì "chỉ diễn ở rạp mới thể hiện hết nghệ thuật". Nghệ sĩ Linh Tuấn cho biết: "Hiện nay giá vé xem chỉ đủ trang trải chi phí âm thanh, sân khấu, ẩm thực, tiền thù lao cho nghệ sĩ không có bao nhiêu, anh em đến vì thương chương trình". Nhận xét về diễn viên ở hải ngoại, soạn giả Yên Lang nói: "Ở Việt Nam, mỗi sáng diễn viên đều phải tập tuồng, sau buổi diễn họp rút kinh nghiệm, còn bên này, cố gắng lắm cũng chỉ nắm một vai diễn, mà mãi rồi mới có một buổi diễn khác". Các nghệ sĩ kỳ cựu đang dự định mở những lớp dạy kỹ thuật trình diễn cho lớp diễn viên trẻ bởi "cải lương có sẵn trong máu, chỉ cần khơi dậy".
    Thuỷ Tiên (trích từ Tin tức MiMi)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Ru hồn quê trên xứ người
    Cách đây gần nửa thế kỷ, Nguyễn Thị Mai là một cô bé mới lên trung học. Mê tiếng đàn dân tộc nên Mai quyết định tìm thầy dạy đàn tranh để thọ giáo. Mai đơn độc trong sở thích này, vì thời ấy, bạn bè cô "tân thời" hơn, họ chỉ thích violon, piano. Nhưng "mấy thầy thấy mấy đứa nhỏ lần mò đi học nhạc dân tộc thì thích lắm, vì ngay từ 50 năm trước mấy thầy đã bắt đầu lo lắng vì sợ nhạc cổ truyền ngày càng mai một vì ít người muốn học", cô Mai kể.
    Nay chính cô Mai lại là người truyền lại vốn âm nhạc dân tộc của mình cho một thế hệ học sinh sinh ra và lớn lên ở xứ người. Cô và thầy Nguyễn Văn Châu đã thành lập nhóm nhạc dân tộc Lạc Hồng tại quận Cam, bang California (Mỹ). Ngoài chuyện biểu diễn các chương trình âm nhạc dân tộc phục vụ cộng đồng, nhóm thường xuyên mở lớp dạy nhạc cụ cổ truyền cho các bạn trẻ.
    Vốn xuất thân là sinh viên ngành cổ nhạc của Trường Quốc gia âm nhạc (nay là Nhạc viện TPHCM), khi qua Mỹ, cả hai đều tưởng đã hết hy vọng sử dụng ngón đàn của mình. Ông Châu nói: "Lúc đó tôi nghĩ, ở Mỹ làm sao có trường nhạc Việt Nam cho mình dạy đây". Nhưng rồi chính những cựu học sinh của hai người đã kéo họ về lại với nhạc dân tộc: tìm ra thầy cô cũ và mang đàn đến nhờ dạy tiếp. Các bậc phụ huynh đưa con cháu đến xin học, các hội đoàn người Việt mới đi trình diễn.Từ một nhóm nhỏ hai thầy mười trò 13 năm trước, nay Lạc Hồng đã có đến hàng trăm học sinh. Ngoài học nhạc cụ, các em nhỏ còn tham gia các sinh hoạt của Lạc Hồng: đi trình diễn trong các chương trình nhạc dân tộc tại các trường đại học, các thư viện và viện bảo tàng của Mỹ, các hội đoàn người Việt.
    Em Theresa Đoàn - một học sinh của Lạc Hồng phát biểu bằng tiếng Anh: "Em sinh ra ở Mỹ, em tham gia vào Lạc Hồng để hiểu nhiều hơn về nguồn cội của mình". Đó là đặc điểm của Lạc Hồng. Nhóm đã đưa những em nhỏ tưởng như 100% "Mỹ hoá" về với cội nguồn. Trong một buổi hoà nhạc của Lạc Hồng, các em đến trong trang phục quần jean, váy mini, có em tóc nhuộm màu xanh với tím. Các em nói chuyện huyên thuyên bằng tiếng Anh. Nhưng bước lên sàn diễn; các em lại thành trẻ em Việt, nam nữ đều mặc áo dài, đội khăn đóng, nghiêm túc trong trình diễn. Cô Nguyễn Thị Mai kể lại kỷ niệm Lạc Hồng trình diễn lần đầu tiên: "Bà con ào ào lên sân khấu vào hậu trường, có người cảm động quá khóc luôn. Bà con nói họ nhớ quá những âm thanh của quê hương. Mục đích của Lạc Hồng chính là đó và các em nhỏ cũng hiểu điều này".
    Bài viết của Tuấn Anh
    (Theo Thanh Niên số 81, ra ngày 22.3.2002)

    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Phim ảnh:
    Hà Nội trong phim Trần Anh Hùng trên rạp Mỹ
    Scarlet Cheng (Los Angeles Times)
    Trần Anh Hùng , nhà đạo diễn Pháp gốc Việt đã từng đoạt nhiều giải thưởng. Phim mới nhất của anh là "Mùa hè chiều thẳng đứng" (The Vertical Ray of the Sun - bản tiếng Pháp là La Verticle de L'été) hiện đang được công chiếu ở thành phố Ivine và Los Angeles (Nam Califonia).
    Nhà phê bình phim, cô Janet Maslin, đã viết như sau trên báo New York Time: "Sau cái yên tĩnh thanh nhã trong phim đầu tiên của Trần Anh Hùng...sắc thái của phim "Cyclo" làm tôi sửng sốt". Đó là một cuốn phim hiện thực và sâu sắc.
    Thế nhưng, với Trần Anh Hùng, anh lại có ý nghĩ khác về tác phẩm của mình: " Đấy là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là một công trình về xã hội học.
    Đối với tôi, cái cung cách nhìn sự việc xảy ra là rất quan trọng. Đó là về những xúc cảm mà quê hương tôi đã tạo ra trong tôi". Phim "Tia Nắng Dọc" đã được thực hiện cũng trong tinh thần ấy, nhưng lần này Trần Anh Hùng đã chuyển quan điểm của mình sang một Hà Nội còn nhẹ nhàng, phiêu lãng. Cũng như các phim trrước, anh viết kịch bản phim này.
    Trong trường hợp phim "Mùa hè chiều thẳng đứng", nhịp điệu không linh động lắm. Chuyện phim xoay quanh đời sống của ba chị em. Ba chị em thường gặp nhau, nấu nướng và chuyện trò. Những ông chồng thường gặp nhau, hút thuốc và chuyện trò. Những sinh viên thường tụ tập ở những quán cà-phê để chuyện trò. Những câu chuyện và những ý nghĩ của họ tập trung vào vấn đề ẩm thực, lòng chung thuỷ, đời sống lứa đôi và nỗi cô đơn của người lẻ bạn. Trần Anh Hùng nói về phim của anh như sau: "ở một mức độ nào đó, ba người đàn bà là biểu tượng của ba thời điểm hôn nhân trong đời sống của một phụ nữ. Cô út đang vừa mới khám phá ra thế giới của người khác phái và ********. Cô em thứ hai thì mới thành hôn và đang chờ đợi sinh đưa con đầu lòng, và cô đang sống trong một thời điểm huy hoàng khi cô tin rằng không có gì có thể ám hại cô được. Cô em lớn nhất đã tự mình chuốc lấy những rắc rối trong đời sống lứa đôi. Ngoài ra còn có những vấn đề về dục vọng và sự thuỷ chung.
    "Điều tôi chú trọng đặc biệt là làm thế nào mà tất cả những sự việc trên xảy ra trong một xã hội mà triết lý Khổng Tử đã ăn sâu, và nơi mà ý niệm về sự hài hoà trong cuộc sống được xem là rất quan trọng".
    Từ lúc khởi đầu, Hùng và thiết kế viên sàn quay Benoit Barouth quyết định chỉ sử dụng những vật dụng bản xứ và không du nhập những thứ gì từ các nước ngoài, và nhấn mạnh áp dụng màu xanh lá cây lọt vào trong phim. Hùng nói: "Lối sử dụng màu sắc này hoàn toàn thể hiện sắc thái của thành phố Hà Nội".
    Trần Anh Hùng về thăm Việt Nam mỗi năm một lần. Hùng thổ lộ: "Khi tôi khám phá ra Hà Nội, tôi đã tìm được cái mà tôi không cảm thông được ở Paris".
    ở Hà Nội, tôi có thể cùng một người bạn ngồi trầm lặng cả tiếng đồng hồ trong một quán Cà-phê mà không ai nói một điều gì cả, vì thời gian đối với chúng tôi không còn quan trọng nữa".
    ( Quốc tế cuối tuần, ngày 15.10.2001)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ:
    Kêu cứu cho tiếng Việt (cho tầng lớp con em Việt nam sinh trưởng ở Mỹ)
    Trong cuộc sống của người Việt ở nước ngoài, có biết bao điều thay đổi quan trọng. Rất nhiều những giá trị gia đình, đạo đức, tình yêu, hay hạnh phúc đều trở thành những bọt sóng phù du.
    Chiếc cầu nối căn cơ nhất: tiếng Việt
    Đầu tiên, khi những đứa con còn nhỏ, bố mẹ, vì muốn cho con học mau giỏi, đã tập nói tiếng Anh với chúng, và sự thông cảm trong gia đình dựa trên những câu tiếng Anh đơn giản và giọng phát âm đầy đặc Á Châu. Nhưng khi con trẻ lên lớp cao, đã có trình độ Anh ngữ vững vàng, chúng không thích nói chuyện với bố mẹ nữa, vì chúng sợ sẽ bị lây bởi giọng phát âm đầy âm điệu của người nói ngoại ngữ không hay. Khi đến trường, bạn chúng sẽ chê cười chúng. Lớn lên nữa, chúng lại càng xa cách bố mẹ hơn gấp bội, vì số vốn tiếng Anh ngữ của bố mẹ chỉ có thế thôi, không đủ diễn tả những vấn đề phức tạp hơn, trong khi lũ thanh niên thì nói tiếng Mỹ ào ào. Tiếng Việt, lúc đó, đối với con cái, lại trở thành ngoại ngữ mà lũ thanh niên không hiểu. Cây cầu thông cảm giữa cha mẹ và con cái đã bị sập. Giá trị gia đình tan rã. Chỉ có một tỷ lệ thấp những gia đình còn con cái vẫn kính sợ và yêu thương bố mẹ, sống chung với bố mẹ cho đến ngày thành hôn.
    Trước tình trạng này, nhiều hoạt động xã hội và nhiều vị phụ huynh đang cố gắng tạo lập một cây cầu nối giữa hai thế hệ bằng cách tranh đấu cho việc dạy tiếng Việt trong các trường trung và đại học. Một khi con cái đã được học tiếng Việt, chúng có thể sẽ thích trò chuyện với bố mẹ hơn, chúng sẽ chia sẻ những vấn đề cộng đồng với người lớn, bởi chúng có thể nghe được tin tức qua các đài phát thanh, đọc được báo chí tiếng Việt.
    Dạy tiếng Việt trong trường Mỹ...
    Với tất cả nỗ lực trong cả một thập niên, chương trình dạy tiếng Việt đã được chấp nhận trong trường trung học Westminster.
    Nhưng, rất tiếc, nỗ lực này đang có nguy cơ bị tiêu huỷ. Học khu Garden Grove, học khu phục vụ số lượng học sinh Việt Nam lớn nhất trên toàn quốc, 11.000 em, trong đó, học sinh Việt chiếm 28%, mà tại trường Bolsa Grande mới chỉ có 18 học sinh ghi tên học, trường La Quinta có 30 em. Số học sinh khiêm nhường này không đủ cho việc mở một lớp học. Nếu trong tháng 8 này số lượng học sinh ghi tên vào các lớp tiếng Việt vẫn còn ít thì coi như chương trình dạy tiếng Việt chấm dứt. Một khi chương trình đã khép sổ, tương lai sẽ không còn cơ hội thứ hai làm lại. Người ta lo ngại rằng, thế hệ trẻ sẽ không còn muốn mang tên Việt Nam nữa. Nhiều vị phụ huynh đang tiếp tục lên tiếng kêu cứu để giữ lại các lớp Việt ngữ này. C.T.T
    (Sài Gòn tiếp thị số 34/ 2002)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 04:49 ngày 03/08/2003
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0

    Nhàc dĂn tẶc ơ? California ​

    Cò khĂng ìt ỳ kiẮn tư? giới chuyĂn mĂn 'ành già cao chẮt lượng nghẶ thuẶt Ăm nhàc dĂn tẶc trong càc trì?nh diĂfn lớn cù?a càc trung tĂm nhàc ViẶt ơ? nước ngoà?i, 'f̣c biẶt là? ơ? California, Hoa Kỳ?.
    Ngươ?i ViẶt ơ? California khà quen với tĂn tuĂ?i cù?a 'oà?n nhàc kìch Hù?ng Sư? ViẶt, tức là? mẶt cĂu làc bẶ vfn nghẶ sìf chuyĂn tì?m dựng lài càc trang sư? ViẶt khĂ khan thà?nh nhàc, thà?nh kìch, theo mẶt gòc nhì?n phù? hợp với tĂm lỳ thươ?ng thức cù?a giới trè?.
    TĂm lỳ tì?m vĂ? cẶi nguĂ?n xuẮt hiẶn khà phĂ? biẮn trong càc cẶng 'Ă?ng ngươ?i di cư, nhưng ơ? miĂ?n Nam California, cò vè? như càc sinh hoàt Ăm nhàc cò?n vượt quà mức 'Ặ tì?m vĂ? nguĂ?n.
    Cò khĂng ìt ỳ kiẮn cù?a giới nghẶ sìf trong nước coi càc chương trì?nh cù?a Thùy Nga hay trung tĂm Asia là? tư liẶu 'Ă? xĂy dựng chương trì?nh biĂ?u diĂfn.
    Tuy nhiĂn càc buĂ?i diĂfn chì? là? phĂ?n nĂ?i cù?a hoàt 'Ặng vfn hòa. Ơ? California cò?n nhiĂ?u lớp nhàc dĂn tẶc
    Nhàc sìf NguyĂfn ChĂu là? hiẶu trươ?ng trươ?ng nhàc dĂn tẶc Làc HĂ?ng, là? trươ?ng nhàc cò nhiĂ?u hòc sinh nhẮt tài Little Saigon. Dù? 'àf sang Mỳf 'ình cư gĂ?n 20 chùc nfm nay nhưng Ăng vĂfn quan tĂm nhiĂ?u 'Ắn cài nĂi Ăm nhàc là? nhàc viẶn thà?nh phẮ HĂ? Chì minh:
    - Đoà?n vfn nghẶ Làc HĂ?ng ơ? 'Ăy là? bàn chuyĂn nghiẶp. Khi hòc ơ? trươ?ng nhàc, tĂi hòc chình quy vĂ? càc nhàc cù, hò?a Ăm, phẮ khì, (cho nĂn ơ? 'Ăy) tĂi cùfng là?m giẮng như trươ?ng nhàc viẶn ơ? Hà? NẶi hay Sà?i Gò?n 'Ă? càc em 'i trì?nh diĂfn. Nhưng vì? nhu cĂ?u ơ? hà?i ngoài, tĂi nghìf cĂ?n lẶp thĂm mẶt 'oà?n vùf. Vì? vẶy, tĂi mơ?i vùf sư Lưu HĂ?ng, sau 'ò thì? là? vùf sư LuĂn Vùf, 'Ă? cù?ng cẶng tàc với tĂi.
    - VẶy với tư càch mẶt ngươ?i ơ? ngoà?i và? là?m chuyĂn mĂn, Ăng cò nhẶn xèt gì? vĂ? nĂ?n Ăm nhàc cĂ? truyĂ?n ơ? trong nước?
    - Nhàc viẶn cù?a Sà?i Gò?n lùc nà?y rẮt phàt triĂ?n. KiẮn trùc cùf 'àf bò?, xĂy dựng nĂn kiẮn trùc mới rẮt lớn. Càc khoa khàc như khoa piano, violon, thanh nhàcâ?thì? tĂi khĂng ròf. Nhưng 'Ắi với khoa nhàc dĂn tẶc, tĂi nghìf cĂ?n phàt triĂ?n thĂm vì? chùng tĂi thẮy sẮ lượng càc hòc sinh tham gia cùfng cò?n ìt ò?i. Cò nhưfng bẶ mĂn cĂ?n chù ỳ, vì dù, 'à?n kì?m, 'à?n cò?â?chùng tĂi nghìf cĂ?n gì?n giưf. Đư?ng nòi chi xa, nhf́c tới Trung QuẮc chf?ng hàn, hò phàt triĂ?n rẮt 'Ă?ng 'Ă?u, quy mĂ. MẶt dà?n nhàc cò thĂ? cò cà? trfm cĂy 'à?n cò?, trfm cĂy 'à?n tranh, 'à?n tỳ? bà?. Trong khi sẮ lượng hòc sinh hòc nhàc cù dĂn tẶc tài ViẶt Nam cùfng cò?n hơi ìt. TĂi cò 'i tư? Bf́c và?o Nam, tĂi thẮy cò nhưfng 'oà?n ca mùa 'Ă? biĂ?u diĂfn cho khàch ngoài quẮc. ChuyẶn du lìch, là?m â?obusinessâ? thì? 'ược thĂi, nhưng khuynh hướng 'à?o tào cùfng phà?i do nhưfng trươ?ng lớp thì? mới kèo dà?i lĂu 'ược và? cò hướng 'i cho thẮ hẶ tương lai.
    Trươ?ng nhàc Làc HĂ?ng thu hùt nhiĂ?u lứa tuĂ?i hòc viĂn 'Ắn tẶp luyẶn và? cung cẮp nhàc cĂng cho càc chương trì?nh biĂ?u diĂfn lớn nhò?.
    MẶt trong nhưfng hòc viĂn lớn tuĂ?i cù?a lớp nhàc là? cĂ Carol, ngươ?i Mỳf, 'ành vẶt với cĂy 'à?n bĂ?u. CĂ than thơ? là? lùc mua 'à?n khĂng ai nòi với cĂ 'Ăy là? mẶt trong nhưfng cĂy 'à?n khò 'ành nhẮt trĂn thẮ giới.
    ThẮ nhưng ơ? Làc HĂ?ng, sinh hoàt nhàc khĂng chì? là? dày và? biĂ?u diĂfn, mà? nò cò?n cò cà? nghiĂn cứu và? sưu tĂ?m.
    Phòng viĂn 'à?i BBC 'ược gf̣p nhà? sưu tĂ?m càc là?n 'iẶu ngĂm thơ TrĂ?n Làfng Minh 'ang trao 'Ă?i nhàc thuẶt. Ă"ng già?i thìch:
    - Với bẮn cĂu thơ KiĂ?u là? thĂ? thơ lùc bàt, chùng ta cò thĂ? ngĂm với nhưfng tình càch khàc nhau cù?a nhiĂ?u thĂ? 'iẶu ngĂm thơ khàc nhau.
    Ă"ng TrĂ?n Làfng Minh cùfng 'àf trì?nh bĂ?y, giới thiẶu trĂn sòng phàt thanh cù?a ban ViẶt ngưf mẶt kiĂ?u ngĂm thơ theo là?n 'iẶu CĂ? Phong, 'ược xem là? cò tư? thơ?i nhà? TrĂ?n và? tươ?ng là? thẮt truyĂ?n trong kho tà?ng nhac thơ ViẶt Nam.
    Rơ?i nhưfng sinh hoàt Ăm nhàc ơ? Little Saigon, trơ? vĂ? nhưfng bẶn rẶn hà?ng ngà?y cù?a cuẶc sẮng mĂfi con ngươ?i, cò lèf ngươ?i 'òc nẮu trà?i qua nhưfng tiẮp xùc tương tự thì? cùfng sèf nhẶn ra 'Ău 'ò trĂn 'Ắt Mỳf cò mẶt chiẮc cĂy nhĂ? rĂf 'em cf́m ơ? 'Ăy; và? dươ?ng như chiẮc cĂy Ăm nhàc 'ò khĂng nhưfng 'àf sẮng sòt mà? cò?n 'ang chuĂ?n bì phàt tàn nhưfng hàt giẮng Ăm nhàc mới 'i khf́p nơi.

    ( theo BBC)
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Jason Gibbs và âm nhạc Việt Nam ​

    Jason Gibbs là một nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn và nghiên cứu âm nhạc người Mỹ, đã có nhiều công trình khảo cứu và tư liệu đầy đủ về âm nhạc Việt Nam. Ông cũng từng dịch thơ Tản Đà sang tiếng Anh.

    [​IMG]
    Jason Gibbs và những người bạn Việt Nam ​
    Jason Gibbs hiện làm việc tại Thư viện công cộng San Francisco. Sinh tại bang Tennessee, lớn lên và đi học phổ thông ở bang Virginia trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, sau đó học âm nhạc, chuyên ngành sáng tác ở Đại học William & Mary. Tốt nghiệp, Gibbs học tiếp về sáng tác và âm nhạc dân tộc rồi lấy được học vị tiến sĩ về lý thuyết âm nhạc và sáng tác ở Đại học Pittsburgh. Gần 20 năm hoạt động âm nhạc, Gibbs đã có trong tay một bộ sưu tập phong phú: 33 tác phẩm âm nhạc cho bộ hơi, tiểu phẩm cho piano và concerto cho violon và dàn nhạc, 42 buổi trình diễn kèn bassoon, 21 tác phẩm ghi âm - phát hành và hơn 20 bài viết, bài thuyết trình khảo cứu âm nhạc... "Âm nhạc và dân tộc tính ở Việt Nam trước và sau thuộc địa", "Hát nói - thể loại ca khúc Việt Nam đầu tiên", "Tản Đà: nhà thơ hiện đại đầu tiên của Việt Nam" là ba trong số những công trình mới nhất của Jason Gibbs.
    Jason Gibbs đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1993. Đến nay hầu như năm nào ông cũng tới để khảo cứu về ca khúc Việt Nam cũng như ảnh hưởng của phương Tây trong nhạc Việt. Ông có nhiều bài viết và thuyết trình tại các hội thảo nhạc dân tộc quốc tế cũng như ấn hành trên những tạp chí văn hóa cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Có nhà nghiên cứu đã đánh giá "Jason Gibbs là người có những khảo cứu và tư liệu đầy đủ nhất về âm nhạc Việt Nam đương đại". Ngoài khả năng nói, đọc, viết, hiểu tiếng Việt rất tinh tế, với một tâm hồn phong phú, ông dịch sang tiếng Anh rất tài tình những bài thơ Tản Đà.
    Gibbs kể rằng khi ở Mỹ, sau nhiều lần đến ăn tại các nhà hàng Việt Nam và được nghe nhạc Việt Nam tại đó, ông thấy là lạ, muốn tìm hiểu. Và khi có ý định đến thăm đất nước xa xôi này, Gibbs đã nhờ một phụ nữ Việt Nam dạy cho ông tiếng Việt. Sau năm tháng "trang bị" được khoảng vài trăm từ, ít vốn ngữ pháp và những câu hội thoại thông thường, Gibbs đến Việt Nam ngay trong thời kỳ đầu Việt Nam mới mở cửa. Gibbs cho biết ông rất thích các dòng nhạc truyền thống của Việt Nam, song ông cũng thú nhận rằng chắc còn phải ở Việt Nam lâu, phải học ngâm thơ hoặc một loại đàn dân tộc nữa thì mới có thể hiểu và cảm nhận được sâu hơn những dòng nhạc dân ca, nhạc cung đình Huế hoặc cải lương Nam Bộ. Trong bước khởi sự nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, Gibbs đã bỏ ra sáu tháng trong năm 1995 đến nhiều địa phương từ nam ra bắc, tìm tòi các nguồn tài liệu, gặp gỡ nhiều nhạc sĩ lớn tuổi có sáng tác nhạc từ những năm 1930 - 1940. Để tạo sức sống cho các công trình nghiên cứu của mình, Gibbs đã có nhiều buổi thuyết trình về truyền thống và cải cách trong âm nhạc Việt Nam trước năm 1945, về âm nhạc của các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và Dương Thiệu Tước, về cổ nhạc Huế, về những ca khúc mới hiện nay ở Việt Nam... Sắp tới đây Gibbs sẽ có một chuyên đề nữa tại International association for the study of popular music - Hội Quốc tế nghiên cứu về nhạc phổ thông, trình bày về vai trò đặc biệt của nhịp điệu bolero trong âm nhạc Việt Nam.
    Gibbs nhắc đến một kỷ niệm sâu sắc là trong lần đầu đến Việt Nam, do vốn liếng tiếng Việt còn khiêm tốn, ông đã phải dùng cuốn sổ tay để "bút đàm" làm quen với một cô gái Việt xinh đẹp. Khi về Mỹ, với sự giúp đỡ của những người bạn Việt Nam, hai người tiếp tục trao đổi thư từ để rồi cuối cùng họ đã trở nên vợ chồng.
    MAI THẾ PHÚ
    (Báo Tuổi trẻ)



Chia sẻ trang này