1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản sắc văn hoá Việt Nam

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi Tao_lao, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Tui thống nhất ý kiến với Doan@, và cũng đồng ý với các bạn luôn là nền văn hóa của chúng ta rõ ràng có sự ảnh hưởng của Tàu. Nhưng điều đó có gì sai? Những thứ đó cũng tốt vậy, đúng không?
    Cái mà các bạn nghĩ tới luôn là những cái mới, trong khi các bạn không hề nghĩ đến cái cũ, đó là tiếng nói. Các bạn có thấy là những quốc gia như Hàn quốc, Nhật bản... họ bị ảnh hưởng của tàu đến mức chữ viết và tiếng nói của họ đều có âm hưởng tàu. các bạn có thể kiểm chứng ở bất cứ nơi đâu.
    Nhưng Viêt nam chúng ta khác. Chúng ta không hề làm mất tiếng Việt, mà càng ngày càng đa dạng hơn, và được bạn bè thế giới công nhận. Thêm vào đó là tiếng Việt, chúng ta có chữ Nôm, khác chữ hán hoàn toàn, và sau này là chữ Quốc ngữ, dựa vào chữ La tin, chứ không phải chữ Pháp đâu nhé.
    Một điều đáng tiếc mà tui phải giải thích cho TL@ biết rằng, áo dài của chúng ta không phải mới có, mà đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 17, cách đây những hơn 300 năm nhé. Và lúc đó Chúa Nguyễn vì không muốn phụ nữ mặc áo tứ thân như Đàng Ngoài, nên đã dựa theo áo dài của người Chăm, sáng tạo ra áo dài xứ huế. Đến thế kỷ 20 mới được nhà may Cát Tường cải tiến lại thành như bây giờ, nên thế giới biết đến Áo dài Việt Nam qua cái tên gọi rất Pháp là "Lơ muya" (tiếng Pháp viết sao tui quên mất). Vá nó đã được đề cử lên tổ chức UNESCO là di sản văn hóa phi vật thể của Việt nam. Nghe tới đây chắc bạn hài lòng.
    Thêm 1 điều nữa là tui không hề gượng ép khi nói về Văn hóa VN đâu. Có chứng cứ hẳn hoi đấy. Nhạc tài tử không phải mới xuất hiện đây đâu. Nhạc sỹ Cao Văn lầu khi sáng tác bài "Dạ cổ hoài lang" là cái mốc cho chúng ta thấy sự phát triển của hát vọng cổ thui, vì nó chia câu ra thành 6 câu, nên mới có câu là 6 câu vọng cổ. Chứ thật ra nó đã xuất hiện rất lâu dưới dạng khác, mà chúng ta có thể nghe đươc giọng Nam Xuân, Nam Ai... Chính là nhạc cung đình, có từ ngàn năm rùi.
    Thôi dài quá rùi, hẹn khi khác tui viết tiếp. Nhưng các bạn có thể tìm thấy những tưliệu trên qua sách: Cơ sở Văn hóa Việt Nam, của Nhà xuất bản Giáo dục nhé. Hay là đọc Đại Việt Sử Ký toàn thư đi, hay lắm đấy.
    Ngoan 3 năm, Quậy 1 giờ
  2. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ, nhức đầu quá.
    Em chuẩn bị điên rùi đó các bác.


    Xin đừng nhắn tin, email, gọi điện, đừng gặp tôi.
    Hãy cho tôi nick, địa chỉ, điện thoại, hãy cho tôi biết bạn đang ở đâu.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Gửi Amie
    Trên mạng nhiều khi diễn đạt dễ gây hiểu lầm,vì không trực tiếp,vì là văn viết lẫn văn nói...nên nhiều lúc mọi người có chuyện hiểu nhầm nhau. Tui nghĩ là anh Boy chỉ có ý nhắc nhở vậy thôi,mong bạn khống lấy đó làm phiền.
    Gửi Doandust
    Vấn đề nào dù được thảo luận ở đâu đi nữa thì đó là việc của họ,họ thảo luận và TL thảo luận là khác nhau đấy chứ..hihihi...Và xin thanh minh là chẳng phải chủ đề này từ một chỗ nào đó chạy qua đây mà là từ những thảo luận về chữ Quốc ngữ, về vấn đề văn hoá,văn hiến,truyền thống mà TL mong là có một chủ đề để mọi người cùng nhau thảo luận,học hỏi.
    Bản thân thảo luận đâu có gì xấu mà huynh có vẻ như chế nhạo kankuli (không biết có phải do tiếng Việt của tui kém mà tui hiểu ý bài viết của huynh vậy không). Chưa nói đến chuyện là có sự cạnh khoé,mỉa mai,chê bai ở đây hay không nhưng nếu có thì đó cũng chưa nói lên được là đó là cái xấu. Chê bai,mỉa mai để cùng tiến bộ,nếu chúng ta sử dụng đúng mục đích thì dù cái nào cũng thành cái tốt .
    Nếu trào phúng,châm biếm là không tốt thì văn thơ Tú Xương (tự cười mình la thằng ăn hại vợ con), Nguyễn Khuyến, Vũ Trọng Phụng có lẽ giảm đi giá trị không biết bao nhiêu mà nói. Có ai chửi dân tộc Trung Quốc tàn nhẫn như Lỗ Tấn :tàn nhẫn như hổ,nhát như thỏ. Và gần đây Người Trung Quốc xấu xí của Bá Dương sau một thời gian cấm đoán chẳng phải đã được hoan nghênh nhiệt liệt đó sao (kể cả Trung Hoa lục địa). Ở VN thì bà Dư Thị Hoàn (khi dịch lấy tên là Nữ Lang Trung) cũng đã dịch tác phẩm này và đăng trên talawas, và trước đây thì có bản dịch của ông Nguyễn Hồi Thủ ở Pháp. Bên cạnh đó ông Trần Quốc Vượng cũng đang viết quyển "Những thói hư tật xấu của người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá". Đó là không phải là những việc làm thiết thực tiến bộ đáng mừng nhờ mỉa mai,chấm biếm sao?Cánh văn học thì có Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thanh Sơn cũng với giọng châm biếm,mỉa mai cay độc đã tạo nên những tác phẩm đáng để đọc.
    Còn riêng ở đây nếu anh chị em có lời qua tiếng lại cũng là chuyện bình thường khó tránh. Nhiều khi đùa vui,bỡn cợt cho vui vậy chứ chẳng có ý gì xấu. Mong là huynh không lấy chuyện đó làm khó chịu.
    Gửi Boysaigon
    Cảm ơn về những ý kiến của anh Boy. Vậy là TL được biết thêm mấy con số thú vị:áo dài có đã 300 năm,nhạc cung đình có từ hàng 1000 năm. Không biết là anh boy có thể vui lòng trích dẫn nguồn tài liệu được không? Nếu được thì tốt quá. Sách cơ sở văn hoá Việt Nam thì TL chưa đọc qua mà chỉ đọc quyển Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của ông Trần Ngọc Thêm thôi. Lí do thì đơn giản thôi,vì nghe rằng quyển sau bao gồm phần lớn quyển trước,nó khá công phu (gần 700 trang) được giải thưởng nhà nước.Dù thật sự quyển sách đó rất hào hứng nhưng cũng rất đáng thất vọng. Thông tin không đáng tin cậy lắm,cách viết khiên cưỡng,thiếu chiều sâu.
    Hầu như nội dung chỉ để trả câu hỏi loại What,nghĩa là bản sắc chúng ta là cái này,cái nọ...mang tính liệt kê thiếu tính toàn diện. Nhưng rốt lại vẫn không toát lên được bản sắc Việt Nam là gì (trả lời cho câu hỏi Why), và đó cũng là một trong nhiều lí do mà TL mở chủ đề này.
    Về quyển Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu thì TL có đọc qua nhưng nắm rất sơ xài. Sẵn đây cũng nếu lên một thắc mắc để mọi người tán dóc cho vui.
    Đó là chuyện 18 vua Hùng. Theo sử thì Tổ tiên chúng ta là ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ (Động Đình công chúa) kết hôn mà sinh ra vị vua Hùng đầu tiên. Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương,có quan hệ họ hàng với Thần Nông bên tàu. Như thế thì các vị ấy cách nay khoảng 4000 năm và triều đại các vua Hùng kết thúc cách nay khoảng 2000 năm. Như vậy thì mỗi vua Hùng trị vì đất nước khoảng 200 năm. Một con số đáng ngạc nhiên. Phải chăng vì chúng ta muốn ngang hàng với Tàu nên mới cho Kinh Dương Vương cùng thời với Thần Nông bên Tàu,để rổi để lại một lỗ hổng lịch sử 2000 năm (hầu như ít có tài liệu nào nói về giai đoạn này).
    Phải chăng nói nước ta có 4000 năm văn hiến là ba xạo?
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nói ra cái này ai chửi tui thì chửi. Thật sự ngay khi bắt đầu viết chủ đề tui đã nghĩ đến "bản sắc Việt Nam" đó là chẳng có bản sắc gì hết...hihihi.. Luôn luôn thay đổi,biến hoá cho phù hợp với hoàn cảnh. Đó là trường hợp của chữ Quốc ngữ,của ca tài tử,của áo dài...Những cái mà chúng ta vẫn tự hào là bản sắc thật ra chỉ là những cái hậu sinh,sinh sau đẻ muộn. Và đó là sản phẩm của quá tình thích nghi,biến đổi cho hợp thời hợp cảnh.
    Bản sắc của Vn là vốn không có bản sắc gì hết. ...khà khà..ai chửi thì chửi
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  5. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hô hô , đi lòng vòng riết cuối cùng cũng gặp người có suy nghĩ tạm giống mình . Đất nước ta có truyền thống bị...đô hộ . Nền văn hóa cũng như thế , cũng bị ngoại xâm nốt . Nếu làm như vua Duy Tân "nước dơ thì gạn đi những chất ngoại lai" e rằng chẳng còn được mấy tí . Tuy nhiên , chúng ta nên tự hào về tiếng Việt . Giữ được tiếng nói qua bao nhiêu chặng dài quằn quại dưới gót giày xâm lược cũng là một điều rất đáng tự hào vậy . Mượn lời Phạm Quỳnh để kết luận "Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn , tiếng ta còn thì nước ta còn "
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  6. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Dân-tộc Việt-Nam có một chiều dài lịch-sử trên bốn ngàn năm theo như sử sách đã ghi, trong đó có một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mươi hai năm bị Pháp đô-hộ, tiếp theo là cuộc chiến chống Mỹ! Một dân-tộc mà bị dân-tộc khác đô-hộ trên ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài-sản của quốc-gia, sử sách quí-giá, tài-liệu về lịch-sử v.v... đã cướp đi hoặc tiêu-hủy hết. Mục đích của kẻ thống-tri. là triệt-tiêu nền văn-hóa của ta để đồng-hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến-tranh tàn phá liên-miên, nhưng dân-tộc ta luôn có sự đề-kháng tinh-vi để trường-tồn.
    Bằng chứng là đã sáng tạo ra chiếc áo dài truyền thống bây giờ.Áo dài cũng được coi là 1 bản sắc riêng của VN mà
    Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay.
  7. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    hehe bạn saint81 iu quý, thế nguồn gốc tiếng việt của mình là từ đâu thế ạ? , cho em hỏi thêm một câu , truyện Kiều nghe nói được dựa trên một tác fẩm khác của trung quốc thì fải.
    Gửi ấy lời chào CK
  8. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hihi , bé Quick , anh là anh không tranh luận với bé đâu , chỉ thiệt cho anh thôi .Về nguồn gốc tiếng Việt thì anh không dám tự đưa ra ý kiến của mình vì đây cũng là vấn đề đã khiến nhiều nhà nghiên cứu đau đầu . Anh chỉ đưa ra bài viết của Tĩnh Túc , bé đọc nhé
    (Mod : Xin đừng đưa trang web hải ngoại)
    Bé cũng có thể vào Viện Việt Học để tham khảo nhiều luồng ý kiến khác nhau...
    Nhưng nguồn gốc ra sao không quan trọng , tiếng Việt thuộc chi hệ nào cũng không quan trọng . Quan trọng là đến giờ phút này chúng ta vẫn giữ được tiếng nói riêng , không phải đang bặp bẹ tiếng Anh , tiếng Pháp hoặc một thứ tiếng lai căn nào đó . Như vậy cũng đáng được trân trọng và tự hào rồi.
    Còn về Truyện Kiều thì..hic , anh hơi thất vọng đấy , cái hay của Truyện Kiều không nằm ở cốt truyện mà nằm ở cách diễn đạt . Đó là sự vận dụng một cách khéo léo cả ngôn ngữ bác học và bình dân , cộng với thể thơ lục bát của riêng Việt Nam ta đã khiến Truyện Kiều trở thành một di sản văn hóa không những của dân tộc mà của cả thế giới .
    Hihi , cái lời chào CK ấy , anh kiên quyết không nhận đâu ..., mà bé về trông cháu cho chị đi nhé , đừng đi lung tung nữa , chổ đàn ông bàn chuyện quốc gia đại sự mà cứ xen vào , thật...
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
    Được tanit sửa chữa / chuyển vào 22:35 ngày 22/06/2003
  9. DoanDust

    DoanDust Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác TaoLao:
    Những tác phẩm mà bác đã nói ra được mọi người đón nhận vì nó đã phản ánh cái tâm của người viết, đó là những tâm huyết của họ mong muốn cho xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng tôi muốn nói đến sự cạnh khoé, mĩa mai, châm biếm với thái độ ghét bỏ, hằn học, nói ra cho bỏ ghét rốt cuộc chẳng đi đến đâu cả.
    Tôi thì không giỏi thảo luận, chỉ thấy bức xúc một chút nên viết vài đôi ba vòng, nếu có mạo phạm bác nào thì xin các bác tha thứ.
  10. 8June

    8June Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    À, nhưng mà bản sắc văn hoá trước hết là cái gì ? Phải biết nó là cái gì rồi mới cãi nhau được chứ.
    Ôi lại nói nhăng nói cuội rồi...

Chia sẻ trang này